Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Thân bệnh - tâm bệnh - nghiệp bệnh

Bệnh về Nghiệp nặng nhất phải nói là nghiệp Sát (giết người vì thù hằn,vì sân hận, hoặc vì những lý do khác… và giết vật để ăn thịt) tất cả đều là tâm ác, sẽ có quả báo hiện đời này (hiện báo 現報) hoặc đời sau (hậu báo 後報) điều phải trả nghiệp. 

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Phật giáo thuộc về duy vật Khoa học hay duy Tâm?

TTđTD - Duy tâm có thể rơi vào Triết học: Vừa tìm vừa nói. Duy vật có thể rơi vào Khoa học: Vừa nói vừa tìm. Duy tuệ thì phải thấy được như thật rồi mới có thể nói được. Một phen hạ thủ công phu dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ vẹn toàn, chẳng duy tâm mà cũng chẳng duy vật. Phật giáo không đơn thuần thuộc riêng trường phái nào ở trên cả. Mà là Phật giáo là một ngành Triết học cao siêu, Phật giáo là một môn Khoa học phát triển tâm linh, là một ý thức hệ căn bản làm nền tảng của một số tôn giáo khác phát triển từ Ý thức hệ Phật giáo.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

NIỀM TIN

1. Tin là chấp nhận điều gì đó đúng sự thật:

Con người sống trên đời này không thể không có một niềm tin. Niềm tin là chấp nhận có cái gì cao đẹp để ta vươn tới. Có thể niềm tin đó đã được kiểm chứng chắc chắn, và cũng có thể chưa, chỉ là tin suông. Hoặc là ta tin rằng có thần linh theo dõi hành vi thiện ác của con người để thưởng phạt công minh; hoặc ta tin rằng sống trên đời phải biết hy sinh cho đất nước. Trong thái độ ứng xử cũng như trong việc chọn lựa con đường đi cho cuộc đời mình, niềm tin là điều rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả là tin điều gì, tin ai và tin như thế nào?

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG CŨNG LÀ THÔNG TIN

Hiện nay có một số nhà khoa học nghi ngờ rằng vũ trụ là số. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn, bởi vì nếu vũ trụ là số, vậy thì vũ trụ cũng là ảo, nếu là ảo thì nó hoàn toàn tương đồng với thế giới tin học của chúng ta hiện nay, chỉ cao cấp hơn chứ không khác về bản chất. Nếu đúng như vậy thì vũ trụ cũng chỉ là thông tin, nói cách khác vật chất và năng lượng cũng là thông tin, hạt hay sóng thì tất cả cũng chỉ là thông tin. Và như vậy con người có thể điều khiển được vũ trụ.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Phật giảng giải cho Ca Diếp về Thế Lưu Bố Tưởng

Phật giáo nói rằng cuộc sống ở thế gian là thế lưu bố tưởng. Thế lưu bố tưởng 世流布想 là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân. Trong kinh “Đại bát Niết bàn” 大般涅槃经 do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch, Phật nói với Ca Diếp:
一切凡夫有二种想。一者世流布想。二者着想。一切圣人唯有世流布想无有着想。一切凡夫恶觉观故。于世流布生于着想。一切圣人善觉观故。于世流布不生着想。是故凡夫名为倒想。圣人虽知不名倒想。

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

KHOA HỌC LÀ SAI LẦM NỐI TIẾP SAI LẦM

KHOA HỌC LÀ SÁNG ĐÚNG CHIỀU SAI SÁNG MAI LẠI ĐÚNG
Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phương Tây, số phận của con người đã được định sẵn và phụ thuộc và Mặt trời.
Không biết đến bao giờ các nhà khoa học phương Tây mới hết cơn điên loạn. Những nghiên cứu của họ có thể nói ngày càng trở nên bệnh hoạn. 
Xét về khía cạnh nghiên cứu thì đây là một dạng nghiên cứu hoàn toàn cũ rích. Bởi nghiên cứu kiểu này đã từng được các nhà chiêm tinh học phương Đông nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm cách đây cả ngàn năm.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

TÂM VÀ VẬT TRONG PHẬT PHÁP

Kinh điển xưa nói về Tâm và Vật

Tâm và Vật là vấn đề rất lớn của triết học từ xưa đến nay. Vấn đề là : Nền tảng của vũ trụ vạn vật là Tâm (Thức, tinh thần) hay Vật chất?

Các triết học gia cả Đông lẫn Tây đã bàn luận rất nhiều, song không đủ thuyết phục vì họ không thể đưa ra được chứng cứ, chỉ có lý luận suông, hoặc cố đưa ra những dẫn chứng khá mơ hồ, trừu tượng, rất khó hiểu và không đủ sức thuyết phục, chỉ có bậc thượng sĩ (nói theo Đạo Đức Kinh) may ra mới hiểu.