Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Đối Thoại Với Thượng Đế (B)


Chương 3

Xem nào, tôi có một trăm câu hỏi, một ngàn, một triệu. Và vấn đề là đôi khi tôi không biết bắt đầu từ đâu nữa.
Ngươi cứ việc liệt kê các câu hỏi ra đây, bắt đầu từ đâu đó cũng được. Nào bắt đầu đi. Hãy ghi ra một loạt những câu hỏi nào chợt nghĩ ra được.
Được rồi, một số câu có vẻ rất đơn giản, hoàn toàn bình thường.
Ngươi ngưng ngay việc phê bình đó đi, cứ việc liệt kê chúng ra thôi.
Vâng, đây là một số câu hỏi chợt đến với tôi lúc này.

1- Cuối cùng thì khi nào tôi đổi đời đây? Cần phải làm gì để “xốc nó lên”, để thu được một chút thành đạt? Có thể nào chấm dứt nỗi vất vả này không?
2- Khi nào tôi sẽ học hỏi đủ về các mối quan hệ để có thể giao thiệp suôn sẻ? Có cách nào để hạnh phúc trong những mối quan hệ không? Chẳng lẽ chúng cứ phải không ngừng thách đố như vậy.
3- Dường như tôi không bao giờ kiếm được đủ tiền trong đời mình cả? Có phải số của tôi là cứ phải tằn tiện và nhặt nhạnh cả đời? Cái gì ngăn cản tôi biến khả năng dồi dào của mình về lĩnh vực này thành hiện thực?
4- Tại sao tôi không thể làm điều tôi thực sự muốn trong đời mà vẫn có thể kiếm sống được?
5- Làm thế nào để tôi có thể giải quyết được một số vấn đề về sức khỏe hiện tôi đang gặp phải? Tôi bị đủ các loại bệnh mãn tính trong đời mình. Tai sao tôi lại như thế?
6- Đâu là bài học của cuộc đời mà tôi xem ra phải học? Tôi đang cố sức làm chủ điều gì?
7- Có chuyện đầu Thai không? Tôi có bao nhiêu đời sống trong quá khứ? Tôi là gì trong lúc đó? “nghiệp chướng” có thật không?
8- Đôi khi tôi cảm thấy như đang lên đồng vậy. Chuyện “lên đồng” có thật không? Tôi có phải đã từng như vậy? Có phải những người tự cho mình là đồng cốt, họ đang “giao tiếp với ma, quỉ”” không?
Có được nhận tiền bạc để làm điều thiện không? Nếu tôi chọn làm công việc cứu rỗi trên thế gian – đó là việc của Thượng đế - liệu tôi có thể vừa làm công việc ấy lại vừa trở nên giàu có không? Hai điều ấy có loại trừ lẫn nhau không?
9- Chuyện sế là tốt chứ? Hãy xem – sự thực đằng sau cái kinh nghiệm nhân loại này là gì? Có phải tình dục thuần túy phục vụ cho việc duy trì nòi giống, như một số tôn giáo dạy thế không? Có phải chỉ có thể đạt tới sự thánh thiện và giác ngộ thong qua việc khước từ - hay chuyển hóa năng lượng tính dục không? Có thể làm tình mà không cần yêu thương gì? Có thể chỉ thỏa mãn nhu cầu thể lý là đủ để làm chuyện ấy không?
10- Tại sao Ngài lại làm ra tình dục như một kinh nghiệm quá tuyệt vời, quá nổi bật, quá mạnh mẽ của con người như thế, nếu chúng tôi phải hết sức tránh xa nó? Về chuyện này luôn, tại sao tất cả những thứ hay ho đều bị coi là “vô luân, phi pháp, hay thừa thãi” nhỉ?
11- Có sự sống trên những hành tinh khác không? Liệu chúng từng đến thăm chúng tôi chưa? Có phải hiện giờ chúng tôi đang bị theo dõi không? Chúng tôi có thể nhìn thấy bằng chứng hiển nhiên về sự sống ngoài trái đất trong đời mình không? Có phải mỗi hình thức sự sống lại có một Thượng đế của mình. Hay Ngài là Thượng đế của chung tất cả?
12- Trái đất này sẽ có một ngày nào trở nên một nơi lý tưởng không Thượng đế sẽ tỏ mình ra cho mọi người trên trái đất như đã hứa không? Có chuyên Quang lâm hay không? Có hay không một cuộc Tận Thế như đã tiên báo trong kinh thánh. Có một tôn giáo đích thực nào không? Nếu có là tôn giáo nào?
13- Trên đây là một số câu hỏi của tôi. Như tôi đã nói đó, tôi có hàng trăm vấn nạn nữa cơ. Một số câu hỏi làm tôi bối rối – vì chúng có vẻ quá non nớt. Nhưng xin vui lòng trả lời hết cho tôi, từng câu một. Mời Ngài lên tiếng.
Tốt lắm. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu. Ngươi đừng băn khoăn gì về các câu hỏi ấy. Đó là những câu hỏi mà bao nhiêu người đã hỏi từ hàng trăm năm rồi. Nếu các câu hỏi là quá ngốc nghếch thì chúng đã chẳng được hỏi đi hỏi lại qua bao nhiêu đời như vậy đâu. Vậy hãy đi vào câu số một xem.
Ta đã thiết lập những qui luật trong vũ trụ, để giúp ngươi có được, tạo ra được – đúng những gì ngươi chọn. Các qui luật ấy không thẻ bị vi phạm và cũng không thể bỏ qua được. Ngươi đang đi theo các qui luật ấy ngay lúc này, cả khi ngươi đọc những điều này. Ngươi không thể không đi theo các qui luật ấy, vì đó là những cách thức mà sự vật diễn ra. Ngươi không thể bước ra ngoài chúng. Ngươi không thể hành động bên ngoài chúng.
Mỗi phút, mỗi giây trong đời ngươi, ngươi đang hoạt động bên trong nó – và mọi thứ ngươi từng trải nghiệm, ngươi cũng đã từng sáng tạo ra.
Ngươi là một đối tác với Thượng đế. Chúng ta cùng chia sẻ một giao ước vĩnh cửu. Điều ta hứa với ngươi là luôn cho ngươi điều ngươi yêu cầu. Điều ngươi hứa với ta là xin, là hiểu được tiến trình xin và trả lời. Ta giải thích tiến trình này cho ngươi một lần rồi. Ta sẽ giải thích thêm một lần nữa, để ngươi hiểu rõ hơn.
Ngươi là một hữu thể có ba mặt. Ngươi bao gồm cơ thể, tâm trítinh thần. Ngươi cũng có thể gọi ba mặt ấy là vật chất, phi vật chất và siêu vật chất (siêu hình). Đây là ba ngôi Thánh và được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau.
Điều mà ngươi là, thì Ta cũng là. Ta được thể hiện như là Tam vị nhất Thể . Một số thần học gia nơi các ngươi gọi điều này là Cha, Con và Thánh Thần.
Các nhà phân tâm học nơi các ngươi thì nhìn nhận bộ ba này và gọi là ý thức, tiềm thức và siêu ý thức.
Các triết gia thì gọi là bản năng, bản ngã và siêu ngã.
Khoa học gọi điều này là năng lượng, vật chất và phản vật chất.
Các thi sỹ nói về tí, tâm và hồn. Các nhà tư tưởng Thời Đại Mới thì nói về cơ thể, tâm trí và tinh thần.
Thời gian của các ngươi chia thành quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây chẳng phải giống như tiềm thức, ý thức và siêu ý thức sao?
Tương tự: không gian chia ra làm ba: ở đây, ở đó và khoảng không gian ở giữa.
Việc định nghĩa và mô tả cái “khoảng giữa” này trở nên khó khăn, mơ hồ. Vào ngay giây phút ngươi bắt đầu định nghĩa hoặc mô tả, khoảng không gian ngươi mô tả đó lập tức trở thành “đây” hoặc “đó” liền. Nhưng chúng ta biết rằng “khoảng không ở giữa” này có tồn tại. Nó là cái giữ cho đây và đó nằm đúng chỗ - cũng như cái hiện tại vĩnh cửu nắm giữ “trước” và “sau” đúng chỗ vậy.
Ba phương diện ấy của ngươi thực sự là ba thứ năng lượng. Ngươi có thể gọi chúng là ý nghĩ, lời nói và hành động. Cả ba hợp lại với nhau tạo thành một kết quả - mà trong ngôn ngữ và hiểu biết của ngươi gọi là cảm giác, hay một cảm nghiệm.
Linh hồn của ngươi (tiềm thức, bản năng, tinh thần, quá khứ v..v…) là tổng cộng mọi cảm giác mà ngươi có được (được tạo thành). Ý thức của ngươi về một số cảm giác ấy gọi là ký ức. Khi ngươi có một ý thức, ngươi có thể có hồi ức. Tức là, đặt lại với nhau, ráp các phần lại với nhau.
Khi ngươi tái hợp các phần của ngươi lại với nhau, Ngươi sẽ nhớ lại Thực Sự Ngươi Là Ai.
Tiến trình sáng tạo khởi đầu bằng ý nghĩ – một ý tưởng, khái niệm, một sự hình dung. Mọi điều ngươi nhìn thấy đều từng là ý tưởng của một ai đó. Không có gì hiện hữu trong thế giới của ngươi mà không tồn tại trước tiên như một ý nghĩ thuần túy.
Điều này đúng cho cả vũ trụ nữa.
Ý nghĩ là cấp độ đầu tiên của sáng tạo.
Tiếp đến là lời nói. Mọi điều ngươi nói đều là một ý nghĩ diễn tả ra ngoài. Nó có sức sáng tạo và đưa năng lượng sáng tạo vào thẳng trong vũ trụ. Các lời nói thì năng động hơn ý nghĩ (và do vậy một số người có thể cho là nó mang tính sáng tạo nhiều hơn), vì lời nói là một mức độ khác của rung động từ ý nghĩ. Chúng ảnh hưởng tới vũ trụ với một tác động lớn lao hơn.
Lời nói là cấp độ thứ nhì của sáng tạo.
Tiếp đến là hành động.
Hành động là lời nói đang chuyển động. Lời nói lá ý nghĩ được diễn đạt. Ý nghĩ là những ý tưởng được hình thành. Các ý tưởng là năng lượng tụ lại với nhau. Năng lượng là các lực được giải phóng. Các lực là các nguyên tố đang tồn tại. Các nguyên tố là các tiểu phân của Thượng đế, là các mảnh nhỏ của toàn thể, là chất liệu của mọi sự.
Lúc khởi đầu là Thượng đế. Kết cục là hành động. Hành động là Thượng đế đang sáng tạo – hay Thượng đế được cảm nghiệm.
Ngươi thường cho rằng mình chưa đủ tốt, không đủ kỳ diệu, chưa đủ vô tội để có thể là một phần của Thượng đế, để có được quan hệ đối tác với Thượng đế. Ngươi đã phủ nhận Ngươi Là Ai trong một thời gian quá lâu, đến độ ngươi quên mất Ngươi Là Ai rồi.
Việc này xảy ra không bởi trùng hợp. Đây không phải là chuyện tình cờ. Nó là cả một phần trong kế hoạch của Thượng đế - vì ngươi không thể tuyên bố, tạo ra hay cảm nghiệm Ngươi Là ai nếu như ngươi đã là nó rồi. Điều tiên quyết đối với ngươi là phải khước từ, quên đi sự liên hệ với Ta,  để có thể hoàn toàn cảm nghiệm được nó bằng cách sáng tạo ra nó một cách trọn vẹn – nhờ việc gọi nó ra. Vì ước muốn vĩ đại nhất của ngươi – và là ước muốn vĩ đại nhất của ta – là để ngươi cảm nghiệm về chính mình như là một phần của Ta. Vì thế, ngươi đang ở trong một quá trình trải nghiệm bản than mình, bằng cách tạo ra ngươi một lần nữa trong từng giây phút một. Ta cũng từng như vậy, thong qua ngươi.
Ngươi không nhìn thấy quan hệ đối tác sao? Ngươi có hiểu được ý nghĩa của nó không? Đó là một sự hợp tác linh thiêng – thật đấy, một sự tương thông thánh thiện.
Lúc ấy cuộc đời sẽ chắp cánh cho ngươi, khi ngươi chọn nó. Ngươi vẫn chưa chọn mà. Ngươi đã trì hoãn, kéo dài, lần lữa, chống đối. Bây giờ là lúc ngươi phổ biến và tạo ra điều ngươi đã được hứa. Để làm điều này, ngươi phải tin vào lời hứa và sống với lời hứa ấy. Ngươi phải sống lời hứa của Thượng đế.
Lời hứa của Thượng đế là: ngươi là con Ông ấy. Dòng dõi của Bà ấy. Ngươi giống hệt họ, Ngươi bằng vai với Ông ấy.
À…đây là nơi ngươi khựng lại. Ngươi có thể chấp nhận những thứ như “con ông ấy”, “dòng dõi”, “giống hệt”, nhưng không chịu được gọi là “bằng vai với Ông ấy”. Điều ấy quá đáng phải không. To tát quá, kỳ diệu quá – nặng trách nhiệm quá. Vì nếu ngươi ngang bằng với Thượng đế điều ấy có nghĩa là không có gì được làm cho ngươi nữa – và mọi sự phải do ngươi tạo ra. Không thể có một nạn nhân nào nữa, cũng không còn kẻ sát nhân – chỉ còn thành quả của tư tưởng ngươi về một sự vật.
Ta bảo ngươi này: Tất cả những gì ngươi nhìn thấy trong thế giới của ngươi đều là thành quả của ý niệm ngươi về nó.
Ngươi có muốn cuộc đời ngươi thực sự “cất” cánh không?
Vậy thì hãy thay đổi ý niệm ngươi về nó đi. Về chính ngươi. Hãy suy nghĩ, nói năng và hành động như Thượng đế mà Ngươi Là.
Lẽ dĩ nhiên, điều này sẽ làm ngươi xa cách với – hầu hết – đồng loại của ngươi. Họ sẽ gọi ngươi là điên khùng, họ sẽ nói ngươi đang báng bổ. Cuối cùng họ sẽ ăn thua đủ với ngươi và họ sẽ tìm cách đóng đinh ngươi.
Họ sẽ làm như thế, không phải vì họ cho rằng ngươi đang sống trong một thế giới của những ảo tưởng của riêng ngươi (đa số người ta đều có bụng khoáng đạt đủ để cho phép ngươi có những trò vui chơi của riêng ngươi). Nhưng chẳng sớm thì muộn, những người khác sẽ được thu hút đến với sự thật của ngươi – vì những điều hứa hẹn nó dành cho họ.
Đây là nơi những kẻ đồng loại của ngươi sẽ xen vào – vì đây là nơi ngươi bắt đầu đe dọa họ. Vì sự thật giản dị của ngươi, khi chỉ cần áp dụng vào cuộc sống, sẽ đem lại vẻ đẹp, sự thoải mái, bình an, hoan lạc và tình yêu đối với mình và người khác, nhiều hơn bất cứ điều gì mà những đồng loại của ngươi có thể tìm được.
Và chân lý ấy, một khi được chấp nhận, sẽ có nghĩa là chấm dứt cho những con đường của họ. Nó cũng có nghĩa là chấm dứt thù hận, sợ hãi, mù quáng và chiến tranh. Chấm dứt việc kết án và giết choc từng xảy ra nhân danh Ta. Chấm dứt chuyện lẽ phải thuộc về kẻ mạnh. Chấm dứt việc mua bán quyền lực. Chấm dứt sự trung thành và tôn phục do sợ hãi. Chấm dứt thế giới như họ biết – như ngươi tạo ra nó bấy lâu nay.
Bởi thế, hãy sẵn sang, hỡi linh hồn khả ái. Vì ngươi sẽ bị lăng mạ và đánh đập, bị gọi đích danh và lưu đày, và cuối cùng họ sẽ tố cáo ngươi, đưa ngươi ra tòa án và kết tội ngươi – tất cả theo cách của họ - ngay từ lúc ngươi chấp nhận và đón lấy cái sự nghiệp linh thiêng của mình – hiện thực hóa Bản Ngã.
Thế thì tại sao lại phải thực hiện nó?
Vì ngươi không còn quan tâm đến việc thừa nhận hay đồng ý của thế gian. Ngươi không còn thỏa mãn với những gì nó đem lại cho ngươi. Ngươi không còn hài lòng với điều nó đã ban cho kẻ khác. Ngươi muốn đau thương dừng lại, đau khổ chấm dứt, đau khổ tan đi. Ngươi đã chán ngấy thế giới như nó hiện giờ. Ngươi tìm kiếm một thế giới mới hơn.
Đừng tìm kiếm nó nữa. Bây giờ hãy gọi nó ra.
Ngài có thể giúp tôi làm thế nào để thực hiện điều ấy không?
Được, trước hết ngươi hãy đến với ý Nghĩ Cao Nhất của ngươi về chính mình. Hãy tưởng tượng ra rằng ngươi thế nào nếu ngươi sống cái ý nghĩ ấy mỗi ngày. Hãy hình dung điều ngươi sẽ suy nghĩ, sẽ làm, sẽ nói, và ngươi sẽ đáp trả như thế nào với những gì người khác làm và nói.
Ngươi thấy có gì khác biệt giữa sự phóng chiếu ấy và những gì ngươi suy nghĩ, hành động và nói năng bây giờ không?
Có. Tôi thấy khác rất nhiều.
Tốt, ngươi sẽ sống như thế, vì chúng ta biết ngay lúc này, ngươi chưa sống theo cái nhãn quan cao nhất về bản thân ngươi. Bây giờ khi đã thấy sự khác nhau giữa tình hình hiện tại và điều ngươi muốn trở nên, hãy bắt đầu thay đổi – thay đổi có ý thức – những ý nghĩ, lời nói và hành động cho ăn khớp với nhãn quan vĩ đại nhất của ngươi.
Công việc này đôi hỏi một nỗ lực lớn lao cả về tâm trí lẫn thể xác. Nó sẽ kéo theo không ngừng nghỉ, trong từng giây phút việc kiểm soát mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của ngươi. Nó sẽ kéo theo việc lựa chọn liên tục và có ý thức. Toàn bộ quá trình này là một chuyển động khổng lồ hướng đến ý thức. Điều ngươi sẽ khám phá nếu ngươi chấp nhận thử thách này là ngươi sẽ sống cả nửa cuộc đời không ý thức. Tức là, trên một bình diện ý thức, ngươi không ý thức về điều ngươi đang chọn đối với ý nghĩ, lời nói và hành động, cho đến khi ngươi nghiệm được hậu quả của chúng. Để rồi khi nghiệm ra những hậu quả ấy, ngươi phủ nhận rằng các ý nghĩ, lời nói và hành động của ngươi có liên quan đến chúng.
Đây là một lời kêu gọi hãy thôi đừng sống phi ý thức như vậy nữa. Nó là một thách đố mà linh hồn ngươi đã kêu gọi ngươi ngay từ lúc ban đầu.
Cái lối liên tục kiểm soát tâm trí này xem ra cực kỳ mệt mỏi đây…
Có thể lắm, cho đến khi nó trở nên bản tính thứ nhì. Thật ra nó là bản tính thứ nhì của ngươi. Bản tính đầu tiên của ngươi là yêu thương vô điều kiện. Bản tính thứ nhì của ngươi là chọn thể hiện bản tính thứ nhất, bản tính đích thực của ngươi, một cách có ý thức.
Xin lỗi Ngài, nhưng cái kiểu không ngừng biên tập mọi thứ tôi suy nghĩ, nói và làm như thể này có làm tôi thành ra thằng đần không?
Không bao giờ, khác đi thì có, nhưng đần thì không. Giêsu có đần không? Ta không nghĩ như vậy. Ở với Phật có chán không? Người ta lũ lượt kéo đến, năn nỉ cho được gặp ông ta. Không có người nào đạt đến cảnh giới làm chủ mà lại đần độn cả. Bất thường ư, có lẽ. Ngoại thường ư. Có lẽ, nhưng không bao giờ đần cả.
Vì thế, ngươi có muốn cuộc đời ngươi cất cánh không? Hãy lập tức bắt đầu tưởng tượng nó theo cách ngươi muốn nó trở nên – và tiến theo hướng ấy. Hãy kiểm soát mọi ý nghĩ, lời nói, hành động không hòa hợp với nó. Hãy tránh xa chúng.
Khi ngươi có một ý nghĩ không ăn nhập với quan điểm cao nhất của mình, hãy thay đổi nó bằng một ý nghĩ mới, ngay khi ấy và tại chỗ. Khi ngươi nói điều gì không ăn khớp với ý niệm vĩ đại nhất của mình, hãy lưu ý ngay để không nói một điều gì tương tự như thế lần nữa. Khi ngươi làm điều gì đi chệch khỏi ý định tốt nhất của mình, hãy quyết định làm lần đó là lần cuối cùng. Và hãy làm điều đúng ngay với bất cứ ai có liên quan, nếu có thể.
Trước đây, tôi nghe điều này rồi, và tôi luôn luôn chống đối nó, vì nó có vẻ không trung thực. Tôi muốn nói là nếu Ngài khổ như chó, Ngài không nhất thiết phải thừa nhận điều đó. Nếu Ngài nghèo kiết xác, Ngài cũng không nhất thiết phải nói điều đó. Nếu Ngài đang giận điên lên, Ngài không nhất thiết phải thể hiện nó ra bên ngoài. Nó làm tôi nhớ đến câu chuyện tiếu lâm về ba người bị cho vào hỏa ngục. Một người theo Công giáo, một người Do Thái và một người thuộc nhóm Thời Đại Mới. Quỷ sứ giễu người Công giáo: “Chào anh, anh có thích cái nóng chứ”? và người Công giáo khụt khịt: “Tôi đang dâng lên cho Chúa”. Quỉ sứ lại hỏi người Do Thái: “Ông thấy cái nóng này như thế nào?” Người Do Thái trả lời: “Tôi còn mong được cái gì hơn nữa ngoài hỏa ngục?” Cuối cùng quỉ sứ đến gần người theo hướng Thời Đại Mới: “Nóng à?” người này toát mồ hôi hỏi lại, “cái gì nóng?”
Chuyện tiếu lâm hay quá, nhưng Ta không nói về chuyện làm lỡ vấn đề, hoặc giả tảng như nó không tồn tại. Ta nói về việc lưu ý đến hoàn cảnh và rồi nói lên sự thật cao nhất của ngươi về nó.
Nếu ngươi phá sản, ngươi sẽ phá sản. Chẳng ích gì mà phải nói dối về chuyện ấy, và thực sự ngươi yếu đuối khi cố gắng nặn ra một câu chuyện về nó để không thừa nhận nó. Nhưng chính cái suy nghĩ của ngươi về nó – kiểu như “phá sản là chuyện đáng buồn”, “Thật là khủng khiếp”, “Tôi là thằng tồi, vì người tốt làm việc siêng năng và cố gắng để không bao giờ bị phá sản”, vân vân – mới qui định việc ngươi cảm nghiệm thế nào về “sự phá sản”. Chính lời nói của ngươi về nó – “Tôi phá sản”, “Tôi chẳng còn lấy một xu”, “Tôi không có tiền” – mới quyết định ngươi còn khánh kiệt bao lâu nữa. Chính hành động của ngươi quanh sự việc đó – cảm thấy tiếc cho bản than mình, ngồi thừ ra bất lực, không tìm ra lối thoát vì “có được tích sự gì đâu?” – mới tạo ra thực tại lâu dài cho ngươi.
Điều đầu tiên phải tìm hiểu về vũ trụ là không có hoàn cảnh nào “tốt” hay “xấu”. Nó chỉ là như thế. Vì vậy hãy ngừng các phán xét về giá trị.
Điều thứ nhì là biết rằng mọi điều kiện là tạm thời. Không có gì giữ nguyên như cũ, không có gì bất động. Một sự việc thay đổi cách  nào, điều ấy tùy thuộc vào ngươi.
Xin lỗi Ngài, nhưng tôi phải ngắt lời Ngài lần nữa. Nếu có một người bị bệnh, nhưng lại có đức tin chuyển núi dời non – và giả sử người ấy nghĩ rằng anh ta sẽ khỏe lại…rối 6 tuần sau anh ta chết. Chuyện ấy có ăn nhập gì với câu chuyện suy nghĩ tích cực, hành động khẳng định này không?
Tốt lắm. Ngươi hỏi Ta những câu hỏi khó. Tốt lắm, ngươi không chỉ chấp nhận những gì ta nói về điều này, điều nọ. Có một chỗ, sau khi xuống dòng, nơi ngươi sẽ phải ghi nhận lời Ta nói về điều này – vì cuối cùng ngươi sẽ thấy chúng ta có thể thảo luận về điều này mãi mãi, ngươi và Ta – cho đến khi không còn gì để làm ngoài việc “thử nó hoặc từ chối nó”. Nhưng chúng ta còn chưa đến chỗ ấy đâu. Bởi thế, hãy tiếp tục thảo luận nhé. Hãy tiếp tục nói chuyện…
Cái người có “đức tin chuyển núi dời non” và chết đi sáu tuần sau đó, đã dời núi được sáu tuần. Thế có lẽ đủ cho anh ta rồi. Anh ta có thể đã quyết định vào giờ sau cùng của ngày cuối: “Tốt, đủ rồi. Bây giờ mình sẵn sang đi tiếp một hành trình khác”. Ngươi có thể không biết đến quyết định ấy, vì anh ta có lẽ không nói với ngươi. Sự thật là, anh ta có thể đã quyết định như vậy sớm hơn vài ngày trước, vài tuần trước đó nữa – và không nói cho ngươi biết, hoặc không nói cho ai biết.
Ngươi đã đặt ra một xã hội trong đó chuyện muốn chết không được tốt chút nào – việc rất ổn với cái chết là việc rất không tốt. Vì ngươi không muốn chết nên ngươi không thể tưởng tượng được là có ai đó muốn chết – bất kể hoàn cảnh hay điều kiện của họ như thế nào.
Nhưng có rất nhiều trường hợp mà ở đó, chết thì tốt hơn là sống – về điều này ta biết ngươi có thể hình dung được, nếu ngươi chịu nghĩ về nó thêm một chút. Tuy nhiên sự thật ấy không xảy ra với ngươi – chúng không phải là điều hiển nhiên – khi ngươi nhìn vào mặt ai đó đang muốn chết. Và người đang hấp hối biết được điều này. Bà ta có thể cảm thấy mức độ chấp nhận trong phòng về quyết định của mình.
Đã bao giờ ngươi nhận thấy có bao nhiêu người chờ cho đến khi trong phòng hết người trước khi họ chết chưa? Một số người thậm chí còn phải nói với người than – “Không, thật mà, chị đi đi. Kiếm chút gì ăn nào.” Hoặc là “Anh đi nghỉ đi, em khỏe nhiều rồi, sáng mai em gặp lại anh nhé”. Và thế rồi, khi người canh giữ thường trực rời đi thì linh hồn cũng rời khỏi thân xác của người được canh giữ.
Nếu họ bảo với nhóm người thân và bạn bè: “Tôi chỉ muốn chết thôi” thì họ sẽ được nghe là “Ôi, em không nghĩ vậy đâu phải không”, “này đừng có nói kiểu ấy mà”, hoặc “thôi, nói vậy đủ rồi”, “trời ơi, anh đừng bỏ em”.
Toàn bộ ngành y khoa được đào tạo là để giữ cho người ta sống, thay vì giữ cho người ta thoải mái để họ có thể chết cho xứng đáng.
Ngươi thấy đấy, đối với bất kỳ một bác sỹ, y tá nào, chết là một thất bại. Đối với bạn bè hay người thân, cái chết là một tai họa. Chỉ với linh hồn, cái chết là phương cách giải thoát – một sự giải phóng.
Quà tặng lớn nhất ngươi có thể đem cho người hấp hối là để họ chết trong bình an – không phải nghĩ đến chuyện họ phải “ngưng lại, hoặc tiếp tục đau khổ, hoặc lo lắng cho ngươi tại giai đoạn cực kỳ quan trọng này trong đời họ”.
Thế nên trong trường hợp của một người nói rằng anh ta sẽ sống, anh ta tin mình sẽ sống, thậm chí còn cầu nguyện cho được sống thì một điều rất hay xảy ra là trong linh hồn anh, anh đã “đổi ý” rồi. Bây giờ đã đến lúc không bỏ cái xác này, để giải phóng linh hồn cho những mục tiêu mới. Khi linh hồn quyết định như thế, thân xác không thể làm gì để thay đổi nữa.
Tâm trí cũng không thể suy nghĩ điều gì để thay đổi nó. Chính vào giây phút lâm tử, chúng ta biết được nhân tố nào trong bộ ba thân xác - tâm trí – linh hồn, cái nào đang cầm lái mọi sự.
Suốt cả đời ngươi, ngươi nghĩ ngươi là thân xác này. Đôi khi ngươi nghĩ ngươi là tâm trí của mình. Chỉ vào giờ chết ngươi mới thấy ra Ngươi Thực Sự Là Ai.
Bây giờ cũng có những lần mà thân xác và tâm trí ngươi không chịu lắng nghe linh hồn. Trường hợp này cũng tạo nên hoàn cảnh ngươi vừa mô tả. Điều khó khăn nhất để người ta làm là nghe theo linh hồn họ. (lưu ý rằng rất ít người làm thế).
Và chuyện thường xả ra là linh hồn quyết định đã đến lúc rời bỏ thân xác. Có thể và tâm trí – những đày tớ thường trực của linh hồn – nghe biết điều này, và quá trình thoát ly bắt đầu. Nhưng tâm trí (ego) không muốn chấp nhận. Cuối cùng thì đây là kết thúc hiện hữu của nó. Thế là nó hướng dẫn cơ thể chống lại sự chết. Chuyện này thì cơ thể rất hoan nghênh, vì nó cũng không muốn chết. Thân xác và tâm trí (ego) nhận được sự khuyến khích, khen ngợi nồng nhiệt từ thế giới bên ngoài - thế giới của nó tạo ra. Thế là chiến thuật đã được xác nhận.
Nhưng tại thời điểm này, mọi chuyện đều tùy thuộc vào chuyện linh hồn muốn tha thiết ra đi. Nếu không có gì cấp bách ở đây, linh hồn có thể nói: “Được rồi, các ngươi thắng, Ta sẽ ráng ở đây với các ngươi thêm chút nữa”. Nhưng nếu linh hồn biết rất rõ rằng chuyện ở lại không giúp ích gì cho lịch trình cao hơn của mình – rằng không còn bước tiền nào xa hơn có thể thực hiện qua thân xác này – thì linh hồn sẽ rời đi, và chẳng có gì dừng bước nó được – và cũng đừng nên cố gắng làm gì.
Linh hồn hiểu rất rõ mục đích của nó là tiến hóa. Đó là mục đích duynhất của nó – và là mục đích linh hồn của nó. Nó không quan tâm đến những thành quả mà thân xác hay tâm trí đạt được. Đối với linh hồn, mọi thứ ấy đều vô nghĩa.
Linh hồn cũng biết rất rõ không hề có thảm kịch nào lớn lao liên quan đến chuyện nó rời bỏ thân xác. Về nhiều mạt, thảm kịch chính là ở trong thân xác. Vì thế ngươi phải hiểu, linh hồn nhìn toàn bộ biến cố chết này khác lắm, dĩ nhiên nó cũng có cái nhìn khác về cả cuộc sống này, và đó là nguồn nảy sinh nhiều thất vọng và lo âu mà người ta cảm thấy trong đời. Nỗi tuyệt vong và lo lắng xuất phát từ việc không chịu lắng nghe linh hồn mình.
Làm thế nào để tôi có thể lắng nghe linh hồn tôi được? Nếu linh hồn là ông chủ, thì làm sao tôi có thể chắc chắn rằng tôi có thể lấy được những mệnh lệnh từ văn phòng được?
Đầu tiên ngươi phải làm là hiểu rõ linh hồn đang theo đuổi cái gì – và đừng xét đoán nó.
Tôi đang xét đoán linh hồn tôi sao?
Luôn luôn, Ta vừa mới cho ngươi thấy làm thế nào ngươi tự xét thấy mình muốn chết. Ngươi cũng tự xét thấy mình muốn sống – sống thực sự. Ngươi xét thấy mình muốn cười, muốn khóc, muốn thắng, muốn thua, muốn cảm nghiệm niềm vui và tình yêu – đặc biệt là ngươi tự xét mình về điều đó.
Tôi ư?
Ở chỗ nào đó, ngươi đã gặp phải ý niệm rằng từ chối niềm vui cho bản thân là giống như Chúa – rằng không hưởng thụ cuộc sống là gần với nước trời. Ngươi tự nhủ, khước từ là một điều tốt.
Thế Ngài bảo nó là xấu à?
Nó không tốt cũng chẳng xấu, đó chỉ là việc từ khước. Nếu ngươi cảm thấy tốt sau khi từ chối bản than thì trong thế giới của ngươi điều ấy là tốt. Nếu ngươi cảm thấy xấu thì khi ấy nó là xấu. Hầu hết là ngươi không thể quyết định được. Ngươi từ chối với bản thân ngươi điều này, điều kia vì ngươi bảo với mình rằng ngươi được chờ mong để làm thế. Thế rồi ngươi nói đó là một điều tốt nên làm – nhưng lại tự nhủ tại sao ngươi không cảm thấy tốt.
Và vì vậy, điều đầu tiên phải làm là ngừng thôi không đưa ra những phán đoán chống lại mình nữa. Hãy học biết ước muốn của linh hồn và đi theo nó. Hãy đi theo linh hồn.
Điều mà linh hồn theo đuổi là cảm xúc cao độ nhất của tình yêu mà ngươi có thể hình dung được. Đây là ước muốn của linh hồn, đây là mục đích của nó. Linh hồn theo đuổi cảm giác, không phải là ý thức, mà là cảm giác. Nó đã có tri thức, nhưng tri thức là thứ thuần khái niệm. Cảm giác là trải nghiệm. Linh hồn muốn cảm thấy chính nó và như thế để biết về nó trong kinh nghiệm của chính mình.
Cảm giác cao nhất là kinh nghiệm hiệp nhất với Tất cả Tồn Tại. Đây là cuộc trở về với Sự Thật mà linh hồn khắc khoải mong chờ. Đây là cảm giác về tình yêu trọn vẹn.
Tình yêu trọn vẹn đối với cảm giác cũng giống như màu trắng hoàn hảo so với các màu sắc. Nhiều người cho rằng màu trắng là sự vắng mặt của các màu. Không phải thế, màu trắng là sự tổng hợp của tất cả các màu khác.
Cũng vậy, tình yêu không phải là sự vắng mặt của một cảm xúc (ghét, giận, đam mê, ganh tị, tham lam), mà là sự hợp toàn của mọi thứ cảm giác. Nó là cái tổng cộng, là con số tích lũy. Là tất cả mọi sự.
Như vậy, để linh hồn cảm nghiệm được tình yêu hoàn hảo, nó phải trải nghiệm mọi thứ cảm giác của loài người.
Làm sao ta có thể có lòng thương xót đối với điều mà ta không hiểu được? Làm sao ta có thể tha thứ nơi người khác nơi mà ta chưa từng cảm nghiệm nơi bản thân ta? Thế nên chúng ta thấy được cả sự giản dị lẫn nét khoáng đạt tuyệt vời trong hành trình của linh hồn. Chúng ta hiểu rằng cuối cùng thì điều cần thiết là gì.
Mục đích của linh hồn con người là trải nghiệm tất cả những gì của nó – để nó có thể là tất thảy của nó.
Làm thế nào nó có thể lên nếu nó chưa từng xuống, có thể trái nếu chưa từng là phải? Làm sao nó có thể ấm nếu không biết đến lạnh, có thể tốt lành nếu nó khước từ sự dữ?
Hiển nhiên linh hồn không thể chọn là một điều gì, nếu không có gì để chọn. Để linh hồn cảm nghiệm được sự vĩ đại của nó, nó phải biết vĩ đại là gì. Điều này không thể thực hiện được nếu không có gì khác ngoài sự vĩ đại. Và như thế linh hồn nhận thức rằng sự vĩ đại ấy chỉ tồn tại trong không gian của điều không vĩ đại. Vì thế, linh hồn không bao giờ lên án điều không vĩ đại, mà lại chúc lành cho nó – vì nhìn thất trong đó một phần của chính mình, phải tồn tại để một phần khác được hiển lộ.
Lẽ dĩ nhiên, công việc của linh hồn ta khiến chúng ta chọn lấy sự vĩ đại – chọn điều tốt nhất của Ngươi Là Ai – mà không kết án điều ngươi không chọn. Đây là một nhiệm vụ to lớn, trải qua nhiều đời, vì ngươi đã quen với việc xét đoán gọi điều gì đó là “tốt” hoặc “xấu” hoặc “chưa đủ”, thay vì chúc lành cho điều ngươi không chọn.
Còn tệ hơn cả việc kết án – ngươi còn tìm cách làm hại đến điều mà ngươi không chọn nữa. Ngươi tìm cách phá hủy nó. Nếu có một người, một nơi, một vật mà ngươi không đồng ý, ngươi liền tấn công nó. Nếu có một tôn giáo đi ngược lại tôn giáo của ngươi, ngươi làm cho nó thành sai lạc. Nếu có một tư tưởng mâu thuẫn với tư tưởng của ngươi, ngươi chế giễu nó. Nếu có một ý niệm khác với ngươi, ngươi loại bỏ nó. Về điều này ngươi đã sai, vì ngươi chỉ tạo ra một nửa vũ trụ. Và ngươi thậm chí không thể nào hiểu được một nửa của ngươi khi ngươi phủi tay vứt bỏ nửa còn lại.
Tất cả những điều này rất sâu sắc – Cảm ơn Ngài. Chưa từng có ai nói với tôi những điều này. Ít nhất chưa từng giản dị như vậy. Và tôi đang cố gắng hiểu đây. Thật đấy, nhưng một số điểm trong đây thật khó nắm bắt quá, chẳng hạn như, dường như Ngài đang nói rằng chúng tôi nên yêu mến cái “sai” để nhờ đó chúng tôi có thể biết cái “đúng”. Có phải Ngài nói rằng chúng tôi phải ôm choàng lấy quỉ sứ, phải vậy không?
Còn có cách nào khác để ngươi chữa lành cho anh ta? Dĩ nhiên rồi, một con quỉ thật thì không tồn tại – nhưng ta trả lời cho ngươi dựa trên cái lối nói mà ngươi chọn.
Chữa lành là tiến trình đón nhận tất cả, sau đó chọn cái tốt nhất, ngươi có hiểu không? Ngươi không thể chọn là Thượng đế nếu không còn cái gì khác để chọn nữa.
Khoan đã, có ai nói gì về việc chọn là thượng đế đâu?
Cảm xúc cao nhất là tình yêu hoàn hảo, phải vậy không?
Vâng, tôi chắc là vậy.
Vì ngươi có thể tìm một cách mô tả tốt hơn về Thượng đế không?
Không, tôi chẳng còn cách nào khác.
Được, linh hồn ngươi tìm kiếm cảm giác cao độ nhất. Nó tìm cách trải nghiệm – và là – tình yêu hoàn hảo.
Nó là tình yêu hoàn hảo. Nó biết điều này. Nhưng nó ước muốn thực hiện nhiều hơn là biết thế. Nó muốn được là nó trong kinh nghiệm của nó.
Dĩ nhiên, ngươi đang tìm kiếm để là Thượng đế. Còn điều nào khác mà ngươi nghĩ là ngươi phải vươn tới không?
Tôi không biết nữa, Tôi cũng không chắc. Tôi đoán tôi chưa bao giờ nghĩ về nó theo hướng này. Có vẻ như có cái gì đó bang bổ trong việc ấy.
Ngươi không thấy có gì báng bổ khi tìm cách trở nên ma quỷ, nhưng lại thấy trở nên xúc phạm khi muốn trở nên như Thượng đế. Chà, chuyện này lại không đáng quan tâm sao?
Hãy khoan, Ai lại tìm cách trở nên giống như quỷ?
Ngươi chứ còn ai? Tất cả các ngươi chứ còn ai? Các ngươi thậm chí tạo ra những tôn giáo dạy ngươi rằng ngươi sinh ra trong tội lỗi – rằng các ngươi là tội nhân bẩm sinh – để thuyết phục các ngươi về sự xấu xa của chính mình. Nhưng nếu ta bảo các ngươi rằng các ngươi sinh ra từ Thượng đế - rằng các ngươi là những Ông, Bà Thượng đế thuần khiết là tình yêu tinh thuần từ lúc mới sinh – các ngươi sẽ gạt bỏ ta.
Cả cuộc đời ngươi, ngươi đã dung để thuyết phục là mình xấu xa.
 Không chỉ ngươi xấu xa mà thôi, song các điều mà ngươi muốn đều xấu xa cả. Tình dục là xấu, tiền bạc là xấu, vui vẻ là xấu, quyền lực là xấu, có nhiều của cũng xấu, nhiều cái xấu quá. Một vài tôn giáo nơi các ngươi thậm chí còn bắt ngươi tin rằng nhảy múa là xấu, âm nhạc là xấu, thưởng thức cuộc sống là xấu. Chẳng mấy chốc các ngươi đồng ý rằng mỉm cười cũng xấu, toét miệng ra cười cũng xấu, yêu đương cũng xấu luôn.
Không, không đâu, anh bạn của tôi ơi, ngươi có lẽ còn chưa rõ lắm về nhiều chuyện, nhưng có một chuyện ngươi rõ lắm: ngươi và hầu hết những gì ngươi ước muốn, là xấu. Khi đã phán xét như thế về bản thân rồi, ngươi quyết định rằng việc của ngươi là trở nên tốt hơn.
Điều đó tốt thôi, nó cũng là mục tiêu cho bất cứ điều gì diễn ra –
nhưng có một cách nhanh chóng hơn, một lộ trình ngắn hơn, một lối đi tắt hơn.
Cách nào vậy?
Hãy chấp nhận Ngươi Là Ai và Là Gì ngay lúc này – và thể hiện điều đó.
Đây là điều Giêsu đã làm. Đó là con đường của Phật, của Krishna, là lối đi của mọi bậc Tôn sư xuất hiện trên trái đất này.
Và mọi bậc Tôn sư đều có cùng một thông điệp: Tôi là gì, anh cũng là thế. Điều tôi có thể làm, anh cũng làm được.
Những điều này và còn nhiều điều nữa, anh cũng sẽ làm được.
Nhưng các ngươi không chịu lắng nghe. Thay vì đó, các ngươi chọn con đường khó khăn hơn của người nghĩ rằng mình là quỷ, người tưởng rằng mình là kẻ xấu xa.
Ngươi nói rằng thật khó mà bước theo Đức Ki-tô, làm theo lời dạy của Đức Phật, thừa truyền ánh sáng của Krishna, và thật khó để làm một vị Tôn sư. Nhưng ta bảo ngươi hay điều này: Khước từ Người Mà Ngươi Là là
một việc khó khăn hơn nhiều so với chấp nhận nó.
Ngươi là sự thiện hảo, từ bi, thương xót và hiểu biết. Ngươi là bình an, hoan lạc và ánh sáng. Ngươi là tha thứ và kiên tâm, là sức mạnh và can đảm. Ngươi là kẻ chìa tay ra với người thiếu thốn, kẻ vỗ về trong lúc u sầu, là thầy thuốc trong lúc đau thương, là người chỉ đường trong cơn bối rối. Ngươi là sự khôn ngoan thượng trí và chân lý tối cao. Ngươi là bình an vô lượng và chân lý tối cao. Ngươi là bình an vô lượng và tình yêu vĩ đại. Ngươi là tất cả những điều ấy, và đôi khi trong đời, ngươi biết mình là những điều ấy rồi.
Bây giờ, hãy chọn để luôn biết mình như thế.

Chương 4

Phù… Ngài gợi hứng cho tôi.
Xem kìa, Nếu Thượng đế không thể gợi hứng cho ngươi thì ai trong hỏa ngục có thể làm được?
Ngài vẫn luôn đùa gưỡn kiểu này à? Tôi không có ý đùa giỡn đâu, Ngươi đọc lại đi.
Ồ, tôi thấy rồi.
Tốt.
Nhưng… nếu Ta giỡn đùa tý chút có được không?
Tôi không biết nữa. Tôi quen với chuyện Thượng đế của tôi thì phải nghiêm túc hơn một chút.
Thôi, làm ơn đi, ngươi đừng tìm cách kiềm chế Ta. Nhân tiện ngươi cũng vậy đi.
Tự nhiên vậy đi, Ta rất có tính hài hước. Ta muốn nói rằng ngươi nên hài hước khi ngươi nhìn thấy những gì ngươi đã làm trong đời. Ta muốn nói rằng, đoi khi Ta chỉ còn nước cười xòa với  nó.
Dù sao thì mọi thứ ổn cả thôi, vì ngươi thấy đấy, Ta biết rốt cuộc mọi thứ sẽ đâu vào đấy cả thôi.
Ngài nói vậy nghĩa là sao?
Ta muốn nói rằng ngươi không thể nào thua trong cuộc chơi này được. Ngươi không thể nào đi sai nước. Đó không phải là một phần của kế hoạch. Không có con đường nào không đua đến nơi ngươi muốn đi. Không có cách nào lạc hướng được. Nếu Thượng đế là cùng đích thì ngươi may mắn đấy, vì Thượng đế to lớn lắm, ngươi không mất dấu được đâu.
Đó là mối lo lớn, dĩ nhiên rồi. Mối lo lớn là theo cách nào đó chúng tôi sẽ làm rối tung lên và không thấy được Ngài và ở với Ngài.
Ngươi muốn nói là “lên thiên đàng”?
Vâng, chúng tôi ai cũng sợ phải xuống hỏa ngục.
Thế thì ngươi hãy đặt mình ở đó để bắt đầu, để tránh phải đi đến đó. Hmmmm. Chiến lược thú vị đấy chứ.
Lại thế rồi, Ngài lại đùa giỡn.
Ta không thể không nhịn cười được. Câu chuyện hỏa ngục này đã khơi lên cái xấu nhất trong Ta.
Cha, mẹ ơi, Ngài đúng là một danh hài.
Mãi đến giờ ngươi mới phát hiện ra điều ấy sao? Tại ngươi nhìn vào thế giới này muộn quá đấy.
Chuyện này đưa đến ch tôi một câu hỏi khác. Tại sao Ngài không chỉnh đốn lại thế giới, thay vì để nó đi vào hỏa ngục?
Thế sao ngươi không làm đi?
Tôi không có sức mạnh.
Vớ vẩn. Ngươi có sức mạnh và khả năng ngay lúc này để chấm dứt nạn đói của thế giới trong một phút, để chữa lành bệnh tật trong tích tắc. Thế nếu Ta bảo ngươi rằng y học nơi các ngươi không chịu chữa cho lành, không chịu chấp nhận các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mới vì chúng đe dọa chính cơ cấu của nghề “chữa lành” thì sao? Nếu Ta bảo ngươi rằng các chính phủ trên thế giới không muốn chấm dứt nạn đói toàn cầu thì sao? Ngươi có tin ta không?
Tôi gặp khó khăn với điều này. Tôi biết đó là cái nhìn của những nhà dân túy, nhưng tôi không thể tin đó là sự thật. Không có bác sỹ nào muốn từ chối việc chữa bệnh. Không có vị nguyên thủ nào muốn thấy dân mình chết cả.
Không một cá nhân bác sỹ nào, đúng. Không một vị nguyên thủ cụ thể nào, đúng. Nhưng nghề bác sỹ và làm chính trị đã được thể chế hóa, và chính các cơ chế này chống lại những điều ấy.
Và thế là, để ngươi rõ chỉ cần một ví dụ rất đơn giản và rành mạch thôi, các thầy thuốc tây y không chấp nhận hiệu quả chữa bệnh của thầy thuốc đông y, vì nhìn nhận chúng, công nhận rằng có một số cách chữa bệnh khác nữa, sẽ là xé rách chính tấm vải của thể chế, vì nó đã được cơ chế hóa rồi.
Điều này không phải là có ác ý, nhưng nó là sự xảo quyệt. Nghề nghiệp không chọn điều đó vì điều đó xấu. Nó làm thế vì nó sợ.
Mọi sự tấn công đều là một lời kêu cứu.
Tôi đọc thấy điều này trong cuốn A Course in Miracles.
Thì chính ta đã viết trong đó.
Chà, chà, ngài có câu trả lời cho hết mọi thứ.
Điều ấy làm ta nhớ lại, chúng ta chỉ mới bắt đầu bằng các câu hỏi của ngươi thôi. Chúng ta đang thảo luận xem làm thế nào để đưa cuộc đời ngươi đi vào đúng luồng. Làm thế nào cho nó “cất cánh”. Ta đang nói về tiến trình sáng tạo.
Vâng, và tôi đã ngắt lời Ngài.
Chuyện ấy không sao, nhưng thôi hãy trở lại đi, vì chúng ta đều không muốn lạc đề trong một câu chuyện rất quan trọng.
Cuộc sống là một cuộc rất sáng tạo, chứ không phải là khám phá.
Ngươi không sống từng ngày để khám phá những gì được dành sẵn cho ngươi, mà là để tạo ra nó. Ngươi đang tạo ra thực tại của ngươi, từng giây phút, có thể là không biết đến nó.
Đây là lý do tại sao nó lại như thế, và nó diễn tiến như thế nào.
1. Ta tạo ra ngươi theo hình ảnh của Thượng đế
2. Thượng đế là người sáng tạo
3.  Ngươi là ba hữu thể trong một. Ngươi có thể gọi các khía cạnh của hữu
 thể ấy bằng bất cứ cách nào ngươi muốn: Cha, Con và Thánh Thần, tâm trí, thể xác và tinh thần, siêu thức, ý thức và tiềm thức.
4. Sáng tạo là một tiến trình khởi điểm từ ba phần ấy trong cơ thể ngươi.
 Nói cách khác, ngươi sáng tạo ở ba mức độ. Công cụ để sáng tạo là: ý nghĩ, lời nói và hành động.
5. Mọi cuộc sáng tạo đều khởi đầu bằng ý nghĩ (“Niệm xuất từ Cha”). Mọi
 sáng tạo khi đó di chuyển đên lời nói: (hãy xin và ngươi sẽ nhận được, hãy nói và nó sẽ được làm cho ngươi”). Mọi sáng tạo hoàn tất với việc làm (“và Lời đã thành xác phàm, và ở giữa chúng ta”).
6. Điều ngươi nghĩ đến, nhưng sau đó chưa bao giờ nói đến, thì sáng tạo ở
 một cấp độ. Điều ngươi nghĩ và nói đến, sáng tạo ở một cấp độ khác. Điều ngươi nghĩ, nói và làm trở nên được thể hiện trong thực tại của ngươi.
7. Không thể nào suy nghĩ, nói và làm một điều gì mà ngươi không thực sự
 tin. Vì thế, tiến trình sáng tạo phải bao gồm cả niềm tin, hay nhận biết. Đây là lòng tin tuyệt đối. Lòng tin này vượt quá cả hy vọng. Đây là biết về một điều chắc chắn (“vì lòng tin của ngươi nên ngươi sẽ lành bệnh”). Vì thế, phần làm trong sáng tạo luôn bao gồm việc biết. Nó là một sự rõ ràng tận căn, một sự chắc chắn hoàn toàn, một sự hoàn toàn chấp nhận như là thực tại vốn sẵn về một điều gì đó.
8. Việc biết ở một vị trí của lòng biết ơn cao độ và hết mực. Nó là một sự
tự cảm ơn trước. Và đó có lẽ là chìa khóa lớn nhất của sáng tạo: biết ơn trước, và về sáng tạo. Việc coi điều gì đó là hiển nhiên như vậy không chỉ tha thứ, mà còn được khuyến khích nữa. Nó là dấu hiệu chắc chắn của quyền làm chủ. Mọi bấc Tôn sư đều biết trước rằng hành động đã được thức hiện xong.
9. Hãy thưởng thức và vui mừng với tất cả những gì ngươi sáng tạo ra và đã
tạo ra. Gạt bỏ bất cứ phần nào trong đó là gạt bỏ một phần của chính ngươi. Bất kể nó là gì, lúc này nó đang hiện diện như một phần của sáng tạo. Hãy đón nhận nó, coi nó là của mình, hãy chúc lành cho nó, tri ân nó. Đừng tìm cách tri ân nó (“ chúa phạt mày”), vì kết án nó là kết án chính mình ngươi.
10. Nếu có một phương diện nào của sáng tạo mà ngươi thấy ngươi không
thích, hãy chúc lành cho nó rồi thay đổi nó. Hãy chọn lại, hãy gọi ra một thực tại mới. Hãy có một ý nghĩ mới, nói một lời mới, làm một việc mới. Hãy làm điều này một cách tuyệt diệu, và cả thế giới còn lại sẽ đi theo ngươi. Hãy yêu cầu nó, hãy goi nó theo. Hãy nói: “Ta là Sự Sống và là Con Đường, hãy theo ta”.
Nếu tất cả đều đơn giản như vậy, nếu chỉ cần mười bước trên kia là đủ, tại sao nó không hoạt động theo hướng ấy cho nhiều người nữa?
Nó tiến hành theo hướng ấy, cho tất cả các ngươi. Một số trong các ngươi đang sử dụng “hệ thống” một cách ý thức, đầy đủ ý thức, và một số thì sử dụng một cách vô thức, thậm chí không biết mình đang làm gì.
Một số người bước đi trong sự thức tỉnh và một số người thì như kẻ mộng du. Nhưng tất cả các người đều đang tạo ra thực tại – đang tạo ra chứ không phải là khám phá – bằng cách sử dụng sức mạnh ta ban cho các ngươi theo tiến trình mà ta vừa mô tả.
Thế nên, ngươi hỏi cuộc đời ngươi khi nào sẽ cất cánh, và ta đã cho ngươi câu trả lời.
Ngươi làm cho đời ngươi cất cánh bằng cách trước hết trong suy nghĩ của ngươi, làm cho điều ấy trở nên hết sức rõ ràng. Tiếp đó, khi ngươi đã biết rất rõ rồi, đừng nghĩ về điều gì khác. Đừng tưởng tượng ra các khả năng khác.
Hãy vứt bỏ mọi tiêu cực ra khỏi não trạng của ngươi. Hãy quẳng xa mọi thứ bi quan. Hãy từ bỏ mọi nghi ngờ. Hãy gạt phắt mọi sợ hãi. Hãy trau rèn tâm trí của ngươi, để kiên trung với ý nghĩ sáng tạo nguyên thủy.
Khi các ý nghĩ của ngươi đã rõ ràng và kiên định, hãy bắt đầu nói chúng thành các chân lý. Hãy nói lớn chúng ra. Hãy sử dụng mệnh lệnh vĩ đại để gọi ra sức mạnh sáng tạo: Ta là. Hãy tạo ra những khẳng định tôi là với những người khác. “Tôi là” là mệnh lệnh sáng tạo mạnh mẽ nhất trong vũ trụ. Bất cứ ngươi suy nghĩ điều gì, nói điều gì sau câu “Ta là”, chúng đều làm chuyển động các kinh nghiệm ấy, goi chúng ra và đem chúng đến cho ngươi.
Không còn cách nào khác để vũ trụ biết cách xoay vần đâu.
Không có con đường nào khác để vũ trụ biết hướng đi đâu. Vũ trụ đáp lại câu “tôi là” như một ông thần đèn trong chai vậy.
Ngài nói rằng: “Hãy từ bỏ mọi nghi ngờ của ngươi, gạt bỏ hết sợ hãi, quên đi mọi thứ bi quan”, làm như thể Ngài đang nói “hãy lấy cho tôi ổ bánh mì vậy” Nhưng những điều ấy nói thì dễ hơn làm. “hãy ném bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực ra khỏi não trạng của ngươi” cũng giống như nói “hãy leo lên đỉnh Everest trước bữa ăn”. Hì, mệnh lệnh này thật quá sức.
Việc làm chủ các ý nghĩ của ngươi, kiểm soát chúng, thực ra không khó như thoạt nhìn đâu. (cả việc leo lên đỉnh Everest cũng vậy). Đó là vấn đề kỷ luật, đó là vấn đề mục đích.
Bước đầu tiên là học cách giám sát ý nghĩ của ngươi. Là nghĩ về điều ngươi đang phải nghĩ.
Khi ngươi bắt gặp mình đang suy nghĩ những điều tiêu cực – những ý nghĩ phủ nhận ý niệm cao nhất của ngươi về sự việc – thì hãy nghĩ lại lần nữa. Ta muốn ngươi làm điều này theo nghĩa đen. Nếu ngươi nghĩ ngươi đang ở trong một tình trạng khó chịu, buồn nản và chẳng có gì tốt đẹp trong đó, hãy suy nghĩ lại. Nếu ngươi nghĩ rằng thế giới này là một nơi tồi tệ, đầy rẫy những chuyện tiêu cực, hãy nghĩ lại. Nếu ngươi nghĩ đời mình đang rã rời từng mảng, và xem chừng chẳng thể nào cứu vãn được nó nữa, hãy nghĩ lại
Ngươi có thể tự huấn luyện mình làm điều đó (ngươi hãy xem ngươi tự huấn luyện mình không làm điều đó giỏi như thế nào).
Xin cảm ơn Ngài, Tôi chưa bao giờ có được qui trình vạch ra cho mình rõ ràng đến thế. Ước gì có thể làm được nó dễ như là nói – nhưng bây giờ ít ra là tôi đã hiểu rõ ràng về nó rồi, tôi nghĩ vậy.
Được rồi, nếu ngươi cần duyệt lại thì chúng ta còn có nhiều kiếp nữa.

Chương 5

Đâu là con đường đích thực đưa đến Thượng đế? Có phải là ngang qua khổ chế, như một số nhà yoga tin không? Thế còn cái điều gọi là đau khổ là gì vậy? Có phải là đau khổ và phụng sự là con đường đưa đến Thượng đế, như nhiều nhà khổ hạnh nói không? Có phải là chúng tôi tìm được đường lên trời bằng việc “sống tốt”, như rất nhiều Tôn giáo dạy không?. Hay chúng tôi được tự do hành động như mình muốn, có thể vi phạm hay bỏ qua bất cứ lề luật nào, bỏ qua mọi giáo huấn của truyền thống, buông the tác tráng và nhờ vậy tìm thấy Niết bàn, như nhiều người theo hướng Thời Đại Mới nói? Đường nào là đúng đây? Các tiêu chuẩn luân lý nghiêm khắc, hay muốn gì làm nấy, chọn cái nào bây giờ? Các giá trị truyền thống, hay làm- đến -đâu –tô- màu -đến- đấy, cái nào đúng? Mười giới răn, hay Bảy Bước Đến Giác Ngộ?
Ngươi rất cần đến nó. Hoặc cái này, hoặc cái kia, đúng không? Biết đâu lại chẳng phải là cái nào trong đó thì sao?
Tôi không biết nữa, tôi đang hỏi Ngài đấy.
Vậy thì Ta trả lời ngươi để ngươi có thể hiểu rõ ràng nhất – mặc dù Ta bảo ngươi biết ngay bây giờ là câu trả lời của ngươi nằm ở bên trong chính ngươi. Ta nói điều này với hết mọi người nghe những lời của ta và tìm kiếm sự thật ở ta.
Mọi con tim nào khao khát được biết đâu là con đường đưa đến Thượng đế đều được tỏ cho biết. Mỗi người được ban cho một Sự thật thành tâm. Hãy đến với ta theo con đường của trái tim ngươi, chứ đừng đi theo hành vi của trí óc. Ngươi sẽ chẳng bao giờ tìm thấy ta trong trí óc của ngươi.
Để thực sự biết Thượng đế, ngươi phải đi ra khỏi trí óc của mình.
Nhưng câu hỏi của ngươi cần đến một câu trả lời, và ta sẽ không tránh né động lực tìm tòi của ngươi.
Ta bắt đầu bằng một tuyên bố sẽ làm ngươi chưng hửng – và có lẽ sẽ xúc phạm đến sự nhạy cảm của nhiều người. Không hề có những cái gọi là Mười Lệnh Truyền gì cả.
Lạy chúa tôi, không có sao?
Không, không có, Ta ra lệnh cho ai chứ? Cho chính ta sao? Và tại sao các mệnh lệnh ấy lại là bắt buộc? Bất cứ điều gì ta muốn đều có rồi, phải không nào? Thế thì cần gì phải ra lệnh cho ai nữa?
Và nếu như ta ban hành những lệnh truyền ấy, thì chúng sẽ không lập tức được tuân theo sao? Làm sao ta có thể ước muốn rất rất nhiều để có một điều gì, đến độ ta phải ra lệnh về nó – và rồi ngồi xuống một bên và quan sát nó, thật chẳng ra sao cả. Ai đời có kiểu Vua nào như thế nhỉ? Ai đời có kiểu Thủ lĩnh nào như thế?
Nhưng ta bảo ngươi điều này: Ta chẳng phải Vua, cũng chẳng phải Thủ lĩnh. Ta chỉ đơn giản là Người sáng tạo, một người sáng tạo đáng sợ. Nhưng Người sáng tạo thì không cai trị, chỉ sáng tạo – và tiếp tục sáng tạo.
Ta đã tạo ra ngươi – đã chúc phúc cho ngươi – theo hình ảnh của ta. Và ta hứa hẹn và cam kết một số điều với ngươi. Ta nói với ngươi, băng ngôn ngữ rất rõ ràng, mọi thứ sẽ như thế nào với ngươi khi ngươi hòa nhập làm một với ta.
Giống như Mô-Sê, ngươi là người tìm kiếm sốt sắng nhất. Cũng như ngươi bây giờ, Mô-Sê đã đứng trước mặt ta, nài nỉ cho được câu trả lời, ông kêu lên: “Ôi lạy Thượng đế của Cha ông chúng tôi, Thượng đế của Thượng đế tôi, xin đoái thương hiển lộ cho tôi. Hãy cho tôi một dấu chỉ, để tôi có thể nói cho dân của tôi. Làm sao chúng tôi có thể biết chúng tôi là dân được chọn?”
Và ta đã đến với Mô-Sê, cung như ta đến với ngươi lúc này, với một giao ước linh thiêng – một lời hứa vĩnh cửu – một cam kết chắc chắn. “Làm sao tôi có thể chắc chắn được”? Mô-Sê than vãn. “Vì ta đã bảo với ngươi như thế”, Ta nói. “Ngươi có lời Thượng đế”.
Và lời Thượng đế không phải là một mệnh lệnh, nhưng là một giao ước. Đó là.
Mười lời cam kết
Ngươi đã biết rằng ngươi đã chọn con đường của Thượng đế, và ngươi đã biết rằng ngươi đã tìm thấy Thượng đế, vì sẽ có những dấu chỉ sau đây, những thay đổi này trong ngươi:
1. Ngươi sẽ yêu mến Thượng đế hết lòng, hết trí khôn, hết linh hồn ngươi. Và sẽ không còn Thượng đế nào khác đặt ở trước mặt Ta. Ngươi cũng sẽ không còn thờ phụng tình yêu phàm tục, hay thành công, tiền bạc, hay quyền lực hay một biểu tượng nào như thế. Ngươi sẽ dẹp qua một bên những điều ấy, như một đứa trẻ vứt đồ chơi qua một bên. Không phải vì chúng không xứng đáng, nhưng vì ngươi đã bỏ qua được chúng rồi.
Và, ngươi sẽ biết rằng ngươi đã chọn con đường của Thượng đế vì:
2. Ngươi sẽ không dùng danh Thượng đế vô cớ. Ngươi sẽ không gọi đến ta chuyện nhỏ nhặt. Ngươi sẽ hiểu được quyền năng của lời nói, của ý nghĩ, và ngươi sẽ không nghĩ đến việc sử dụng danh của Thượng đế một cách thiếu cung kính. Ngươi sẽ không dùng danh của Ta vô cớ, vì ngươi không thể, vì danh Ta –“ Ta Là” vĩ đại – không bao giờ được sử dụng một cách vô ích (tức là, không đem lại kết quả), và cũng không bao giờ vô ích. Và khi ngươi đã tìm thấy Thượng đế, ngươi sẽ biết điều này.
