Hiển thị các bài đăng có nhãn SÁCH HAY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SÁCH HAY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Những Bí Ẩn Cuộc Đời (tiếp theo)

Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Đọc: Những Bí Ẩn Cuộc Đời (1)
Phần 3
11 - Quả Báo Tâm Lý
Chúng ta đã thấy bằng cách nào tánh kiêu căng một thói xấu trên địa hạt tinh thần có thể gây nên quả báo cụ thể trên địa hạt vật chất dưới dạng những bịnh tật khốn khó. Những tập hồ sơ Cayce cũng chứa đựng nhiều trường hợp mà những tội lỗi trên địa hạt tinh thần gây nên quả báo thuộc về tâm lý; trong số đó có hai trường hợp đáng kể về quả báo lạc loài cô đơn, mà nguyên nhân là tội bất khoan dung.

Những Bí Ẩn Cuộc Đời

Luật Nhân Quả luôn luôn hành động theo nguyên tắc giáo dục, sửa đổi, cải tiến, và lập lại thế quân bình trong tâm tính của con người. Mục đích rốt ráo là làm cho người đời sẽ quay đầu hướng thiện, và cứu cánh sẽ trở nên trọn lành. 
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
MỤC LỤC
Phần 1
1 - Một Triển Vọng Đáng Mừng
2 - Ông Edgar Cayce Dùng Thần Nhãn Để Khám Bệnh
3 - Giải Đáp Cho Những Vấn Đề Bí Hiểm Của Đời Người
4 - Vài Loại Quả Báo Xác Thân
5 - Quả Báo Của Sự Chế Nhạo

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Thiền Là Gì?

Chương 1: Thiền Là Gì?

I. DẪN NHẬP

Làm thế nào định nghĩa được Thiền?

Thiền không phải là một quang cảnh để mô tả, không phải một phương pháp để trình bày; cũng không là một biểu tượng triết học để hình dung hoặc một nghi thức tôn giáo để tu tập. Ta không thể dùng ý thức để hiểu, càng không thể dùng ngôn từ để diễn đạt lý Thiền. Cho nên, càng suy nghĩ, càng tranh luận về Thiền thì người ta càng thêm vọng tưởng, không cách nào thâm nhập được thực chất của chân lý tuyệt đối này.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

TÍCH HỢP đa văn hoá đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai

Giáo sư, tiến sĩ  Nguyễn Hoàng Phương
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội - 1996
Một công trình khoa học - văn hoá lớn được Giáo sư dành cả cuộc đời để nghiên cứu. Sách dày 1183 trang khổ 19x27cm. Quý vị hãy thử đọc trích đoạn sau:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như Thiền lâm thiết thủy ngữ lục, Thiền lâm thiết thủy hậu lục, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự và Thạch thất mị ngữ hoàn toàn đã tán thất. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đây trong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốc như Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập v.v. Cho nên, việc nghiên cứu tư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Địa Ngục Du Ký

Truyện Du Ðịa Ngục và Tiên, Long, Thiên Cảnh là chuyện thật vì đã không lâu có người tên là Trần thị Mùi đã xuất hồn đi xuống địa ngục. Dưới đây là lá thư chị viết :
Tôi tên là Trần Thị Mùi, hiện cư ngụ tại 17603 Shadow Valley Dr., Houston, TX 77379. Tôi vốn người công giáo xin có đôi lời chứng thực cho cuốn ÐỊA NGỤC DU KÝ này. Bởi vì chính bản thân tôi đã từng xuất hồn xuống âm phủ nhiều lần, câu chuyện khó tin, nhưng tôi xin xác nhận những điều ghi lại trong cuốn Ðịa Ngục Du Ký hoàn toàn có thật. Vì tôi đã từng thấy và chứng kiến những cực hình của mỗi ngục, mà tôi được phép vào xem.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Những câu chuyện Bí Ẩn Về Tiền Kiếp và Hậu Kiếp

Con người là một con vật biết suy nghĩ, biết tư duy; Vì thế, dù bận rộn với bao khó khăn trở ngại trong cuộc sống; dù tin tưởng vào tôn giáo này hay tôn giáo khác, hoặc vô thần đi nữa, con người cũng phải ít nhất một lần trong đời đặt câu hỏi rằng: Tại sao mình lại sinh ra? Tại sao con người lại đau khổ? Tại sao trên cõi đời này lại có kẻ giàu người nghèo, và đôi khi sự giàu có không phải là do công lao khó nhọc tạo thành, mà là do do những hành động gian tham, tàn ác tạo nên.
Ðoàn văn Thông (biên soạn)

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Cổ học tinh hoa

Là những mẩu chuyện nhỏ gom nhặt ở đời khiến bạn suy ngẫm nhưng hết sức lý thú! Thử đọc một số truyện sau nhé!
_________________

HÀ BÁ LẤY VỢ

Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi.

Đường xưa mây trắng

Có thể khẳng định rằng những đóng góp của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng luôn có những giá trị thiết thực, cao quý trong việc điều chỉnh hành động và lối sống xã hội. Để thể hiện sự đóng góp ấy, nhiều tác giả tâm huyết đã cho ra đời những tác phẩm có ý nghĩa đạo đức, và giá trị nhân văn sâu sắc. "Đường xưa mây trắng" là một trong những tác phẩm ấy. 

Hạnh phúc mộng và thực

Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến bất lợi lớn như là tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ. Tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những bất lợi lớn. Bất lợi lớn ở đây có nghĩa là những đau khổ cho chính bản thân và cho những người chung quanh. "Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích lớn như là tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ. Tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những lợi ích lớn. Lợi ích lớn ở đây là hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Khi tu, ta tu với cái tâm của ta, nghĩa là ta điều phục, bảo vệ, và hộ trì cái tâm của ta. …”.
(Trích phần đầu bài Pháp thoại khai giảng khóa tu mùa Thu năm 1994)

Lược sử thời gian

Xin giới thiệu với bạn đọc một cuốn sách kỳ diệu: "Lược sử thời gian ", do nhà vật lý lý thuyết nỗi tiếng S.W.Hawking viết,hiện là một trong những cuốn sách bán chạy nhất (best -seller) trên thế giới. Lược sử thời gian là cuốn sử thi về sự ra đời, sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (3)

I.3- Ngôn ngữ ly niệm-thực tại

Đây là một loại hình ngôn ngữ độc nhất vô nhị, chỉ có trong kinh tạng Phật giáo, một loại ngôn ngữ xa rời và buông bỏ mọi ý niệm, một loại ngôn ngữ đang mải miết nói như một cảnh chiều thinh không, lặng lẽ và không tiếng động. Ngôn ngữ đó siêu việt mọi hình thức cấu trúc lê thê của ngôn từ; vì nó vốn đã thoát ly mọi ý niệm phân biệt. Do đó, đặc trưng của ngôn ngữ ly niệm, thực tại là không tư duy, không lý luận, không miêu tả, không phân tích, không so sánh, không thí dụ, không ẩn dụ, không biểu tượng..., mà trái lại, tự thân của nó luôn luôn được hiển thị trong dòng thực tại, bất tuyệt và vô biên.

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (2)

Phần Hai - Các Loại Hình Ngôn Ngữ Trong Kinh Tạng Phật Giáo

Như đã trình bày, sự phân loại thể tài trong kinh tạng Phật giáo chỉ là sự khái quát về mặt hình thức và luôn luôn mang tính ước lệ. Bởi lẽ, mỗi một thể tài khác nhau lại có những hình thức trình bày giống nhau và được sử dụng nhiều loại hình ngôn ngữ giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là sự phân loại ngôn ngữ như được trình bày trong các thể tài kinh tạng.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

TUỆ VÀ GIÁC NGỘ

Ngay từ hơn hai ngàn năm trước, Đạo Phật đã xuất hiện như một mặt trời với ánh sáng rực rỡ kỳ lạ. Con đường tu chứng của Đạo Phật hoàn toàn không có dấu vết của sự thần bí, linh thiêng và sùng bái giống như mô hình chung của đa số các tôn giáo tại phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng. Không có các vị thần biểu tượng cho các năng lực thần thánh, không có ấn chú linh phù, không có truyền tâm (initiation), không có gia trì, phù hộ v.v…Ngược lại, sự tu tập và giác ngộ của giáo pháp nguyên thủy, hoàn toàn dựa trên sự phát triển lý trí tự thân để thăng hoa các tuệ thế gian thành các trí xuất thế gian. Chính trí tuệ đưa đến giác ngộ tối thượng của Đạo Phật chứ không phải là các bí thuật câu thông với năng lực thần thánh nằm trong vô thức. Chính trí tuệ mạnh mẽ của con người đã đưa đến giác ngộ tối thượng, chứ không phải sự qui phục (surrender) đấng tối cao, hay vong thân (alienation) vào thần thánh, vào hình ảnh của giáo chủ!

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

NHỮNG YẾU TỐ VĂN MINH CỦA LẠC VIỆT

Trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết động trời một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho. Chủ đề nhất kể như được kiện chứng rồi. Ở đây tôi chỉ chú ý đến chủ đề hai có tính chất thuần túy văn hóa. 

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thiền là gì?

Mục lục
Dẫn nhập
Cội nguồn ban sơ
Thiền – Giản đơn hay phức tạp?
Thiền – Triết học?
Thiền – Tôn giáo?
Thiền – Thiền định?
Thiền là gì?
Nghĩa không trong Thiền học

Thiền không bao giờ đặt ra vấn đề so sánh các đối tượng theo cách cái này “là” hay “không phải là” cái kia. Vì thế, ngay cả việc đặt ra câu hỏi thiền là gì đã là một điều không thể có trong nhà thiền. Nhưng đây lại chính là nỗi ám ảnh không sao tránh khỏi của những người mới bước chân đến cửa thiền. Rốt lại, thiền là gì mà chúng ta lại phải bỏ công tìm hiểu hay thâm nhập?

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (3)

NGƯỜI MỸ VÀ NIỀM TIN VÀO CÕI GIỚI MÀ LINH HỒN ÐẾN SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay một số lớn người Mỹ có thái độ và niềm tin về những gì sẽ xảy đến với bản thân họ sau khi chết có rất nhiều thay đổi sâu xa.
Sau khi một số y bác sĩ trình bày những bài thuyết giảng, những bài báo và cả luận án cũng như nghiên cứu về vấn đề kề cận với cái chết, các nhà báo bất đầu đổ xô đi săn lùng những đề tài vừa kể.  Năm 1982, viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về những hiện tượng của vấn đề cận tử.  Kết quả, viện này đã tham khảo được 8 triệu người Mỹ đã có lần Chết đi và Sống lại.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (2)

NGƯỜI CHẾT THƯỜNG THẤY LẠI BẠN BÈ NGƯỜI THÂN ÐÃ QUA ÐỜI TRƯỚC ÐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Họ sẽ thấy nhiều hình ảnh tùy vào nghiệp lực mà họ đã gây ra lúc còn sống như trước đó đã tạo nhiều nghiệp ác thì họ sẽ thấy những hình ảnh ghê rợn, có khi thấy người bị họ tàn hại trước đó xuất hiện đòi mạng hay kêu van.  Nếu khi sống họ đã làm việc thiện thì sẽ thấy cảnh an lạc, thanh tao, êm ả...
 Nhiều người có lần chết đi sống lại đã kể rằng, họ đã thấy những người bà con, bè bạn xuất hiện - và những người này là những người đều đã chết cả rồi.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP

LỜI MỞ ÐẦU
Kính thưa quý vị độc giả

Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện…

Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả… Đó là chuẩn bị lúc Lâm chung!.

Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo

I. QUAN ÐIỂM ÐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO

1. TÔN GIÁO NÀY LÀ GÌ?
Mỗi người phải có một tôn giáo, nhất là người quan tâm đến năng lực trí tuệ. Người không tuân theo những nguyên tắc đạo lý trở nên nguy hiểm cho xã hội. Chắc chắn những nhà khoa học và tâm lý học trong khi mở rộng chân trời trí thức, họ vẫn không thể cho chúng ta biết mục đích cuộc đời, điều mà chỉ có tôn giáo có thể làm được. Con người phải chọn một tôn giáo hữu lý và có ý nghĩa theo nhận thức của mình mà không lệ thuộc chỉ về niềm tin, truyền thống, tập tục và lý thuyết. Không ai có quyền bắt người khác chấp nhận một tôn giáo. Không nên lợi dụng nghèo khổ, mù chữ hay dùng những xúc cảm để quyến rũ người ta chấp nhận một tôn giáo. Lựa chọn tôn giáo phải hoàn toàn tự do.