Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

KINH NIKAYA PHÂN LOẠI

PHẦN MỀM KINH NIKAYA PHÂN LOẠI


Link TẢI TRỰC TIẾP KHÔNG CÀI ĐẶT


TỔNG HỢP TAM TẠNG KINH ĐIỂN



Link nghe từ YOUTUBE


Link tải MP3


Mục lục kinh



GIỚI THIỆU TRANG WEB KHÔNG THỂ THIẾU CHO NHỮNG NGƯỜI HOC TAM TẠNG PĀLI:
(Các bản dịch tiếng Việt Tam Tạng Pāli ở trang này đầy đủ hơn tất cả các trang web tiếng Việt khác.


Vào trang này để thấy tinh thần nghiên cứu của giới học Phật nói tiếng Anh:


KÍNH ƠN THẦY Thích Minh Châu

1. Lời Nói Đầu.

" Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thuỷ hay gần nguyên thuỷ nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam.
.
Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thuỷ, đoạn nào không phải nguyên thuỷ. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào thực sự là nguyên thuỷ.
Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt ( Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết ( Passato Jànato), không phải Đạo của người không thấy, không biết ( Apassato Ajànato ). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
.
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của Đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của Đức Bổn Sư chúng ta. ".

Tỳ - Kheo Thích Minh Châu
Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973.

. LỜI TỰA GIỚI THIỆU KINH PHÁP CÚ
CỦA HÒA THƯỢNG MINH CHÂU

Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để CÚNG DƯỜNG Phật đản 2513 (1969).
Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển THÁNH KINH trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra NHIỀU THỨ TIẾNG NHẤT trong kinh sách Phật giáo.

Không những 423 BÀI KỆ trong kinh này TÓM THÂU TINH HOA giáo lý Đức Phật, nhưng nhiều BÀI KỆ đã trở thành những LỜI DẠY chính Đức Phật THÂN THUYẾT.

Và đọc những BÀI KỆ này, chúng ta cảm thấy như THÂN NGHE chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại (1969).

Giá trị BẤT HỦ của tập Dhammapada là Ở CHỖ NÀY, và ta cảm thấy không còn SỢ TRUNG GIAN của các vị Tổ sư kết tập kinh điển.

Chúng tôi cho dịch theo THỂ KỆ năm chữ một, để thật TRUNG THÀNH với NGUYÊN VĂN, và quí vị sẽ thấy rõ sự CỐ GẮNG của chúng tôi, đã dịch HẾT SỨC sát với NGUYÊN VĂN, và nhiều BÀI KỆ có thể xem KHÔNG THÊM, KHÔNG BỚT, một chữ Pali chúng tôi cũng CỐ GẮNG TÔN TRỌNG đến mức TỐI ĐA.

Vì đây là THỂ KỆ chứ không phải là THỂ THƠ nên không có THI HOÁ trong bản dịch của tôi.

Dịch tập Dhammapada này ra THỂ KỆ, chúng tôi chỉ có một TÂM NGUYỆN mong sao những LỜI DẠY này của Đức Phật sẽ SOI SÁNG DẪN ĐƯỜNG cho mọi HÀNH ĐỘNG, TÂM TƯ, NGÔN NGỮ của chúng ta.

Và ở trong một THỜI ĐẠI đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù, láo khoét, những LỜI DẠY này của Đức Phật XOA DỊU một phần nào cho TÂM TƯ đã quá CĂNG THẲNG hay BUỒN NẢN của con người Việt Nam, làm con người Phật tử TRỞ LẠI CON NGƯỜI Phật tử.
———————————————————
Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513 (1969)
Tỳ Kheo Thích Minh Châu - Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.

1969-2019: Tròn đúng 50 năm
_/|\_ _/|\_ _/|\_
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu.
Chúng con xin đảnh lễ tri ân công đức và lòng từ mẫn của Ngài.

Kính chia sẻ.

Link tải kinh pháp cú



Tích truyện pháp cú


THANH TỊNH ĐẠO TINH HOA PHẬT HỌC


KINH CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Không có nhận xét nào: