Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

NHỮNG ÂM HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG THI CA TRUYỆN KIỀU

Ngoài việc chịu ảnh hưởng thuyết nhân quả và nghiệp báo nhà Phật, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy âm hưởng Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng đến thiên tài. Nguyễn Du ngoài rung cảm thi ca, còn có rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thơ gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:
“Ai ngờ lại hợp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”
(3177-3178)

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

TÌM HIỂU NHỤC NHÃN, HUỆ NHÃN VÀ THIÊN NHÃN

PHẦN MỘT

TIẾT I: CẤU TRÚC & NHIỆM VỤ CỦA MẮT NGƯỜI
I. CẤU TRÚC CỦA MẮT
II. VẬT LÝ QUANG HỌC THỊ GIÁC
III. HỆ THỐNG THẦN KINH THỊ GIÁC
IV. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MẮT 
V. SINH LÝ VÀ SỰ CẤU TẠO CỦA MẮT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA
TIẾT II: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MẮT
TIẾT III: NĂNG LỰC CỦA MẮT TRÁI
_____________________________________

MẮT NGƯỜI

Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Trong văn học, mắt thường được gọi là cửa sổ tâm hồn. 

Loại thảo dược mọc nhiều ở Việt Nam chứa chất kháng ung thư

1. Mô tả:

Cây dừa cạn hay còn có tên gọi khác là rau dừa, cây hoa trường xuân, tứ thời hoa, bông dừa, cây sừng dê, cây nhật tân, cây hoa hải đăng … tùy theo từng địa phương.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Phật giáo hướng dẫn và chỉ đạo thế kỷ 21

Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của tôn giáo, khi những phần tử trí thức đối với khoa học cuối cùng bị tuyệt vọng nên chuyển hướng sang Phật giáo để truy cầu chân đế nhân sinh, chúng ta phải đáp ứng thế nào để thỏa mãn nguyện vọng ấy của họ. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm túc đối với người mang trọng trách hoằng pháp cần nên chuẩn bị. Ngoài ra, các vấn đề trong xã hội đều là vấn đề của con người, mà vấn đề con người tức là vấn đề tâm thức. 

Vũ Trụ - Tính Không

Họ là Vô Ngã, Họ là Bản Ngã Cao cấp. Nói một cách khác Họ có Cơ thể Năng lượng Cao cấp. Cơ thể đó, Tâm thức đó, Trí huệ đó, Linh hồn đó,... hoặc là một cách gọi nào khác; nếu có cơ chế, nếu có cấu trúc; thì nó sẽ là: Tần số dao động rất cao, có khối lượng vô cùng bé (coi như bằng Không), có Độ Căng cực kỳ lớn (lớn hơn nhiều Độ Căng Planck) và Năng lượng là khổng lồ; tất cả sẽ vượt qua các thang đo hiện hữu. Vâng sẽ phải là như vậy. Sẽ phải là như vậy, nó mới thấy được Tính Không, thấy được Chuỗi. Họ tồn tại ở cả những Không Thời gian cao hơn rất nhiều so 11 chiều Không Thời gian của Lý thuyết M.

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu: Bản dịch “Kinh Tế học Phật giáo” này là bài thứ ba trong loạt bài “Giới thiệu về tư tưởng của kinh tế gia E F Schumacher”, như đã được trình bày qua tác phẩm thời danh “Small is Beautiful” xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1973, sau đó đã được liên tiếp tái bản tại nhiều nơi, đặc biệt là ở Mỹ. Ðó là chưa kể đến nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. 

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.