Bước sang thế kỷ 21, cuộc cách mạng về viễn thông, tin học đã làm đổi thay toàn cầu về mọi mặt của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hoá... Việt Nam cũng ảnh hưởng theo trên nhiều phương diện. Với những đổi thay như vậy, chúng ta phải tìm về và khẳng định lại bản sắc dân tộc bằng cách trở lại những truyền thống văn hoá Việt một cách có chọn lọc.
Kho tàng văn hoá cổ truyền của dân tộc ta vô cùng phong phú và đa dạng: huyền thoại và truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, 18 đời Vua Hùng Vương, Kinh Dịch (Diệc), Trống đồng, văn minh lúa nước, Lão học, đạo Mẫu, Phật học, ca dao dân ca, truyện cổ tích, tranh Đông Hồ... Trong số đó, giá trị nào là nền tảng cho triết lý, cho khoa học và cho văn hoá Việt, làm chất men để xây dựng một xã hội và một đạo đức mới.
Gia đình là tế bào của xã hội. Vì vậy gia đình là một trong những giá trị cần lưu tâm bậc nhất. Gần đây báo chí thường xuyên phản ánh sự suy thoái của gia đình: ly hôn tăng lên, con cái hư hỏng, anh em tranh giành nhà đất, bố mẹ già bị ruồng bỏ, vợ giết chồng... Vun đắp gia đình là mối quan tâm hàng đầu của xã hội nhất là xã hội phương Đông. Hiện nay, nền tảng gia đình ở nước ta đang bị thoái hoá. Vậy lấy giá trị truyền thống nào để vực gia đình lên? Phải chăng đó là tục lệ thờ cúng tổ tiên?
Ngày nay, gia đình hạt nhân (bố mẹ và con cái) có xu hướng thay cho đại gia đình (gồm nhiều thế hệ), ngay cả ở nông thôn. Trong phong trào tìm về cội nguồn, nhiều đại gia đình và dòng họ đang có huynh hướng tập họp lại vào các ngày lễ tổ, tảo mộ, trùng tu nhà thờ họ. Thế hệ trẻ được may mắn tắm mình trong môi trường và không khí ấy sẽ có những phản ứng tâm lý tích cực và tình cảm gắn bó với cộng đồng nhiều hơn. Tâm lý và Tình cảm này sẽ là nền tảng của tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người chúng ta.
Bàn thờ có mặt ở các gia đình để thờ cúng tổ tiên khiến cho đời sống tâm linh giàu hơn, cái ác bớt đi, cái thiện nẩy sinh... Ở đất nước ta, không chỉ người theo đạo Phật, Lão... mà kể cả bà con Thiên chúa giáo và người vô thần... cũng đều thờ cúng tổ tiên. Đó có phải là dấu hiệu trở về nguồn, là mẫu số chung của việc thắc chặc cộng đồng dân tộc trong tương lai?
Gần đây, tại Sân Trung tâm Lễ hội, Khu Di tích đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức trọng thể Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Đền Hùng. Đây là tin vui đến với chúng ta, dân tộc ta.
Hoàng Lạc
Ảnh: Intrenet
Thông Tin Để Tư Duy
Thông Tin Để Tư Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét