Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Đối Thoại Với Thượng Đế (A)

(Một cuộc đối thoại kỳ lạ 1992-1994)
Neale Donald Walsch được coi là 1 “sứ giả tâm linh” của thời hiện đại, người mang những thông điệp sâu sắc đến hàng triệu người trên thế giới, nói về ý nghĩa của cuộc đời, cũng như mối quan hệ giữa Thượng Đế và con người trong Thế giới ngày nay. Loạt sách mang tên chung With God (Với Thượng Đế) của Walsch đã được dịch ra gần 40 ngôn ngữ, đến với nhiều triệu độc giả. Ngoài ra, ông còn là tác giả của gần 20 tác phẩm khác. Quyển 1 của Đối thoại với Thượng Đế từng giữ kỷ lục nằm trong danh sách best-seller của tờ The New York Times suốt 137 tuần. Walsch cũng thành lập 1 hiệp hội mang tên Đối thoại với Thượng Đế với mục đích thúc đẩy con người từ bỏ bạo lực đến với hòa bình.
Nhà xuất bản tri thức – Nguyễn Trung Kỳ dịch

Dẫn nhập
Bạn sắp sửa có một trải nghiệm lạ lùng. Bạn sắp có một cuộc đối thoại với Thượng Đế, đúng vậy. Tôi biết… điều đó không thể nào có được. Có lẽ bạn nghĩ (hoặc đã được dạy bảo) rằng điều đó không thể nào có được. Tôi muốn nói rằng Thượng đế sẽ không đáp lại bạn đâu, đúng không? Ít ra là không trả lời theo cách thông thường con người ta vẫn thường trò chuyện!
Đó cũng từng là suy nghĩ của tôi. Thế rồi cuốn sách này đã xảy đến với tôi. Tôi muốn nói rằng nó đã xảy đến. Cuốn sách này không phải do tôi viết, nó chỉ xảy đến với tôi. Và trong khi bạn đọc cuốn sách này, điều ấy cũng sẽ xảy đến với bạn, vì tất cả chúng ta đều được dẫn đưa đến chân lý mà chúng ta đã sẵn sàng tiếp nhận.
Cuộc đời tôi có lẽ sẽ dễ chịu hơn, nếu tôi giữ kín tất cả những điều này. Nhưng đó không phải là lý do để nó xảy đến với tôi. Và dù cuốn sách có gây cho tôi bao nhiêu phiền toái đi chăng nữa (chẳng hạn như bị gọi là một kẻ báng bổ, lừa đảo, giả hình vì đã không sống theo các chân lý ấy trong quá khứ, hay tồi tệ hơn, bị gọi là một người thánh thiện) thì tôi vẫn không thể nào ngưng lại tiến trình ấy bây giờ được. Mà tôi cũng chẳng muốn như vậy, Tôi từng có những cơ hội để bước ra khỏi tất cả những điều  này, nhưng tôi đã không làm thế. Tôi đã quyết định gắn bó với những gì bản năng mách bảo tôi, thay vì những điều mà thế giới dạy cho tôi về những nội dung này.
Các bản năng ấy nói rằng cuốn sách này không phải là vô nghĩa, hay sản phẩm thừa của một trí tưởng tượng hụt hẫng về những điều thiêng liêng, hoặc đơn thuần một cách tự biện minh của người đang tìm cách bào chữa cho 1 đời sống sai lạc. Ồ, tôi từng nghĩ đến tất cả những điều này rồi. Vâng, tất cả. Cho nên tôi đã gửi những gì tôi viết cho một vài người khác đọc, ngay khi nó vẫn còn là bản viết tay. Họ bị đánh động. Và họ đã khóc. Và họ cười lớn vì vui mừng và vì tính hài hước trong đó. Và theo như lời họ nói, cuộc sống họ đã thay đổi. Họ được thay đổi. Họ được tăng thêm sức mạnh.
Nhiều người nói họ được biến đổi.
Ấy là lúc tôi biết rằng cuốn sách này dành cho mọi người, và nó phải được xuất bản. Vì đây là một quà tặng tuyệt vời dành cho những người thực sự muốn có câu trả lời, những người thực sự quan tâm đến các câu hỏi, những người đã dấn bước vào hành trình tìm kiếm chân lý với con tim chân thành, với tâm hồn khao khát và tâm trí rộng mở. Và hầu như đó là tất cả chúng ta.
Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các môi quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hỏa ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khỏe, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hòa bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.
Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu về điều này. Nhất là họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp tục thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra 10 năm (cả 3 tiêu chuẩn này đều không có cửa cho tôi).
Sự thật là, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa 2 loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trong đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằng nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.
Ngay sau khi những điều này xảy đến với tôi, tôi đã biết mình đang đối thoại với Thượng đế. Trực tiếp và đích thân. Không thể phủ nhận được. Và tôi biết rằng Thượng đế đang trả lời cho các câu hỏi của tôi theo tầm khả năng tôi có thể hiểu được. Tức là, tôi đang được trả lời bằng những cách thức và ngôn từ mà Thượng đế biết tôi hiểu được. Điều này giải thích cho văn phong thông tục của bản văn và những tham chiếu đến những gì tôi thu hoạch được từ nhiều nguồn khác cũng như những kinh nghiệm trong đời. Hiện giờ tôi biết rằng tất cả những gì đã đi vào đời tôi đều đến từ Thượng đế, và bây giờ được kéo lại với nhau, lôi kéo lẫn nhau, thành một lời đáp trả hoàn chỉnh, diễm lệ cho mọi vấn đề tôi gặp phải.
Và vào lúc nào đó trong hành trình, tôi nhận ra rằng một cuốn sách đang hình thành. Đây là cuốn sách được viết ra để xuất bản. Thực ra tôi được chỉ bảo rõ ràng trong phần sau của cuộc đối thoại (vào khoảng tháng 2 năm 1993) rằng có 3 cuốn sách sẽ được hình thành, trong đó:
1. Cuốn thứ nhất chủ yếu bàn đến các vấn đề cá nhân, tập trung vào các thách đố và cơ hội trong đời sống mỗi người.
2. Cuốn thứ hai sẽ bàn về các chủ đề rộng lớn hơn, như đời sống địa lý, chính trị và siêu hình trên hành tinh và các thách đố cả thế giới đang đương đầu.
3. Cuốn thứ ba sẽ bàn về các chân lý phổ quát ở bình diện cao nhất và các thách đố cũng như cơ hội của linh hồn.
Đây là cuốn đầu tiên trong số đó, hoàn tất vào tháng 2 năm 1993. Để rõ hơn, tôi muốn giải thích thêm rằng, khi tôi viết lại cuộc đối thoại này bằng tay, tôi đã gạch dưới hoặc khoanh tròn các từ hoặc câu xảy đến với tôi với một sự nhấn mạnh đặc biệt – như thể Thượng đế làm bật chúng ra vậy. Các phần ấy sau này đặt thành chữ nghiêng trong khâu sắp chữ.
Lúc này tôi phải nói, sau khi đã đọc đi đọc lại sự khôn ngoan được gói ghém trong đây, rằng tôi thực sự bối rối về đời sống của tôi. Nó được đánh dấu bởi các sai lầm và sự tắc trách nối tiếp nhau, bởi những hành vi rất đáng hổ thẹn, những chọn lựa và quyết định mà tôi biết rõ những người khác lấy làm tổn thương và không thể tha thứ được. Mặc dù tôi rất lấy làm ân hận vì tôi đã lớn lên qua đau khổ của người khác, tôi vô cùng biết ơn vì tất cả những gì tôi học được, và tôi thấy vẫn còn nhiều điều phải học hỏi, vì những người trong đời tôi. Tôi xin lỗi mọi người vì sự kém cỏi của tôi. Nhưng Thượng đế đã bảo tôi hãy tha thứ cho những thiếu sót của mình, và đừng sống trong sợ hãi và mặc cảm, tuy vậy, hãy luôn cố gắng – luôn cố gắng – sống bằng cách nhìn vĩ đại hơn.
Tôi biết đó cũng là điều Ngài muốn đối với tất cả chúng ta.                                  
Neale Donald Walsch
Lễ giáng sinh 1994


Chương 1

Mùa xuân 1992 – tôi nhớ là vào khoảng lễ Phục sinh năm ấy – một hiện tượng lạ thường đã xảy đến trong đời tôi. Thượng đế bắt đầu nói chuyện với bạn. Thông qua tôi.
Để tôi giải thích điều này.
Trong suốt thời gian này, tôi cảm thấy cực kỳ bất hạnh. Cả về bản thân, công việc, tình cảm và đời sống của tôi, ở mọi phương diện đều thất bại. Tôi có một thói quen lâu nay, là viết ra các ý nghĩ của mình thành những bức thư (mà tôi chẳng bao giờ gửi đi cả). Khi ấy, tôi cũng cầm lên một tập giấy màu vàng và bắt đầu trút ra những cảm xúc của mình.
Lần này, thay vì viết thêm một lá thư cho một người mà tôi tưởng tượng là đang làm khổ mình, tôi nghĩ đến việc đi thẳng đến cội nguồn, kẻ đầu têu trong việc làm khổ tôi. Tôi quyết định viết một lá thư cho Thượng đế.
Đó là một bức thư đầy hằn học và dữ dội, tràn đầy những rối rắm, vật vã và kết án. Và cả một đống những câu hỏi đầy giận dữ.
Tại sao cuộc đời tôi chẳng khá lên được? Phải cần đến những gì để cải thiện nó bây giờ? Tại sao tôi không thể tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ của mình? Chuyện thiếu tiền sao cứ ám ảnh mãi thế này? Cuối cùng, và quan trọng nhất, tôi đã làm gì để đáng phải chịu một cuộc sống vất vả triền miên như thế này?
Điều xảy đến khiến tôi thấy kinh ngạc. Khi đã viết hết ra giấy những câu hỏi đầy cay đắng và không lời đáp của mình, và sắp sửa ném cây bút qua một bên, thì bàn tay tôi vẫn còn tì lên tờ giấy, như thế nó bị giữ lại đó bởi sức mạnh vô hình. Đột nhiên, cây bút bắt đầu tự mình di chuyển. Tôi không có ý định viết gì tiếp, nhưng dường như một ý tưởng đang nảy sinh, và tôi quyết định buông mình theo nó. Để cho nó trào ra…
Ngươi có thực sự muốn trả lời hết câu hỏi này không, hay ngươi chỉ muốn xả cho bõ tức?
Tôi chớp mắt… và rồi tâm trí hiện lên câu trả lời. Tôi cũng viết nó ra giấy.
Cả hai. Đúng là tôi đang xả giận, nhưng nếu có ai trả lời được, thề có ma quỷ, tôi muốn nghe lắm.
Ngươi “thề có ma quỷ”… về nhiều thứ rồi. “Thề có trời” không tốt hơn sao?
Và tôi viết tiếp: Nói vậy là sao?
Thế rồi tôi bất đầu một cuộc đối thoại, ngay cả trước khi khi tôi nhận ra điều đó… vả lại tôi không viết nhiều cho bằng ghi lại.
Việc ghi chép lại này đã tiếp diễn được ba năm và vào lúc ấy, tôi chẳng biết nó sẽ đi đến đâu. Câu trả lời cho những vấn đề tôi đưa ra không bao giờ đến trước khi câu hỏi được viết ra đầy đủ, và tôi đã dẹp hết những suy nghĩ của mình qua một bên. Thường thì câu trả lời xảy đến nhanh hơn ngòi bút của tôi, và tôi phải viết ngoáy cho kịp. Mỗi khi cảm thấy hồ nghi, hoặc mất đi cảm giác rằng các từ ngữ này đang xuất hiện từ một nơi khác, tôi đặt bút xuống và bước ra khỏi cuộc trò chuyện, cho đến khi nào lại cảm thấy có hứng trở lại- xin lỗi nhé, tôi thấy đây là tư duy rất phù hợp – thì tôi mới trở lại với tập giấy và bắt đầu hí hoáy viết tiếp.
Các cuộc trò chuyện ấy vẫn còn tiếp tục khi tôi viết những dòng này. Và phần lớn sẽ được trình bày ở các trang tiếp theo… Các trang này là một cuộc đối thoại lạ lùng, mà thoạt đầu tôi không tin được, sau đó tôi cho là nó có giá trị cho riêng mình. Còn bây giờ, tôi hiểu rằng nội dung ấy nhắm đến không chỉ riêng tôi. Nó dành cho bạn và cho người khác nữa, những người được đọc cuốn sách này. Vì những câu hỏi của tôi thực ra là câu hỏi của các bạn.
Tôi muốn bạn tham gia cuộc đối thoại này ngay khi có thể, vì điều thực sự quan trọng ở đây không phải là câu chuyện của tôi, mà là của bạn. Chính câu chuyện của đời bạn đã đem bạn đến đây. Nội dung trong sách này có lien hệ đến chính kinh nghiệm cá nhân của bạn. Bằng không, bạn sẽ chẳng ngồi đây với cuốn sách, ngay lúc này.
 Vì thế, chúng ta hãy đi vào cuộc đối thoại bằng một câu hỏi mà tôi đã đặt ra từ rất lâu rồi: Thượng đế nói như thế nào, và nói với ai? Khi tôi hỏi như thế, đây là câu trả lời của tôi nhận được:
Ta nói với hết mọi người. Vào mọi lúc. Vấn đề không phải Ta nói chuyện với ai, nhưng là có ai lắng nghe Ta nói không?
Ngạc nhiên chưa. Tôi xin ngài cắt nghĩa thêm về chuyện này. Đây là điều Thượng đế đã nói:
Trước hết hãy đổi từ nói bằng từ truyền đạt. Từ ngữ này tốt hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn. Khi chúng ta tìm cách nói với nhau – Ta với ngươi, ngươi với Ta, chúng ta ngay lập tức bị ràng buộc bởi giới hạn chật chội của lời nói. Vì lý do này, Ta không chỉ truyền đạt bằng lời nói mà thôi. Thực sự là Ta ít khi làm như thế. Hình thức truyền đạt mà Ta thường sử dụng nhất là qua cảm giác.
Cảm giác là ngôn ngữ của tâm hồn.
Nếu ngươi muốn biết cái gì là đúng đối với ngươi về một điều gì đó, hãy xem ngươi cảm thấy thế nào về nó.
 Cảm giác đôi khi khó nhận ra – và thường khi thừa nhận chúng còn khó hơn. Nhưng ẩn trong những cảm giác sâu kín nhất của ngươi là sự thật cao nhất của ngươi đấy.
Quan trọng là làm sao tiếp cận được cảm giác ấy. Ta sẽ chỉ cách cho ngươi, nếu ngươi muốn.
Tôi nói với Người rằng tôi rất muốn, nhưng ngay lúc này tôi muốn Ngài trả lời cho tôi đầy đủ hơn về câu hỏi đầu tiên. Thượng đế nói thế này:
Ta cũng truyền đạt qua ý nghĩ nữa. Ý nghĩ và cảm giác không giống nhau, mặc dù  chúng có thể xảy đến đồng thời. Khi truyền đạt qua ý nghĩ, ta thường sử dụng hình ảnh. Vì lý do này, ý nghĩ cũng là công cụ truyền đạt hữu hiệu hơn lời nói.
Ngoài cảm giác và ý nghĩ ra, Ta cũng còn dùng kinh nghiệm như một sứ giả truyền tin quan trọng.
Cuối cùng, khi cảm giác, ý nghĩ và kinh nghiệm đều thất bại, Ta mới sử dụng lời nói, lời nói thật ra là phương tiện truyền đạt kém hiệu quả nhất. Chúng thường bị giải thích sai và thường bị hiểu lầm.
Tại sao ư? Vì chính bản chất của lời nói. Lời nói chỉ là những cái thốt ra: là những âm thanh đại diện cho cảm giác, ý nghĩ và kinh nghiệm. Chúng là những biểu tượng. Dấu chỉ. Tín hiệu. Chúng không phải là chân lý. Chúng không phải là những điều có thật.
Lời nói có thể giúp ngươi hiểu được một điều gì đó. Kinh nghiệm giúp cho ngươi biết được nó. Nhưng có những điều ngươi không thể kinh nghiệm được. Vì thế nên Ta đã cho ngươi những cách khác để nhận biết. Chúng gọi là cảm giác. Và cả ý nghĩ cũng vậy.
Nhưng điều mỉa mai lớn nhất là, các ngươi đều đặt quá nhiều tầm quan trọng cho lời Thượng đế và quá ít cho kinh nghiệm.
Thật vậy, Các ngươi quá xem nhẹ giá trị của kinh nghiệm, đến độ khi kinh nghiệm của các ngươi về Thượng đế khác với những gì đã nghe về Thượng đế, lập tức các ngươi dẹp bỏ kinh nghiệm qua một bên và bám lấy lời nói, trong khi lẽ ra phải ngược lại mới đúng.
Kinh nghiệm và cảm giác của ngươi về một sự việc cho biết điều ngươi biết được qua thực tế và trực giác về điều đó. Lời nói chỉ tìm cách biểu tượng hóa điều ngươi biết, và thường có thể làm rối tung lên điều ngươi biết.
Vậy, trên đây là những công cụ Ta dùng để truyền đạt, nhưng chúng không phải là các phương pháp. Vì không phải mọi cảm giác, mọi ý nghĩ, mọi kinh nghiệm, mọi lời nói đều đến từ Ta đâu.
Có nhiều lời được nói ra từ những người khác, Nhân danh Ta. Nhiều ý nghĩ và cảm giác được nâng đỡ bởi những nguyên nhân không phải là sáng tạo trực tiếp của ta. Nhiều kinh nghiệm cũng xuất phát từ đó.
Vấn đề thách đố ở đây là nhận định. Cái khó khăn là biết được sự khác nhau giữa các thông điệp đến từ Thượng đế và các dữ liệu đến từ nguồn khác. Biện phân sẽ trở nên đơn giản khi áp dụng một qui tắc cơ bản:
Ý nghĩ cao nhất, Lời nói rõ ràng nhất, Cảm giác lớn lao nhất của ngươi đều thuộc về Ta. Mọi thứ kém hơn đều đến từ một nguồn khác.
Vậy là công việc biện phân đều trở nên đơn giản hơn rồi, vì ngay cả với những học sinh tiểu học, việc xác định cái gì là cao nhất, Rõ nhất và Lớn nhất cũng không phải là việc gì đó quá khó khăn.
Nhưng Ta sẽ cho ngươi những hướng dẫn sau đây nữa:
Ý nghĩ cao nhất luôn luôn là ý nghĩ chứa đựng niềm vui. Lời nói rõ ràng nhất là lời nói chứa đựng sự thật. Cảm giác lớn lao nhất là cảm giác mà ngươi gọi là yêu thương.
Vui mừng, sự thật, yêu thương.
Ba điều này có thể thay đổi lẫn cho nhau, và điều này đưa đến điều kia. Đặt chúng theo thứ tự nào không quan trọng.
Khi đã dựa vào những hướng dẫn trên đây để xác định những thông điệp nào là của Ta, và thông điệp nào đến từ nguồn khác rồi, vấn đề duy nhất còn lại là: Các thông điệp của ta có được lưu ý tới hay không.
Hầu hết là không. Một số là vì chúng có vẻ tốt đẹp quá đến độ khó có thể là sự thật. Những thông điệp khác là vì xem ra quá khó khăn, không thể làm theo. Nhiều thông điệp khác, đơn giản là chung bị hiểu sai. Nhưng nhiều nhất là bởi vì chúng không được đón nhận.
Sứ giả mạnh mẽ nhất của ta là kinh nghiệm. Nhưng ngay cả kinh nghiệm cũng bị các ngươi bỏ qua. Các ngươi đặc biệt bỏ qua loại thông điệp này.
Thế giới của ngươi sẽ không như tình trạng hiện giờ, chỉ cần các ngươi lắng nghe kinh nghiệm của mình. Hậu quả của việc ngươi không lắng nghe kinh nghiệm của mình là các ngươi cứ phải nhắc đi nhắc lại kinh nghiệm ấy nhiều lần. Vì mục đích của Ta sẽ không bị bóp nghẹt, ý muốn của Ta sẽ không bị lãng quên. Các ngươi sẽ bắt được thông điệp. Chỉ sớm hay muộn mà thôi.
Tuy nhiên, Ta không ép buộc các ngươi. Ta cũng chẳng bao giờ thôi thúc các ngươi. Vì Ta đã ban cho các ngươi một ý chí tự do – là khả năng làm điều mình chọn – và Ta sẽ không bao giờ rút lại điều ấy từ nơi các ngươi. Không bao giờ.
Và vì vậy Ta sẽ tiếp tục gửi đến ngươi cùng một thông điệp, gửi đi gửi lại, qua nhiều thiên kỷ và đến mọi chân trời góc biển mà ngươi đang ở. Ta sẽ không ngừng gửi đến ngươi các thông điệp của Ta cho đến khi ngươi nhận được và giữ lấy chúng, và gọi chúng là của mình.
Các thông điệp của Ta đến với ngươi dưới hàng trăm hình thức, vào hàng ngàn thời điểm khác nhau, ngang qua cả triệu triệu năm. Ngươi không thể nào bỏ sót nếu ngươi thực sự lắng nghe. Ngươi không thể nào tảng lờ chúng một khi đã thực sự nghe được. Như vậy sự giao tiếp giữa chúng ta sẽ bắt đầu thật mạnh mẽ. Vì trước đây, ngươi chỉ nói với Ta, cầu xin cùng Ta, khẩn nài Ta. Nhưng bây giờ, Ta có thể nói lại với ngươi, thậm chí như Ta đang làm bây giờ.
Làm sao tôi biết được sự truyền thông này là từ Thượng đế? Tôi làm sao biết được đây không phải là sự tưởng tượng của tôi?
Thì có gì khác đâu? Ngươi không thấy rằng Ta có thể dễ dàng làm việc qua trí tưởng tượng của ngươi cũng như qua những cái khác sao? Ta sẽ mang đến cho ngươi chính những ý nghĩ, lời nói và cảm giác đúng đắn, tại bất cứ thời điểm nào, phù hợp đúng với mục đích đề ra, sử dụng chỉ một hoặc nhiều công cụ.
Ngươi sẽ biết những lời ấy từ Ta, vì theo như lời ngươi, ngươi chưa bao giờ nói rõ ràng như thế. Nếu ngươi đã từng nói rõ ràng như thế về các vấn đề này, hẳn ngươi đã không cần phải hỏi rồi.
Thế Thượng đế truyền đạt cho ai? Họ có phải là những người đặc biệt không? Có phải vào những thời điểm đặc biệt không?
Mọi người, ai cũng đặc biệt, và mọi giây phút đều là vàng ngọc. Không có người nào và không có lúc nào đặc biệt hơn người khác, lúc khác. Nhiều người thích tin rằng Thượng đế truyền đạt bằng những cách thức đặc biệt, và chỉ cho một số người thôi. Niềm tin này loại bỏ số đông người ta khỏi trách nhiệm nghe thông điệp của Ta, còn đón nhận (là một chuyện khác) thì lại càng ít hơn nữa. Nó cũng cho phép họ lấy lời của ai đó khác thay vào. Ngươi không cần phải lắng nghe Ta, vì ngươi quyết định rằng có những người khác đã nghe Ta nói về mọi thứ, và ngươi chỉ cần lắng nghe những người ấy thôi.
Khi lắng nghe điều người khác cho rằng họ nghe Ta nói, ngươi không cần phải suy nghĩ gì cả.
Đây là lý do lớn nhất của đại đa số những người quay lưng với thông điệp của Ta ở bình diện cá nhân. Nếu ngươi thừa nhận ngươi đang trực tiếp nhận lấy các thông điệp của Ta thì ngươi có trách nhiệm phải giải thích chúng. Chấp nhận sự giải thích của những người khác (ngay cả những người đã sống cách đây 2000 năm) vẫn an toàn và dễ dàng hơn là tìm cách giải thích thông điệp mà ngươi đang nhận lấy vào ngay lúc này.
Nhưng Ta mời ngươi đi vào một hình thức thông giao mới mẻ với Thượng đế. Một cuộc giao tiếp hai chiều. Thực ra chính ngươi đã mời Ta đấy chứ. Vì ta đến với ngươi, dưới hình thức này, ngay lúc này để trả lời cho cuộc gọi của ngươi đấy.
Tại sao có một số người, như Đức Ki-Tô chẳng hạn, dường như nghe được sự truyền đạt của Ngài rõ hơn những người khác?
Vì có một số người sẵn sàng thực sự lắng nghe. Họ muốn nghe, và họ muốn để ngỏ cho sự truyền đạt, ngay cả khi nó có vẻ hiếm hoi, hoặc điên khùng, hoặc sai bét.
Vậy là chúng tôi nên lắng nghe Thượng đế cả khi điều được nói xem ra có vẻ sai lầm?
Nhất là khi nó có vẻ sai lầm. Nếu ngươi tin rằng cái gì ngươi cũng đúng thì cần gì phải nói chuyện với Thượng đế nữa?
Hãy tiến tới và hành động dưa trên tất cả những gì ngươi biết. Nhưng lưu ý nhé, tất cả các ngươi từng làm điều ấy từ xửa từ xưa rồi. Và hãy xem thế giới hiện nay có hình thù như thế nào. Rõ ràng, các ngươi đang thiếu một điều gì đó, đó là một cái gì đó mà ngươi không hiểu. Điều các ngươi hiểu thì phải có vẻ là đúng đối với các ngươi, vì “đúng” là từ các ngươi dùng để chỉ điều mà các ngươi đồng ý. Vì thế, cái mà ngươi thiếu khi nó xuất hiện lần đầu, ngươi sẽ cho rằng nó “sai”.
Cách duy nhất để đi tiếp là hỏi ngay chính mình, “chuyện gì xảy ra nếu mọi thứ tôi cho là “sai” thực ra là “đúng”? “Mọi nhà khoa học lớn đều biết chuyện này. Khi làm điều gì đó không thành, nhà khoa học đặt qua một bên tất cả các giả thuyết và bắt đầu lại từ đầu. Mọi phát sinh lớn đều được thực hiện một thái độ sẵn sàng và khả năng nhận mình không đúng. Và điều đó thực sự cần thiết ở đây.
Ngươi không thể biết được Thượng đế, chừng nào ngươi chưa thôi tự nhủ rằng ngươi đã biết Thượng đế rồi. Ngươi không thể nào nghe thấy Thượng đế chừng nào ngươi chưa thôi nghĩ rằng ngươi đã từng nghe Thượng đế rồi.
Ta không thể nói cho ngươi Sự Thật của Ta, Trừ phi ngươi ngừng nói cho Ta sự thật của ngươi.
Nhưng sự thật tôi biết về Thượng đế đến từ Ngài cơ mà.
Ai nói vậy?
Những người khác.
Người khác nào?
Các nhà lãnh đạo, các thừa tác viên. Các rabbi, các linh mục, sách vở nữa, như kinh thánh chẳng hạn.
Đó không phải là những nguồn đáng tin.
Không phải à?
Đúng, không phải.
Vậy cái gì mới là nguồn đáng tin?
Hãy lắng nghe cảm giác của ngươi. Hãy lắng nghe ý nghĩ cao nhất của ngươi. Lắng nghe kinh nghiệm. Mỗi khi có cái nào trong chúng khác biệt so với những gì ngươi được dạy qua các thầy, cô, hoặc đã đọc trong sách vở, hãy quên các lời kia đi, lời nói là kẻ truyền đạt sự thật ít đáng tin cậy nhất.
Tôi có quá nhiều điều muốn nói với Ngài, tôi muốn hỏi Ngài nhiều thứ lắm. Nhưng giờ tôi chăng biết bắt đầu từ đâu?
Chẳng hạn, tại sao Ngài lại không hiện ra? Nếu thực sự có một Thượng đế, và Ngài là nó, tại sao Ngài không hiển lộ chính Ngài bằng một cách thức mà chúng tôi đều hiểu được?
Ta đã làm như thế rồi chứ, làm đi làm lại nhiều lần. Ta cũng đang làm thế ngay lúc này.
Không, Tôi muốn nói bằng một phương thức kiểu mặc khải, làm sao không ai còn tranh cãi được, không ai phủ nhận được nữa.
Thí dụ như?
Thí dụ như hiện ra ngay bây giờ trước mắt tôi đây.
Thì ta đang làm thế rồi còn gì.
Đâu nào?
Ở bất cứ nơi nào ngươi đang nhìn.
Không, không tôi muốn nói đến một cách mà không ai bắt bẻ được nữa, cách mà không ai có thể phủ nhận.
Cách nào vậy? Ngươi muốn ta xuất hiện với hình dáng như thế nào?
Theo đúng hình dạng mà Ngài thực sự có.
Chuyện đó thì không thể được rồi. Vì ta chẳng có dáng hình nào mà ngươi hiểu được. Ta có thể mượn lấy một hình dáng mà ngươi có thể hiểu, nhưng khi ấy mọi người sẽ cho rằng điều họ nhìn thấy chính là hình dạng duy nhất của Thượng đế, thay vì cho rằng đó chỉ là một trong nhiều hình dạng của Thượng đế mà thôi.
Người ta tin rằng Ta là điều mà họ thấy Ta giống như vậy, thay vì là điều họ không nhìn thấy. Nhưng ta là người Bất Khả Kiến Vĩ đại, chứ không phải là hình dạng ta làm cho Bản thân Ta thành như vậy vào một thời điểm nhất định. Nói theo nghĩa nào đó, Ta là cái không phải là ta. Ta đến từ cái không phải là ta và ta luôn trở về đó.
Nhưng khi Ta đến dưới hình thức này hoặc nọ - một hình thức mà Ta cho rằng mọi người có thể hiểu ta – thì người ta lại vĩnh viễn gán cho Ta hình thức ấy.
Và nếu như Ta đến trong một hình thức khác, đến với những người khác thì người đầu tiên nói Ta không hiện ra với người thứ hai, vì Ta với người thứ hai không giống như lần Ta hiện ra với người trước, cũng không nói những điều tương tự - vậy thì làm sao đó có thể là ta được?
Vậy là ngươi thấy rồi đấy, vấn đề không phải ta bày tỏ chính mình dưới hình thức nào hoặc bằng cách nào. Cho dù ta chọn bất cứ phương cách hoặc hình thức nào đi nữa thì vẫn chẳng có cái nào hết gây tranh cãi.
Nhưng nếu Ngài làm một điều gì đó, để làm chứng sự thật Ngài là ai, một bằng chứng vượt lên mọi nghi ngờ và tranh cãi…
…Thì vẫn có người sẽ nói điều đó là do ma quỷ, hoặc là do đầu óc tưởng tượng của người ta, hoặc do một nguyên nhân nào khác chứ không phải từ Ta.
Nếu Ta tự biểu lộ mình như một Thượng đế toàn năng, Vua của Trời Đất, và Ta dời núi chuyển non để chứng minh cho điều đó, sẽ có những người nói rằng “Chắc hẳn nó là Satan”.
Chuyện lẽ dĩ nhiên là như thế thôi. Vì Thượng đế không bày tỏ Bản thân cho Bản thân từ hoặc thông qua việc quan sát bên ngoài, mà qua kinh nghiệm bên trong. Và khi kinh nghiệm bên trong đã hiển lộ được Chân Ngã của Thượng đế rồi, việc quan sát bên ngoài là cần thiết thì không thể nào có kinh nghiệm bên trong được.
Vậy nếu mặc khải được yêu cầu thì không thể nào có mặc khải được, vì hành động yêu cầu là một lời khẳng định rằng nó không có đó; rằng không có gì nơi Thượng đế được biểu lộ vào lúc này. Một lời khẳng định như thế tạo ra kinh nghiệm. Vì ý nghĩ của ngươi về một sự vật có tính sáng tạo và lời nói của ngươi mang tính tạo dựng. Và ý nghĩ của ngươi kết hợp với lời nói sẽ tạo nên hiệu quả lớn lao sinh ra thực tại của ngươi, vì thế ngươi sẽ kinh nghiệm được Thượng đế bây giờ không hiển lộ, vì nếu có, ngươi đã chẳng xin Thượng đế điều này làm gì.
Vậy có nghĩa là tôi không thể xin bất cứ điều gì tôi muốn sao? Có phải Ngài nói rằng việc cầu xin một việc gì đó thực sự đẩy nó ra xa khỏi mình?
Đây là một câu hỏi đã được đặt ra qua bao nhiêu thời đại rồi – và cũng đã được trả lời mỗi khi hỏi. Nhưng ngươi đã không nghe câu trả lời, hoặc không chịu tin thôi.
Bây giờ nó lại được trả lời một lần nữa, bằng ngôn ngữ thời nay như thế này:
Ngươi sẽ không có được điều ngươi xin, cũng không có được điều ngươi muốn. Bởi vì chính yêu cầu của ngươi là một điều khẳng định sự thiếu, và lời ngươi nói rằng ngươi muốn cái điều chỉ đưa đến việc tạo ra chính cái kinh nghiệm ấy – kinh nghiệm thiếu thốn – trong thực tại của ngươi.
Vì thế lời cầu nguyện đúng đắn không phải là lời nguyện nài xin. Nhưng là lời nguyện tạ ơn.
Khi ngươi cảm ơn chúa trước về một điều ngươi chọn để cảm nghiệm trong thực tế, thật ra, ngươi đã thừa nhận rằng nó đã có đó… trong thực tế rồi. Như vậy lời cảm ơn là sự khẳng định mạnh mẽ nhất với Thượng đế, một lời khẳng định rằng ngay trước cả khi ngươi xin, Ta đã đáp lời rồi.
Vì thế, đừng bao giờ nài xin. Hãy thưởng thức.
Nhưng có khi nào tôi tạ ơn Chúa trước về một điều gì đó, rồi nó chẳng bao giờ xảy đến không? Chuyện ấy coi chừng lại đưa tới vỡ mộng và cay đắng.
Ngươi đừng bao giờ tạ ơn như một công cụ để điều khiển Thượng đế; một công cụ đánh lừa cả Vũ trụ. Ngươi không thể lừa dối chính mình. Tâm trí ngươi biết được sự thật trong ý nghĩ của ngươi. Nếu ngươi nói “Tạ ơn Chúa về điều này điều kia”, trong khi ý thức rõ ràng nó không có đó trong thực tại của ngươi thì ngươi không thể mong Thượng đế biết ít hơn ngươi, để tạo ra nó cho ngươi.
Thượng đế biết điều ngươi biết, và điều ngươi biết là cái hiện ra thành thực tại của ngươi.
Thế nhưng, làm thế nào để tôi có thể tạ ơn về một điều mà tôi biết là không có đó?
Đức tin. Nếu ngươi có lòng tin chỉ bằng hạt cải, ngươi có thể chuyển núi dời non. Ngươi biết nó có đó, vì ta đã nói rằng nó ở đó. Vì ta đã nói rằng, ngay cả trước khi ngươi xin, Ta đã nhận lời. Vì Ta đã nói và nói với ngươi bằng một cách thức dễ hiểu, qua một bậc thầy mà ngươi có thể gọi tên, rằng bất cứ điều gì ngươi chọn, và chọn điều đó nhân danh ta thì nó sẽ có đó.
Nhưng có nhiều người bảo rằng lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng.
Không có lời cầu nguyện nào – và lời cầu nguyện chẳng qua là một lời khẳng định mạnh mẽ về cái gì đó – không được trả lời. Mọi lời cầu nguyện – mọi ý nghĩ, mọi lời khẳng định, mọi cảm giác – đều có tính sáng tạo. Tùy theo mức độ nó được quả quyết như là sự thật mà nó được bộc lộ trong kinh nghiệm của ngươi thôi.
Khi người ta nói rằng một lời cầu nguyện không được đáp ứng, điều thực sự xảy ra là chính cái ý nghĩ, lời nói, cảm giác sốt sắng nhất đã được hoạt động rồi. Nhưng điều ngươi phải biết lúc này – và đây là điều bí mật – chính cái ý nghĩ đứng sau ý nghĩ – có thể gọi là Ý Nghĩ Nâng đỡ - mới là ý nghĩ đang kiểm soát.
Vì thế, nếu ngươi van xin khẩn nài, xem ra càng có ít cơ hội để ngươi cảm nghiệm điều mà ngươi nghĩ mình đang chọn. Vì Ý Nghĩ Nâng đỡ đứng sau việc này xin chính là: Ngươi không có điều mà giờ ngươi đang ước muốn. Ý Nghĩ Nâng Đỡ ấy trở nên thực tại của ngươi.
Ý Nghĩ Nâng Đỡ duy nhất có thể đè lên ý nghĩ này là ý nghĩ có được bằng lòng tin, đó là: Thượng đế sẽ ban cho ngươi bất cứ điều gì được xin, Ngài không thất hứa. Một số người có được lòng tin này, nhưng rất ít.
Tiến trình cầu nguyện trở nên dễ dàng hơn, khi thay vì phải tin rằng Thượng đế sẽ luôn gật đầu trước mọi yêu cầu, người ta chỉ cần trực giác một điều: bản thân lời yêu cầu là không cần thiết. Khi ấy lời cầu nguyện trở thành lời tạ ơn. Đó không còn là một yêu cầu nữa, nhưng là lời khẳng định lòng biết ơn vì một điều hiển nhiên.
Khi Ngài nói cầu nguyện là khẳng định một điều đã có, phải chăng Ngài nói rằng Thượng đế không làm gì hết; rằng những gì xảy ra sau khi cầu nguyện chỉ là kết quả của lời cầu nguyện?
Nếu ngươi tin rằng Thượng đế là đấng toàn năng, Người lắng nghe mọi lời cầu nguyện, chấp thuận một số người này, từ chối những người khác và chần chừ với số còn lại thì ngươi sai rồi. Thượng đế sẽ quyết định như thế dựa vào nguyên tắc nào bây giờ?
Nếu ngươi tin rằng Thượng đế là một đấng sáng tạo và quyết định hết mọi sự trong đời ngươi, ngươi sai rồi.
Thượng đế là người quan sát, chứ không phải người sáng tạo. Và Thượng đế đứng đó, sẵn sàng trợ giúp để ngươi sống cuộc sống của ngươi, nhưng không phải theo cách mà ngươi hy vọng đâu.
Vai trò của Thượng đế không phải là sáng tạo, hay phá bỏ các hoàn cảnh hoặc điều kiện của đời ngươi. Thượng đế đã tạo ra ngươi, giống như hình ảnh của Thượng đế. Ngươi đã tạo ra những gì còn lại, nhờ quyền năng mà Thượng đế ban cho ngươi. Thượng đế đã tạo ra tiến trình của sự sống và cũng tạo ra chính sự sống như ngươi biết rồi. Nhưng Thượng đế cũng ban cho ngươi chọn lựa tự do để hành xử với cuộc sống như ngươi muốn.
Theo nghĩa này, điều ngươi muốn cho ngươi là điều Thượng đế muốn cho ngươi.
Ngươi đang sống cuộc sống của ngươi theo cách ngươi đang sống cuộc sống của ngươi. Ta không hề có một sắp xếp nào trong chuyện này cả.
Ảo tưởng lớn nhất ngươi vướng vào là thế này: Thượng đế quan tâm cách này cách khác đến những gì ngươi làm.
Ta không quan tâm đến việc ngươi làm gì. Câu này quả là khó nghe. Nhưng ngươi có quan tâm chuyện con cái ngươi làm gì không, khi cho phép chúng đi ra ngoài chơi? Có quan trọng không, chuyên chúng nó chơi trốn tìm, bịt mắt bắt dê, hay chơi ô ăn quan? Không, vì ngươi biết chúng rất an toàn. Ngươi đã đặt chúng vào một môi trường mà ngươi biết là rất quen thuộc và thoải mái.
Dĩ nhiên, ngươi sẽ luôn hy vọng chúng không tự gây thương tích cho mình. Và nếu có, ngươi sẽ có mặt ngay để giúp chúng, băng bó cho chúng, dỗ chúng yên tâm, vui vẻ trở lại, rồi lại tiếp tục chơi đùa. Còn chuyện chúng nó chơi trò gì, ngươi đâu có thèm để ý.
Ngươi cũng sẽ bảo cho chúng biết những trò chơi nào là mạo hiểm. Nhưng ngươi không thể ngăn cản chúng chơi các trò ấy. Không thể luôn ngăn cản. Mãi mãi không. Không trong mọi lúc, từ bây giờ đến chết. Các bậc cha mẹ khôn ngoan đều biết điều này, nhưng họ không ngừng lo lắng kết quả. Chính cái thế lưỡng lập này – tức là không quan tâm đến tiến trình nhưng lại rất quan tâm đến kết cục – có thể mô tả gần đúng cái mâu thuẫn của Thượng đế.
Nhưng theo một nghĩa nào đó, Thượng đế còn không quan tâm đến kết cục tối hậu. Bởi vì cái kết cục tối hậu đã được bảo đảm rồi. Và đây là ảo tưởng lớn thứ hai của con người: kết cục của đời sống còn chưa rõ ràng.
Và chính ảo tưởng đệ nhị này đã tạo nên kẻ thù lớn nhất của ngươi, đó là sự sợ hãi. Vì nếu ngươi nghi ngờ kết cục thì ngươi phải nghi ngờ đấng tạo hóa – tức là nghi ngờ Thượng đế. Và nếu ngươi nghi ngờ thượng đế, ngươi phải sống trong bối rối và sợ hãi suốt đời.
Nếu ngươi nghi ngờ ý định của Thượng đế - Và khả năng của ngài trong việc tạo ra kết cục tối hậu thì làm sao ngươi có thể thoải mái được? Làm sao ngươi tìm thấy bình an đích thực được?
Nhưng Thượng đế có toàn quyền để làm cho ý định ăn khớp với kết quả. Ngươi không thể tin và cũng sẽ không tin vào điều này đâu (dù ngươi tuyên bố rằng Thượng đế là đấng toàn năng). Và vì thế, ngươi phải tạo ra trong trí tưởng tượng của mình một sức mạnh ngang hàng với Thượng đế, để ngươi có thể tìm ra một cách để cho ý muốn của Thượng đế bị bóp nghẹt. Và vì thế, ngươi đã tạo ra trong huyền thoại của mình một hữu thể có tên là “ma quỷ”. Thậm chí ngươi còn hình dung một Thượng đế gây chiến với thực thể này (ngươi cho rằng Thượng đế giải quyết vấn đề theo kiểu giống như ngươi). Cuối cùng ngươi thực sự tưởng rằng Thượng đế có thể bị thua trong cuộc chiến này.
Những điều này vi phạm đến những gì ngươi nói, ngươi biết về Thượng đế, nhưng chuyện ấy không can hệ. Ngươi sống cái ảo tưởng của ngươi, và do vậy ngươi cảm thấy sợ hãi. Tất cả đều do từ quyết định nghi ngờ Thượng đế của ngươi mà ra.
Nhưng nếu ngươi có một quyết định mới thì sao? Kết cục sẽ như thế nào?
Ta bảo ngươi này: ngươi muốn sống như Phật đã sống. Như Giê Su đã sống. Như mọi vị Thánh mà ngươi đã dựng tượng.
Nhưng, cũng như đa số các vị Thánh kia người ta sẽ không hiểu ngươi đâu, và khi ngươi cố công giải thích cái cảm giác bình an, vui sướng trong đời sống, hoan lạc nội tâm của ngươi, người ta sẽ lắng nghe những lời nói của ngươi, nhưng không nghe thấy đâu. Họ sẽ cố gắng lặp lại lời nói của ngươi, nhưng sẽ thêm thắt ít nhiều vào đó.
Họ sẽ thắc mắc làm thế nào ngươi có được điều mà họ không tìm thấy được. Và rồi họ sẽ sinh ra ghen tị. Chẳng mấy chốc ghen tị sẽ biến thành giận dữ, và trong cơn giận họ cố thuyết phục ngươi cho được rằng chính ngươi mới là người không hiểu Thượng đế.
Và nếu họ không thành công trong việc tách ngươi khỏi niềm vui của ngươi, họ sẽ kiếm cách làm hại ngươi, vì họ giận ngươi lắm. Và khi ngươi bảo với họ rằng chuyện ấy cũng không can hệ, rằng ngay cả sự chết cũng không làm gián đoạn niềm vui của ngươi, cung không thay đổi được sự thật, thì họ sẽ giết ngươi. Khi ấy, khi mà họ đã thấy ngươi bình an đón nhận cái chết, họ sẽ gọi ngươi là Thánh và lại yêu thương ngươi.
Vì bản tính con người là yêu thương, rồi phá hủy, rồi lại yêu thương điều mà họ quý nhất.
Nhưng… tại sao vậy nhỉ? Tại sao chúng tôi lại làm thế?
Trong nơi sâu thẳm nhất, mọi hành động của con người đều được thúc đẩy bởi một trong hai loại cảm xúc – sợ hãi hoặc yêu thương. Quả thực, chỉ có hai loại cảm xúc thôi – trong ngôn ngữ của tâm hồn chỉ có hai từ. Chúng ta là hai thái cực của nam châm lớn, mà Ta đã tạo nên khi tạo thành vũ trụ và thế giới của ngươi như hiện giờ ngươi biết.
Đó là hai đầu mút –ALpha và Omega – Chúng cho phép cái mà ngươi gọi là “tương đối” tồn tại. Không có hai điểm này, không có hai ý niệm lớn về mọi sự, thì không có ý tưởng nào khác có thể tồn tại.
Mọi tư tưởng và hành động của con người đề dựa trên yêu thương hoặc sợ hãi. Không còn động lực nào khác nơi loài người, và mọi ý niệm khác chỉ rút ra từ hai ý niệm ấy mà thôi. Chúng chỉ là các phiên bản khác, là biến tấu của cùng một chủ đề.
Hãy suy nghĩ cho kỹ về điều này và ngươi sẽ thấy là nó đúng. Đây là cái mà Ta gọi là Ý Nghĩ Nâng Đỡ. Nó là ý nghĩ yêu thương hoặc ý nghĩ sợ hãi. Đây là ý nghĩ nằm sau ý nghĩ. Nó là ý nghĩ đầu tiên. Nó là sức mạnh sơ khai. Nó là năng lượng thô mãnh điều khiển cổ động cơ kinh nghiệm con người.
Và đây là cách thức mà hành vi con người tạo ra kinh nghiệm lặp lại tiếp nối một kinh nghiệm lặp lại. Đây là lý do con người yêu rồi lại phá, phá rồi lại yêu: luôn luôn có sự chuyển động từ tình cảm này sang tình cảm khác. Tình yêu nâng đỡ sợ hãi nâng đỡ tình yêu nâng đỡ sợ hãi…
…Và lý do tìm thấy trong lời nói dối đệ nhất – lời nói dối mà ngươi coi như là sự thật về Thượng đế - rằng Thượng đế thì không thể tin tưởng được, rằng không thể cậy nhờ vào tình yêu của Thượng đế rằng Thượng đế đón nhận ngươi có điều kiện. Rằng kết cục tối hậu vẫn còn mơ hồ lắm. Vì ngươi không thể cậy nhờ vào tình yêu của Thượng đế luôn có đó, ngươi có thể cậy nhờ vào tình yêu của ai nữa? Nếu Thượng đế rút tay lại khi ngươi hành xử không đàng hoàng thì phàm nhân lẽ nào không làm như vậy?
… Và như vậy, ngay lúc ngươi chào đón tình yêu cao nhất của ngươi, ngươi cũng đón nhận nỗi sợ hãi lớn nhất.
Vì điều lo ngại đầu tiên của ngươi sau khi nói “Anh yêu Em” là không biết mình có nghe người kia nói lại câu đó không. Và nếu ngươi nghe được thì ngươi lập tức bắt đầu lo ngại rằng tình yêu của ngươi vừa tìm thấy đó sẽ bị mất đi. Và bởi vậy mọi hoạt động trở thành một phản ứng – bảo vệ mình chống lại mất mát – thậm chí ngươi còn tìm cách bảo vệ mình khỏi việc mất Thượng đế nữa.
Nhưng nếu ngươi biết Ngươi là Ai – rằng ngươi là hữu thể kỳ diệu nhất, nổi bật nhất, sang rỡ nhất mà Thượng đế đã tạo dựng – ngươi sẽ không bao giờ sợ hãi nữa. Vì ai có thể ruồng bỏ một tuyệt tác kỳ diệu đến vậy? Ngay cả Thượng đế cũng không tìm thấy một tỳ vết nào trong hữu thể ấy.
Nhưng ngươi không biết Ngươi là Ai, và ngươi cho rằng ngươi kém cỏi vô cùng, mà từ đâu ngươi tiếp thu được cái ý tưởng cho rằng ngươi kém cỏi hơn nhiều con người thực của ngươi vậy? Chỉ từ những người mà ngươi đón nhận hết mọi lời từ mọi sự. Từ cha mẹ ngươi.
Đó là những người yêu thương ngươi nhiều nhất. Thế tại sao họ nói dối ngươi? Nhưng không phải họ từng bảo ngươi rằng ngươi quá đáng trong điều này, và thiếu sót trong điều kia sao? Họ không nhắc nhở ngươi rằng họ chỉ trông chừng chứ không nghe ngươi? Họ đã không quát tháo với ngươi trong đôi lúc ngươi cao hứng nhất sao? Và họ đã không khuyến khích ngươi nên dẹp qua một bên những mộng tưởng phong phú nhất của ngươi sao?
Đó là những thông điệp mà các ngươi nhận được. Chúng chẳng ăn nhập với tiêu chuẩn trên kia, và vì thế không phải là thông điệp đến từ Thượng đế. Tuy nhiên, chúng vẫn rất có thể là như thế, vì chúng đến từ các thần tượng trong thế giới của các ngươi.
Chính cha mẹ ngươi dạy ngươi rằng tình yêu là có điều kiện – ngươi đã cảm nhận các điều kiện ràng buộc của họ nhiều lần rồi – và đó là kinh nghiệm ngươi đưa vào trong các quan hệ yêu thương của ngươi.
Đó cũng là kinh nghiệm ngươi mang đên với Ta.
Từ kinh nghiệm này, ngươi rút ra các kết luận về Ta. Trong cái khung này, ngươi nói lên sự thật của mình. Ngươi nói rằng: “Thượng đế là một Thượng đế yêu thương, nhưng nếu bạn phá bỏ giới răn của Người, Người sẽ trừng phạt bạn bằng hình phạt đời đời”.
Vì ngươi chưa từng trải qua những hình phạt từ cha mẹ ngươi đó sao? Ngươi không biết đến nỗi đau của việc bị họ kết án sao? Vậy thì, làm sao ngươi có thể hình dung điều gì khác về Ta được?
Ngươi đã quên mất thế nào là được yêu thương vô điều kiện. Ngươi chẳng còn nhớ được cái cảm nghiệm về tình yêu của Thượng đế. Và bởi thế, ngươi cố gắng hình dung xem tình yêu của Thượng đế giống với cái gì, dựa trên điều ngươi thấy được về tình yêu trong thế giới.
Ngươi đã phóng chiếu cái vai trò “cha mẹ” lên Thượng đế, và thế là đi đến một Thượng đế xét đoán, thưởng và phạt, dựa vào những gì ngươi cảm thấy về cách ngươi đã được nuôi dưỡng. Nhưng đây là một cái nhìn quá ấu trĩ về Thượng đế, dựa vào huyền thoại của ngươi. Chẳng liên quan gì đến ta là Ai chút nào.
Vậy là sau khi đã tạo ra cả một hệ thống các ý nghĩ như thế về Thượng đế, một hệ thống chỉ đựa trên kinh nghiệm của loài người thay vì những chân lý thiêng liêng, tiếp theo các ngươi liền tạo ra một thực tại quanh tình yêu. Đó là một thực tại dựa vào sự sợ hãi, bắt rễ trong ý tưởng về một Thượng đế sợ hãi và báo thù. Ý Nghĩ Nâng Đỡ đã sai, nhưng phủ nhận tư tưởng ấy sẽ làm sụp đổ toàn bộ nền thần học của các ngươi. Và giả như có một nền thần học mới có thể thực sự giải thoát ngươi, đáng thay thế cho nó, thì ngươi cũng không thể chấp nhận cái mới này, vì ý niệm của một Thượng đế không nên sợ hãi, Đấng không xét xử, Đấng không có lý do gì để trừng phạt, ý niệm ấy thật quá tốt đẹp, khó có thể đưa vào dù là trong ý niệm vĩ đại nhất của ngươi Thượng đế là Ai.
Thực tại tình yêu đưa trên sự sợ hãi này chi phối kinh nghiệm của ngươi về tình yêu. Đúng ra nó tạo nên kinh nghiệm yêu thương của ngươi. Vì ngươi không chỉ nhìn thấy chính mình đang đón nhận một tình yêu có điều kiện, ngươi còn thấy mình đang cho đi tình yêu ấy với cùng một cách thức. Và thậm chí, trong khi ngươi rút tình yêu lại, thu về và đặt ra các điều kiện của mình, một phần trong ngươi vẫn biết rằng đây không phải là tình yêu. Ngoài ra, hình như ngươi bất lực trong việc thay đổi cách thức trao tặng tình yêu. Ngươi đã vất vả mới học được nó, ngươi tự nhủ, và ngươi sẽ bị nguyền rủa nếu lại tự để mình tổn thương lần nữa. Nhưng sự thật là, ngươi sẽ bị kết án nếu ngươi không từ bỏ.
(Do những tư tưởng (sai lầm) của chính ngươi về tình yêu, ngươi tự lên án mình, để không bao giờ cảm nghiệm được tình yêu tinh thuần. Ngươi cũng tự kết án mình để không bao giờ biết được ta thực sự là Ai. Cho đến khi ngươi biết được. Vì ngươi sẽ không thể phủ nhận Ta mãi mãi, và sẽ đến lúc ngươi cùng Ta giao hòa với nhau).
Mọi hành vi do loài người thực hiện đều dưa trên tình yêu hay sợ hãi, chứ không chỉ những hành vi liên hệ đến các mối tương giao. Các quyết định ảnh hưởng đến công việc, ngành nghề, chính trị, tôn giáo, việc dạy dỗ lớp trẻ, chương trình xã hội của mỗi quốc gia, mục tiêu kinh tế của xã hội, các chọn lựa lien hệ đến chiến tranh, hòa bình, tấn công, phòng thủ, xung đột, khuất phục, các quyết định chiếm đoạt, từ bỏ, thu giữ hoặc chia sẻ, hiệp nhất hay phân rẽ - mỗi một lựa chọn tự do mà các ngươi thực hiện đều xuất phát từ hai điều kia: yêu và sợ.
Sợ sệt là năng lượng khiến ngươi co lại, đóng cửa, thu mình, chạy trốn, giấu giếm và làm hại.
Tình yêu là năng lượng khiến ngươi bung ra, mở cửa, gửi đi, lưu lại, bộc lộ, chia sẻ và chữa lành.
Sợ hãi bao bọc chúng ta dưới lớp y phục, còn tình yêu cho phép chúng ta trần truồng đứng lên. Sợ hãi bám víu và bắt chộp mọi thứ chúng ta có, còn tình yêu thì cho đi tất cả những gì chúng ta có. Sợ hãi thì bám chặt, yêu thương thì ôm ấp. Sợ hãi thì nắm giữ, tình yêu thì cho đi. Sợ hãi giày vò, tình yêu xoa dịu. Sợ hãi gây hấn, tình yêu cải thiện.
Mọi ý nghĩ, lời nói, hành động của con người đều dựa trên cảm xúc này hoặc cảm xúc khác. Ngươi không có chọn lựa về điều này, vì không có gì khác để chọn đâu. Nhưng ngươi có thể tự do chọn lựa một trong hai cảm xúc ấy.
Ngài nói xem ra đơn giản quá, nhưng trong những lúc phải quyết định, thường thì sợ hãi thắng thế hơn, Tại sao vậy?
Vì ngươi đã được dạy để sống trong sợ hãi. Ngươi đã được nghe kể về sự sống sót của những kẻ khéo léo nhất, chiến thắng của kẻ mạnh nhất, thành công của người thông minh nhất. Ngươi được nghe rất ít về vinh quang của người yêu thương nhiều nhất. Và vì thế, ngươi nỗ lực để trở thành ngươi khéo léo nhất, thông minh nhất, mạnh nhất – bằng cách này hay cách khác – và nếu ngươi thấy mình kém sút trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngươi sợ thua, vì ngươi đã được bảo cho biết rằng kém là thua.
Và vì vậy, dĩ nhiên ngươi chọn lấy hành động do sợ hãi bảo trợ, vì đó là điều ngươi đã được dạy. Nhưng Ta bảo ngươi này: Khi ngươi chọn hành động vì yêu mến thì ngươi sẽ hành động không chỉ để sống sót. Ngươi sẽ hành động không chỉ để chiến thắng, để thành công. Khi ấy, ngươi sẽ kinh nghiệm được vinh quang trọn vẹn của Ngươi Thực Sự Là Ai, và ngươi có thể là ai.
Để làm được điều này, ngươi phải dẹp qua một bên những lời dạy dỗ rất phong phú nhưng sai lầm của các thầy dạy của người trên đời, và nghe những giáo huấn của những người có được sự khôn ngoan từ một nguồn khác.
Giữa loài người có những bậc thầy như thế, và luôn luôn có, vì ta sẽ không để ngươi không có người nào chỉ bảo ngươi, dạy dỗ, hướng dẫn ngươi và nhắc nhở ngươi về các chân lý ấy. Nhưng vị thầy tốt nhất lại không phải ai đó ngoài ngươi, mà là tiếng nói ở trong ngươi. Đây là một công cụ đầu tiên ta sử dụng, vì ngươi dễ tiếp cận nó nhất.
Tiếng nói bên trong là giọng nói lớn nhất để ta nói, vì nó gần ngươi nhất. Đó là tiếng nói bảo ngươi một điều gì đó là đúng hay sai, thật hay giả, tốt hay xấu như ngươi đã định nghĩa. Nó là ra đa định hướng, là bánh lái cho tàu, người hướng dẫn cho hành trình, nếu ngươi để nó làm thế.
Đó là tiếng nói bảo cho ngươi ngay lúc này, những lời ngươi đang đọc có phải là những lời của tình yêu hay của sợ hãi. Bằng thước đo này, ngươi quyết định chúng là những lời đáng lắng nghe hay bỏ qua.
Ngài nói rằng khi tôi luôn luôn chọn hành động được tình yêu thúc đẩy thì tôi sẽ cảm nghiệm được vinh quang trọn vẹn của tôi là ai và tôi có thể là gì. Ngài có thể cắt nghĩa thêm được không?
Duy nhất có một mục đích cho mọi đời sống, đó là để ngươi và mọi loài đang sống trải nghiệm niềm vinh quang trọn vẹn nhất.
Mọi điều khác ngươi nói, ngươi suy nghĩ hay hành động đều nhắm đến điều này. Chẳng có có việc gì khác cho linh hồn ngươi làm, Và cũng chẳng có điều gì khác mà linh hồn ngươi muốn làm cả.
Điều kỳ diệu của mục đích này là ở chỗ, nó không bao giờ kết thúc. Kết thúc là giới hạn, và mục đích của Thượng đế không có cái biên giới kiểu đó. Nếu có thời khắc nào đó ngươi cảm nghiệm mình đang ở trong vinh quang tuyệt đỉnh thì ngươi sẽ hình dung ra một vinh quang còn chói lọi hơn để vươn tới. Ngươi càng vươn cao thì ngươi càng trở nên hơn nữa, càng có thêm điều để ngươi vươn lên.
Bí mật sâu xa nhất: đời sống không phải là một tiến trình khám phá, mà là một tiến trình sáng tạo.
Ngươi không khám phá bản thân, nhưng đang sáng tạo ra chính mình. Vì thế đừng tìm hiểu xem ngươi là Ai, nhưng hãy tìm cách xác định Ngươi Muốn là Ai.
Có những người nói rằng đời sống là một trường học, rằng chúng ta ở đây để học một số bài học, rằng một khi “tốt nghiệp”, chúng ta có thể tiếp tục các mục tiêu lớn hơn, không còn bị giam hãm trong cơ thể nữa, Điều này đúng không?
Đó là một phần khác trong huyền thoại của các ngươi. Nó dựa trên kinh nghiệm của loài người.
Vậy đời sống không phải là một trường học?
Không.
Chúng tôi không ở đây để học tập?
Không.
Vậy tại sao chúng tôi lại ở đây?
Để nhớ lại, để sáng tạo lại ngươi là Ai.
Ta đã bảo ngươi nhiều lần rồi. Nhưng ngươi không tin Ta. Nhưng thực sự là thế, đúng như nó phải thế. Vì quả thực, nếu ngươi không tự tạo ra chính mình thì Người Mà ngươi Là thì không thể nào có ngươi như thế được.
Được thôi. Ngài làm tôi lạc mất rồi. Hãy trở lại chỗ trường học một chút. Tôi đã nghe hết thầy này đến thầy kia bảo chúng tôi rằng đời sống là một trường học. Tôi thực sự sốc khi nghe Ngài phủ nhận điều đó.
Trường học là một nơi ngươi đi đến nếu có điều gì đó ngươi không biết mà ngươi muốn biết. Đó không phải là nơi ngươi đến nếu ngươi đã biết điều đó rồi và đơn thuần chỉ muốn kinh nghiệm cái biết của ngươi.
Đời sống (như ngươi gọi thế) là cơ hội để ngươi biết bằng thực nghiệm điều ngươi đã biết trong khái niệm. Ngươi chẳng cần học thêm điều gì để làm điều đó. Ngươi chỉ cần nhớ lại những gì ngươi đã biết và hành động theo nó mà thôi.
Tôi chưa hiểu lắm.
Hãy bắt đầu từ đây nhé. Linh hồn – linh hồn của ngươi – biết được tất cả những gì phải biết trong mọi lúc. Không có gì còn ẩn kín với nó, chẳng có gì là không biết. Nhưng biết thôi chưa đủ. Linh hồn còn tìm cách trải nghiệm nữa.
Ngươi có thể biết bản thân mình quảng đại, nhưng nếu ngươi chưa làm một điều gì diễn tả lòng quảng đại ấy, ngươi chẳng có gì cả ngoài một khái niệm. Ngươi có thể biết mình tử tế với ai đó, ngươi chỉ có một ý tưởng về bản thân mình mà thôi.
Ước muốn duy nhất của linh hồn ngươi là biến cái khái niệm vĩ đại nhất của nó về bản thân thành một kinh nghiệm vĩ đại nhất. Khi khái niệm còn chưa trở thành kinh nghiệm, mọi cái chỉ là suy nghiệm. Ta đã suy nghiệm về bản thân Ta từ rất lâu rồi. Lâu hơn cả những gì ngươi và Ta có thể cùng nhớ. Lâu hơn cả số tuổi vũ trụ nhân với tuổi vũ trụ. Ngươi thấy đấy, trải nghiệm của Ta về bản thân mình còn non trẻ - và mới mẻ lắm.
Ngài lại làm tôi lạc đường rồi. Ngài nói kinh nghiệm của Ngài về chính Ngài ư?
Đúng vậy, hãy để Ta giải thích cho ngươi thế này nhé:
Vào lúc đầu tiên, điều hiện hữu là toàn bộ cái đã có và không có gì khác nữa. Nhưng Toàn Bộ Điều Hiện Hữu không thể biết về chính mình – Vì Toàn Bộ Điều Hiện Hữu là toàn bộ cái đã có, ngoài ra chẳng có gì khác. Và vì thế, Toàn Bộ Điều Hiện Hữu… là không. Vì khi thiếu vắng một điều gì khác nó, Toàn Bộ Điều Hiện Hữu là không.
Đây là cập Hiện Hữu/Phi Hiện Hữu vĩ đại mà các nhà thần bí đã nói đến từ lúc thời gian bắt đầu.
Bây giờ, Toàn Bộ Điều Hiện Hữu biết rằng nó là toàn bộ điều đã hiện hữu – nhưng như thế không đủ, vì nó chỉ có thể biết được sự tráng lệ hoàn hảo của nó trong khái niệm, chứ không phải bằng trải nghiệm. Nhưng kinh nghiệm về bản thân nó là điều nó khát khao, vì nó muốn biết “cảm thấy mình thật tráng lệ” là như thế nào. Tuy vậy, điều ấy không thể nào làm được vì “tráng lệ” là một hạn từ mang tính tương đối. Toàn bộ Điều Hiện Hữu không thể biết được cảm thấy tráng lệ là như thế nào, trừ phi có một điều không tráng lệ ở đó. Khi thiếu vắng cái không phải là, thì điều LÀ, là không.
Ngươi hiểu được điều này không?
Tôi nghĩ là có, Ngài tiếp tục đi.
Được rồi.
Điều duy nhất mà Toàn Bộ Điều Hiện Hữu biết được là không có gì khác. Và như vậy có thể và sẽ không bao giờ nó biết được về chính mình từ một điểm qui chiếu ở bên ngoài nó. Vì không có một điểm nào như thế tồn tại. Chỉ có duy nhất một điểm qui chiếu tồn tại, và đó là chỗ duy nhất ở bên trong. Là cái “Là – Không Là”. Hiện hữu – Phi hiện hữu.
Dù vậy, Toàn Bộ Hiện Hữu muốn biết về Mình qua trải nghiệm.
Năng lực này – cái năng lượng tinh tuyền, không được thấy, được nghe, được quan sát và vì thế không ai biết đến – muốn cảm nghiệm về mình như một thực thể hoàn toàn diễm lệ. Để làm được điều này, Nó nhận ra rằng Nó phải sử dụng một điểm qui chiếu từ bên trong.
Nó lý luận rất đúng, rằng bất cứ một phần nào trong chính Nó đều nhất thiết phải kém hơn toàn thể. Nếu Nó chỉ cần chia cắt ra thành từng mẩu nhỏ thì mỗi mẫu nhỏ ấy kém hơn toàn thể, có thể nhìn lại phần còn lại của chính Nó và nhìn thấy sự diễm lệ.
Và thế là toàn Bộ Điều Hiện Hữu đã tự phân chia mình – và trong một giây phút huy hoàng, trở nên cái là cái này và cái là cái kia. Lần đầu tiên, nàykia tồn tại, hoàn toàn tách rời nhau. Tuy nhiên cả hai vẫn đồng thời tồn tại. Và cũng tồn tại cái không phải cả hai.
Như vậy, ba yếu tố bỗng chốc cùng tồn tại: cái ở đây, cái ở đó. Và cái không ở đây cũng không ở đó – nhưng Nó phải tồn tại, để đâyđó tồn tại.
Chính cái hư không nâng đỡ mọi sự. Chính cái phi không gian nâng đỡ không gian. Chính cái toàn thể nâng đỡ từng thành phần.
Ngươi có hiểu được không?
Ngươi theo được chứ?
Tôi nghĩ là theo được. Không biết Ngài có tin được không, nhưng cách Ngài minh họa rất rõ ràng, và tôi cho rằng tôi thực sự hiểu đây.
Giờ ta sẽ đi xa hơn. Bây giờ cái hư không nắm giữ mọi sự này mà nhiều người gọi là Thượng đế. Nhưng gọi như thế cũng không chính xác, vì nó gợi ý rằng có một cái gì đó mà Thượng đế không phải là, - tức là những thứ không phải là “hư không”. Nhưng Ta Là tất cả Mọi Thứ - nhìn thấy và không nhìn thấy được. Vì thế, nếu mô tả về ta như Đấng Vĩ Đại không Nhìn Thấy – Đấng Hư Không, hay Khoảng Không Ở Giữa, theo lối định nghĩa thần bí của Phương Đông về Thượng đế, tất cả những danh hiệu này cũng không chính xác gì hơn những định nghĩa có vẻ thực tế hơn của phương tây về Thượng đế như là tất cả những gì thấy được. Nhưng ai tin rằng Thượng đế là Toàn Bộ Hiện Hữu và Toàn Bộ Phi Hữu thì họ hiểu đúng.
Bây giờ, khi tạo ra cái “ở đây” và cái “ở đó”, Thượng đế đã làm cho Ngài có thể biết được về Chính Mình. Trong giây phút bùng nổ vĩ đại từ bên trong, Thượng đế đã tạo ra Tương đối tính – món quà vĩ đại nhất mà Thượng đế tặng cho Chính Mình. Như vậy, tương quan là món quà vĩ đại nhất mà Thượng đế đã ban cho ngươi. Điểm này sẽ được thảo luận chi tiết hơn sau này. Từ không Có Gì như vậy đã vọt ra mọi thứ. Đây là một biến cố tâm linh, rất tình cờ, lại hoàn toàn phù hợp với điều mà các khoa học gia các ngươi gọi là thuyết Big bang.
Khi các yếu tố của mọi sự đã vọt ra thì thời gian được tao thành, vì một sự vật lúc đầu ở đây, rồi ở đó – và cái khoảng cần thiết để đi từ đây đến đó thì có thể đo lường được.
Các thành phần thấy được của Chính Nó đã bắt đầu tự định nghĩa chính mình, “có quan hệ” với nhau. Các thành phần không thấy được cũng làm như vậy.
Thượng đế biết rằng để cho tình yêu tồn tại – và tự biết mình là tình yêu thuần khiết – thì cũng phải tồn tại một đối nghịch của tình yêu. Vì thế Thượng đế quyết định tạo ra một đối cực vĩ đại – đối nghịch tuyệt đối của tình yêu – là tất cả những gì không phải là tình yêu – và giờ nó được gọi là sợ hãi. Ngay lúc sợ hãi tồn tại, tình yêu cũng bắt đầu hiện hữu như một thứ có thể trải nghiệm được.
Việc sáng tạo ra nhị nguyên giữa tình yêu và đối cực của nó là điều mà loài người thường nhắc đên trong các huyền thoại của mình. Họ coi đó là sự xuất hiện sự dữ, sự sa ngã của Adam, sự nổi loạn của Satan, vân vân.
Cũng như các ngươi muốn nhân cách hóa tình yêu tinh ròng thành một nhân vật mà các ngươi gọi là Thượng đế thì các ngươi cũng nhân cách hóa nỗi sợ hãi tuyệt đối thành một nhân vật mà các ngươi gọi là ma quỉ.
Một số người trên trái đất đã xây dựng những huyền thoại còn chi tiết hơn quanh sự kiện này, bổ sung những hoạt cảnh chiến tranh, có cả thiên binh và quỉ tướng, cac thế lực thiện ác, sang và tối.
Huyền thoại này là nỗ lực tìm hiểu của nhân loại thời sơ khai, và họ kể lại cho người khác bằng một lối để họ có thể hiểu được, về một hiện tượng có tầm vóc vũ trụ mà linh hồn con người có ý thức rất sâu xa, nhưng tâm trí họ lại vô phương tiếp nhận.
Khi tạo ra vũ trụ như một phiên bản có sự phân chia của Chính Mình, Thượng đế cũng đã tạo ra từ năng lượng tinh thần, mọi thứ hiện giờ đang hiện hữu – cả thấy được lẫn vô hình.
Nói cách khác, không chỉ thế giới vật lý được tạo ra, mà cả thế giới siêu hình nữa. Nửa phần Thượng đế tạo thành nửa thứ hai của phương trình Là/Không là cũng đã bùng nổ thành vô số mảnh nhỏ hơn toàn thể. Các ngươi gọi những đơn vị năng lượng ấy là tinh thần.
Trong một số huyền thoại tôn giáo có kể rằng “Thượng đế là cha” có nhiều con cái là các thần. Điều này song hành với kinh nghiệm của loài người về sự song tự nhân bội. Đây dường như cũng là cách duy nhất để số đông người ta trình bày được ý niệm về sự xuất hiện thình lình – bất chợt hiện hữu – của vô số thần trong “nước trời”.
Trong trường hợp này, những câu chuyện huyền thoại của các ngươi không xa cách thực tại bao nhiêu – vì nói theo nghĩa rộng, các tinh thần bất tử bao gồm cả toàn thể tinh của Ta đều là con Ta.
Mục đích thần thánh của Ta khi phân chia Ta là để tạo nên một số vừa đủ các phần của ta, để Ta có thể biết được Chính Mình qua thực nghiệm., Chỉ có một cách để Đấng Tạo Hóa biết được Chính Mình là Đấng Tạo Hóa qua thực nghiệm, đó là sáng tạo. Và vì thế, Ta ban cho mỗi một trong vô số phần của Ta (đều là con cái tinh thần của Ta) cùng một quyền lực sáng tạo mà Ta đã có như một toàn thể.
Đây là điều mà tôn giáo của các ngươi muốn nói đến, khi cho rằng các ngươi được tạo dựng “theo hình ảnh của Thượng đế”. Điều này không có nghĩa là cơ thể của các ngươi và của Ta có hình dạng giống nhau (mặc dù Thượng đế có thể mang lấy bất cứ hình dạng nào Ngài muốn, vì một mục đích nào đó). Nó muốn nói rằng yếu tính của chúng ta là một. Chúng ta được cấu tạo bởi cùng một chất thể. Chúng ta là “CÙNG MỘT THỨ”; với tất cả thuộc tính và khả năng – bao gồm cả khả năng tạo ra thực tại vật chất từ hư không.
Mục đích của Ta khi tạo ra các ngươi, các con cái tinh thần của Ta, là để Ta biết Mình là Thượng đế, Ta không có cách nào khác để làm được điều đó, ngoại trừ thông qua các ngươi. Vậy, cũng có thể nói rằng mục đích của Ta dành cho các ngươi là các ngươi sẽ biết được mình là Ta.
Việc này xem ra có vẻ rất đơn giản, nhưng nó lại trở nên rất phức tạp – Vì chỉ có một cách để các ngươi biết được mình là Ta.
Bây giờ, ngươi hãy cố gắng theo dõi đoạn này nhé – hãy vắt óc ra mà theo – vì chuyện này rất tế nhị. Ngươi sẵn sàng chưa?
Đã.
Tốt. Hãy nhớ nhé, ngươi đã xin được giải thích. Ngươi đã chờ đợi nhiều năm rồi. Ngươi đã yêu cầu giải đáp bằng ngôn ngữ bình dân, chứ không phải bằng một lý thuyết thần học hay khoa học.
Vâng, tôi biết điều tôi đã xin mà.
Ngươi đã xin, vì thế ngươi sẽ nhận được.
Bây giờ, để mọi chuyện đơn giản, Ta sẽ sử dụng hình mẫu con cái Thượng đế trong huyền thoại của các ngươi làm cơ sở để nói chuyện, vì đó là mẫu mà ngươi quen thuộc hơn – và về nhiều mặt, nó cung không khác biệt là mấy.
Vậy, hãy quay trở lại chỗ tiến trình tự biết mình hoạt động như thế nào.
Có một cách Ta có thể khiến tất cả các con cái tinh thần của ta biết chúng là thành phần của Ta – đó là bảo cho chúng biết. Điều này Ta làm rồi. Nhưng ngươi thấy đấy, đối với Tinh Thần, việc đơn giản biết Mình là Thượng đế, hay một phần của Thượng đế, con cái của Thượng đế, kẻ kế thừa của vương quốc, v..v… là không đủ.
Như Ta đã giải thích, biết một điều và trải nghiệm điều đó là hai việc khác nhau. Tinh thần ao ước biết về Mình qua trải nghiệm (như ta đã ao ước). Ý thức thuần bằng khái niệm không đủ. Vì thế Ta vạch ra một kế hoạch. Đó là ý tưởng độc đáo nhất trong vũ trụ - và là sự cộng tác kỳ vĩ nhất. Ta nói đó là sự cộng tác, vì tất cả các ngươi đều ở trong đó cùng với ta.
Theo kế hoạch này, các ngươi là tinh thần thuần túy sẽ đi vào thế giới vật lý vừa tạo ra. Vì vật lý tính là cách duy nhất để biết qua cảm nghiệm điều các ngươi đã biết qua khái niệm. Quả thực, đó là lý do ta tạo ra vũ trụ vật lý để bắt đầu – và hệ thống tương đối để cai quản nó cũng như mọi tạo vật khác.
Khi đã ở trong vũ trụ vật lý, các ngươi, những con cái tinh thần của ta, có thể trải nghiệm điều các ngươi biết về bản thân mình – nhưng trước tiên, các ngươi phải biết được điều đối nghịch. Để cắt nghĩa điều này một cách đơn giản, ngươi không thể biết ngươi cao trừ phi ngươi biết thấp là gì. Ngươi không thể cảm nghiệm cái thành phần của ngươi mà ngươi gọi là mập, trừ phi ngươi cũng biết thế nào là gầy ốm.
Đưa vào logic tối thượng, ngươi không thể nào cảm nghiệm bản thân như điều ngươi là, cho đến khi ngươi gặp cái không là. Đây là mục đích của lý thuyết tương đối và của toàn bộ đời sống vật lý. Chính nhờ điều ngươi không là mà ngươi có thể định nghĩa được chính mình.
Bây giờ, xét trường hợp cái biết tối cao – biết mình là Đấng tạo Hóa – ngươi không thể cảm nghiệm Bản Ngã của ngươi là người sáng tạo, trừ phi, và cho đến khi nào ngươi sáng tạo. Và ngươi không thể tạo ra chính mình khi nào ngươi chưa hủy đi chính mình. Nói cách khác, trước hết ngươi phải “không là” rồi mới có thể là. Ngươi theo kịp không?
Tôi nghĩ là…
Gắng theo nhé.
Dĩ nhiên, chẳng có cách nào để cho ngươi không là người và cái ngươi là- ngươi đơn giản là thế (tinh thần thuần túy, sáng tạo), ngươi đã là thế và sẽ luôn là thế. Vì thế, ngươi đã làm một điều khác ít hoàn hảo hơn. Ngươi đã làm cho mình quên đi Mình Thực Sự là Ai.
Khi nào đi vào vũ trụ vật lý, ngươi đã từ bỏ ký ức của mình về bản thân, điều này cho phép ngươi chọn để là Người Ngươi Là, thay vì thức dậy và chợt nhận ra.
Chính trong hành vi chọn là một phần của Thượng đế, thay vì chỉ là được bảo cho biết, mà ngươi cảm nghiệm chính mình như một hữu thể có toàn quyền chọn lựa, và theo định nghĩa, đó là bản chất của Thượng đế. Nhưng làm thế nào ngươi có thể có một chọn lựa điều gì khi ngươi không có chọn lựa nào khác? Ngươi không thể không là con cái của ta, bất chấp ngươi cố gắng thế nào – nhưng ngươi có thể quên điều đó.
Ngươi là, đã luôn là, và sẽ luôn luôn là một phần của một toàn thể thần linh, một chi thể của cơ thể. Đó là lý do tại sao hành động tái kết hợp với toàn thể, hay trở về cùng thượng đế, gọi là hồi tưởng. Ngươi đã chọn nhớ lại Mình thực sự Là ai, hay chọn kết hợp với các phần khác của các ngươi để trải nghiệm cái toàn bộ của các ngươi, tức là, cái toàn thể của Ta.
Công việc của ngươi trên mặt đất vì thế không phải là học (vì ngươi biết rồi), mà là hồi tưởng Điều Ngươi Là. Và hồi tưởng điều những người khác là. Đó là lý do tại sao phần lớn trong công việc của đời ngươi là nhắc nhớ những người khác (tức là, re-mind họ), để họ cũng có thể nhớ nữa.
Những gì mà các vị thầy tinh thần xuất chúng đang làm chỉ có vậy. Đó là mục đích duy nhất của ngươi. Tức là mục đích của linh hồn ngươi.
Lạy chúa tôi, thế này thì quá là đơn giản- và …rất tương xứng nữa. Tôi muốn nói là mọi cái đều khớp với nhau. Mọi cái thình lình ăn khớp với nhau. Bây giờ tôi nhìn thấy một bức tranh mà trước kia tôi chưa bao giờ sắp xếp được như thế.
Tốt. Thế là tốt. Đó là mục đích của cuộc đối thoại này. Ngươi xin ta trả lời. Ta đã hứa là sẽ trả lời ngươi.
Ngươi sẽ gom cuộc đối thoại này lại thành một cuốn sách và ngươi sẽ làm cho những lời của ta đến được với nhiều người. Đó là một phần công việc của ngươi. Bây giờ, ngươi có nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc về cuộc sống. Ở đây chúng ta đã đặt nền. Chúng ta đã đặt nền móng cho cách hiểu biết khác. Chúng ta sẽ đi qua các vấn đề ấy. Và ngươi cũng đừng lo lắng. Nếu có gì trong những điều chúng ta vừa đi qua mà ngươi chưa hiểu rõ, mọi cái chăng mấy chốc sẽ rõ cho ngươi thôi.
Tôi muốn hỏi nhiều thứ lắm. Có rất nhiều câu hỏi. Tôi cho là tôi nên bắt đầu với những câu hỏi lớn. Chẳng hạn, tại sao thế giới lại có hình dạng như hiện nay?
Trong số những câu hỏi con người hỏi về Thượng đế, đây là thường được hỏi nhất. Ngay từ đầu, con người đã hỏi thế rồi. Ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc đối thoại này, ngươi đã muốn biết, tại sao nó lại phải như thế này?
Cách đặt câu hỏi thường gặp hơn là thế này: nếu Thượng đế là Đấng toàn năng và rất mực yêu thương, tại sao thượng đế lại tạo ra dịch bệnh và đói kém, chiến tranh và bệnh tật, động đất, sóng thần, bão tố và thiên tai đủ loại, cả những điều bất mãn sâu sắc của cá nhân và tai ương trên toàn cầu?
Câu trả lời nằm trong màu nhiệm sâu xa của vũ trụ và ý nghĩa tối thượng của cuộc sống.
Ta không tỏ sự tốt lành của ta bằng cách chỉ tạo ra quanh các ngươi điều mà các ngươi gọi là hoàn hảo. Ta không thể hiện tình yêu của Ta bằng cách không cho phép các ngươi thể hiện tình yêu của các ngươi.
Như Ta đã giải thích rồi, ngươi không thể nào thể hiện tình yêu cho đến khi nào ngươi có thể cho thấy mình không yêu. Một điều không thể hiện hữu nếu không có đối trọng của nó, ngoại trừ trong thế giới tuyệt đối. Nhưng thế giới tuyệt đối không đủ cho các ngươi lẫn cho Ta.
Ta đã ở đó, trong cái vĩnh hằng, và các ngươi cũng từ đó mà đến.
Trong cõi tuyệt đối không hề có kinh nghiệm, chỉ có biết. Biết là một trạng thái của thần linh, nhưng niềm vui lớn nhất lại nằm trong hiện hữu. Hiện hữu chỉ có được sau trải nghiệm. Bước tiến của quá trình là như thế này: biết, trải nghiệm, hiện hữu. Đây là Ba Ngôi Thánh – Tam vị Nhất thể, là Thượng đế.
Thượng đế Cha là biết – là cha mẹ của mọi hiểu biết, là đấng sinh thành mọi kinh nghiệm, vì các ngươi không thể trải nghiệm điều các ngươi không biết.
Thượng đế con là trải nghiệm – là việc cụ thể hóa, là hiện thực hóa tất cả những gì Cha biết về Chính Mình, vì ngươi không thể là cái mà ngươi không cảm nghiệm.
Thượng đế Thánh thần là hiện hữu – là sự tách bỏ, trừu xuất tất cả những gì Chúa Con đã trải nghiệm về Chính Mình, là cái TỒN TẠI thanh nhã, giản dị chỉ có được qua hồi ức về cái biết và trải nghiệm.
Hiện hữu giản dị này là niềm hạnh phúc nhất. Đó là trạng thái của Thượng đế, sau khi biết và cảm nghiệm Chính Mình. Đó là điều mà Thượng đế khao khát ngay từ đầu.
Dĩ nhiên, ngươi cũng đã đi qua một điểm lẽ ra ngươi phải được giải thích, đó là các mô tả kiểu cha – con về Thượng đế ở đây không có liên quan gì đến giới tính cả. Ta sử dụng cách hình tượng hóa trong các bản sách thánh gần đây nhất của các ngươi. Các bản sách thánh trước đây dật ẩn dụ này trong một bối cảnh mẹ - con gái. Cả hai đều không chính xác. Tốt nhất ngươi có thể xem mối quan hệ này theo kiểu: cha mẹ - con cái. Hoặc: cái làm sinh ra và cái được sinh ra.
Việc có thêm phần thứ ba của ba Ngôi tạo ra quan hệ này: Cái làm sinh ra/Cái được sinh ra/Cái tồn tại.
Thực tại Tam Vị Nhất thể này là dấu ấn của Thượng đế. Nó là cái mẫu mực của Thần linh. Kiểu mẫu ba-trong-một này có mặt ở khắp nơi trong những cảnh giới cao siêu. Ngươi không thể thoát chạy khỏi nó trong những vấn đề có dính đến thời gian và không gian, Thượng đế và ý thức, hay bất cứ một quan hệ tinh vi nào. Mặt khác, ngươi sẽ không tìm thấy chân lý Tam Vị Nhất Thể trong các quan hệ thông thường của đời sống. Bất cứ ai khi làm việc với các quan hệ tinh tế của đời sống để nhận ra Chân Lý Tam Vị Nhất Thể này. Một số nhà tôn giáo nơi các ngươi mô tả Chân Lý này như là Cha, Con và Thánh Thần. Một số nhà phân tâm học thì sử dụng các thuật ngữ siêu thức, ý thức và tiềm thức. Vài nhà linh đạo nói về tâm trí, thân xác và tinh thần. Một số nhà khoa học nhìn thấy năng lượng, vật chất và ê te. Có những triết gia nói rằng một sự việc là không thật đối với người cho đến khi nó thành sự thật trong ý nghĩ, lời nói và hành động. Khi bàn về thời gian, các ngươi chỉ nói về ba thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tương tự có ba yếu tố trong nhận thức: trước - bây giờ và sau. Xét về quan hệ theo không gian, dù là xem xét các điểm trong vũ trụ hay các điểm khác nhau trong phòng, các ngươi đều nhìn nhận ở đây, ở đó và khoảng không ở giữa.
Với quan hệ sơ đẳng, các ngươi không nhìn nhận có “khoảng giữa”. Đó là các quan hệ thô luôn có hai cực, trong khi các quan hệ ở lĩnh vực cao hơn có ba cực. Vì thế, có các cặp trái-phải, trên –dưới, to-nhỏ, nhanh-chậm, nóng-lạnh và cặp lớn nhất Đực-cái. Không có khoảng giữa trong các cặp ấy. Một sự việc là cái này hoặc cái kia, hoặc là một phiên bản hơn hoặc kém trong quan hệ với một trong hai cực đó.
Trong lĩnh vực các mối quan hệ thô, không có gì được khái niệm hóa mà có thể tồn tại nếu không có sự khái niệm hóa của cái đối nghịch. Phần lớn kinh nghiệm thường ngày của các ngươi được đặt nền trên thực tại này.
Trong địa hạt các quan hệ cao siêu, không gì tồn tại mà có đối nghịch. Tất cả Là Một, và mọi sự tiến triển từ cái này sang cái khác trong một vòng tròn không có điểm kết thúc.
Thời gian là một địa hạt cao siêu kiểu này, trong đó ba yếu tố mà ngươi gọi là quá khứ, hiện tại và tương lai tồn tại trong mối quan hệ lẫn nhau. Tức là, chúng không phải là đối nghịch, mà là những thành phần của cùng một toàn thể, là sự tiếp diễn của cùng một ý niệm, là các chu kỳ của cùng một năng lượng, các khía cạnh của cùng một chân lý bất biến. Nếu các ngươi từ đây mà kết luận rằng quá khứ, hiện tại và tương lai tồn tại đồng “thời” thì đúng rồi đấy. (Nhưng bây giờ không phải là lúc nói về chuyện này. Chúng ta có thể đi vào chi tiết hơn khi khai phá toàn bộ khái niệm thời gian – chuyện ấy sẽ làm sau).
Thế giới là cách nó hiện hữu, vì nó không thể hiện hữu cách nào khác mã vẫn tồn tại trong địa hạt thô của lý tính. Động đất và bão tố, lụt lội và sống thần và các biến cố mà các ngươi gọi là thiên tai chỉ là chuyển động của các yếu tố từ cực này sang cực khác. Toàn bộ chu kỳ sinh-diệt là một phần của chuyển động này. Đó là nhịp điệu của sự sống, là mọi thứ trong địa hạt thô đều chịu ảnh hưởng này, vì chính sự sống là một nhịp điệu. Nó là một con sông, một rung động, một nhịp thở trong tim của Tất Cả Hiện Hữu.
Đau yếu và bệnh tật là những đối cực của khỏe mạnh và an toàn, và chúng có mặt trong thực tại của các ngươi theo lệnh của các ngươi. Các ngươi không thể đau ốm nếu không tự gây ra cho mình như thế, và các ngươi có thể khỏe lại vào lúc quyết định như thế. Nỗi bất mãn sâu xa của cá nhân là những lời đáp trả được chọn, và các dịch bệnh trên toàn cầu là kết quả của ý thức toàn cầu.
Câu hỏi của ngươi ngụ ý rằng Ta chọn các biến cố ấy, rằng chính do ý muốn và sự ước ao của Ta mà chúng xảy ra. Nhưng ta không muốn các điều ấy hiện hữu, Ta chỉ quan sát các ngươi làm thế mà thôi. Và ta cũng chẳng làm gì để ngưng chúng lại, vì nếu làm thế, sẽ bóp nghẹt ý muốn của các ngươi. Điều ấy đến lượt nó sẽ tước đoạt cái kinh nghiệm Thượng đế của các ngươi, là kinh nghiệm mà ta và các ngươi đã cùng nhau chọn.
Vì thế đừng kết án những gì các ngươi gọi là xấu xa trong thế giới. Thay vì vậy, hãy tự hỏi mình, nó là gì mà các ngươi cho là xấu và các ngươi muốn làm gì để thay đổi nó.
Hãy truy vấn bên trong, thay vì bên ngoài, bằng câu hỏi: “Hiện giờ tôi muốn cảm nghiệm phần nào trong cái Bản Ngã của mình khi đôi diện với tai họa này? Tôi sẽ thể hiện khía cạnh nào của hiện hữu của tôi?”. Vì toàn bộ sự sống xuất hiện như một công cụ cho ngươi sáng tạo, và mọi biến cố của nó chỉ có mặt như những cơ hội để ngươi quyết định và thể hiện Ngươi Là ai mà thôi.
Điều này đúng cho mọi linh hồn, và như thế các ngươi thấy không hề có nạn nhân nào trong vũ trụ, mà chỉ có những người sáng tạo. Các bậc thầy đã bước qua hành tinh này đều biết rõ điều đó. Đó là lý do tại sao, bất cứ vị thầy nào ngươi gọi tên được, chẳng ai xem mình là nạn nhân cả, dù có nhiều người trong số ấy quả thực đã bị đóng đinh.
Mỗi linh hồn là một vị thầy – dù một số không nhớ được nguồn gốc hay nơi thừa kế của chúng. Nhưng mỗi linh hồn tạo ra hoàn cảnh và tình huống cho mục đích cao nhất của mình, và các hồi ức nhanh nhất của nó – trong mỗi giây phút được gọi là hiện tại.
Vậy, đừng phê phán con đường nghiệp quả mà người khác đang bước đi. Đừng ghen tị với thành công, đừng thương hại cái thất bại, vì ngươi không biết cái gì là thành công hay thất bại trong nhận thức của linh hồn. Đừng gọi cái gì là tai họa, hay một biến cố vui mừng, cho đến khi nào ngươi quyết định, hay chứng kiến nó được sử dụng như thế nào. Vì cái chết có phải là thảm họa không, nếu nó cứu sống hàng ngàn người khác? Một đời sống có phải là sự kiện đáng vui mừng không, nếu nó chẳng gây ra điều gì ngoài đau khổ? Nhưng dù là thế, ngươi cũng đừng xét đoán, nhưng hãy luôn luôn giữ lập trường của mình và cho phép người khác có lập trường của họ.
Điều này không có nghĩa là hãy lờ đi lời kêu xin giúp đỡ, hay bỏ qua tiếng lòng thôi thúc hành động để thay đổi một hoàn cảnh hay điều kiện nào đó. Cũng không có nghĩa là tránh né việc gọi tên và phán đoán trong khi ngươi làm một điều gì. Vì mỗi hoàn cảnh là một quà tặng, và trong mỗi kinh nghiệm ẩn giấu một kho tàng.
Trước đây, có một linh hồn. Nó biết nó là ánh sáng. Đây là linh hồn mới, và vì thế, nó rất muốn trải nghiệm. Nó nói: “Ta là ánh sáng, Ta là ánh sáng”. Nhưng tất cả những gì nó biết và nó nói về mình không thể thay thế cho kinh nghiệm của nó. Và trong địa hạt mà linh hồn này sinh ra, chẳng có gì khác ngoại trừ ánh sáng. Mọi linh hồn đều vĩ đại, mọi linh hồn đều tuyệt hảo và mọi linh hồn đều tỏa ra ánh sáng chói lòa của ta. Và vì thế linh hồn bé nhỏ kia chỉ như một cây nến giữa lòng mặt trời. Ở giữa vầng sáng vĩ đại nhất mà nó là một phần trong đó, nó không thể thấy chính mình, cũng không cảm nghiệm được mình là Ai và Thực Sự Là Gì.
Bây giờ đến lúc linh hồn này khao khát muốn biết được chính mình. Và ước muốn của nó mãnh liệt đến độ một ngày kia ta nói: “Này bé con, ngươi có biết phải làm gì để thỏa mãn được nỗi khát khao của ngươi không?”
“Sao ạ? Cái gì ạ? Con sẽ làm bất cứ điều gì”. Linh hồn nhỏ trả lời.
“Ngươi phải tự tách mình ra khỏi chúng ta,” Ta trả lời, “và khi ấy ngươi phải gọi mình là tối tăm”.
“Tối tăm là gì vậy, hỡi Đấng Thánh?” linh hồn nhỏ hỏi.
“Là cái mà ngươi không là” Ta trả lời và linh hồn hiểu ngay. Và linh hồn ấy đã làm thế. Nó tách mình ra khỏi Toàn Bộ và đi vào một địa hạt khác. Trong địa hạt này, linh hồn có thể đem vào kinh nghiệm của mình đủ mọi loại bóng tối, và nó đã làm như vậy.
Nhưng ngay giữa vùng bóng tôi, nó kêu lên: “Cha ơi, Cha ơi, sao cha lại bỏ con?” Thậm chí giống như ngươi trong những thời khắc đen tối nhất. Nhưng ta không  bao giờ ruồng bỏ ngươi, mà vẫn ở bên cạnh ngươi, sẵn sàng nhắc nhở ngươi rằng Ngươi Thực Sự Là Ai, sẵn sàng, luôn luôn sẵn sàng gọi ngươi quay về nhà.
Vì thế, hãy là ánh sáng trong bóng tối và đừng nguyền rủa bóng tối.
Và đừng quên Ngươi Là Ai trong những lúc vây quanh ngươi là những cái không phải là ngươi. Nhưng ngươi hãy ca ngợi sáng tạo, cả khi ngươi tìm cách thay đổi nó.
Và hãy biết rằng điều ngươi làm trong lúc gặp thử thách lớn nhất có thể trở thành chiến thắng vĩ đại nhất. Vì kinh nghiệm ngươi tạo ra là một lời khẳng định Ngươi Là Ai – Và Ngươi muốn trở Thành Ai.
Ta đã kể cho ngươi câu chuyện này - dụ ngôn về linh hồn nhỏ và mặt trời - để ngươi có thể hiểu rõ hơn tại sao thế giới lại như nó là – và nó có thể thay đổi như thế nào ngay lúc mọi người nhớ lại sự thật thần thiên về thực tại cao nhất của họ.
Bây giờ có những người nói rằng cuộc đời là một trường học, và rằng những điều ngươi quan sát và kinh nghiệm trong cuộc sống là để cho ngươi học tập. Ta đã nói về điều này trên kia rồi. Ở đây Ta nhắc lại với ngươi một lần nữa:
Ngươi đến trong cuộc đời này và không còn gì để học cả - ngươi chỉ phải chứng tỏ cho thấy điều ngươi đã biết rồi mà thôi. Trong khi thể hiện nó, ngươi sẽ thực hiện nó và tạo ra chính mình lần nữa, qua trải nghiệm của mình. Như vậy, ngươi đã thuyết minh cho cuộc sống và cho nó một mục đích. Nhờ đó, ngươi làm cho nó lên thánh.
Có phải Ngài muốn nói rằng mọi điều xấu xa xảy ra với chúng tôi là những thứ mà chính chúng tôi chọn? Ngài muốn nói rằng ngay cả các thảm họa và tai ương trên thế giới, ở mức độ nào đó, cũng do chúng tôi tạo ra, để nhờ đó chúng tôi có thể “cảm nghiệm được cái đối nghịch của Người mà Chúng Tôi là”? Và nếu là như thế, phải chăng không còn cách nào ít đau thương hơn – cho chúng tôi và những người khác – để tạo ra các cơ hội cho chúng tôi trải nghiệm chính mình?
Ngươi đã hỏi nhiều câu hỏi, toàn là những câu hỏi rất hay. Hãy xem xét từng vấn đề một nhé.
Không, không phải mọi thứ mà ngươi gọi là xấu đang xảy ra cho ngươi đều là do chọn lựa của ngươi đâu. Không theo nghĩa là có ý thức – đó là điều ngươi muốn nói. Mà tất cả chúng đều là sáng tạo của ngươi.
Các ngươi luôn luôn trong tiến trình sáng tạo. Trong mọi giây, mọi phút, mọi ngày. Tạo ra như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Ngay bây giờ, chỉ cần ghi nhớ lời của ta – ngươi là một cỗ máy sáng tạo lớn và ngươi đang biến hóa ra một công trình mới theo đúng nghĩa đen, nhanh ngang với tốc độ ngươi có thể nghĩ.
Các biến cố, sự kiện, các hoàn cảnh, điều kiện – tất cả đều được tạo ra từ ý thức. Chỉ riêng ý thức cá nhân cũng đủ mạnh rồi. Ngươi có thể tưởng tượng ra loại năng lượng sáng tạo được giải phóng mỗi khi có hai người hoặc nhiều hơn họp lại với nhau nhân danh Ta. Thế còn ý thức của đám đông thì sao?
Ôi trời nó mạnh đến nỗi có thể tạo ra các sự kiện và hoàn cảnh có tầm mức toàn cầu và gây ra hậu quả cho cả trái đất.
Sẽ là không chính xác – theo cách hiểu của ngươi – nếu nói rằng ngươi đang chọn các hậu quả ấy. Ngươi không chọn chúng cũng như ta không chọn chúng. Cũng giống như Ta, ngươi đang quan sát chúng. Và quyết định Ngươi Là ai đối với chúng.
Nhưng không hề có nạn nhân nào trong thế giới này cả, cũng không có kẻ sát nhân.   Và ngươi cũng không phải là nạn nhân của những lựa chọn của người khác đâu.
Ở một bình diện nào đó, tất cả các ngươi  đã tạo ra cái mà ngươi nói rằng ngươi gớm ghét. Và một khi đã tạo ra nó, ngươi chọn nó.
Đây là một cấp độ suy nghĩ cao hơn, và nó là điều mà mọi bậc thầy sớm muộn gì cũng đạt đến. Vì chỉ khi nào chấp nhận được trách nhiệm về toàn bộ chúng, họ mới có thể có được sức mạnh để thay đổi một phần trong đó.
Bao lâu ngươi vẫn còn nuôi ý niệm rằng có điều gì hoặc ai đó ở bên ngoài “làm điều ấy” cho ngươi, ngươi tự đánh mất sức mạnh để làm một cái gì cho nó. Chỉ khi nào ngươi nói: “Tôi đã làm điều này”, ngươi mới tìm thấy sức mạnh để thay đổi nó.
Thay đổi điều ngươi đang làm thì dễ hơn thay đổi điều người khác làm nhiều.
Bước đầu tiên để thay đổi một điều gì là biết và chấp nhận rằng ngươi đã chọn để nó là cái nó là. Nếu ngươi không thể chập nhận điều này trên bình diện cá nhân thì cũng hãy đồng ý với nó qua nhận thức của ngươi rằng tất cả chúng ta là một. Rồi khi ấy tìm cách tạo ra sự thay đổi, không phải vì một sự việc gì đó là sai, nhưng vì nó không còn là một lời khẳng định chính xác về Ngươi Là Ai nữa.
Chỉ có duy nhất một lý do để làm điều gì đó: Một lời khẳng định với vũ trụ: Ngươi Là Ai.
Khi sử dụng theo lối này, cuộc sống trở nên Sáng Tạo Bản Ngã. Ngươi sử dụng cuộc sống để tạo ra cái Tôi của ngươi như Ngươi Là Ai và Người Ngươi Luôn Luôn Muốn Trở Thành. Cũng chỉ có lý do duy nhất để không làm một điều gì: Vì nó không còn là một lời khẳng định về Người Ngươi Muốn Trở nên nữa. Nó không phản ảnh được ngươi nữa. Nó không đại diện cho ngươi. (Tức là, nó không trình – bày – lại – về ngươi...).
Nếu muốn trình bày lại một cách chính xác, ngươi phải làm việc để thay đổi bất cứ điều gì trong đời ngươi, nói chung không phù hợp với bức tranh về ngươi, mà ngươi muốn phóng chiếu vào vĩnh cửu.
Theo nghĩa rộng nhất, mọi điều “xấu” xảy ra là do chọn lựa của ngươi. Sai lầm không phải ở chỗ chọn chúng, mà ở chỗ gọi chúng là xấu. Vì khi gọi chúng là xấu, ngươi gọi Bản Ngã của ngươi là xấu, vì ngươi đã tạo ra chúng.
Ngươi không thể nào chấp nhận nhãn hiệu này, vì thế, thay vì dán nhãn cho Bản Ngã của ngươi là xấu, ngươi lại tự khước từ sáng tạo của chính mình. Đây là một trò thiếu trung thực về mặt lý trí và tinh thần, nó cho phép ngươi chấp nhận một thế giới trong đó các điều kiện như là chúng vốn thế. Nếu ngươi phải chấp nhận – hoặc thậm chí cảm nhận một ý thức sâu xa về trách nhiệm cá nhân đối với thế giới thì nó sẽ là một nơi rất khác. Điều này chắc chắn đúng nếu mọi người đều cảm thấy có trách nhiệm. Vì điều này là quá rõ ràng, nó cũng khiến câu chuyện trở nên quá đau đớn và thật là mỉa mai.
Các thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh trên thế giới – các trận bão và cơn sóng thần, núi lửa và lụt lội – các xáo trộn vật lý – không phải do các ngươi minh nhiên tạo ra. Điều được các ngươi tạo ra chính là mức độ mà các biến cố ấy tác động đến đời sống.
Các sự kiện xảy ra trong vũ trụ, chẳng có một óc tưởng tượng nào có thể tuyên bố ngươi là người xúi giục hoặc tạo ra đâu.
Các biến cố ấy được tạo ra bởi ý thức kết hợp của loài người. Mọi người trên thế giới, khi cùng sáng tạo với nhau, đã tạo ra các kinh nghiệm này. Điều mỗi cá nhân các ngươi làm đều đi ngang qua chúng, quyết định chúng có ý nghĩa thế nào với ngươi và Ngươi Là Gì, Là Ai trong quan hệ với chúng.
Như vậy các ngươi sáng tạo cuộc sống và thời gian mà ngươi đang cảm nghiệm một cách tập thể và cá nhân, vì mục đích tiến hóa của linh hồn.
Ngươi hỏi liệu có cách nào ít đau đớn hơn để đi qua tiến trình này không – và câu trả lời là có – nhưng trong kinh nghiệm hướng ngoại của ngươi cũng không có gì thay đổi đâu. Cách giảm bớt đau thương mà ngươi gắn với các kinh nghiệm và biến cố trên mặt đất – của ngươi cũng như của những người khác – là thay đổi cách ngươi nhìn chúng.
Ngươi không thể thay đổi biến cố bên ngoài (vì nó do nhiều người tạo ra và ngươi không đủ trưởng thành trong ý thức để một mình thay đổi được điều đã được tập thể tạo ra). Vì thế ngươi phải thay đổi kinh nghiệm nội tâm. Đây là con đường đưa tới làm chủ cuộc sống.
Tự bản thân nó, không có gì là đau thương cả. Đau thương là hệ quả của suy nghĩ sai lầm. Nó là một sai lầm trong suy nghĩ.
Một bậc Tôn Sư có thể làm biến đi nỗi đau kinh khủng nhất, bằng cách này, vị thầy chữa lành nỗi đau ấy.
Đau đớn là hệ quả của phán đoán của ngươi về một sự việc. Hãy dẹp bỏ phán đoán đi và nỗi đau sẽ biến mất.
Phán đoán thường dựa trên kinh nghiệm trước đây. Ý niệm của ngươi về một sự thật thường phát sinh từ một ý niệm trước đó về sự vật này. Ý niệm trước đó lại là kết quả của một ý niệm trước đó nữa – và cứ thế đi ngược lại, giống như các bộ phận của một tòa nhà, cho đến khi ngươi đi ngược trở ra đại sảnh mà ta gọi là ý nghĩ đệ nhất.
Mọi ý nghĩ đều mang tính sáng tạo, và không có ý nghĩ nào mạnh mẽ hơn ý nghĩ khởi nguồn. Đó là lý do tại sao nó đôi khi gọi là nguyên tội.
Tội nguyên tổ là khi ý nghĩ đầu tiên của ngươi sai lầm về một sự việc. Sai lầm ấy nhân lên nhiều lần, khi ngươi có một ý nghĩ thứ nhì hoặc thứ ba về một sự việc. Công việc của Thánh Thần là gợi lên trong ngươi những hiểu biết mới, để giải phóng ngươi khỏi những sai lầm của mình.
Ngài nói rằng tôi không nên cảm thấy đau lòng về những trẻ em đang chết đói ở châu Phi, bạo lực và bất công ở châu Mỹ, động đất giết hàng trăm người ở Brazil?
Trong thế giới của Thượng đế, không có những cái “nên” và “không nên”. Ngươi hãy làm những gì ngươi muốn làm. Hãy làm những gì phản ảnh ngươi, những gì trình bày lại ngươi như một phiên bản đẹp hơn về bản Ngã của mình. Nếu ngươi muốn cảm thấy tồi tệ, hãy cảm thấy tồi tệ.
Nhưng đừng phê phán, cũng đừng kết án, vì ngươi không biết tại sao một sự việc xảy ra, cũng như không biết kết cục là gì.
Và ngươi hãy nhớ điều này: điều mà ngươi kết án sẽ kết án lại ngươi, và điều gì ngươi phê phán, một ngày kia ngươi sẽ trở nên như vậy.
Thay vì làm thế, hãy tìm cách thay đổi sự việc ấy – hoặc giúp những người khác đang thay đổi chúng – những điều không còn phản ánh được Ngươi Là Ai.
Nhưng hãy chúc tốt lành cho tất cả - vì mọi sự đều là sáng tạo của Thượng đế, ngang qua cuộc sống và đó là sự sáng tạo cao cả nhất.
Có thể ngưng lại đây một chút cho tôi thở được không? Hình như tôi nghe Ngài nói trong thế giới của Thượng đế không có “nên” hoặc “không nên”?
Đúng đấy.
Làm sao như vậy được? Nếu không có trong thế giới của Ngài thì chúng sẽ có ở đâu?
Đúng vậy - ở đâu nhỉ…?
Tôi lặp lại câu hỏi thế này. Những cái “nên” và “không nên” sẽ xuất hiện ở đâu, nêu không phải trong thế giới của Ngài?
Trong tưởng tượng của ngươi.
Nhưng những người đã dạy tôi về cái đúng và sai, làm và không làm, nên và không nên, họ nói với tôi rằng các qui luật ấy từng do Ngài – do Thượng đế đặt ra.
Vậy thì những người ấy sai cả. Ta chưa bao giờ đặt ra một cái gì là “đúng” hoặc là “sai”, một cái “nên’ hay một cái “đừng”. Làm như thế là ta tước hẳn khỏi ngươi món quà vĩ đại nhất – đó là cơ hội hành động như mình muốn và trải nghiệm được cái kết quả của điều ấy, cơ hội tự tạo ra chính mình theo hình ảnh của Người Mà Ngươi Thực Sự Là. Cái khoảng trống để tạo ra một thực tại cao hơn và cao hơn nữa của ngươi, dựa trên ý niệm vĩ đại nhất của ngươi về điều gì ngươi có thể trở thành,
Nói rằng một sự việc – một ý nghĩ, lời nói, hành động – là “sai” cũng chẳng khác gì bảo ngươi làm điều ấy. Bảo ngươi đừng làm điều ấy cũng tương tự như cấm ngươi. Cấm đoán ngươi là hạn chế ngươi. Hạn chế ngươi là phủ nhận thực tại Người Mà Ngươi Thực Sự là, cũng như cơ hội cho ngươi tạo ra và cảm nghiệm chân lý ấy.
Có những người nói rằng Ta đã ban cho ngươi một ý chí tự do, nhưng cũng những người ấy lại cả quyết rằng nếu ngươi không vâng lời Ta, Ta sẽ tống cổ ngươi vào hỏa ngục. Vậy thì đó là ý chí tự do gì vậy? Đó không phải là một sự mỉa mai Thượng đế sao – họ chẳng nói lên được gì về mối quan hệ thực sự giữa chúng ta?
Ồ bây giờ chúng ta đang đi sang một lĩnh vực khác mà tôi muốn đàm luận, và đó là câu chuyện về thiên đàng và hỏa ngục. Từ những gì mà tôi thu thập được ở đây thì không có cái gọi là địa ngục.
Có hỏa ngục, nhưng nó không phải như cái ngươi nghĩ đâu, và ngươi chưa kinh nghiệm nó vì những lý do mà ngươi đưa ra.
Hỏa ngục là gì?
Nó là kinh nghiệm về kết cục xấu nhất có thể có sau những chọn lựa, quyết định và sáng tạo của ngươi. Đó là hậu quả tự nhiên của bất cứ tư tưởng nào phủ nhận Ta, hoặc là nói không với Người mà Ngươi là trong tương quan với ta.
Nó là nỗi đau ngươi phải chịu do tư duy sai lầm. Nhưng ngay cả cụm từ “tư duy sai lầm” cũng là một cách gọi sai, vì không có cái gì là sai cả.
Hỏa ngục là đối nghịch của niềm vui. Nó là sự bất toàn. Hỏa ngục là biết được Ngươi Là Ai và Là Gì, nhưng lại không kinh nghiệm được điều đó. Nó là bị kém. Đó là hỏa ngục, và ở đó, không còn gì là lớn hơn cho linh hồn ngươi nữa.
Nhưng hỏa ngục không tồn tại như một địa điểm mà ngươi đã tưởng tượng, nơi mà ngươi bị thiêu đốt trong biển lửa đời đời, hay vĩnh viễn bị tra tấn. Ta có thể làm ra hỏa ngục với mục đích gì nhỉ?
Nếu giả như Ta có được tư tưởng cực kỳ ngoại đạo, rằng ngươi không xứng đáng được hưởng thiên đàng thì tại sao Ta lại cần phải tìm một thứ báo thù, một hình phạt cho sự thất bại của ngươi? Gạt ngươi ra ngoài không đơn giản hơn sao? Ta có thù hằn gì với ngươi đến nỗi ta phải bắt ngươi chịu khổ hình đời đời và với mức độ ghê gớm không sao tả được?
Nếu ngươi trả lời đó là công bằng thì việc từ chối không cho hiệp thông với ta trong thiên đàng không công bằng hơn sao? Có cần phải gây ra đau đớn vô cùng tận hay không?
Ta bảo ngươi hay, sau cái chết không hề có một kinh nghiệm nào như ngươi đã xây dựng trong các thần học dựa trên sự sợ hãi của ngươi. Nhưng có một kinh nghiệm của linh hồn rất bất hạnh, rất không thỏa mãn, rất kém so với toàn thể, rất xa cách với niềm vui vĩ đại nhất của Thượng đế, đến độ đối với linh hồn ngươi, đó phải là hỏa ngục. Nhưng ta bảo ngươi. Ta không đưa ngươi vào đó, và ta cũng không làm cho kinh nghiệm này xảy ra với Ngươi. Ngươi, chính Ngươi tạo ra kinh nghiệm này, bất cứ nơi đâu và lúc nào ngươi tự tách mình ra khỏi ý nghĩ cao nhất về ngươi. Chính ngươi tạo ra cơ hội ấy, mỗi khi ngươi phủ nhân Bản Ngã của mình, khi ngươi gạt bỏ cái Người Mà Ngươi Thực Sự Là.
Nhưng ngay cả kinh nghiệm này cũng không bao giờ kéo dài vĩnh viễn. Nó không thể vĩnh viễn, vì kế hoạch của Ta không phải là nguwowisex mãi mãi bị tách lìa khỏi Ta. Quả thực, một điều như thế là không thể có được, vì để đạt tới một sự kiện như thế, không những ngươi phải phủ nhận Ngươi Là Ai – mà Ta cũng phải làm thế nữa. Điều này ta sẽ không bao giờ làm. Và đến chừng nào một trong chúng ta còn nắm giữ được sự thật về ngươi, sự thật về ngươi cuối cùng cũng sẽ chiến thắng.
Nhưng nếu không có hỏa ngục thì có phải nghĩa là tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn, tham dự bất cứ hành động nào, mà không sợ phải bị trừng phạt?
Có phải ngươi cần phải sợ hãi mới có thể là làm và có được điều đúng tự bản chất hay không? Ngươi có phải bị đe dọa thì mới có thể “là người tốt”? Và “làm người tốt” là gì? Ai là người có tiếng nói sau cùng về điều đó? Ai đưa ra hướng dẫn? Ai xác định qui luật?
Ta bảo ngươi này: Ngươi chính là người đặt ra luật lệ cho mình. Ngươi đặt ra hướng dẫn. Và ngươi quyết định người thực hiện được bao nhiêu và làm tốt đến đâu, vì ngươi là người đã quyết định Ngươi Là Ai, Là Gì, và Ngươi Muốn Là Ai. Và ngươi là người duy nhất có thể đánh giá mình làm tốt đến đâu.
Sẽ không có ai khác xét xử ngươi, vì tại sao và làm thế nào Thượng đế có thể xét xử sự sáng tạo của chính Người, và gọi nó là xét? Nếu ta muốn ngươi là và làm mọi thứ một cách hoàn hảo, Ta đa để ngươi trong tình trạng hoàn hảo ngay từ khi ngươi xuất hiện rồi. Toàn bộ mục tiêu của tiến trình là để ngươi tự khám phá bản thân, tạo ra Bản Ngã của mình, như ngươi thực sự là – và như ngươi thực sự muốn là. Nhưng ngươi không thể là như thế được, trừ phi ngươi cũng có thể chọn lựa trở thành một cái gì khác.
Vì thế, Ta có nên trừng phạt ngươi vì đã chọn điều mà chính Ta đã đặt ra trước không? Nếu ta không muốn ngươi chọn cái khác, tại sao Ta còn tạo ra một cái khác làm gì?
Đây là câu hỏi ngươi phải tự hỏi mình trước khi muốn gán cho ta vai trò của một thượng đế hay kết án.
Đáp án trực tiếp cho câu hỏi của ngươi là, đúng, ngươi có thể làm như ngươi muốn mà chẳng sợ bị trừng phạt. Tuy nhiên, có thể tốt cho ngươi nếu ngươi ý thức về các hậu quả. Chúng là kết quả của việc áp dụng một cách tự nhiên các qui luật tự nhiên. Chúng là cái xảy ra, hoàn toàn có thể đoán trước được, như là hậu quả của điều đã xảy ra.
Toàn bộ sự sống thể lý đều hoạt động theo qui luật tự nhiên. Một khi ngươi ghi nhớ các qui luật này và áp dụng chúng thì ngươi đã làm chủ được cuộc sống trên bình diện vật lý.
Điều xem ra có vẻ như sự trừng phạt cho ngươi – hay điều mà ngươi gọi là sự dữ, xui xẻo – chẳng qua là một qui luật tự nhiên đang tự thể hiện ra mà thôi.
Vậy nếu như tôi biết các qui luật ấy và làm theo chúng, tôi sẽ chẳng bao giờ gặp phải một rắc rối nào nữa. Có phải Ngài đang nói với tôi như vậy không?
Ngươi sẽ không bao giờ trải nghiệm bản Ngã của mình như đang ở trong cái mà ngươi gọi là “rắc rối”. Ngươi sẽ không hiểu hoàn cảnh nào đó trong cuộc sống là một vấn đề. Ngươi sẽ không chạm mặt với một hoàn cảnh nào với thái độ bối rối. Ngươi sẽ chấm dứt mọi lo lắng, nghi ngờ, sợ hãi. Ngươi sẽ sống như thể ADam và Eva sống – không như các tinh thần xuất thế trong địa hạt tuyệt đối, mà như các tinh thần nhập thể trong địa hạt tương đối, nhưng ngươi sẽ có trọn vẹn tự do, niềm vui, bình an và trọn vẹn sự khôn ngoan, hiểu biết và quyền năng của tinh thần mà ngươi là. Ngươi sẽ là một hữu thể hoàn toàn hiện thực.
Đây là mục đích của linh hồn ngươi. Đây là mục đích của nó – là nhận thức đầy đủ về chính mình khi còn trong thân xác, trở thành hiện thân của tất cả những gì nó thực sự là.
Đây là kế hoạch của ta dành cho ngươi. Đây là ý tưởng của Ta. Ta sẽ trở thành hiện thực thông qua ngươi. Nhờ đó, khái niệm chuyển hóa thành kinh nghiệm, và Ta có thể biết mình qua trải nghiệm.
Định luật của vũ trụ là các qui luật mà ta đã thiết lập. Chúng là những định luật hoàn hảo, tạo ra hoạt động hoàn hảo cho thế giới vật lý.
Ngươi đã bao giờ nhìn thấy cái gì hoàn hảo hơn một bông tuyết chưa? Độ phức tạp, cấu trúc, sự cân đối đồng dạng của chúng và nét độc đáo duy nhất của từng bông tuyết – tất cả là một màu nhiệm. Ngươi ngạc nhiên trước phép lạ kỳ diệu này của tự nhiên. Nhưng nếu ngươi kinh ngạc với một bông tuyết duy nhất thì thử nghĩ xem ngươi có thể làm gì – đã làm gì – với cả vũ trụ?
Nếu ngươi nhìn thấy sự cân đối của bông tuyết, sự hoàn hảo trong cấu trúc của nó – từ bông tuyết lớn nhất đến đốm tuyết nhỏ nhất – ngươi sẽ không nắm được sự thật về nó trong thực tại của ngươi. Thậm chí ngay bây giờ, khi ghé mắt nhìn vào nó, ngươi cũng không thể nào hình dung hoặc hiểu được những ý nghĩa của nó. Nhưng ngươi có thể biết rằng có những ý nghĩa, phức tạp và lạ lùng hơn cả tầm mức nhận thức của ngươi. Shakespeare của ngươi đã nói một câu rất hay: Hỡi Horatio, trên trời dưới đất còn có nhiều điều hơn nhưng gì được mơ tưởng trong triết học của ngươi.
Vậy thì làm thế nào tôi có thể biết được những qui luật ấy? Tôi học được chúng như thế nào?
Đây không phải là vấn đề học hỏi, mà là hồi tưởng.
Làm thế nào tôi có thể hồi tưởng chúng?
Bằng cách giữ tĩnh lặng. Hãy làm lắng yên thế giới bên ngoài, để thế giới bên trong có thể giúp ngươi nhìn thấy. Đây là ánh sáng bên trong, là trực giác mà ngươi tìm kiếm. Nhưng ngươi không thể có được nó trong khi bận rộn quá nhiều với thực tại bên ngoài. Vì thế, hãy tìm cách đi vào bên trong càng nhiều càng tốt. Và khi ngươi không đi vào trong, hãy đi từ bên trong ra khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Hãy ghi nhớ phương châm này:
Nếu ngươi không đi vào trong thì ngươi đi ở bên ngoài. Hãy áp dụng ngôi thứ nhất khi ngươi lặp lại nó, để làm cho nó thiết thân hơn:
Nếu tôi không
Đi vào bên trong
Thì tôi đi
ở bên ngoài
Ngươi đã đi ở bên ngoài suốt cuộc đời mình. Nhưng ngươi không cần làm thế, chẳng bao giờ cần làm thế.
Không điều gì mà ngươi không thể là, không điều gì mà ngươi không thể làm. Không điều gì mà ngươi không thể có.
Nghe như một lời hứa suông.
Thế ngươi muốn Thượng đế của ngươi hứa theo cách nào? Ngươi có tin Ta không, nếu Ta hứa với ngươi kém đi một chút?
Hàng ngàn năm qua, con người ta không tin vào những lời hứa của Thượng đế vì một lý do thường gặp nhất: chúng quá tốt đẹp. Vì thế các ngươi chọn một lời hứa ít hoàn hảo hơn – một tình yêu kém hơn. Vì lời hứa cao nhất của Thượng đế xuất phát từ một tình yêu cao nhất. Nhưng các ngươi không thể đón nhận được một tình yêu hoàn hảo, và vì thế cũng không thể chấp nhận một lời hứa hoàn hảo. Cũng như thế với một con người hoàn hảo. Vì thế các ngươi không thể tin ngay cả chính bản Ngã của mình.
Không tin vào điều này chính là không tin vào Thượng đế. Vì tin vào Thượng đế đưa đến việc tin vào quà tặng lớn nhất của Người – tình yêu vô điều kiện – lời hứa vĩ đại nhất của Người – quyền năng vô tận.
Tôi có thể ngắt lời Ngài ở đây được không? Tôi không thích chặn lời của Chúa khi Người đang cao hứng…nhưng tôi đã nghe nói về quyền năng vô tận này trước đây rồi, và nó không ăn khớp với kinh nghiệm của con người. Không nói gì đến những khó khăn gặp phải trong đời sống một người bình thường – thế còn thử thách của những người sinh ra bị thiểu năng hay tàn tật thì sao? Quyền năng của họ có vô tận không?
Các ngươi đã viết như thế trong Kinh Thánh của các ngươi mà – dưới nhiều hình thức và ở nhiều chỗ nữa.
Ngài cho tôi xem thử một chỗ nào đi.
Ngươi xem các ngươi đã viết gì trong sách Khởi Nguyên chương 11, câu 6 của bộ Kinh Thánh.
Sách viết: “Xem kìa, Đức Chúa phán: “ Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đã như thế thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm mà không làm được”.
Đúng rồi. Vậy ngươi có tin được điều ấy không?
Điều ấy không trả lời được câu hỏi về những người thiểu năng, tàn tật, những người bị giới hạn.
Theo lời ngươi nói, có phải ngươi nghĩ rằng họ bị hạn chế không do chọn lựa của họ? Ngươi tưởng tượng là linh hồn người ta gặp phải các thách đố trong cuộc sống – bất cứ loại chướng ngại nào – chỉ do tình cờ thôi? Có phải ngươi đang nghĩ như thế không?
Vậy là Ngài muốn nói một linh hồn chọn trước kiểu cuộc sống mà nó sẽ kinh nghiệm sau này sao?
Không điều đó sẽ làm hỏng mục đích của cuộc gặp gỡ. Mục đích là tạo ra kinh nghiệm của các ngươi, và nhờ đó, tạo ra Bản Ngã của các ngươi trong thời khắc huy hoàng của hiện tại. Vì thế, ngươi không chọn trước cuộc sống mà các ngươi sẽ kinh nghiệm sau này.
Tuy nhiên các ngươi có thể chọn lựa những con người, địa điểm và sự kiện – những hoàn cảnh và điều kiện, các thách thức và chướng ngại, cơ hội và lựa chọn – để nhờ đó sáng tạo kinh nghiệm của mình. Các ngươi có thể chọn lựa các màu sắc cho bảng màu của mình, các công cụ cho hộp đồ nghề, máy móc cho nhà máy của mình. Ngươi sáng tạo ra cái gì bằng những thứ ấy là việc của ngươi. Đó là việc của cuộc sống.
Khả năng của ngươi là vô tận trong tất cả những gì ngươi đã chọn thực hiện Đừng cho rằng một linh hồn khi đã nhập vào một thân xác mà ngươi gọi là giới hạn thì không đạt tới được năng lực trọn vẹn của nó, vì ngươi không biết linh hồn ấy đang cố gắng thực hiện điều gì. Ngươi không hiểu được lịch trình của nó. Ngươi không rõ được ý định của nó.
Vì thế hãy chúc lành cho mọi người và mọi hoàn cảnh, và dâng lời cảm tạ, Nhờ đó ngươi nhìn nhận sự hoàn hảo trong sáng tạo của Thượng đế - và cho thấy niềm tin của ngươi đặt vào đó. Vì chẳng có gì xảy ra tình cờ trong thế giới của Thượng đế, và cũng không có gì là ngẫu nhiên. Thế giới này không phải để vật lộn với những chọn lựa ngẫu nhiên, hay một cái gì đó mà ngươi gọi là số phận.
Nếu mỗi một bông tuyết đều cực kỳ hoàn hảo trong cấu trúc của nó, sao ngươi không nghĩ rằng một điều diễm lệ như cuộc đời của ngươi cũng thế?
Nhưng ngay cả đức Giêsu cũng chữa bệnh. Tại sao Người lại chữa bệnh nếu hoàn cảnh của người bệnh là rất “hoàn hảo”?
Giêsu không chữa lành cho những người ngài đã gặp vì thấy hoàn cảnh của họ là bất toàn, khiếm khuyết. Ngài chữa lành họ, vì ngài thấy các linh hồn ấy đang xin được chữa lành như một phần trong tiến trình. Ngài nhìn thấy sự hoàn hảo của tiến trình. Ngài nhìn nhận và hiểu được ý định của linh hồn. Nếu Giêsu cảm thấy rằng mọi thứ bệnh tật, tâm lý hay thể lý, là biểu hiện của sự bất toàn thì sao ngài không đơn giản chữa lành hết mọi người trên hành tinh này, làm một lần trọn gói cho xong? Ngươi có sợ rằng Ngài không làm được điều này không?
Không, tôi tin Ngài làm được.
Tốt. Vậy là tâm trí muốn biết: Tại sao Ngài không làm điều ấy? Tại sao Đấng KiTô chọn để cho một số người đau khổ và số khác được chữa lành? Về vấn đề này tại sao lại để cho lúc nào cũng có người đau khổ? Câu hỏi này đã hỏi trước đây và câu trả lời vẫn như cũ thôi. Có một sự hoàn hảo trong tiến trình – và toàn bộ cuộc sống nảy sinh từ lựa chọn. Việc can thiệp vào chọn lựa là không phù hợp, cả việc đặt nghi vấn về nó cũng thế. Đặc biệt không phù hợp là việc lên án chọn lựa.
Điều thích hợp là quan sát nó, và rồi làm bất cứ điều gì có thể để giúp linh hồn tìm kiếm và thực hiện một chọn lựa cao hơn. Vì thế hãy cẩn thận quan sát các chọn lựa của người khác, nhưng đừng phê phán. Hãy biết rằng chọn lựa là hoàn hảo đối với họ trong giây phút hiện tại – nhưng sẵn sang trợ giúp họ khi đến lúc họ tìm kiếm một chọn lựa mới hơn, một chọn lựa khác – một chọn lựa cao hơn.
Hãy đi vào hiệp thông với các linh hồn của người khác, và mục đích, ý định của họ sẽ trở nên rõ ràng cho ngươi. Đây là điều Giêsu đã làm cho những người ngài chữa lành, và với tất cả những ai được Ngài chạm đến đời sống. Giêsu đã chữa lành tất cả những ai đến với ngài, hoặc những người đã nhờ người khác đến xin Ngài chữa cho họ. Ngài không chữa bệnh theo kiểu ngẫu nhiên. Làm như thế là vi phạm vào một qui luật thánh thiêng của vũ trụ:
Hãy để mỗi linh hồn bước theo con đường của mình.
Nhưng như thế nghĩa là chúng tôi không được giúp đỡ một ai đó nếu không được yêu cầu? Chắc chắn là không rồi, vì nếu vậy chúng tôi chẳng bao giờ có thể giúp các trẻ em đang bị đói ở Ấn Độ, hay đám đông bị hành hạ ở châu Phi, cả những người nghèo, những người bị chà đạp ở khắp nơi. Mọi cố gắng nhân đạo sẽ bị mất, mọi công cuộc từ thiện bị cấm. Chúng tôi phải đợi có ai đó kêu lên với chúng tôi trong tuyệt vọng, hay chờ một đân tộc khẩn nài giúp đỡ, trước khi được phép làm điều hiển nhiên là đúng sao?
Ngươi thấy đấy, ngay câu hỏi đã tự trả lời rồi. Nếu có một sự việc hiển nhiên đúng, hãy làm đi. Nhưng hãy nhớ xem xét thật cẩn thận về cái mà ngươi gọi là “đúng” và “sai”.
Một sự việc chỉ là đúng hoặc sai vì ngươi nói thế thôi. Không có việc gì đúng hay sai tự bản chất cả.
Thật không?
“Đúng” hay “sai” không phải là một điều kiện nội tại. Nó là một phán đoán mang tính chủ quan trong một hệ thống giá trị của cá nhân. Dựa vào phán đoán chủ quan, ngươi tạo ra Bản Ngã của mình – và dựa vào các giá trị cá nhân, ngươi quyết định và cho mọi người thấy Ngươi Là Ai.
Thế giới này hiện hữu đúng như nó vẫn vậy, để nhờ đó ngươi có thể đưa ra những phán đoán của mình. Nếu thế giới tồn tại trong tình trạng hoàn hảo, tiến trình sáng tao Bản Ngã trong cuộc đời ngươi sẽ chấm dứt. Nó sẽ kết thúc. Sự nghiệp của luật sư sẽ chấm dứt ngay ngày mai, nếu không còn kiện tụng gì nữa. Sự nghiệp của một bác sỹ cũng sẽ không còn nếu không còn bệnh tật nữa. Cả triết gia cũng không còn gì làm, nếu không còn câu hỏi nào được đặt ra.
Và sự nghiệp của Thượng đế cũng sẽ chấm dứt khi không còn vấn đề nữa?
Chính xác, Ngươi nói rất đúng. Chúng ta, tất cả chúng ta, sẽ chấm dứt sáng tạo nếu không còn gì để tạo ra nữa. Tất cả chúng ta đều mong được lợi trong việc giữ cho cuộc chơi tiếp tục. Chúng ta thường ai cũng nói rằng mình muốn giải quyêt mọi vấn đề, nhưng chung ta chẳng ai dám giải quyết hết mọi vấn đề, bằng không thì sẽ chẳng còn gì để làm cả.
Tổ hợp công nghệ - quân sự nơi các ngươi hiểu chuyện này rất rõ. Đó là lý do tại sao nó mạnh mẽ chống lại mọi nỗ lực thiết lập một chính phủ phi chiến tranh ở bất cứ nơi đâu.
Nền y học của các ngươi cũng hiểu rõ điều này. Đó là lý do tại sao nó nhất mực chống lại mọi loại dược phẩm hay một phương pháp chữa bệnh mới mẻ thần kỳ, chưa xét đến khả năng các phép lạ ấy có thật không. Nó phải làm thế, vì sự sống còn của nó.
Cộng đồng tôn giáo nơi các ngươi cũng hiểu rõ điều này. Đó là lý do tại sao nó đồng lòng chống lại bất cứ định nghĩa nào về Thượng đế mà không hàm chứa trong đó sự sợ hãi, phán xét và hình phạt, cũng như mọi định nghĩa về Bản Ngã mà không bao gồm ý niệm của nó về con đường duy nhất đưa tới Thượng đế.
Nếu Ta nói với ngươi, ngươi là Thượng đế - thế thì tôn giáo còn nằm chỗ nào được nữa? Nếu Ta nói với ngươi, ngươi đã được chữa lành, thế thì khoa học và y học còn chỗ nào đứng không? Nếu Ta nói với ngươi, ngươi sẽ được sống trong hòa bình thì còn đâu giá trị của những người kiến tạo hòa bình? Nếu Ta nói với ngươi, thế giới này đã tu sửa xong, thế thì còn chỗ nào cho thế giới nữa?
Còn chỗ nào cho các thợ tu sửa nó?
Thế giới này chủ yếu chất đầy hai loại người: những người cho ngươi những gì ngươi muốn và những người sửa chữa các sự vật. Theo một ý nghĩa nào đó, ngay cả những người nói chỉ cung cấp cho ngươi những gì ngươi muốn – những người bán thịt, làm bánh mỳ, làm đèn nến – cũng là những người thợ sửa chữa. Vì có một ước muốn về điều gì đó thường là có một sự thiếu thốn đối với nó. Đó là lý do tại sao người ta nói những người nghiện ngập cần được chữa. Vì thế, hãy lưu tâm để ước muốn không biến thành nghiện ngập.
Có phải Ngài nói rằng thế giới sẽ luôn luôn có vấn đề? Ngài nói Ngài thực sự muốn thế?
Ta nói rằng thế giới tồn tại theo cách của nó – cũng như bong tuyết tồn tại theo cách nó tồn tại – hoàn toàn theo đề án. Các ngươi đã tạo ra nó như thế - cũng như các ngươi đã tạo ra cuộc sống của mình đúng như nó là.
Ta muốn điều các ngươi muốn. Ngày mà các ngươi thực sự muốn chấm dứt đói khổ thì sẽ không còn đói khổ nữa. Ta đã cho các ngươi tất cả các tài nguyên cần thiết để làm được điều đó. Các ngươi có những công cụ để thực hiện chọn lựa ấy. Nhưng các ngươi đã không tạo ra chúng. Không phải vì các ngươi không thể tạo ra chúng. Thế giới có thể chấm dứt nạn đói toàn cầu ngay ngày mai. Các ngươi chọn không làm điều đó.
Các ngươi cho rằng có những lý do thích hợp để 40 ngàn người mỗi ngày phải chết đói. Chẳng có lý do nào thích hợp cả. Nhưng ngay lúc các ngươi nói rằng không thể làm gì để ngăn không cho 40 ngàn người mỗi ngày phải chết đói các ngươi lại đem vào thế giới mỗi ngày 50 ngàn người khác để bắt đầu sự sống mới. Và các ngươi gọi cái này là tình yêu. Các ngươi gọi đó là kế hoạch của Thượng đế. Đó là một kế hoạch hoàn toàn thiếu logic, chưa nói đến việc hoàn toàn thiếu lòng thương xót.
Ta đang cho ngươi thấy, bằng những ngôn từ trần trụi, rằng thế giới tồn tại theo cách nó tồn tại bởi vì các ngươi đã chọn cho nó. Các ngươi đang phá hủy một cách có hệ thống chính môi trường của các ngươi, rồi lại chỉ tay vào các thảm họa được gọi là thiên nhiên kia như bằng chứng cho trò bẩn thỉu độc ác của Thượng đế, hay phản ứng nghiệt ngã của thiên nhiên. Các ngươi đã tự chơi khăm mình và chính cách chơi của các ngươi mới thật là ác độc.
Không có gì, không có gì dịu dàng hơn Tự nhiên, và không có gì, không có gì tàn bạo đối với Tự nhiên hơn con người. Nhưng các ngươi né tránh hết tất cả dính líu liên quan đến vụ việc này, các ngươi phủi tay với mọi trách nhiệm. Các ngươi nói đó không phải là lỗi của các ngươi, và trong việc này thì các ngươi đúng. Đây không phải là vấn đề lỗi, nó là một chọn lựa.
Các ngươi có thể chọn chấm dứt việc tàn phá một khu rừng nhiệt đới ngay ngày mai. Các ngươi có thể chọn dừng ngay việc phá hỏng bằng ôzôn che chở tinh cầu của các ngươi. Các ngươi có thể chọn cắt đứt việc tàn phá hệ thống sinh thái trên trái đất. Các ngươi có thể tìm cách làm cho băng tuyết đông kết lại với nhau – hoặc ít nhất ngưng việc tan chảy ồ ạt của chúng. Nhưng các ngươi có làm thế không? Tương tự, các ngươi có thể chấm dứt mọi cuộc chiến tranh ngay ngày mai. Thật đơn giản.
Thật dễ dàng. Điều cần thiết duy nhất là tất cả các ngươi đồng lòng. Nhưng nếu các ngươi không thể đồng lòng nhất trí về một điều đơn giản như chấm dứt chém giết nhau thì làm sao các ngươi có thể kể lên trời với nắm tay run rẩy để sắp xếp cuộc đời cho trật tự?
Ta sẽ chẳng làm gì cho các ngươi nếu các ngươi không làm cho Chính Mình. Đó là luật và các sứ ngôn.
Thế giới đang ở trong tình trạng hiện tại là do các ngươi và do những gì các ngươi đã chọn – hoặc không chọn
(Không quyết định là quyết định).
Địa cầu trong hình dáng hiện tại là do các ngươi và do những gì các ngươi đã chọn – hoặc không chọn.
Cuộc đời của các ngươi như hiện tại là do các ngươi và do những gì các ngươi đã chọn – hoặc không chọn.
Nhưng tôi đâu có chọn để bị xe đụng, tôi đâu có chọn để bị cướp bóc, bị kẻ điên cuồng nào đó cưỡng bức. Người ta có thể nói như thế. Có nhiều người trên đời này có thể nói như thế.
Ngươi là toàn bộ nguyên nhân gốc rễ cho các điều kiện xảy ra. Những hoàn cảnh ấy tạo ra ham muốn trong tên cướp, hay nhu cầu cướp đoạt của hắn. Các ngươi đã tạo ra ý thức khiến việc cưỡng hiếp xảy ra. Chính khi các ngươi thấy nơi chính mình điều đã tao ra tội ác, thì ngươi mới bắt đầu chưa lành cái điều kiện mà tội ác xảy ra.
Hãy cho người nghèo đói miếng ăn và trao cho người nghèo phẩm giá xứng đáng của họ. Hãy tạo cơ hội cho những người kém may mắn Hãy chấm dứt những thành kiến đã làm cho đám đông bị rối loạn và giận dữ, mà chẳng hứa hẹn gì ngày mai tươi sáng. Hãy dẹp đi các cấm đoán hạn chế vô ích của các ngươi về tính dục – thay vào đó, hãy giúp người khác hiểu cho đúng về sự kỳ diệu của nó và dẫn dắt nó sao cho phù hợp. Hãy làm các điều ấy, và các ngươi sẽ tiến một bước dài hướng về việc chấm dứt mãi mãi nạn cướp bóc và hãm hiếp.
Còn về cái gọi là “tai nạn” – kiểu như xe đâm ngay khúc quanh, gạch rơi trúng đầu – hãy học cách đón nhận các tình tiết ấy như một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn. Ngươi đã đến đây để thực hiện một kế hoạch cá nhân cho sự cứu độ của chính mình. Nhưng cứu độ không có nghĩa là giữ mình tránh khỏi mọi cạm bẫy của ma quỷ. Chẳng có cái gì là ma quỷ và cũng chẳng có hỏa ngục. Ngươi tự cứu mình khỏi sự lãng queencuar phi hiện thực.
Ngươi không thể thua trong cuộc chiến này. Ngươi không thể thất bại. Vì đây hoàn toàn không phải là một cuộc chiến, mà chỉ là một tiến trình. Nhưng nếu ngươi không biết điều này thì ngươi sẽ thấy nó y như một cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ. Thậm chí ngươi còn tin vào cuộc tranh đấu đến độ tạo ra quanh nó một tôn giáo. Tôn giáo này dạy rằng đấu tranh là điểm mấu chốt của nó. Đây là một giáo điều sai lầm. Chính khi không đấu tranh, chu trình mới tiến tới. Chính trong khi đầu hàng, mà chiến thắng vào tay.
Các tai nạn xảy ra vì chúng xảy ra. Một số yếu tố trong tiến trình cuộc sống đã gặp nhau trong một thời điểm nhất định, theo cách thức nhất định và đưa đến một kết quả nhất định – kết quả mà ngươi gọi là xui xẻo, vì những lý do nào đó của ngươi. Nhưng có lẽ chúng chẳng phải xui xẻo đâu, nếu xét đến kế hoạch làm việc của linh hồn ngươi.
Ta bảo ngươi này: chẳng hề có sự trùng hợp và không có gì xảy ra “tình cờ” cả. Mỗi một biến cố, một cuộc thám hiểm đề được chính Bản Ngã của ngươi gọi đến cho mình, để ngươi có thể sáng tạo và kinh nghiệm Ngươi Thực Sự Là Ai. Mọi bậc chân sư đều biết điều này. Đó là lý do các bậc tôn sư thần bí vẫn không bị xáo động khi đối diện với những kinh nghiệm tệ hại nhất trong cuộc đời (như các ngươi vẫn gọi thế).
Các bậc đại sư trong KiTô giáo cũng hiểu điều này. Họ biết rằng Giêsu không lo sợ trược khổ hình thập giá, mà trái lại còn mong đợi nó nữa. Ngài đã có thể bỏ đi, nhưng Ngài không làm vậy. Ngài có thể dừng lại tiến trình ấy vào bất cứ lúc nào Ngài có quyền năng làm được thế. Nhưng Ngài đã không làm. Ngài đã để mình chịu đóng đinh để có thể đứng lên như sự cứu độ đời đời cho nhân loại. Ngài nói, hãy nhìn xem Ta có thể làm gì đây, hãy nhìn vào sự thật.
Và hãy biết rằng các ngươi cũng sẽ làm những điều ấy, thậm chí còn hơn thế. Vì ta đã chẳng nói rằng các ngươi là thần thánh sao? Nhưng các ngươi không tin. Vậy nếu các ngươi không thể tin vào chính các ngươi, hãy tin vào Ta.
Lòng yêu thương của Giêsu lớn lao đến độ Ngài đã xin cho được một cách – và tạo ra nó – để nhờ đó tác động đến cả thế giới, ngõ hầu mọi người có thể đi vào thiên đàng (tự hiện thức Bản Ngã) – hoặc nếu không được thì ngang qua Ngài. Vì Ngài đã chiến thắng bất hạnh và sự chết, và các ngươi cũng có thể làm như vậy.
Giáo huấn vĩ đại nhất của KiTô không phải là các ngươi sẽ có được sự sống suốt đời, mà là các ngươi có, không phải là các ngươi sẽ có tình huynh đệ với nhau trong Thượng đế, mà là các ngươi có, không phải là các ngươi sẽ có bất cứ điều gì các ngươi xin, mà là các ngươi có.
Chỉ có một yêu cầu, đó là biết được điều này. Vì các ngươi là người sáng tạo ra thực tại của mình và cuộc sống không thể hình thành khác hơn cách thức mà các ngươi nghĩ rằng nó sẽ xảy ra.
Ngươi nghĩ nó xảy ra, Đây là bước đầu tiên trong sáng tạo. Thượng đế Cha là tư tưởng. Tư tưởng của Ngươi là cha mẹ sản sinh ra mọi thứ.
Đây là một trong những qui luật chúng tôi phải ghi nhớ.
Đúng rồi.
Ngài có thể nói cho tôi biết những qui luật khác không?
Ta đã cho các ngươi hay những qui luật kia rồi. Ta đã nói cho các ngươi tất cả, ngày từ khởi đầu của thời gian. Ta đã bảo các ngươi nhiều lần. Ta đã phái đến các ngươi hết người này đến người khác để dạy các ngươi. Các ngươi nào có nghe các vị ấy. Các ngươi còn giết họ nữa.
Nhưng tại sao? Tại sao chúng tôi lại giết đi những người thánh thiện nhất? Chúng tôi giết họ hoặc hạ nhục họ thì cũng như nhau thôi? Tại sao?
Vì họ đi ngược lại bất cứ tư tưởng nào của các ngươi phủ nhận Ta. Và các ngươi phải phủ nhận Ta, nếu các ngươi muốn phủ nhận bản Ngã của mình.
Tại sao tôi lại muốn phủ nhận Ngài hoặc tôi?
Vì ngươi sợ hãi, và vì lời hứa của ta quá tốt đẹp, vì ngươi không thể chấp nhận sự thật vĩ đại nhất. Và vì thế ngươi phải tự hạ thấp mình xuống một linh đạo, trong đó dạy các ngươi sợ hãi, lệ thuộc và bất khoan dung, thay vì rao giảng tình yêu, sức mạnh và bao dung.
Trong các ngươi tràn đầy sợ hãi – và nỗi sợ hãi lớn nhất là: lời hứa lớn nhất của Ta có thể là lời nói dối vĩ đại nhất trong đời. Và thế là các ngươi tạo ra một ảo tưởng lớn nhất, để bảo vệ các ngươi khỏi điều ấy: Các ngươi tuyên bố rằng bất cứ lời hứa nào nhằm đem lại cho các ngươi sức mạnh và bảo đảm cho các ngươi tình thương của Thượng đế, đều là lời hứa giả dối của ma quỉ. Các ngươi tự nhủ: Thượng đế chẳng bao giờ hứa như thế cả. Chỉ có ma quỉ mới làm thế thôi, để cám dỗ các ngươi đi đến chỗ khước từ chân diện của Thượng đế là một thực thể siêu việt, đáng sợ, hay xét đoán, ganh tỵ, hay báo thù và trừng phạt.
Dù lối mô tả này phù hợp hơn để mô tả ma quỉ (giả như có), nhưng các ngươi đã gán các đặc tính của ma quỉ cho Thượng đế để tự thuyết phục mình không chấp nhận những lời hứa thực sự của Thượng đế là Đấng sáng tao ngươi, hay chấp nhận những đặc tính giống Thượng đế của Bản Ngã.
Ấy là sức mạnh của sợ hãi.
Tôi đang cố gắng từ bỏ nỗi sợ hãi của mình. Ngài vui lòng nói cho tôi biết thêm về các qui luật đi.
Luật đầu tiên là: ngươi có thể là, làm và có bất cứ điều gì ngươi có thể hình dung được
Luật thứ hai là: ngươi kéo lại gần mình những gì ngươi sợ hãi.
Tại sao thế?
Cảm xúc là sức mạnh có tính thu hút. Điều gì ngươi sợ hãi quá mức, ngươi trải nghiệm nó. Các ngươi xem loài vật là một hình thái thấp hơn của sự sống (dù các loài động vật có sinh hoạt nhất quán hơn loài người nhiều). Nhưng một con thú sẽ lập tức nhận ra ngay nếu ngươi sợ nó. Cây cối là một hình thái sự sống còn thấp hơn nữa. Nhưng chúng phản ứng với những người yêu mến chúng tốt hơn nhiều so với những người không chăm sóc chúng.
Trong chuyện này không có gì là tình cờ cả. Không hề có sự tình cờ trong thế giới, mà chỉ có một đồ án vĩ đại thôi. Một “bông tuyết” khổng lồ.
 Cảm xúc là năng lượng đang chuyển động. Khi luân chuyển năng lượng, ngươi tạo ra hiệu ứng. Nếu di chuyển đủ số năng lượng, ngươi tạo ra vật chất. Vật chất là năng lượng được kết tụ. Được chuyển động vòng quanh. Được ép lại với nhau. Nếu vận động năng lượng đủ lâu theo một cách thức nhất định, ngươi sẽ thu hút được vật chất. Mọi bậc tôn sư đều hiểu qui luật này, đó là thuật giả kim của vũ trụ. Đó là bí mật của mọi sự sống.
Ý nghĩ là năng lượng tinh thuần. Mọi ý nghĩ ngươi có hoặc từng có đều có khả năng sáng tạo. Năng lượng trong ý nghĩ của ngươi không bao giờ cạn kiệt, Không bao giờ. Nóa rời khỏi ngươi và phóng thẳng vào vũ trụ và bành trướng không ngừng. Một ý nghĩ vĩnh viễn tồn tại.
Mọi ý nghĩ đều cô đọng. Chúng gặp gỡ những ỹ nghĩ khác, xoắn quyện lại nhau trong một mê cung năng lượng vĩ đại, tạo thành một mẫu biến hóa không cùng cho vẻ đẹp khôn tả và sự vĩ phức tạp khó tin.
Năng lượng giống nhau thì hút nhau, tạo thành những “khóm” năng lượng, (dùng từ cho dễ hiểu). Khi có đủ những khóm năng lượng đan chéo nhau, hoặc lao vào nhau, chúng sẽ “dính kết” nhau. Cần có một số cực lớn những khóm năng lượng “dính kết nhau” như thế để tạo thành vật chất. Nhưng vật chất sẽ được hình thành từ năng lượng tinh thuần. Quả thực, đó là cách thức duy nhất để nó có thể hình thành. Một khi năng lượng trở thành vật chất, nó vẫn là vật chất trong một thời gian rất dài – trừ khi cấu trúc của nó bị phá vỡ bởi một dạng năng lượng đối nghịch hoặc không đồng chất. Năng lượng lạ  này, khi tác động lên vật chất, sẽ thực sự làm phân rã vật chất, giải phóng năng lượng thô từ đó nó được tạo thành.
Nói bằng ngôn ngữ dễ hiểu, đây là nguyên lý bom nguyên tử của các ngươi. Từ trước về sau, chỉ có Einstein là tiến đến gần chỗ khám phá, giải thích và vận dụng cái bí mật sáng tạo của vũ trụ.
Bây giờ có lẽ ngươi hiểu hơn, tại sao những người có suy nghĩ giống nhau có thể hợp tác để tạo ra một thực tại tốt đẹp. Câu “ở đâu có hai hoặc nhiều người tụ họp lại với nhau nhân danh Ta” đã dễ hiểu hơn nhiều.
Dĩ nhiên, khi toàn bộ các xã hội suy nghĩ theo một hướng thì những điều đáng kinh ngạc rất thường xảy ra. Không phải tất cả trong đó đều là những điều đáng ao ước. Chẳng hạn, một xã hội sống trong sợ hãi, thì rất thường và thực sự là không thể tránh khỏi việc sinh ra những hình thức mà nó sợ hãi nhất.
Tương tự, các cộng đồng lớn thường tìm thấy sức mạnh diệu kỳ trong các suy nghĩ tập thể (thường gọi là lời cầu nguyện chung).
Và cũng cần phải nói rõ, ngay cả các cá nhân, nếu tư tưởng của họ (lời cầu nguyện, hy vọng, ước mơ, nỗi sợ hãi của họ) đủ mạnh, họ cũng có thể tạo ra kết quả như vậy. Giêsu thường rất hay làm được điều này. Ngài hiểu được cách vận dụng năng lượng và vật chất, làm thế nào để sắp xếp lại chúng, phân bố chúng, để hoàn toàn kiểm soát chúng. Nhiều bậc tôn sư cũng biết điều này. Bây giờ cũng có nhiều người biết.
Ngươi cũng có thể biết được điều đó ngay bây giờ.
Đây là cái trí thức về thiện và ác mà Adam và Eva đã có được, Trước khi họ hiểu điều này thì không thể có sự sống như ngươi biết được. Adam và Eva - hai cái tên huyền thoại ngươi dung để chỉ người Nam và người Nữ đầu tiên – họ là Cha và Mẹ của kinh nghiệm loài người.
Câu chuyện về sự sa ngã của Adam thực ra là sự tiến bộ của ông ta – là biến cố duy nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Vì nếu không có biến cố ấy, thế giới tương đối sẽ không tồn tại. Hành vi của Adam và Eva không phải là tội tổ tông, mà thực ra, là phúc lành nguyên  khởi. Các ngươi nên cảm ơn họ từ tận đáy lòng – vì khi là người đầu tiên chọn lựa “sai”, Adam và Eva đã tạo ra cái khả năng thực hiện bất cứ chọn lựa nào.
Trong huyền thoại của các ngươi, các ngươi kể Eva là người “xấu”. Bà là kẻ cám dỗ, bà đã ăn trái cây biết thiện, ác, rồi lại du Adam ăn với mình. Bố cục huyền thoại này cho phép các ngươi coi nữ giới từ đó trở đi là “sự sa ngã” của nam giới, điều này thể hiện ở đủ mọi hình thức bị bóp méo của thực tại, chưa kể đến các quan điểm méo mó về tính dục (làm sao các ngươi lại có thể cảm thấy quá tuyệt về một cái gì đó quá tệ)?
Điều mà các ngươi sợ nhất sẽ lây nhiễm vào các ngươi nhiều nhất. Sợ hãi sẽ lôi kéo nó đến với các ngươi như một thỏi nam châm. Các loại kinh thánh của các ngươi, thuộc mọi niềm tin và truyền thống tôn giáo mà các ngươi tạo ra – đều chưa đựng một lời cảnh tỉnh: đừng sợ. Ngươi có nghĩ đây là chuyện tình cờ không?
Các định luật rất đơn giản.
1-  Ý nghĩ mang tính sáng tạo.
2-  Nỗi sợ hãi có khả năng lôi kéo mhuw một nguồn năng lượng.
3-  Tình yêu là tất cả những gì hiện hữu.
Úi chà, Ngài làm tôi bối rối với cái luật thứ ba này rồi. Làm sao tình yêu có thể là tất cả những gì hiện hữu, nếu sợ hãi lại có khả năng thu hút như một nguồn năng lượng?
Yêu thương là thực tại tối hậu. Nó là thực tại tôi hậu duy nhất. Là tất cả. Cảm giác yêu thương là kinh nghiệm của ngươi về Thượng đế.
Trong chân lý tối thượng, tình yêu là tất cả những gì có, đã có và sẽ có. Khi ngươi đi vào trong tuyệt đối, là ngươi đi vào trong tình yêu.
Thực tại tương đối được tạo ra để Ta có thể trải nghiệm Bản Ngã của mình. Điều này giải thích cho ngươi rồi. Nó không làm thực tại tương đối trở nên có thật. Nó là một thực tại được sáng tạo mà ngươi và ta đã vạch ra và còn tiếp tục dự tính – để nhờ đó chúng ta có thể biết qua kinh nghiệm về chính mình.
Nhưng sáng tạo có thể có vẻ như rất thật, mục đích của nó dường như rất thật, chúng ta chấp nhận nó như đang thực sự tồn tại. Bằng cách này, Thượng đế nỗ lực tạo ra “một cái gì khác” với chính mình (mặc dù điều này không thể có được theo ý nghĩa chặt chẽ nhất, vìa Thượng đế là – Ta là – tất cả những gì có).
Khi tạo ra “một cái gì khác”, tức là thực tại của tương đối, Ta đã tạo ra một môi trường trong đó ngươi có thể chọn để mình là Thượng đế, thay vì đơn giản được bảo cho biết ngươi là Thượng đế để ngươi có thể trải nghiệm Thần tính như một hành vi sáng tạo, thay vì chỉ là một khái niệm, để trong đó, ngọn nến nhỏ trong long mặt trời – linh hồn bé nhỏ nhất - có thể tự biết mình là ánh sáng.
Sợ hãi là đầu mút bên kia của tình yêu. Nó là một từ cực kỳ chính yếu. Khi tạo ra địa hạt tương đối, trước tiên Ta tạo ra đối trọng Bản Ngã của ta, Bây giờ trong địa hạt mà ngươi sống trên bình diện vật lý, chỉ có hai vị trí của hiện hữu: sợ hãi và tình yêu mến. Các ý nghĩ bắt nguồn trong sợ hãi sẽ tạo ra một loại biểu hiện trên bình diện vật lý. Các ý nghĩ bắt nguồn trong tình yêu sẽ tạo ra biểu hiện khác.
Các bậc tôn sư bước đi trên địa cầu là những người đã khám phá được bí mật của thế giới tương đối – và không chịu thừa nhận thực tại của nó. Nói cách ngắn gọn, các bậc thầy là những người chỉ chọn tình yêu. Trong mọi phút giây, trong từng hoàn cảnh. Thậm chí cho dù bị giết hại, họ vẫn yêu thương kẻ đã giết họ. Cả khi họ bị bách bại, họ vẫn yêu thương những đã đàn áp mình.
Điều này thật khó hiểu cho ngươi, còn nói đến tranh đua với nó lại càng ít hơn. Tuy vậy đó là điều mà mọi bậc tôn sư đều đã làm. Bất kể ngành triết học, hay truyền thống và tôn giáo nào đi nữa, thì đó vẫn là cái mà mọi bậc tôn sư đều đã làm.
Tấm gương và bài học này trải ra thật rõ ràng trước mắt các ngươi. Nó được trình bày cho các người qua bao lần lặp đi lặp lại. Qua bao thế hệ và mọi nơi chốn. Trong suốt cả đời ngươi và trong từng giây phút. Vũ trụ này đã sử dụng mọi sắp đặt để đem chân lý này đặt trước ngươi, Trong ca khúc và truyện kể, trong phi thú và vũ điệu, trong lời nói và trong chuyển động – trong các hoạt hình và trong các sưu tập lời nói mà ngươi gọi là sách vở.
Từ đỉnh núi cao nhất, nó đã rao lớn, tại nơi thấp nhất, tiếng thì thầm của nó cũng được nghe. Xuyên suốt các hành lang kinh nghiệm của con người. Chân lý này đã vang vọng: tình yêu là câu trả lời. Nhưng các ngươi đã không lắng nghe.
Bây giờ ngươi đến với cuốn sách này, lại tra vấn Thượng đế một lần nữa, điều Thượng đế nói cho ngươi không biết bao nhiêu lần bằng trăm phương ngàn cách. Nhưng Ta sẽ nói với ngươi một lần nữa - ở đây – trong khuôn khổ cuốn sách này.
Bây giờ ngươi có lắng nghe không? Ngươi có thực sự nghe không?
Ngươi thử nghĩ xem, điều gì đã mang ngươi đến với nội dung này? Làm sao xảy ra chuyện ngươi đang cầm cuốn sách trong tay? Ngươi có nghĩ rằng Ta không biết ta đang làm gì không?
Không hề có sự tình cờ nào trong vũ trụ cả.
Ta đã nghe thấy tiếng kêu của lòng ngươi. Ta đã thấy linh hồn ngươi đang tìm kiếm. Ta biết ngươi tha thiết ước ao Sự Thật. Ngươi đã khổ sở kêu gọi và cũng hân hoan lên tiếng với Sự Thật. Ngươi đã không ngừng van xin Ta. Tỏ Lộ Chính Ta. Giải thích chính Ta. Mặc khải Chính Ta.
Đây Ta đang làm điều đó, bằng những ngôn từ rất giản dị và ngươi không thể nào hiểu sai được. Bằng một ngôn ngữ rất đơn sơ, ngươi không thể lầm lẫn được. Bằng một ngữ vựng rất phổ thong, ngươi không thể nào lạc lối trong các sa đà dài dòng.
Vậy bây giờ, hãy tiếp tục. Ngươi hãy hỏi Ta về bất cứ điều gì, về mọi thứ. Ta sẽ tìm mọi cách để đem lại câu trả lời cho ngươi. Ta sẽ sử dụng toàn thể vũ trụ này để làm điều ấy. Vậy hãy nhìn vào khung cảnh xung quanh. Cuốn sách này không chỉ là công cụ duy nhất của Ta đâu. Ngươi có thể hỏi một câu hỏi, rồi đặt cuốn sách này xuống. Nhưng hãy quan sát. Hãy lắng nghe những lời của bản nhạc ngươi sắp nghe. Thông tin trong bài viết kế tiếp ngươi sẽ đọc. Mạch truyện của cuốn phim ngươi sẽ xem. Lời nói vô tình kế tiếp của ngươi ngươi sẽ gặp. Hay tiếng thì thào của con sông kế tiếp, đại dương kế tiếp, ngọn gió kế tiếp sẽ thì thào vào tai ngươi – tất cả các công cụ ấy đều là của ta. Tất cả các nẻo đường ấy đều dẫn đến Ta. Ta sẽ nói với ngươi nếu ngươi chịu lắng nghe. Ta sẽ đến với ngươi nếu ngươi mời ta. Khi ấy, Ta sẽ tỏ cho ngươi thấy rằng Ta đã luôn có ở đó, bằng mọi cách.

Chương 2

Ngài sẽ dạy con biết đường về cõi sống:
Trước thiên nhan ôi vui sướng tràn trề,
Ở bên Ngài,
Hoan lạc chẳng hề vơi”.
-Tv 16:11
-Suốt cả cuộc đời, tôi tìm kiếm đường đến cùng Thượng đế-
-Ta biết…  
-Và bây giờ, tôi tìm thấy rồi, nhưng tôi không thể tin được. Có cảm giác như tôi -đang ngồi đây và viết điều này cho chính tôi vậy.
-Ngươi đang làm thế.
-Việc ấy xem ra không giống những gì một cuộc thông giao với
 -Thượng đế lẽ ra phải có.
-Ngươi muốn có thêm tiếng chuông reo và huýt sáo không? Để Ta xem có thể bố trí thêm không nhé.
-Ngài biết không, có những người sẽ gọi cả cuốn sách này là một sự báng bổ. Nhất là nếu như Ngài tiếp tục tỏ ra giống một con người thông thái kiểu như vậy.
-Hãy để ta giải thích vài chuyện cho ngươi. Ngươi có ý nghĩ cho rằng thượng đế chỉ xuất hiện theo một cách duy nhất trong đời. Đó là một ý niệm rất nguy hiểm. Nó ngăn chặn không cho ngươi tìm thấy Thượng đế từ khắp mọi nơi, nếu ngươi nghĩ Thượng đế trông chỉ có một kiểu, hoặc lên tiếng có một cách, hoặc hiện hữu theo một kiểu duy nhất thì suốt ngày ngươi sẽ bỏ qua Thượng đế nhiều lần. Ngươi sẽ uổng cả đời tìm kiếm Thượng đế mà vẫn không tìm thấy Bà Ấy. Vì ngươi cứ đi tìm một ông, đây chỉ là một thí dụ.
Có câu nói rằng nếu ngươi không nhìn thấy Thượng đế trong cái trần trục và cái sâu xa, ngươi đã đánh mất một nửa câu chuyện. Đó là một chân lý lớn.
-Thượng đế ở trong nỗi đau buồn và trong tiếng cười vui, trong cay đắng và ngọt ngào. Đằng sau mọi sự đều có mục đích của Thượng đế - và vì thế, trong mọi sự đều có sự hiện diện của Người. Trước đây tôi đã bắt tay vào viết một cuốn sách có tên là Thượng đế là một khúc bánh mỳ kẹp thịt.
-Đó hẳn là một cuốn sách rất thú vị. Ta đã cho ngươi niềm cảm hứng ấy đấy, sao ngươi không viết?
-Nó có vẻ báng bổ quá, hay ít nhất nó cũng bất kính kinh khủng.
-Ngươi muốn nói là bất kính. Điều gì đem lại cho ngươi nghĩ rằng Thượng đế chỉ chỉ có “đáng kính”? Thượng đế là cả cái thăng lẫn cái trầm. Cái nóng và cái lạnh, bên trái và bên phải. Cái đáng kính và cái bất kính. Ngươi cho rằng Thượng đế không thể cười sao? Hay ngươi cho rằng Thượng đế không thích nghe truyện tiếu lâm? Có phải ngươi biết rằng Thượng đế không có óc hài hước: Ta bảo ngươi hay, Thượng đế đã phát minh ra cái hài hước đấy. Ngươi phải nói bằng cái giọng khe khẽ khi nói chuyện với ta à? Mấy cái tiếng lóng và thô tục nằm ngoài tầm hiểu biết của Ta sao? Ta bảo ngươi, ngươi có thể nói chuyện với Ta y hệt như khi nói huyện với người bạn thân thiết nhất.
Ngươi có nghĩ rằng có một từ nào đó mà ta không nghe được/ Một chi tiết nào mà ta không nhìn thấy? Một thanh âm nào mà Ta không biết đến?
Có phải trong ý nghĩ của ngươi, Ta khinh miệt một số người này, còn thì yêu thương những người khác? Ta bảo ngươi, ta không khinh miệt bất cứ điều gì, không có gì là đáng ghét đối với ta. Đó là sự sống, và sự sống là quà tặng, là kho tàng khôn tả, là nơi cực thánh.
Ta là sự sống, vì ta là cái mà sự sống là. Mọi phương diện của nó đều có một mục đích của Thượng đế. Không có gì hiện hữu, không có gì – mà lại không có một nguyên nhân được Thượng đế am hiểu và chấp thuận.
Làm sao có thể như vậy được? Thế còn sự dữ do con người tạo ra thì sao?
Các ngươi không thể nào tạo ra một điều gì – một ý nghĩ, một đồ vật,
một sự kiện – không một kinh nghiệm thuộc bất cứ loại nào – mà lại nằm ngoài kế hoạch của Thượng đế. Vì kế hoạch của Thượng đế dành cho các ngươi là để tạo ra bất cứ điều gì – hết mọi thứ - bất cứ điều gì các ngươi muốn. Trong cái tự do ấy là trải nghiệm về Thượng đế, là Thượng đế - và đây là kinh nghiệm mà vì nó, ta đã tạo nên các ngươi, và bản thân cuộc sống nữa.
Sự dữ là cái mà ngươi gọi là sự dữ. Nhưng ngay cả cái đó, Ta cũng yêu mến, vì chỉ thong qua điều ngươi gọi là sự dữ mà ngươi có thể biết được sự thiện. Chỉ qua cái mà ngươi gọi là công trình của ma quỉ ngươi mới có thể biết và thực hiện công trình của Thượng đế. Ta không yêu mến nóng hơn đã yêu mến lạnh, không yêu cao hơn thấp, trái hơn phải. Tất cả đều có quan hệ với nhau, Mỗi cái đều là một phần của cái tồn tại.Ta không yêu mến cái “tốt” nhiều hơn cái “xấu”. Hitler cũng đã vào thiên đàng rồi. Khi ngươi hiểu điều này, ngươi sẽ hiểu được Thượng đế.
Nhưng tôi được giáo dục để tin rằng thực sự có tốt và xấu tồn tại. Rằng đúng và sai đối chọi nhau. Rằng có một số điều là không chấp nhận được trước Thượng đế.
Hết mọi thứ đều chấp nhận được trước mặt Thượng đế. Vì làm sao Thượng đế có thể không chấp nhận được điều mình làm? Khước từ một điều là phủ nhận nó hiện hữu. Nói rằng điều gì đó là không tốt tức là nói nó không phải là một phần của Ta, và điều đó là không thể được.
Nhưng hãy giữ các niềm tin của ngươi và sống theo các giá trị của mình, vì đó là các giá trị của cha mẹ ngươi, của cha mẹ của cha mẹ ngươi, của bạn hữu ngươi và của xã hội. Chúng tạo thành cấu trúc cho đời ngươi, và đáng mất chúng là làm hư tấm vải kinh nghiệm của ngươi. Tuy nhiên hãy xem xét cẩn thận từng cái một. Hãy nghiền ngẫm từng chút, từng chút. Đừng dỡ tung căn nhà ra, nhưng xem xét mỗi viên gạch, thay thế những viên nào bị vỡ, không còn nâng đỡ được cả cấu trúc nữa.
Cái ý niệm của ngươi về đúng và sai chỉ là thế thôi – các ý niệm. Chúng là những ý nghĩ khuôn đúc nên hình dạng và tạo nên bản chất của Người Mà Ngươi Là. Sẽ chỉ có duy nhất một nguyên nhân để thay đổi những ý niệm ấy, một mục đích duy nhất khi tiến hành thay đổi: nếu ngươi không còn hạnh phúc với Người Mà Ngươi Là.
Chỉ mình ngươi biết được ngươi có hạnh phúc hay không. Chỉ có ngươi nói về cuộc đời mình – “đây là sáng tạo (con) của tôi, và tôi hài lòng về nó”.
Nếu các giá trị của ngươi còn phục vụ ngươi, hãy giữ lấy chúng. Hãy biện hộ cho chúng, hãy tranh đấu để bảo vệ chúng.
Nhưng hãy tìm cách tranh đấu để không làm hại ai. Làm hại không phải là một thứ cần thiết trong việc chữa lành.
Ngài bảo “hãy giữ lấy các giá trị của ngươi” và đồng thời lại bảo rằng các giá trị của chúng tôi đều sai cả. Xin giúp tôi hiểu điều này.
Ta không nói các giá trị của ngươi là sai. Nhưng chúng cũng không đúng, chúng đơn giản chỉ là những phán đoán, những định lượng, những quyết định. Vì một phần lớn chúng là các quyết định không phải do ngươi đưa ra, mà bởi những người khác. Có thể là cha, mẹ, tôn giáo, thầy giáo, các sử gia, chính trị gia.
Trong số những phán quyết về giá trị mà ngươi đưa vào trong sự thật của ngươi, có rất ít điều là những phán đoán mà ngươi, chính ngươi đã đưa ra, dựa trên trải nghiệm của chính mình. Nhưng trải nghiệm là cái mà vì nó ngươi đã đến đây – và cũng từ kinh nghiệm của ngươi, mà ngươi tạo ra chính mình. Ngươi đã tạo ra chính mình từ kinh nghiệm của những người khác.
Nếu giả như có cái gì đó là tội thì nó sẽ như thế này: tự cho phép mình trở nên cái mình là bởi kinh nghiệm của những người khác. Đây là “tội” mà các ngươi đã phạm. Tất cả các ngươi, các ngươi không chờ đợi kinh nghiệm của chính mình, các ngươi chấp nhận kinh nghiệm của người khác như phúc âm (theo nghĩa đen), và rồi khi lần đầu tiên gặp gỡ kinh nghiệm thực, các ngươi lại phủ lên trên đó bằng điều các ngươi nghĩ là đã biết rồi.
Nếu không làm vậy, ngươi hẳn đã có một kinh nghiệm hoàn toàn khác rồi – một kinh nghiệm có thể khiến các thầy dạy và các nguồn mạch cũ của ngươi thành ra sai lầm. Trong hầu hết mọi trường hợp, các ngươi không muốn làm cho cha, mẹ, trường học, tôn giáo, truyền thống và các bản kinh thánh của các ngươi thành ra sai lầm – vì thế các ngươi khước từ kinh nghiệm của chính mình vì lợi ích của những điều các ngươi đã được dạy bảo để suy nghĩ.
Không một chỗ nào để minh họa cho điều này sâu sắc hơn là cách thức các ngươi đối xử với tính dục của con người.
Ai cũng biết cái kinh nghiệm về tính dục có thể là cái kinh nghiệm thể lý đáng yêu nhất, thú vị nhất, mạnh mẽ nhất, là thứ vô địch đem lại hoan lạc, đổi mới, sinh lực, tự tin, sự thiết than, hiệp nhất và sáng tạo mà con người có thể cảm thụ được. Nhưng khi khám phá được điều ấy qua trải nghiệm, các ngươi lại chọn chấp nhận những phán quyết, những ý kiến và ý niệm có trước về tính dục, đã được những người khác tuyên truyền, những người được bảo đảm quyền lợi trong cách nghĩ của ngươi.
Các ý kiến phán đoán và ý niệm ấy trực tiếp mâu thuẫn với kinh nghiệm riêng của các ngươi, nhưng vì ngươi sợ làm cho các thầy dạy của mình trở thành sai nên ngươi tự thuyết phục mình rằng chắc hẳn kinh nghiệm của mình là sai. Kết quả là các ngươi phản bội sự thất của chính mình về vấn đề này – với những hậu quả tàn khốc.
Các ngươi cũng làm một chuyện tương tự với tiền bạc. Mỗi lần trong đời mình, khi có thật nhiều tiền, các ngươi đều cảm thấy sung sướng khi nhận tiền và cảm thấy sướng khi tiêu tiền. Chuyện ấy không có gì là xấu, cũng không có gì độc ác, tự bản chất không có gì là “sai”. Nhưng đã để bắt rễ quá sâu trong mình những giáo huấn của những người khác về vấn đề này, nên các ngươi đã khước từ kinh nghiệm của mình để ủng hộ “sự thật”.
Khi chấp nhận sự thật này làm của mình, các ngươi đã hình thành những ý nghĩ vây quanh nó – những ý nghĩ có sức sáng tạo. Thế là các ngươi đã tạo ra một thực tại của cá nhân quanh tiền bạc, đẩy tiền bạc ra xa khỏi ngươi – vì tại sao ngươi lại phải tìm cách thu hút cái không tốt chứ?
Một điều rất lạ lung, các ngươi cũng tạo ra cùng một mâu thuẫn ấy quanh Thượng đế. Tất cả những gì con tim các ngươi cảm nghiệm về Thượng đế đều bảo với các ngươi rằng Thượng đế là tốt đẹp. Mọi điều các thầy giáo dạy các ngươi về Thượng đế đều nói rằng Thượng đế là xấu. Quả tim ngươi bảo với ngươi rằng Thượng đế là đấng đáng được yêu mến mà không phải sợ hãi gì. Thầy giáo lại bảo với ngươi rằng Thượng đế là đấng phải sợ hãi, vì ông ta là một Thượng đế thích báo thù. Họ bảo rằng các ngươi phải sống trong sự sợ hãi cơn giận của Thượng đế. Các ngươi phải run rẩy khi ra trước mặt Người. Cả cuộc đời ngươi là phải sợ hãi sự phán xét của Ngài. Vì Ngài rất “công bằng”, ngươi được bảo như thế. Và thề có Thượng đế, ngươi sẽ gặp rắc rối khi ngươi đối diện với với sự công minh khủng khiếp của Thượng đế. Vì thế, ngươi phải “vâng phục” các lệnh truyền của Thượng đế, bằng không thì…
Trên hết mọi sự, ngươi không được hỏi những câu hỏi rất hợp lý đại loại như: “Nếu như Thượng đế muốn tôi vâng phục tuyệt đối các lề luật của người, tại sao người còn tạo ra khả năng để các luật ấy bị vi phạm”?, Ồ, các thầy dạy sẽ bảo với ngươi: Vì Thượng đế muốn cho ngươi có “chọn lựa tự do”. Nhưng đó là loại chọn lựa tự do gì vậy, khi chọn cái này thay vì cái kia là sẽ bị kết án? “ý muốn tự do”, tự do cách nào, khi điều phải làm không phải theo ý muốn của ngươi mà là của người khác? Những ai dạy ngươi điều này, họ hẳn đã tạo ra một Thượng đế giả hình mất rồi.
Ngươi được dạy rằng Thượng đế là đấng từ bi, tha thứ - nhưng nếu ngươi không biết xin ơn tha thứ này “đúng cách”, nếu ngươi không “đến với Thượng đế” cho phải đạo, lời cầu xin của ngươi sẽ không được nghe, tiếng kêu của ngươi sẽ không đến tai Thượng đế. Ngay cả chuyện này cũng chưa tệ lắm, nếu chỉ có một cách là đúng thôi. Nhưng có bao nhiêu thầy dạy là có bấy nhiêu “đường ngay, nẻo chính” được dạy dỗ.
Vì thế, hầu hết các ngươi đã bỏ cả quãng đời trưởng thành của mình để tìm kiếm con đường đúng để phụng thờ, vâng phục và phục vụ Thượng đế. Điều mỉa mai của tất cả những chuyện này là Ta không muốn các ngươi thờ phượng, Ta không cần các ngươi vâng lời và các ngươi cũng không cần phải phụng sự Ta.
Các hành vi ấy là hành vi được các vị lãnh chúa trong lịch sử đòi hỏi nơi các thần dân của  mình. Thường họ là những lãnh chúa cực kỳ ích kỷ, bất an, bạo ngược. Đó không phải là những đòi hỏi của Thượng đế theo bất cứ ý nghĩa nào – và điều rất đáng lưu ý là thế giới cho đến giờ này vẫn không cho rằng các đòi hỏi ấy là giả tạo, không có liên quan gì đến nhu cầu hoặc ước muốn của Thượng đế.
Thượng đế không hề có nhu cầu. Mọi Sự Đang Có Là đúng như vậy: mọi sự có. Vì thế đúng theo định nghĩa, nó không cần hoặc thiếu cái gì.
Nếu các ngươi chọn lựa tin vào một Thượng đế còn cần đến điều gì đó – và người có cảm giác bị tổn thương nếu không có được điều ấy, Người sẽ trừng phạt những ai mà Người mong đợi điều ấy từ họ - thì các ngươi đã chọn tin vào một Thượng đế nhỏ hơn Ta rồi. Các ngươi đúng là con cái của một Thượng đế kém hơn.
Không đâu, hỡi các con của Ta, hãy để Ta trấn an các con lần nữa, qua bản văn này: Ta không thiếu gì cả, Ta không yêu cầu gì cả.
Điều này không có nghĩa Ta không có mơ ước. Ước mơnhu cầu không phải là cùng một thứ (dù rằng trong các ngươi có nhiều người coi chúng là một trong suốt cả cuộc đời).
Mơ ước là khởi đầu của mọi sáng tạo. Đó là ý nghĩ đệ nhất. Đó là một cảm giác kỳ diệu bên trong linh hồn. Nó là Thượng đế, khi chọn cái gì kế tiếp để sáng tạo.
Và ước mơ của Thượng đế là gì vậy?
Ta ước muốn trước hết được biết và trải nghiệm chính mình, trong tất cả vinh quang của Ta – để biết Ta Là Ai. Trước khi Ta phát minh ra các ngươi – và mọi thế giới trong vũ trụ - thì Ta không thể nào làm được điều ấy.
Thứ nhì, Ta ước muốn rằng các ngươi sẽ biết và trải nghiệm Các Ngươi Thực Sự Là Ai, thông qua quyền năng mà Ta đã ban cho các ngươi để sáng tạo và trải nghiệm chính mình trong bất cứ cách thức nào các ngươi lựa chọn.
Thứ ba, Ta ước cho toàn bộ tiến trình sự sống sẽ là một kinh nghiệm luôn vui tươi, sáng tạo không ngừng, mở rộng mãi mãi và thành toàn trọn vẹn trong mỗi phút giây hiện tại.
Ta đã thiết lập một hệ thống hoàn hảo, nhờ đó các ước muốn trên đây có thể thành hiện thực. Chúng đang được hiện thực hóa ngay lúc này. Sự khác nhau duy nhất giữa các ngươi và Ta là Ta biết được điều ấy.
Vào giây phút mà các ngươi biết được trọn vẹn (giây phút ấy có thể đến với các ngươi bất cứ lúc nào), thì các ngươi nữa, cũng sẽ cảm thấy như Ta vẫn luôn cảm thấy: hoàn toàn vui sướng, yêu thương, đón nhận, chúc lành và biết ơn.
Đó là 5 thái độ của Thượng đế, và trước khi chúng ta đi tiếp cuộc đối thoại này, Ta sẽ chỉ cho ngươi biết có thể áp dụng các thái độ ấy vào đời sống của ngươi ra sao, và sẽ mang ngươi đến tình trạng giống Thượng đế như thế nào.
Nguyên phần này là câu trả lời rất dài cho một câu hỏi rất ngắn.
Đúng, hãy giữ lấy các giá trị của ngươi – cho tới khi ngươi còn cảmthấy rằng chúng phục vụ ngươi. Nhưng hãy nhìn xem, các giá trị mà ngươi phục vụ, bằng ý nghĩ, lời nói và hành động, chúng có mang đến cho không gian kinh nghiệm của ngươi ý tưởng cao đẹp nhất ngươi có được về mình hay không.
Hãy xem xét từng giá trị một. Hãy đưa chúng ra trước ánh sáng của công luận. Nếu ngươi có thể nói với cả thế giới rằng ngươi là ai, và ngươi tin vào những gì, không chút do dự thì ngươi sẽ hạnh phúc với chính mình. Không có lý do gì để tiếp tục cuộc đối thoại này với Ta nữa, vì ngươi đã tạo ra một Bản Ngã – và một đời sống cho Bản Ngã – không cần cải thiện điều gì nữa. Ngươi đã đạt đến chỗ hoàn thiện rồi. Hãy đặt cuốn sách này xuống.
Cuộc đời tôi đâu có hoàn hảo. Cũng chẳng đến mức gần như hoàn hảo.
Tôi không hề hoàn hảo. Thật ra, trong tôi là cả một cái mớ bất toàn. Tôi ước gì – đôi khi tôi ao ước với cả tấm lòng mình – rằng tôi có thể sửa đổi những bất toàn ấy. Giá mà tôi biết được cái gì đã xui nên những hành vi của mình, đã khiến tôi tụt dốc, cái gì đã cản đường tôi. Tôi cho là bởi thế nên tôi mới tìm đến Ngài. Tôi đã không thể nào tự mình tìm ra lời giải đáp.
Ta rất vui vì ngươi tìm đến ta. Ta đã luôn ở đây để giúp ngươi. Bây giờ ta ở đây, ngươi không cần phải tự tìm câu trả lời cho mình, Ngươi chẳng bao giờ phải làm chuyện ấy.
Nhưng như thế thì…quá tự tin… chỉ việc ngồi xuống và trò chuyện với Ngài kiểu này – chưa nói đến việc tưởng tượng rằng Ngài – Thượng đế - đang trả lời nữa – ý tôi nói là… chuyện này thật là điên rồ.
Ta hiểu rồi. Các tác giả Kinh Thánh đều sáng suốt, nhưng các ngươi đều điên rồ.
Những người viết Kinh Thánh đều là những người chứng kiến cuộcđời Đức Ki-tô và ghi lại một cách trung thành những gì họ nghe và nhìn thấy.
Sửa lại chút nhé. Hầu hết các tác giả Tân Ước đều chưa bao giờ gặp hoặc nhìn thấy Giêsu trong đời họ. Họ sống sau khi Giêsu rời khỏi trái đất nhiều năm rồi. Họ sẽ không nhận ra Giêsu Nazareth nếu họ tình cờ gặp Ngài trên đường phố.
Nhưng…
Những người viết kinh thánh là những tín hữu và sử gia lớn. Họ lấy những câu truyện được truyền tới họ và các bạn bè của họ, qua những người khác – những người già – từ người già – đến người già, cho đến khi một bản viết tay được hình thành.
Và không phải mọi vấn đề của các tác giả Kinh Thánh đề được tập trung trong tài liệu cuối cùng.
Các “giáo đoàn” hình thành xung quanh giáo huấn của Giêsu – và, cũng như đã xảy ra ở bất cứ lúc nào và ở đâu, khi người ta họp thành một nhóm quanh một lý tưởng mạnh mẽ, sẽ có một số cá nhân trong các giáo đoàn ấy, ho là người quyết định phần nào trong câu chuyện Giêsu đã được kể ra, và kể theo cách nào. Quá trình chọn lọc và biên tập này tiếp diễn trong suốt quá trình thu thập, viết và xuất bản các sách Tân Ước và Kinh Thánh.
Thậm chí nhiều thế kỷ sau khi những bản Kinh Thánh nguyên thủy được viết ra, một Hội Đồng Tối Cao cảu Giáo Hội quyết định một lần nữa về việc những giáo lý và chân lý nào sẽ đưa vào bản Kinh Thánh chính thức thời bấy giờ - và những điều nào được coi là “không lành mạnh” hoặc “chưa chín muồi” để trình bày cho đại chúng.
Và ngoài ra còn có những bản Kinh Thánh khác nữa – mỗi bản được viết lại vào những thời điểm xuất thần của những người bình dân khác. Và không có ai trong số đó điên khùng hơn ngươi đâu.
Có phải Ngài cho rằng – hay là Ngài không cho là như vậy- những bản viết này một ngày nào đó trở thành “Kinh Thánh”.
Con của Ta ơi, Tất cả mọi sự trên đời đều linh thiêng cả. Đúng theo thước đo này, đó là những sách Thánh. Nhưng Ta sẽ không chơi chữ với ngươi nữa, vì ta biết ngươi muốn nói gì.
Không, Ta không cho rằng thủ bản này một ngày kia sẽ trơ nên kinh thánh. Ít nhất, nó không trơ nên kinh thánh trong vài trăm năm, hoặc cho đến khi ngôn ngữ trở nên lỗi thời.
Ngươi thấy đấy vấn đề là  ngôn ngữ dung ở đây quá thông tục, quá nặng tính đối thoại, quá đương đại. Người ta cho rắng nếu Thượng đế muốn nói chuyện trực tiếp với ngươi, Ngài sẽ không nói chuyện giống như anh hàng xóm. Cần có một cấu trúc lớn nhất nào đó, nếu không nói rằng có tính thần hóa, trong ngôn ngữ. Một tư cách nào đó, một cảm giác giống Thượng đế.
Như Ta nói trước đây, đó là một phần của vấn đề. Người ta thường cảm giác về Thượng đế là chỉ “tỏ mình” dưới một hình thức duy nhất. Bất cứ điều gì vi phạm đến hình thức ấy đều bị coi là báng bổ.
Như tôi đã nói trước đây.
Như ngươi đã nói trước đây.
Nhưng thôi, hãy đi vào trọng tâm câu hỏi của ngươi. Tại sao ngươi nghĩ rằng thật điên rồ nếu ngươi có thể đối thoại với Thượng đế? Ngươi không tin vào lời cầu nguyện sao?
Có chứ nhưng đó là chuyện khác. Việc cầu nguyện đối với tôi luôn có tính một chiều. Tôi cầu xin, còn Thượng đế thì không co động tĩnh gì.
Thượng đế không bao giờ đáp trả lời cầu nguyện sao?
Có chứ, nhưng không bao giờ bằng lời, ngài hiểu không à, tôi đã gặp đủ loại sự việc xảy ra trong đời, mà tôi tin đó là câu trả lời – một câu trả lời trực tiếp cho lời cầu nguyện. Nhưng Thượng đế chưa bao giờ nói chuyện với tôi.
 Ta hiểu rồi. Vậy đây là Thượng đế mà ngươi tin đấy. Thượng đế này có thể làm mọi sự, hắn chỉ không thể nói thôi.
Dĩ nhiên là Thượng đế có thể nói, nếu Người muốn. Chỉ có điều hình như Thượng đế không muốn nói với tôi.
Đây là gốc rễ của mọi vấn đề mà ngươi trải nghiệm trong đời sống của ngươi – vì ngươi không xem ngươi là xứng đáng được Thượng đế ngỏ lời trò chuyện.
Trời đất ơi, làm sao ngươi có thể hy vọng nghe được giọng nói của ta, nếu ngươi không tự thấy mình có đủ tư cách để được ta nói chuyện cùng ngươi?
Ta bảo ngươi này: Ta đang thực hiện một phép lạ ngay lúc này đây. Vì không chỉ là ta đang nói chuyện với ngươi, và còn với mọi người cầm cuốn sách này lên và đọc những trang sách này nữa.
Bây giờ ta nói chuyện với từng người một. Ta biết mỗi người là ai. Ngay bây giờ, Ta biết ai sẽ tìm thấy con đường của họ để đến với những lời này – và ta biết (cũng như với mọi cuộc truyền đạt khác của ta) một số người có thể nghe được – và một số người chỉ có thể lắng nghe, nhưng chẳng nghe được gì.
Chà, điều này lại đưa đến một điều khác rồi. Tôi đã nghĩ đến việc xuất bản những gì đang được ghi chép ở đây.
Tốt, việc ấy có gì “sai” nào?
Người ta có thể cho rằng tôi đang bịa ra tất tần tật những cái này để kiềm tiền. Việc ấy không làm cho toàn bộ câu chuyện thành ra đáng ngờ hay sao?
Thế động cơ khiến ngươi viết ra điều gì đó có phải là để ngươi kiếm ra thật nhiều tiến không?
Không. Đó không phải là lý do tôi bắt đầu việc này. Tôi viết ra cuộc đối thoại trên giấy chi vì tâm trí tôi luẩn quẩn với những câu hỏi gần 30 năm rồi- những câu hỏi mà tôi khao khát được trả lời, Ý định sắp xếp thành một cuốn sách chi nảy sinh sau này mà thôi.
Từ gợi ý của ta.
Từ Ngài ư?
Đúng, ngươi không nghĩ ta sẽ để ngươi bỏ phí tất cả những câu hỏi và giải đáp quí giá này chứ?
Tôi không nghĩ đến điều ấy. Thoạt đầu, tôi chỉ muốn các câu hỏi được trả lời thôi. Tôi muốn nỗi thất vọng sớm chấm dứt và cuộc tìm kiếm đi được đến đích.
Tốt, vậy thì hãy ngừng tra vấn những động cơ của ngươi đi (ngươi không ngừng làm thế mà) và hãy tiếp tục nào.

1 nhận xét:

Nguyễn Quang Đạo nói...

Nguyễn Quang Đạo Tôi đã biết. Tôi đã trải nghiệm. Và hiện hữu đang tới... Tôi bắt đầu sử dụng cụm từ "ngày 13/10/" để chia đời tôi ra làm hai: trước và sau ngày đó, ngày mà tôi đột nhiên khỏi bệnh một cách diệu kỳ. Tôi nói, Thượng đế hiện hữu là điều có thật và kể câu chuyện của mình. Nhiều người không tin. Tôi không có nghĩa vụ thuyết phục họ . Tôi muốn, như những dòng đã viết trong cuốn sách trên:
"Vì thế, hãy là ánh sáng trong bóng tối và đừng nguyền rủa bóng tối.
Và đừng quên Ngươi Là Ai trong những lúc vây quanh ngươi là những cái không phải là ngươi. Nhưng ngươi hãy ca ngợi sáng tạo, cả khi ngươi tìm cách thay đổi nó.
Và hãy biết rằng điều ngươi làm trong lúc gặp thử thách lớn nhất có thể trở thành chiến thắng vĩ đại nhất. Vì kinh nghiệm ngươi tạo ra là một lời khẳng định Ngươi Là Ai – Và Ngươi muốn trở Thành Ai."