Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

SỐNG KHÔNG TIẾT KIỆM

Sống không tiết kiệm.
Từ 1 đến 5 tuổi, sống trong ngây thơ, chẳng làm được gì. Từ 5 đến 23 tuổi, suốt ngày vùi đầu vào sách vở, chẳng làm được gì. Từ 23 tuổi đến nay theo đuổi công danh, sự nghiệp, tiền tài cũng chỉ để nuôi cái thân, làm thỏa mãn cái tâm ham muốn, có tiền, có danh cũng chỉ để nuôi thân này thân kia, thỏa mãn cái tâm ham muốn, cũng chẳng được gì vì nó sẽ không còn. Nó được sinh ra, chính nó phục vụ cho nó và biến mất. Sống lãng phí quá.
***

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Nhận thức lại về Bách Việt

Hà Văn Thùy

Không biết từ bao giờ, tôi được tiền nhân và sách vở dạy rằng, thoạt kỳ thủy đất của người Hán chỉ ở phía Bắc sông Dương Tử. Còn phía nam là giang sơn của nòi giống Bách Việt, là đất phát tích của trăm dòng Việt từ thời Xích Quỷ, Hồng Bàng tới Nam Việt. Sau đó người Hán xâm chiếm, Hán hóa các tộc Bách Việt, chỉ duy nhất Lạc Việt giữ được giang sơn Việt Nam, làm đất hương hỏa của trăm dòng Bách Việt… Niềm tin thời thơ trẻ được tôi mang theo gần suốt cuộc đời và trong thời gian đầu của hành trình tìm lại nguồn cội, tôi vẫn tin như vậy. Chỉ khi khảo cứu tới tận cùng lịch sử phương Đông, tôi mới nhận ra sự thật không phải thế. Bài này được viết ra để trình với bạn đọc mong sửa chữa sai lầm từ quá khứ.

* * *

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Những người thích làm vườn sẽ sống lâu hơn bình thường

Nhà nghiên cứu Dan Buettner đã thử nghiệm 5 địa điểm trên toàn quốc gia có tuổi thọ cao nhất: Okinawa - Nhật Bản; Icaria - Hy Lạp; Loma Linda - California và Sardinia ở Ý.

Những người sống lâu ở những địa điểm trên đều sống ở những nơi "Màu xanh da trời" tức là luôn hoà hợp với thiên nhiên, đều có thói quen tập thể dục hằng ngày, và chế độ ăn uống nhiều rau củ, quả. Nhưng rồi Buettner chia sẻ một bất ngờ khác về thói quen để sống lâu điểm chung của những người này - chính là Làm Vườn. Họ đều làm vườn, trồng rau từ những năm 90, 80, thậm chí trước đó nữa.

Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

Nguyễn Huệ Chi

Đột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn – phương pháp duy lý cổ điển (1) của phương Tây.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

BÀI 46. THIỀN NƠI THỰC TẠI

Người thật, việc thật, thành tựu thật. (Lê Thanh Hảo)

Biết bao sự tranh cãi đàm luận về các cảnh giới thiền chứng ,người tu tập nên có nội tâm nhẹ nhàng .... Chứng gọi vậy chứ chẳng chứng gì cái vốn sẵn có do ái dục vô minh che khuất, hết che mờ thì tánh sáng hiện ra. Ai dính mắc tự trói mình. 
Chứng là chứng kiến tiến trình tâm... thật thấy, thật biết, cái thấy biết không nằm trong học cao hiểu rộng, không thuộc ý thức, tưởng, hành suy diễn...

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

“YÊU THƯƠNG CHO ĐI ĐỂ NHẬN LẠI”

Qua chia sẻ của TS. sinh học chúng ta có thể thấy điều quyết định thọ mệnh dài hay ngắn của đời người không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và vận động, mà còn là điều ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người. Đó chính là: tôn trọng, giúp đỡ người khác, biết ơn, bao dung, hài hước, tâm thái hòa ái tích cực vui vẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật dưỡng sinh của cổ nhân, đó là sống hiền hòa thuận với đất trời, với tự nhiên.