Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

SỰ THẬT NHƯ NÓ ĐANG LÀ?

"Sự thật về sự tồn tại như chính nó", thường bị hiểu cách biên kiến thành "sự thật như nó đang là". Có hai nguyên nhân đưa đến hiểu cách biên kiến như sau:
- Từ tồn tại, đồng nghĩa các từ: hiện hữu, có mặt. Ngang đây, họ đã hiểu từ hiện hữu hay có mặt chính là đang là. Nguyên nhân hiểu từ hiện hữu thành từ đang là, vì họ cho rằng mọi thứ có mặt đang biến đổi, nên nó có mặt chỉ có giá trị về nó khi được xác nhận ngay bây giờ. Biên kiến ở đây chính là chỉ nhìn nhận khía cạnh của hiện hữu sanh diệt, hay hiện tượng, còn gọi là pháp hữu vi, mà không nhìn nhận ở khía cạnh thực thể cội gốc bất sinh bất diệt, hay còn gọi là pháp vô vi, mà nhờ có mặt của pháp vô vi này, nên pháp hữu vi mới có thể có mặt cách vô thường sanh trụ hoại diệt. Ví như chỉ nhìn nhận sự có mặt của hợp chất hữu cơ và các duyên cấu thành mà không nhìn nhận electron và proton, là những thực thể cội gốc cấu thành hợp chất ấy. 
- "Như chính nó", bị hiểu cách biên kiến là "như nó". "Như nó" ở đây chỉ biểu thị pháp hữu vi, vì "như nó" có giá trị không trọn vẹn về nó, bởi nó vô thường, bởi chúng ta thấy nó qua sáu căn, cho giá trị vô thường, hay còn gọi là hiện tượng mà thôi. Tuy nhiên, về khía cạnh thực thể cội gốc, sáu căn không cho ta một giá trị trọn vẹn về nó, do đó, như chính đó, là cụm từ nhấn mạnh đến sự thấy phải trọn vẹn về nó, dù ta có mặt hay không có mặt, và nó không phụ thuộc vào sự có mặt hay phụ thuộc vào sự nhận biết của ta.
Cho nên, tuệ về sự thật về sự hiện hữu như chính nó, phải bao hàm tuệ về pháp hữu vi lẫn vô vi, như vậy mới có tuệ trọn vẹn để Đức Phật mới có thể tuyên bố trong kinh Nikaya rằng do có vô vi nên mới có thể nói về hữu vi, do có bất sinh bất diệt nên mới có thể nói về sinh diệt.
SƯ ĐỊNH QUANG

Không có nhận xét nào: