Về hiện tượng, (sự) SỐNG đối lập với (sự) CHẾT. SỐNG là tạo sinh, ngược với CHẾT là hủy diệt. Chúng ta thử phân tích từ SỐNG.
1. Cắt bỏ chữ (phụ âm) S còn lại ỐNG, thân cây tròn thẳng, rỗng như cây (tre).
2. Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, một loại cây đòn nhọn đầu như đòn sóc, theo biến âm s = c (sắt = cắt), sóc biến âm với cọc (hay cột).
3. Cắt bỏ G còn lại SỐN, biến âm với CỐN, CÔN. Cốn là can (gan) liên hệ với can (gậy), theo Đông Y cốn, can, gan thuộc về mộc (cây). Côn là gậy.
4. Cắt bỏ NG còn lại SỐ, biến âm với sối (đổ nước) như sối nước gội đầu, mưa sối sả; và số, sối biến âm với gốc sa sả là nước như cỏ sả là cỏ nước, lúa sạ là lúa nước mọc ngoi theo mực nước dâng lên. Số, sa, sả, là nước. Nước biểu tượng cho (sự) SỐNG.
Như thế ta thấy SỐNG có gốc nghĩa là CÂY, CỘT, GẬY, NƯỚC. Ta cũng thấy SỐNG còn có nghĩa là cột, cây qua tên xương SỐNG lưng hay còn gọi là CỘT SỐNG. Theo quy luật của từ láy (đôi) ta có CỘT = SỐNG. Xương sống hình cây cột, là xương cột trụ của thân người. Xương SỐNG là xương CỘT. Ta cũng gọi phần cột trụ phía lưng của con dao tức gọng dao là SỐNG dao.
SỐNG có nghĩa là Cây là dựa theo Vũ Trụ Tạo Sinh. Sự SỐNG do CÂY ĐỜI SỐNG sinh ra. Cây Đời Sống sinh ra muôn loài trong đó có con người. Do đó từ SỐNG mới có nghĩa gốc là CÂY.
Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Dạ là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống (người Thái ở Nghệ An xem cây đa là Cây Vũ Trụ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét