Trong các bài viết: Vật Chất Cơ Sở & Phi Vật Chất Trong Vũ Trụ, Các Hậu Quả Của Tính Phân Tranh Của Phần Tử Vật Chất Trong Vũ Trụ, Nguyên Lý Thống Nhất Tương Tác Trong Vũ Trụ, đã giới thiệu về vật chất trong Vũ Trụ là một vật chất duy nhất tồn tại dưới dạng các Phần Tử (hạt sơ cấp không có cấu trúc) và các thuộc tính của Phần Tử.
Theo tính phân tranh của Phần Tử, cường độ năng phần tại một điểm (giá trị vật chất tại một điểm) biến thiên thì cường độ năng phần tại các điểm xung quanh nó cũng bị biến thiên, và cũng vì vậy cường độ năng phần tại mọi điểm trong Vũ Trụ cũng biến thiên. Khi cường độ năng phần tại một điểm trong Phần Tử biến thiên thì cường độ năng phần tại mọi điểm trong Phần Tử cũng biến thiên. Sự biến thiên này làm cho hình dạng và kích thước không gian của Phần Tử cũng biến thiên. Điều này có nghĩa rằng, tâm của phần tử bị biến thiên về cường độ năng phần và vị trí. Nội dung này đã được giới thiệu trong phần Tâm Bất Định trong bài viết Các Hậu Quả Của Tính Phân Tranh Của Phần Tử Vật Chất Trong Vũ Trụ. (Xem hình minh họa H10).
Trong Vũ Trụ luôn luôn có tương tác xảy ra, cho nên cường độ năng phần tại mọi điểm trong Vũ Trụ luôn luôn biến thiên. Vì vậy, mọi Phần Tử luôn luôn biến thiên về hình dạng, tâm và cường độ năng phần tại mọi điểm trong nó. Bên cạnh đó, tương tác luôn luôn xảy ra ở mọi nơi trong Vũ Trụ. Cho nên, Phần Tử cũng luôn bị tương tác từ mọi hướng, tức là không thể sử dụng một hệ thức toán học để mô tả sự biến thiên của Phần Tử về tâm, hình dạng, cường độ năng phần tại mọi điểm trong Phần Tử.
Một việc có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến thiên của Phần Tử đó là hành động quan sát, đo đạc. Muốn quan sát hay đo đạc các đại lượng của Phần Tử, cần phải có bức xạ điện từ có tần số phù hợp để truyền thông tin đến thiết bị quan sát, đo đạc hoặc mắt thường. Chính bức xạ điện từ này cũng làm cho sự biến thiên của Phần Tử trở nên phức tạp hơn.
Nguyên lý bất định của Heisenberg xác định rằng sẽ không thể xác định chính xác vào cùng một thời điểm cho cả hai đại lượng đó là vị trí của một hạt và vận tốc của nó. Tuyên bố này của Heisenberg phù hợp với sự thật của Vũ Trụ. Trong một thời điểm, ngay cả khi chỉ xác định một đại lượng hoặc vận tốc hoặc vị trí thì cũng không thể xác định chính xác.
Bên cạnh đó, Nguyên Lý này cũng xác định rằng, tích độ bất định của vị trí dx và độ bất định động lượng dPx không bao giờ nhỏ hơn giá trị hằng số Planck chia 4Pi (dx.dPx >= h/4Pi). Tuyên bố này không chính xác. Giá trị (dx.dPx) không thể thành lập thành một hệ thức toán học, nó phụ thuộc vào khả năng của thiết bị và điều kiện đo đạc, quan sát. Tuy nhiên, giá trị (dx.dPx) luôn luôn khác không (dx.dPx ≠ 0).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét