Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

CÁC HẬU QUẢ CỦA TÍNH PHÂN TRANH CỦA PHẦN TỬ VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ


Mặt đồng mức:
Trong một phần tử, tập hợp mọi điểm có cùng cường độ năng phần là một mặt. Mặt mà mọi điểm của nó có cùng cường độ năng phần được gọi là mặt đồng mức. Trong một phần tử, các mặt đồng mức không cắt nhau. Hình dạng của các mặt đồng mức của một phần tử phụ thuộc vào sự phân tranh của các phần tử khác xung quanh nó và các phần tử nằm trong nó. Đường đồng mức là đường giao nhau giữa một mặt phẳng với mặt đồng mức. Đường đồng mức xích đạo là đường giao nhau giữa một mặt phẳng qua tâm của phần tử với mặt đồng mức. (Xem hình minh họa H5).

Vùng khống chế bề mặt:
Vùng không gian của phần tử này, mà cường độ năng phần của phần tử này tại mọi điểm ở trong vùng không gian đó lớn hơn cường độ năng phần tại tâm của phần tử kia và nhỏ hơn hoặc bằng năng phần của phần tử kia, được gọi là vùng khống chế bề mặt của phần tử kia trong phần tử này. Mọi phần tử không thể tự phân tranh vào (chen lấn vào) vùng khống chế bề mặt của nó trong phần tử đang xét. Mọi phần tử có tâm nằm ở trong vùng khống chế bề mặt của nó trong phần tử đang xét đều tồn tại dưới dạng có bề mặt khép kín, bề mặt này cũng chính là mặt phân cách giữa hai phần tử. (Xem hình minh họa H6).
Vùng giới nghiêm:
Vùng không gian của phần tử này, mà cường độ năng phần của phần tử này tại mọi điểm trong vùng không gian đó lớn hơn năng phần của phần tử kia, được gọi là vùng giới nghiêm đối với phần tử kia trong phần tử này. Bề mặt của vùng giới nghiêm được gọi là mặt giới nghiêm. Mọi phần tử không thể tự phân tranh vào (chen lấn vào) và cũng không thể tự tồn tại trong vùng giới nghiêm đối với nó trong phần tử đang xét. Mọi phần tử ở trong vùng giới nghiêm đối với nó trong phần tử đang xét đều tồn tại dưới dạng một điểm và luôn bị phần tử đang xét phân tranh làm cho nó di chuyển ra khỏi mặt giới nghiêm. Một phần tử có chứa các phần tử khác có năng phần nhỏ hơn nằm trong nó, khi nó di chuyển vào vùng giới nghiêm thì nó và các phần tử nằm trong nó đều trở thành những phần tử tồn tại dưới dạng điểm và rời rạc nhau. (Xem hình minh họa H7).
Phần tử có bề mặt và phần tử không có bề mặt:
Phần tử có bề mặt khép kín thì được gọi là phần tử có bề mặt. Phần tử tồn tại dưới dạng một điểm cũng được gọi là phần tử có bề mặt. Phần tử có bề mặt thì sẽ luôn tồn tại dưới dạng phần tử có bề mặt. Mọi phần tử khác được gọi là phần tử không có bề mặt. Con người không thể bắt gặp phần tử không có bề mặt vì chúng không tồn tại được trong các hệ thiên thể. (Xem hình minh họa H8).
Vùng đồng mật độ, vùng mật độ cao, vùng mật độ thấp:
(Xem hình minh họa H9).
Vùng không gian mà ở bất cứ khu vực trong không gian đó, khoanh một không gian có thể tích, hình dạng, chiều hướng giống một không gian đang xét mà không gian được khoanh có mật độ năng phần bằng mật độ năng phần của không gian đang xét, thì được gọi là vùng đồng mật độ so với không gian đang xét.
Vùng không gian mà ở bất cứ khu vực trong không gian đó, khoanh một không gian có thể tích, hình dạng, chiều hướng giống một không gian đang xét mà không gian được khoanh có mật độ năng phần cao hơn mật độ năng phần của không gian đang xét, thì được gọi là vùng mật độ cao so với không gian đang xét.

Vùng không gian mà ở bất cứ khu vực trong không gian đó, khoanh một không gian có thể tích, hình dạng, chiều hướng giống một không gian đang xét mà không gian được khoanh có mật độ năng phần thấp hơn mật độ năng phần của không gian đang xét, thì được gọi là vùng mật độ thấp so với không gian đang xét.
Vùng đồng mật độ luôn nằm ở giữa vùng mật độ cao và vùng mật độ thấp và được giới hạn giữa hai mặt đồng mức.

Một phần tử có bề mặt nằm trong vùng mật độ cao sẽ bị phần tử đang chứa nó phân tranh làm cho nó hoặc bị di chuyển ra vùng đồng mật độ hoặc bị thu hẹp không gian để cân bằng mật độ năng phần. Một phần tử có bề mặt nằm trong vùng mật độ thấp sẽ phân tranh với phần tử đang chứa nó làm cho nó hoặc di chuyển vào vùng đồng mật độ hoặc mở rộng không gian để cần bằng mật độ năng phần.
Khi một phần tử có bề mặt nằm trong vùng đồng mật độ thì nó và phần tử chứa nó sẽ phân tranh trong vùng đồng mật độ cho đến khi quá trình phân tranh kết thúc. Kể từ khi quá trình phân tranh kết thúc, nó sẽ tồn tại ổn định tự do trong vùng đồng mật độ mà không có sự phân tranh xảy ra giữa nó và phần tử chứa nó nếu phần tử chứa nó không thay đổi mật độ.

Tâm bất định:
Khi bị phân tranh, không gian của mỗi phần tử bị biến dạng. Vì đặc tính phân bố có tâm và đặc tính cân bằng tĩnh, nên cường độ năng phần của mỗi phần tử sẽ phân bố lại, điều này làm cho cường độ năng phần tại mọi điểm trong mỗi phần tử sẽ thay đổi. Khi đó, cường độ năng phần của mỗi phần tử tại mỗi điểm trên mặt phân cách cũng bị thay đổi. Vì vậy, ngay trong quá trình cường độ năng phần của mỗi phần tử phân bố lại, mỗi phần tử liên tiếp phân tranh và bị phân tranh. Cho nên, trong quá trình bị phân tranh, vị trí tâm của phần tử có tính phân tranh luôn thay đổi phức tạp. (Xem hình minh họa H10).
Đọc tiếp:

NGUYÊN LÝ THỐNG NHẤT TƯƠNG TÁC TRONG VŨ TRỤ

Pháp Không Chân Như 
Nguồn: https://plus.google.com/u/0/108160645014759837305

Không có nhận xét nào: