Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

NHỮNG CÂU HỎI VỀ TÂM LINH

"Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đi về đâu?" - đó là những câu hỏi lớn của nhân loại và cũng là chủ đề tên một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Pháp Gauguin cuối thế kỷ 19. Không phải ai cũng đặt cho mình câu hỏi lớn này. Khi người ta còn trẻ vì mãi lo toan miếng cơm manh áo, danh vọng và tiền tài..., đến lúc mãn chiều xế bóng, rồi bệnh tật và tuổi già, khiến con người nghĩ đến đời sống tâm linh. Vì thế, dân gian có câu: "trẻ vui nhà già đến chùa". Ngày nay, tuổi trẻ lo "mưu sinh" quên "mưu tử".

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

ĐÈO NGOẠN MỤC

Đèo Ngoạn Mục nằm trên đường 11 Phan Rang đi Đà Lạt. Dưới chân đèo là thị trấn Sông Pha xinh đẹp. Từ xa du khách đã thấy hai ống kim loại trắng toát nổi lên giữa cánh rừng bạt ngàn, đó là ống dẫn nước cho nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

MÙI LÀ CON MŨI, LÀ CON BÙI, CON BÒI.

Nguyễn Xuân Quang

Lời tác giả
Xin cảnh báo: vì đây là một bài khảo cứu nên các từ về bộ phận sinh dục viết ‘nguyên con’, có thể làm tổn hại tới sức khỏe của các nhà đạo đức, tu hành.
** *
Xuân lại về, chúng ta lại tìm hiểu tên con Mùi của năm Ất Mùi năm nay. Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã biết tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. Chúng ta là Việt Mặt trời rạng ngời, có một nền văn minh Hừng Việt chói chang, dựa trên nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, Việt Dịch Nòng Nọc, thờ Vũ Trụ, thờ Mặt Trời còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn, có nền văn minh sông biển giỏi về thủy vận nên rất rành về niên lịch, năm tháng, thiên văn. Cổ sử đã ghi Việt Thường đã có Việt Dịch nòng nọc ghi trên lưng rùa về thời Đạo Đường, vua nhà Chu sai chép lại gọi là lịch rùa. Vì thế người Việt cổ có niên lịch, năm tháng mang tên bằng tiếng Việt là một chuyện có thật. Thật vậy, tác giả Bùi Huy Hồng trong bài “Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương” đã viết “Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường…” (Hùng Vương Dựng Nước, 1972, t. III, tr. 299).

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

"CÁI ĐẸP” trong tranh đông hồ

“Đông Hồ – một cái tên làng quen thuộc nằm bên bờ sông Đuống thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Bản đồ tu Mật tông

Trước khi chúng ta vào lời kinh hôm nay, điều gì đó phải được hiểu về bản đồ Mật tông của tâm thức bên trong. Tôi đã nói cho các bạn đôi điều về nó; vài điều nữa cần phải được nói.

Trước hết: Mật tông nói rằng không đàn ông nào chỉ là đàn ông và không đàn bà nào chỉ là đàn bà. Mỗi đàn ông đều là cả đàn ông và đàn bà, cũng như vậy với đàn bà – là cả đàn bà và đàn ông. Adam có Eve trong anh ta, Eve có Adam có trong cô ta. Trong thực tế không ai chỉ là Adam và cũng không ai chỉ là Eve, chúng ta là Adam-Eve. Đây là một trong những sáng suốt nhất đã từng được đạt tới.

Bảy luân xa

Luân xa thứ nhất, trung tâm động thứ nhất, là dục – muladhar. Nó nối bạn với tự nhiên, nó nối bạn với quá khứ, nó nối bạn với tương lai. Bạn được sinh ra từ trò chơi dục của hai người. Trò chơi dục của bố mẹ bạn trở thành nguyên nhân của việc sinh của bạn. Bạn có liên quan tới bố mẹ bạn qua trung tâm dục, và với bố mẹ của bố mẹ bạn và cứ như vậy mãi vân vân và vân vân. Với toàn thể quá khứ bạn đều có quan hệ thông qua trung tâm dục; sợi chỉ chạy qua trung tâm dục. Và nếu bạn cho sinh ra đứa trẻ nào đó, bạn sẽ có quan hệ với tương lai.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Thơ Văn Tư Tưởng Thứ Ba : Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt

Theo tinh thần Tây Phương, tùy theo từng thời kỳ, có những kỳ gian Thi Ca bị loại bỏ ra khỏi Triết học, đến nỗi Platon, học trò của Socrate (một triết gia Hy Lạp, giữa thế kỷ thứ V và IV trước Tây Lịch), phải đem đốt đi những tập thơ của mình trước kia để theo chân thầy học Triết. Nhưng với trào lưu mới hiện nay, như Nietzsche, Holderlin, và với triết gia hàng đầu Heidegger của Tây Phương, thì “ Chỉ duy nhất có Thi Ca mới đứng trên cùng bình diện với Triết Lý và Suy Tư Triết Lý” : “Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique”, Introduction à la métaphysique, trang 34.