Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

QUY LUẬT PHÂN BỐ VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ

Xưa nay, con người đã biết đến vật chất với hai đại lượng đặc trưng cho vật chất là khối lượng và năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Còn khối lượng được hiểu là số lượng vật chất chứa trong vật thể. Thật tế, trong chân không có đầy vật chất. Vậy, lượng vật chất trong chân không có được gọi là khối lượng hay không? Vật thể được cấu tạo từ các nguyên tử. Khoảng trống giữa các nguyên tử cũng có đầy vật chất. Vậy, lượng vật chất nằm trong khoảng trống đó có được xem là khối lượng của vật thể đó hay không? Có cường độ khối lượng hay không? Nhưng thật tế vật chất phân bố giá trị của nó tại các vị trí khác nhau có giá trị khác nhau, và chúng phân bố thành một trường liên tục vật chất. Không có vị trí nào trong Vũ Trụ không có vật chất. Đó là lý do tại sao đại lượng mới được thành lập là Cường Độ Năng Phần có đơn vị được chọn là B hoặc phải định nghĩa lại về khối lượng. Sau khi đọc bài viết này, hãy thử nghĩ xem đơn vị B có liên quan như thế nào với đơn vị khối lượng, năng lượng, lực tương tác, điện từ trường, bức xạ điện từ, trường hấp dẫn. Và hãy thử nghĩ xem, các hạt truyền tương tác (điện từ, hấp dẫn, mạnh, yếu) mà khoa học đang gọi như vậy như hạt photon, graviton, gluon, weak boson, có phải là hạt vật chất hay không, tức là nó thật có, hay chỉ là những đại lượng được “lượng tử hóa” trong vật lý để đơn giản các phép tính?
Trước khi tìm hiểu về quy luật phân bố vật chất trong Vũ Trụ, cần tìm hiểu lại một lần nữa về một số nội dung có liên quan đã được giới thiệu trong các bài viết: Vật Chất Cơ Sở & Phi Vật Chất Trong Vũ Trụ, Các Hậu Quả Của Tính Phân Tranh Của Phần Tử Vật Chất Trong Vũ Trụ. Nội dung điển hình được trích dẫn dưới đây:
(*) “Năng phần: Năng phần của một vùng không gian là tổng giá trị phi vật chất Ā (hoặc tổng giá trị vật chất A) trong vùng không gian đó. Mỗi phần tử có một đại lượng biểu thị cho nó, được gọi là năng phần của phần tử. Năng phần của một phần tử phi vật chất Āj là tổng giá trị phi vật chất Ā của phần tử Āj. Năng phần của một phần tử vật chất Aj là tổng giá trị vật chất A của phần tử Aj. 
Năng phần của mỗi phần tử thì không đổi.
(Chữ “năng” không có nghĩa là năng lượng).
Mật độ năng phần: Mật độ năng phần của một vùng không gian là đại lượng đo bằng tỷ số giữa năng phần của vùng không gian đó và thể tích của vùng không gian đó. Mật độ năng phần của phần tử là đại lượng đo bằng tỷ số giữa năng phần của phần tử và thể tích không gian của phần tử đó. 
Cường độ năng phần: Cường độ năng phần tại một điểm là giá trị phi vật chất Ā (hoặc giá trị vật chất A) tại điểm đó. Cường độ năng phần của phần tử phi vật chất Āj tại điểm X là giá trị phi vật chất Ā tại điểm X nằm trong không gian của phần tử phi vật chất Āj. Cường độ năng phần của phần tử vật chất Aj tại điểm Y là giá trị vật chất A tại điểm Y nằm trong không gian của phần tử vật chất Aj.”
“Đặc tính phân bố có tâm: Mỗi phần tử có tính phân tranh đều có tâm, tức là tại đó có cường độ năng phần lớn nhất, và cường độ năng phần giảm dần đều theo một quy luật khi càng cách xa tâm. (Xem hình minh họa H2).
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng phân bố có tâm. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.”

“Đặc tính cân bằng tĩnh: Trạng thái ban đầu khi sinh khởi của mọi phần tử đều là trạng thái cân bằng tĩnh, tức là trạng thái mà tâm của nó trùng với trọng tâm không gian của nó và không có bất cứ biến động nội tại. Trạng thái của mọi phần tử trong điều kiện chưa từng phân tranh và chưa từng bị phân tranh là trạng thái cân bằng tĩnh. (Xem hình minh họa H4).

Khi phân tranh và bị phân tranh, không gian của phần tử bị biến dạng, cho nên phần tử không còn ở trạng thái cân bằng. Vì vậy, khi phân tranh và bị phân tranh, để trở về trạng thái cân bằng, cường độ năng phần tại mọi điểm trong không gian của phần tử này phân bố lại, đồng thời tâm ở vị trí cũ dịch chuyển về trọng tâm không gian đã bị biến dạng của phần tử. Khi không gian của phần tử bị biến dạng, nếu tâm của nó không nằm ở vị trí trọng tâm của không gian đã bị biến dạng thì tâm của nó luôn ở trạng thái dịch chuyển về vị trí trọng tâm của không gian đã bị biến dạng của phần tử. Khi phần tử này nằm bên trong phần tử kia thì phần tử này tham gia sự cần bằng của phần tử kia. 
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng trở về trạng thái cân bằng tĩnh. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.”

“Mặt đồng mức: Trong một phần tử, tập hợp mọi điểm có cùng cường độ năng phần là một mặt. Mặt mà mọi điểm của nó có cùng cường độ năng phần được gọi là mặt đồng mức. Trong một phần tử, các mặt đồng mức không cắt nhau. Hình dạng của các mặt đồng mức của một phần tử phụ thuộc vào sự phân tranh của các phần tử khác xung quanh nó và các phần tử nằm trong nó. Đường đồng mức là đường giao nhau giữa một mặt phẳng với mặt đồng mức. Đường đồng mức xích đạo là đường giao nhau giữa một mặt phẳng qua tâm của phần tử với mặt đồng mức. (Xem hình minh họa H5).”
Quy luật phân bố vật chất trong Vũ Trụ:
- Năng phần của phần tử (tổng giá trị vật chất A trong phần tử) thì không đổi và không phụ thuộc vào thể tích, hình dạng của phần tử. Số lượng phần tử vật chất trong Vũ Trụ thì không đổi. Tổng giá trị vật chất A trong Vũ Trụ thì không đổi và không phụ thuộc vào thể tích và hình dạng của Vũ Trụ. 
- Giá trị vật chất A được chọn đơn vị đo lường là B.
- Năng phần của phần tử (ký hiệu là N) thì bằng tổng cường độ năng phần (ký hiệu là N(r)) trong phần tử đó.
N = ∑ N(r) (B) (1)
- Ở trạng thái cân bằng tĩnh, mặt đồng mức có diện tích S’(r) trong phần tử là mặt thuộc mặt cầu có diện tích S(r) có tâm tại tâm của phần tử và có bán kính r. (Xem hình minh họa H14).
Từ (1) => N = ([:]^-3).∫ [S’(r).N(r)].dr (B) (2)
∫ là tích phân từ 0 đến R, R là khoảng cách từ điểm xa nhất thuộc không gian của phần tử đến tâm của phần tử. [:] là toán tử: [:] = 1.(đơn vị đo khoảng cách), đơn vị đo khoảng cách này trùng với đơn vị đo khoảng cách trong hệ thức có chứa [:]. Ký hiệu [:]^-3 là [:] lũy thừa -3. Toán tử này có vai trò làm cho N và N(r) có cùng đơn vị B như đã thể hiện theo hệ thức (1). Mặt đồng mức có diện tích S’(r) có thể là mặt cầu hoặc một phần của mặt cầu.

- Ở trạng thái cân bằng tĩnh, cường độ năng phần trong phần tử được phân bố cao nhất tại tâm là No và giảm dần theo quy luật sao cho giá trị của cường độ năng phần N(r) tại một điểm trên mặt đồng mức nhân với diện tích mặt cầu S(r) chứa mặt đồng mức đó (có bán kính r và có tâm tại tâm của phần tử) là một giá trị không đổi.
N(r).S(r) = Nc là hằng số (3)
Trường hợp đặc biệt: phần tử ở trạng thái cân bằng tĩnh và có dạng hình cầu bán kính R.
(Xem hình minh họa H15).
Trong trường hợp này, S’(r) = S(r) = 4π.r^2, tức là các mặt đồng mức là mặt cầu. Ký hiệu r^2 là r lũy thừa 2.
Thay thế hệ thức (3) vào hệ thức (2): 
N = ([:]^-3).Nc.R (B) (4)
Thay thế hệ thức (4) vào hệ thức (3):
N(r) = ([:]^3).N/(4πR).1/(r^2) (B) (5)
Từ hệ thức (5) cho thấy, cường độ năng phần trong phần tử tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến tâm phần tử.
--------------
Tham khảo các bài viết:
-----------./.---------
Pháp Không Chân Như

Chú thích:

(*): “Năng Phần” là một từ ngữ không có trong từ điển ngôn ngữ của nhân loại. “Năng phần” là đại lượng vật lý biểu thị cho giá trị vật chất. Các đại lượng vật lý biểu thị cho giá trị vật chất thì tỷ lệ thuận với nhau như: khối lượng, năng lượng. Vì vậy, có thể sử dụng năng lượng hoặc khối lượng để thay thế cho “Năng Phần”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý sự khác biệt sau đây:

Đối với khối lượng thì chưa từng có khái niệm một vật có thể tích V = 0 mà có khối lượng. Khi một vật có khối lượng m và có thể tích V = 0 thì không thể tính mật độ khối lượng (p = m/0) hoặc tính trọng lượng riêng (d = mg/0) hoặc tính khối lượng riêng (p = m/0). Khi tính toán hoặc gọi tên thì giá trị vật chất tại một điểm được gọi là “cường độ năng phần” tại điểm đó, hoặc gọi là “cường độ khối lượng” tại điểm đó, hoặc gọi là “cường độ năng lượng” tại điểm đó. Khi một vật có khối lượng m (kg) tồn tại dưới dạng một điểm có thể tích V = 0 thì điểm đó có “cường độ khối lượng” là m (B).

Tổng độ lớn “cường độ khối lượng” tại mọi điểm thuộc sở hữu của một vật là khối lượng của vật đó, cũng được gọi là năng phần của vật đó.

Tổng độ lớn “cường độ năng lượng” tại mọi điểm thuộc sở hữu của một vật là năng lượng của vật đó, cũng được gọi là năng phần của vật đó.

Không có nhận xét nào: