Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

20 CÁCH TRÁNH XA UNG THƯ

Những điều không nên làm:

1. Không uống nước quá nóng: “Thường xuyên uống nước quá nóng sẽ làm tổn thương đến các tế bào trong vòm họng” và có thể tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vòm họng - đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của trường Đại học Aberdeen.

2. Không nên tiêu thụ quá nhiều protein: Những loại thịt có protein cao như thịt bò, lợn, cừu và các sản phẩm thịt đã qua chế biến làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

Kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy những người ăn hàng ngày 2 phần thịt (mỗi phần 80 g) sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ nhiễm ung thư ruột so với người chỉ ăn 20g/ngày.

Nguyên nhân là do trong thịt đỏ có tác nhân kích thích quá trình sản xuất hợp chất N-nitroso (NOCs) là nguyên nhân gây ung thư trong động vật, còn thịt đã qua chế biến có chứa hóa chất nitrites dễ dàng biến đổi sang NOCs.

3. Không uống nhiều rượu: Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư họng, là loại ung thư đang tăng dần trong vòng 10 năm gần đây. Đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú vì làm gia tăng hàm lượng oestrogen gây ung thư vú.

Theo lời khuyên của các nhà khoa học, chỉ nên tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức 14 đơn vị trở xuống mỗi tuần (1 đơn vị = 1/2 cốc bia, 1 ngụm nhỏ rượu mạnh, 1 ly nhỏ rượu thường).

4. Không nên ăn đồ nướng bị cháy: Nướng thịt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ sinh ra hợpchất heterocyclic amines (HCAs). Hợp chất này có khả năng gây hại cho DNA làm thay đổi cấu trúc tế bào và tăng khả năng ung thư.

5. Không nên hút thuốc lá: Theo nghiên cứu tại Anh, những người hút thuốc thứ phát có khả năng tới 20 - 30% bị ung thư, còn nếu sống với người hút thuốc sẽ tăng khả năng ung thư cột sống tới mức 40% trở lên.

Nguyên nhân là do trong thuốc lá có chứa trên 60 hóa chất sinh ung thư. Nếu bỏ thuốc, người hút giảm được 1/2 nguy cơ nhiễm ung thư phổi và giảm dần nguy cơ nhiễm ung thư họng, ung thư thực quản, bàn quang, thận và ung thư tuyến tụy.

6. Nên thận trọng với thực phẩm chứa hàm lượng glycaemic (GL) cao: GL là một chỉ tiêu đo tốc độ tăng lượng đường trong máu nên những thực phẩm có GL cao dễ gây ung thư.

Những việc nên làm:

7. Nên ăn chuối: Chuối giàu chất chống ôxi hóa gọi là fenolics, giúp chống ung thư. Theo nghiên cứu của Viện Kardinska (Thụy Điển) trên 61.000 phụ nữ thì những người ăn chuối từ 4 - 6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư gan so với những người không ăn.

8. Nên ăn nghệ: Trong nghệ có chứa curcumin và phenethyl isothiocyanate (PEITC), một chất tự nhiên có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

9. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày: Thể dục điều hòa mực hormone có liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư cũng như thay đổi tốc độ tiêu hóa thức ăn trong ruột.

Một báo cáo tại Canada gần đây cho thấy phụ nữ tập thể dục thường xuyên có thể giảm được 1/3 nguy cơ mắc ung thư.

10. Nên kiểm soát khẩu phần ăn: Kiểm soát tốt khẩu phần ăn sẽ tránh được béo phì và nguy cơ ung thư. Một số gợi ý sau giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày: - Nếu đặt thức ăn sẵn, hãy chọn loại nhỏ để không ăn nhiều quá - Nấu ít hơn mọi khi để giảm cơn thèm và không ăn nhiều - Không ăn thẳng thức ăn từ túi đựng mà hãy cho vào túi để bạn biết được mình đang ăn bao nhiêu.

11. Nên cắt giảm mỡ thừa: Nếu bạn đang ở ngưỡng thừa cân, béo phì thì nên cắt giảm lượng mỡ thừa bởi nó sẽ khiến bạn đối diện với nguy cơ nhiễm các loại ung thư dạ dày, gan, thận và thực quản, ung thư tử cung, buồng trứng và ung thư vú sau thời mãn kinh.

12. Nên ăn nhiều cà chua: Trong cà chua có chứa lycopene, một hoạt chất sinh học chống oxi hóa có tác dụng chống lại nhiều loại ung thư.

13. Nên ăn nhiều rau luộc hoặc hấp: Theo nghiên cứu của giáo sư Elizabeth Jeffry tại đại học Illinoise, cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì “sulforaphane trong xúp lơ được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 600C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.

Các loại rau xanh nên luộc hoặc hấp là súp lơ xanh, giá, xúp lơ trắng, bắp cải, củ cải là những loại rau giàu hoạt chất chống ung thư sulforaphane.

14. Nên ăn nhiều tỏi: Tỏi chứa hoạt chất quý báu có tên gọi là allyl sulphur có tác dụng phòng chống ung thư. Tuy nhiên, nếu nấu tỏi ở nhiệt độ cao có thể làm cản trở quá trình trao đổi chất của các enzyme chính và làm giảm khả năng phòng chống ung thư.

Có thể sử dụng tỏi dưới dạng ngâm rượu, ngâm dấm... để bảo toàn hoạt chất này của tỏi.

15. Nên theo dõi thói quen đại tiện: Thói quen này có thể giúp bạn nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư đường ruột, là một trong 3 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ (sau ung thư phổ và ung thư vú).

16. Nên thường xuyên phơi nắng: Tận hưởng ánh nắng mặt trời: Để da tiếp nhận vitamin D hàng ngày một cách tự nhiên dưới ánh nắng ban mai sẽ giúp bạn giảm 1/2 nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, chỉ nên phơp từ 10 - 15 phút trong nắng nhẹ vài ngày trong tuần, tránh ánh nắng mặt trời từ 11h sáng đến 3h chiều.

17. Nên theo dõi những chuyển biến trên da: Những thay đổi ở nốt ruồi, tàn nhang, sẹo có thể là dấu hiệu của ung thư da.

Nên kiểm tra toàn thân thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến vùng da dưới vú, lưng, da đầu, móng tay, ngón tay, đôi chân, lưng, thân, đầu, cổ.

18. Nên kiểm tra răng thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên giúp nhận ra những dấu hiệu sớm của ung thư miệng.

19. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư. Nếu bạn dưới 49 tuổi nên kiểm tra kính phết cổ tử cung sau mỗi 3 năm, và nếu bạn ở độ tuổi 50-64 nên kiểm tra định kỳ 5 năm/lần. Chụp X-quang vú để kiểm tra ung thư vú định kỳ 3 năm/lần trong độ tuổi 50 - 70. Nguy cơ ung thư vú tiếp tục nâng cao khi bạn già, nhưng chụp phim không hiệu quả lắm với phụ nữ dưới 50 tuổi.

20. Nên chọn bác sĩ có kinh nghiệm: Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học California cho thấy các bác sỹ già với ít nhất 25 năm kinh nghiệm có khả năng phát hiện ung thư chính xác hơn.

Không có nhận xét nào: