Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

HÀNH THIỀN - Một nếp sống lành mạnh trong sáng; Một phương pháp giáo dục hướng thượng.

Phần I. Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật

Như Lai Thiền trong kinh tạng Pāli, hay hành thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng, là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong tạng kinh Pāli mà không đề cập đến tạng A-tỳ-đàm Pāli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của Đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. Tiếp đến chúng tôi giới thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng có thể ứng dụng ngay trong đời sống hiện tại, vừa là một tiến trình đưa đến giải thoát và giác ngộ. Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một pháp môn Thiền: Pháp môn Ānāpānasati, niệm hơi thở vào hơi thở ra, một Pháp môn Thiền nguyên thủy do Đức Phật giảng dạy, một pháp môn Chỉ quán, Định Tuệ song tu mà mọi người có thể thực hành, ngay trong hiện tại đối với bản thân mình.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

ĐỌC KINH TRƯỜNG BỘ - TẬP 1

Lời thưa

Đức Phật ra đời vì một hạnh nguyện cao quý nhất là truyền dạy giáo pháp giải thoát cho hết thảy chúng sinh. Bất cứ ai nhận hiểu được những lời dạy của ngài và thực hành theo đều có thể đạt được lợi ích lớn lao, giảm nhẹ dần khổ đau trong hiện tại và hướng đến một cuộc sống hoàn toàn giải thoát.
Vì thế gian này có vô vàn khổ đau nên Phật pháp cũng có vô vàn phương thức đối trị, và mỗi con người là một trường hợp cá biệt nên phương pháp tu tập trong Phật giáo cũng vô cùng đa dạng. Mặc dù vậy, để phù hợp với sự truyền dạy cho từng nhóm người khác nhau, điều tất yếu là Phật pháp cũng dần được phân chia ra những tông phái khác biệt. Tuy nhiên, những khác biệt đó chỉ là phần hình thức hay phương thức vận dụng, trong khi phần tinh túy hay ý nghĩa giáo pháp không hề khác biệt. Do vậy, những ý niệm phân biệt nào dẫn đến sự so sánh hơn kém hay đúng sai giữa các tông phái Phật giáo đều là sai lầm. Mặc dù hệ thống kinh điển, giáo lý đồ sộ của mỗi tông phái đều được bảo lưu và truyền bá với những đặc thù khác biệt, nhưng kết quả cuối cùng nhắm đến thảy đều như nhau. Trong nhiều thế kỷ qua, Kinh điển Bắc truyền được Việt dịch từ Hán tạng hay Kinh điển Nam truyền được Việt dịch từ Kinh tạng Pali đều góp phần tích cực trong việc đưa lời Phật dạy đến với người Phật tử. Và việc thực hành những lời dạy này chắc chắn đều mang đến kết quả lợi lạc như nhau.

CUỘC SỐNG CAO ĐẸP VÀ SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU.

ĐĐ. Thích Minh Châu năm 1960

“Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởng Đại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phật gồm có một số giáo lý căn bản mà học phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tử Phật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngoại đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệu và tìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy.”
---
Khi một vị tỳ kheo đức hạnh từ bỏ cõi đời, Phật tử như chúng ta thường cảm thấy thương tiếc và cầu mong vị ấy sớm đạt cõi niết-bàn. Khi một vị thầy cao thâm, một tỳ kheo lỗi lạc xả bỏ xác thân, những vị để tử và Phật tử còn phải học tập gương mẫu của vị ấy để củng cố niềm tín thành, để đáp lại một phần công ơn, để nỗ lực hành trì theo Chánh Pháp. Thầy Thích Minh Châu ra đi, chúng ta cùng họp với nhau đây, để tưởng nhớ Ngài và cùng nhau học tập gương mẫu của Ngài.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

TÌM HIỂU VỀ BỐ THÍ

Tôi nghĩ rằng 100% Phật tử mình ai nghe nói bố thí cũng tưởng là mình hiểu, khi tiếp xúc tôi mới biết họ chưa hiểu hoặc hiểu rất cạn. Họ hiểu bố thí là cho ra để kiếp sau được giàu có, hiểu vậy thì nghèo lắm.

Thí ở nghĩa cạn là đem trao ra cái mình có cho người cần. Còn định nghĩa sâu hơn một chút, Thí là việc bắt buộc và đương nhiên phải có ở một người hiểu rõ mình là gì, đời là gì, vạn hữu là gì. Bố thí không phải là pháp tu đặc biệt mà là chuyện đương nhiên.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

NHÂN DUYÊN GIỮA CON NGƯỜI VỚI THIÊN GIỚI

Để đi vào chủ đề về nhân duyên giữa con người với thiên giới thì chúng ta cùng truy tìm về nguồn gốc của nhân loại trên hành tinh này trước nhé. Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong tâm trí rất nhiều người, tuỳ thuộc vào mỗi Tôn Giáo và các tư tưởng khác nhau mà sẽ có sự giải thích khác nhau. Vậy hãy cùng xem thử việc này sẽ được giải thích như thế nào theo quan điểm Phật Giáo . Để bài viết trở nên dễ hiểu mời các bạn cùng nhìn vào ảnh phía dưới để nắm được sơ qua về vũ trụ quan Phật Giáo. Lưu ý là mình cũng chỉ biết thuật lại theo như trong Kinh Tạng và chú giải nên các bạn có tin hay không thì mình cũng chịu vì nhiệm vụ của mình trong bài viết này chỉ đơn giản là làm mọi thứ trở nên ngắn gọn tối đa hết mức có thể và dễ hiểu hơn hết mức có thể cho các bạn khi đọc mà thôi.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

KINH ĐỊNH - Samadhi Sutta

Này các Tỷ-kheo, thông minh, thường niệm, hãy tu tập vô lượng định. Với ai thông minh thường niệm, tu tập vô lượng định, tự mỗi người ấy khởi lên năm trí. Thế nào là năm?
Định này hiện tại lạc và tương lai có quả dị thục lạc, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
Định này thuộc bậc Thánh, không thuộc vật chất, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.

NGỒI THIỀN THEO LỜI PHẬT DẠY

Trong những bài giảng của Phật còn lưu lại, có bốn bài giảng được những người học Thiền ở nhiều quốc gia và nhiều thế hệ xem như bảo vật. Ba bài (Tứ niệm xứ, Thân hành niệm và Quán niệm hơi thở) Đức Phật nói về phương pháp và kết quả của Thiền, bài còn lại (Đại kinh Saccaka) nói về sự chứng ngộ của chính Đức Phật.
Qua kinh nghiệm thiền tập và tâm chân thành học hỏi lời Phật, người học Thiền thấy muốn Thiền và thụ hưởng được kết quả tốt đẹp của Thiền, ngồi thiền phải được ưu tiên thực tập.