Từ xưa đến nay, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực nghiên cứu để có được một lý thuyết hoàn chỉnh về hạt cơ bản và các cấu trúc cơ bản của vật chất trong Vũ Trụ, phản ánh đúng sự thật của Vũ Trụ. Thành tựu đáng kể đó là phát hiện hạt nguyên tử, kế đến là hạt nhân nguyên tử và hạt electron, rồi đến hạt proton, hạt neutron trong hạt nhân. Hiện nay, khoa học đang phát triển và nỗ lực hoàn thiện các lý thuyết hạt cơ bản như Mô hình chuẩn SM, Lý thuyết dây, Thuyết siêu dây, Thuyết siêu hấp dẫn, Thuyết M hay U, Thuyết vạn vật,… để xác định các hạt cơ bản và phương thức liên kết với nhau giữa chúng để hình thành vật chất có cấu trúc. Tuy nhiên, chưa có lý thuyết nào hoàn thiện. Khoa học sẽ không bao giờ có được một lý thuyết hoàn thiện phản ánh đúng sự thật của Vũ Trụ ngay cả khi chỉ giới hạn trong phạm vi vật chất có cấu trúc mà con người đã biết đến, không kể đến các vật chất có cấu trúc mà con người chưa biết đến. Tại sao như vậy?
Ngũ uẩn, lục căn của con người cùng với các thiết bị khoa học đều cấu thành từ vật chất. Khi vật chất tiếp xúc với vật chất đã không còn giữ trạng thái như trước khi tiếp xúc với nhau. Có nghĩa rằng, vật chất đã biểu lộ khác đi khi tiếp xúc với nhau. Vậy thì con người và thiết bị khoa học không thể nhận biết đúng về sự thật của vật chất, ngay cả nhận biết đó bằng tư tưởng, suy nghĩ, ý thức. Chỉ có tỉnh thức, tức là cái biết tự tại vốn có trong cái Ta không bị cấu uế bởi vật chất, mới biết được sự thật của vật chất cũng như sự thật của Vũ Trụ Nhân Sinh. Khi đó, khoa học mới có nền tảng chân lý để xây dựng các mô hình khoa học phản ánh đúng sự thật của Vũ Trụ.
Phần Nội Dung
Trong các bài: Sự Kiện Khởi Nguyên Vũ Trụ, Vật Chất Cơ Sở & Phi Vật Chất Trong Vũ Trụ, Các Hậu Quả Của Tính Phân Tranh Của Phần Tử Vật Chất Trong Vũ Trụ, Nguyên Lý Thống Nhất Tương Tác Trong Vũ Trụ, đã giới thiệu về các Phần Tử vật chất A và các thuộc tính của nó, các hệ quả của nó và Tương Tác Phân Tranh.
Hạt sơ cấp được định nghĩa là hạt vật chất không có cấu trúc nội tại, đồng nhất không thể chia tách thành các hạt thành phần, đó chính là các Phần Tử vật chất A mà trong các bài viết nêu trên đã giới thiệu về nó. Các hạt sơ cấp (các phần tử) có Năng Phần từ vô cùng bé đến vô cùng lớn, có kích thước vô cùng bé đến kích thước bằng với không gian vũ trụ, và có vô số hạt sơ cấp khác nhau và giống nhau. Mỗi hạt sơ cấp có thể tồn tại dưới dạng điểm hoặc có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào sự tương tác với các hạt khác mà nó đang tiếp xúc.
Trong bài này giới thiệu về một số cấu trúc vi mô điển hình cho mọi cấu trúc vi mô của vật chất trong Vũ Trụ. Trong các cấu trúc được mô tả ở đây, không kể đến sự có mặt có thể có của các hạt sơ cấp nằm trong cấu trúc vi mô của vật chất vì nó không làm ảnh hưởng đến sự hình thành và tồn tại của cấu trúc đó, và không làm ảnh hưởng đến sự liên kết và sự tồn tại của các cấu trúc lớn hơn được hình thành từ các cấu trúc đó. Giống như khi diễn đạt về cấu trúc của một Thiên Hà thì không diễn đạt các hạt bụi rời rạc nằm trong nó cho dù có hoặc không có hạt bụi nào hoặc có vô số hạt bụi nằm trong nó.
Các cấu trúc này được hình thành từ các hạt sơ cấp (các phần tử) bằng Tương Tác Phân Tranh giữa chúng. (Xem hình minh họa H13).
Ngoài vật chất có cấu trúc, vẫn tồn tại vật chất không có cấu trúc.
Pháp Không Chân Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét