Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

TỨ DIỆU ĐẾ, 3 CHUYỂN 12 HÀNH

NGUỒN GỐC
Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Công đức và phước đức

Khi làm các Phật sự, chúng ta thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Trì kinh

Thực ra chẳng nên bi quan thời mạt pháp! Biết đâu thời mạt pháp này nhờ có internet mà kinh Phật được phổ biến rộng rãi hơn xưa gấp triệu lần, nhờ sống trong đời “ác trược” mà người ta “thiện” nhiều hơn, nhờ “Khổ tập” mà người ta tìm đến “Diệt đạo”! Mặt khác, chẳng phải nhờ khoa học tiến bộ mà người ta thấy rõ duyên sinh, duyên khởi, thấy những hạt nhỏ hạ nguyên tử nối kết mà thành vật chất để có hằng hà sa vũ trụ này. Thấy để giật mình. Thấy để làm quen. Và dĩ nhiên không dừng ở đó, bởi rồi đây sẽ đến lúc nhận ra “bổn lai vô nhất vật”, “thực tướng vô tướng” vậy!

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

AN TÂM VỚI BÌNH ĐẲNG

Bình đẳng là mơ ước của loài người. Trải qua lịch sử của mình, con người đã tạo ra hiến pháp, pháp luật, những loại xã hội có tổ chức, những quy định về kinh tế, chính trị, xã hội… để đem lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người, Nhưng sự bình đẳng do con người tổ chức ấy vẫn là tương đối, vì khi mới sinh ra đã có những khác biệt không thể lấp đầy: có người thông minh hơn, may mắn hơn, giàu có hơn, sống thọ hơn, ít bệnh tật hơn… Có vẻ sự bất bình đẳng đã gắn liền với số phận con người. Và điều này tạo ra sự không yên tâm, oán thân trách phận suốt cả một đời người.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

TÂM KINH TUỆ GIÁC QUA BỜ

Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.

Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

CUỘC ĐỜI ĐÃ ĐƯỢC LẬP TRÌNH

Khi nghe nói Cuộc đời đã được lập trình thì nhiều người nghĩ ngay đến thuyết định mệnh. Rằng mọi cái trên đời từ khi sinh ra đã được lập trình sẵn, đã được an bài, không thể thay đổi được.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

CON NGƯỜI SINH RA TỪ ĐÂU - VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO TRONG AGGANNA SUTTA.

Ảnh minh họa: mẹ cho con bú
I. DẪN NHẬP
Câu hỏi “Con người sinh ra từ đâu?” [1]…
Thật sự thì cũng định trả lời kiểu “cộc lốc” ngay lúc con nhắn thư hỏi rồi, nhưng thiết nghĩ, nên trích dẫn bài kinh liên quan đến vấn đề này cho nó khoa học hoá vấn đề chút. Dù sao thì con người thời nay vẫn thích “trích chương tầm cú” và “mê tín khoa học” hơn! Mà lạ lùng thay, chính đức Phật lại là người đầu tiên trả lời thực tế và giản dị một cách lạ thường mà thời nay có thể cho rằng nói kiểu đó là thô tục, không lịch sự.

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Buông

1. Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Tâm thích nếm mùi

Tâm tuy vô hình chất, nhưng nó lại hay thích nếm mùi kinh nghiệm vật chất, nó thích nhìn ngắm các màu sắc xinh đẹp qua cửa con mắt, thích nghe những âm thanh êm dịu qua lỗ tai, thích ngửi mùi thơm qua lỗ mũi, thích nếm các vị ngon qua cái lưỡi, và thích xúc chạm khoái lạc qua thân thể. Nói cách khác là tâm rất thích đi tìm cảm thọ qua năm giác quan. Từ sự đi tìm cảm thọ mà tâm bị mắc kẹt, trói buộc vào vật chất.

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Sự không Sinh Diệt của Tánh Biết - Hoạt động của bản ngã & Tâm Từ

Sự không Sinh Diệt của Tánh Biết

Hỏi: Xin Thầy dạy rõ sự không Sinh Diệt của Tánh Biết ạ?

- Cụm từ “không sinh không diệt” thường bị hiểu lầm là thường tồn bất biến. Không phải chỉ Tánh Biết mà ngay cả Bốn Nguyên Tố Vật Chất (Tứ Đại) cũng có tánh không sinh không diệt. Chẳng hạn như tánh lửa đâu có sinh diệt. Nếu nói lửa diệt thì tại sao khi bật diêm quẹt lại có lửa, nếu lửa đã diệt rồi thì dù cho làm bất cứ gì đi nữa cũng không có lửa, nên rõ ràng là lửa không diệt. Nếu nói lửa sinh thì nó phải cháy hoài, không dứt nhưng sao ngọn đèn vẫn tắt. Nên sự sinh diệt chỉ có nơi tướng lửa thôi, còn tánh lửa vẫn không sinh không diệt. Tánh đất, nước và gió cũng vậy. Tánh Biết càng không ngoại lệ, thấy Tướng Biết (121 tâm) sinh diệt rồi cho rằng Tánh biết cũng sinh diệt là sai lầm, và càng sai lầm hơn khi tưởng rằng không sinh diệt đồng nghĩa với thường tồn bất biến. 

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Mười hai điều khó

Có mười hai điều khó:
Một là làm việc với người ngu;
Hai là yếu đuối chống lại được với sức mạnh;
Ba là thù nhau mà ở chung một nhà;
Bốn là học ít mà đứng ra nghị luận;

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Cách sống đạo đức để có hạnh phúc

Đức Phật dạy cho thanh niên tên là Singāla cách sống đạo đức để có hạnh phúc.
Đức Phật nói: Hạnh phúc chân thật là điều có thể thực hiện được ngay trong đời này, nếu chúng ta biết:
1- Chọn một nghề sinh sống có ích lợi cho nhiều người.

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Bộ Nhớ Con Người & Vũ Trụ Tâm

Hỏi: Khi chánh niệm tỉnh giác diễn ra tự nhiên không cần cố gắng, thì tiếp theo là thấy ra vô thường, khổ và bản ngã phải không ạ? Từ khi thực hành con hay quên đi chữ nghĩa, chỉ nắm lý và thấy sự thôi, như vậy có đúng không ạ?

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

TÁNH KHÔNG VÀ CHÂN KHÔNG

Hôm nay nhân ngày giải hạ, Tăng Ni trở về đây chúc mừng khánh tuế cho tôi, đồng thời xin tôi cho vài lời nhắc nhở trên bước đường tu hành, tôi rất hoan hỉ. Trước tiên tôi xin chúc mừng Tăng Ni qua mùa hạ được bình yên, an vui. Đó là kết quả tốt sau một mùa an cư.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Phật dạy con

Phật tử thì ai chẳng là con Phật. Thế nhưng, La Hầu La là… con Phật lúc Phật còn là Thái tử. Một người con huyết thống. Trong cái đêm rời bỏ cung điện, “quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh” đó, Thái tử Tất-Đạt-Đa hẳn đã ít nhiều quyến luyến. Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-hầu- La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Ca Ngợi Hoa Sen, Ca Ngợi Con Người - Lắng Tâm Nhìn Lại

Con người giống như hoa sen.
Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ của chính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo.

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

TAM TUỆ HỌC - TAM VÔ LẬU HỌC

Phật dạy trong kinh A-hàm: Người tôn trọng chân lý là khi nghĩ điều gì thì nói "Đây là cái nghĩ của tôi". Nếu người khác nghĩ không giống mình thì đó là cái nghĩ của người. Như vậy đâu có cãi nhau, nếu cho rằng cái nghĩ của tôi đúng, ai nói khác là sai, hai người đúng gặp nhau thì đưa tới cãi vã. Đó là không tôn trọng chân lý. Tôn trọng chân lý là tôn trọng lẽ thật. Biết suy nghĩ của mình do kinh nghiệm từ quá khứ, có khi đúng, có khi sai thì người khác cũng vậy. Vì thế chúng ta đừng cho cái nghĩ của tôi là đúng, của người khác là sai.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG TRÂN QUÝ

1-Trở ngại lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta chính là nỗi lo lắng, sợ hãi bởi do thiếu hiểu biết và không tin sâu nhân quả. 
2-Sai lầm lớn nhất của đời người chính là từ bỏ mục đích cao đẹp của mình sống là phục vụ nhân sinh.