Và ta sẽ cho ngươi những dấu chỉ khác nữa:
3. Ngươi sẽ nhớ giữ riêng một ngày cho Ta và ngươi sẽ gọi đó là ngàyThánh. Để ngươi không dừng lại lâu trong ảo tưởng của mình thì việc này là để giúp ngươi nhớ được ngươi Là Ai và là Gì. Và rồi chẳng mấy chốc ngươi sẽ gọi mọi ngày là ngày Sabbath, và mọi giây phút là thánh.
4. Ngươi sẽ tôn kính cha, mẹ ngươi – và ngươi sẽ biết ngươi là con Thượng đế Cha Mẹ ngươi trong những gì ngươi nói, làm hoặc nghĩ. Và ngay khi ngươi tôn kính Thượng đế là Cha Mẹ ngươi như thế, và tôn kính cha, mẹ trên trần gian của ngươi (vì họ đã cho ngươi sự sống), ngươi cũng tôn kính mọi người khác.
5. Ngươi biết rằng ngươi đã tìm thấy Thượng đế, khi ngươi thấy ngươi không sát nhân (tức là giết người một cách có chủ ý, không có nguyên do). Vì khi ngươi hiểu ngươi không thể chấm dứt mạng sống của người khác trong bất cứ tình huống nào (mọi sự sống đều vĩnh cửu), ngươi sẽ không chọn kết thúc bất cứ một cuộc nhập thể riêng biệt nào, cũng không thay đổi bất kỳ năng lượng sống nào từ dạng này qua dạng khác, mà không có một sự biện minh linh thiêng nhất. Thái độ tôn kính mới mẻ của ngươi với sự sống sẽ làm ngươi tôn kính mọi hình thức sự sống – kể cả thảo mộc, cây cối và muông thú – và chỉ tác động đến chúng khi nhằm đến sự thiện cao nhất.
Và các dấu chỉ này Ta cũng gửi đến với ngươi, để ngươi có thể biết ngươi đang đi đúng đường.
6. Ngươi sẽ không làm nhơ bẩn sự thanh khiết của tình yêu bằng sự gian dối hoặc lừa đảo, vì đây là sự ngoại tình. Ta hứa với ngươi kho ngươi tìm thấy Thượng đế, ngươi sẽ không phạm vào việc ngoại tình này.
7. Ngươi sẽ không lấy một vật không thuộc sở hữu của ngươi, cũng không lừa gạt, đồng lõa, không làm hại người khác để có được một điều gì, vì hành động này là ăn cắp. Ta hứa với ngươi khi ngươi đã tìm thấy Thiên Chúa, ngươi sẽ không trộm cắp.
Ngươi cũng sẽ không…
8. Nói một điều không thật, và như thế là làm chứng gian, ngươi cũng không…
9. Thèm thuồng vợ người hàng xóm của ngươi, vì tại sao ngươi lại ước ao vợ người hàng xóm, khi ngươi biết mọi người khác đều là bạn đời của ngươi?
10. Thèm thuồng của cải của người hàng xóm ngươi, vì tại sao ngươi lại thèm muốn của cải của hàng xóm, trong khi ngươi biết mọi của cải có thể là của ngươi và của cải của ngươi đều thuộc về thế giới?
Ngươi sẽ biết ngươi đã tìm thấy con đường của Thượng đế khi ngươi nhìn thấy những đấu chỉ này. Vì ta hứa rằng không một ai thực sự tìm kiếm Thượng đế mà lại còn làm chuyện này, họ không thể nào còn tiếp tục những hành vi ấy nữa.
Đó là tự do của ngươi, chứ không phải hạn chế. Đó là những cam kết của Ta, chứ không phải những mệnh lệnh. Vì Thượng đế không ra lệnh về những gì Người đã tạo ra – Thượng đế chỉ nói với con cái của mình. Đây là cách để ngươi biết rằng ngươi đang về đến nhà.
Mô-Sê đã van nài: “làm thế nào tôi biết được? Hãy cho tôi một dấu chỉ”. Mô-Sê cũng hỏi cùng một câu mà ngươi hỏi lúc này. Cũng một câu hỏi ấy, mọi người ở mọi nơi đều đã hỏi câu hỏi ấy. Câu trả lời của Ta vĩnh viễn không có gì khác. Nhưng nó chưa bao giờ và không bao giờ là một mệnh lệnh. Vì ta sẽ ra lệnh cho ai? Và ta sẽ phạt ai nếu mệnh lệnh của ta không được tuân giữ?
Chỉ có mình ta thôi.
Vậy là tôi không cần phải giữ Mười lệnh truyền để được lên Thiên đàng.
Không hề có chuyện “lên Thiên đàng” đâu. Chỉ có một cái biết rằng ngươi đã ở đó rồi. Có một sự chấp nhận, một sự hiểu biết chứ không phải là nỗ lực hay làm việc để đạt được.
Ngươi không thể đi đến nơi ngươi đã ở đó. Để làm điều đó ngươi phải rờ khỏi nơi ngươi đang ở, và điều đó làm hỏng toàn bộ mục đích cuộc hành trình. Điều mỉa mai là là hầu hết mọi người đều nghĩ họ phải rời bỏ nơi họ đang ở để đi đến nơi họ muốn đến. Và thế là họ rời bỏ thiên đàng để đi đến thiên đàng – và đi qua hỏa ngục.
Sự giác ngộ là việc hiểu ra rằng chẳng có nơi nào để đi đến, không có việc gì phải làm, và ngươi không phải trở thành ai khác ngoại trừ người mà ngươi đang là ngay lúc này.
Ngươi đang ở trên một hành trình không đi đến chỗ nào đâu.
Thiên đàng – như ngươi đang gọi đó – không ở nơi nào cả. Nếu ngươi sửa lại chữ cuối cùng thì ngươi sẽ thấy thiên đàng là ở chỗ này.. đây.
Ai cũng nói vậy; Ai cũng nói vậy cả; Nó làm tôi phát điên lên đây; Nếu “Thiên đàng là ở chỗ này đây” thì tại sao tôi không thấy nó? Tại sao tôi không cảm nhận được nó? Và tại sao thế giới lại rối tung lên như vậy?
Ta hiểu được nỗi thất vọng của ngươi. Quả là hầu như tuyệt vọng nếu muốn hiểu tất cả những chuyện này, cung như muốn giúp ai đó hiểu được nó.
Ái chà; Chờ tôi một phút nào; Ngài nói Thượng đế cũng bị thất vọng à?
Thế ngươi cho rằng ai sáng chế ra sự thất vọng? Ngươi cho rằng ngươi có thể cảm nghiệm được điều gì đó mà Thượng đế không làm được sao?
Ta bảo ngươi này: Mọi cảm nghiệm mà ngươi có được thì ta cũng có. Ngươi không thấy rằng ta đang trải nghiệm bản thân ta thông qua ngươi sao? Ngươi cho rằng tất cả những chuyện này là vì mục đích gì khác nào?
Ta không thể biết được chính mình nếu như điều ấy không phải vì ngươi. Ta đã tạo ra ngươi để ta có thể biết được Ta Là Ai.
Giờ ta không làm cho các ảo tưởng của ngươi về Ta phải tan tành chỉ trong một chương sách – vì thế ta sẽ không bảo với ngươi rằng trong hình thức cao siêu nhất của ta, mà ngươi đã gọi là Thượng đế, Ta không cảm nghiệm được sự thất vọng.
Ồ, Thế thì tốt hơn rồi. Ngài làm tôi hoảng lên mất một lúc.
Nhưng điều ấy không phải vì ta không thể cảm nghiệm. Chỉ đơn giản vì ta chọn như thế. Tương tự, ngươi cũng có thể chọn như ta thôi.
Tuyệt vọng hay không thì tôi vẫn thắc mắc làm thế nào mà thiên đàng lại ở ngay đây, còn tôi không cảm nghiệm được nó.
Ngươi không cảm nghiệm được điều ngươi không biết. Và ngươi không biết ngươi đang ở trong “thiên đàng” ngay lúc này, vì ngươi đã không trải nghiệm nó. Ngươi thấy không, đối với ngươi, nó là một vòng luẩn quẩn. Ngươi không thể và không tìm ra con đường để cảm nghiệm điều ngươi không biết, và ngươi không biết điều ngươi chưa từng cảm nghiệm.
Điều mà giác ngộ yêu cầu ngươi làm, là biết một điều ngươi chưa cảm
 nghiệm, và nhờ đó cảm nghiệm được nó. Sự biết mở ra cánh cửa đến với kinh nghiệm, và ngươi hình dung nó là một con đường vòng khác.
Thực ra, ngươi biết nhiều hơn những gì ngươi trải nghiệm. Chỉ là ngươi không biết rằng ngươi biết mà thôi.
Chẳng hạn, ngươi biết có một Thượng đế. Nhưng có lẽ ngươi không biết rằng ngươi biết điều đó. Vì thế ngươi tiếp tục chờ đợi để gặp được cảm nghiệm, và trong khi đó thì ngươi tiếp tục có nó. Nhưng ngươi có nó mà không biết – điều ấy cũng giống như việc không có gì hết.
Chà, chúng ta đang đi vòng vòng chỗ này.
Đúng vậy. Và thay vì đi vòng vòng, có lẽ chúng ta nên là chính cái vòng tròn ấy. Đây không nhất thiết phải là một cái vòng luẩn quẩn. Nó có thể là một vòng tròn cao siêu.
Vậy việc từ bỏ có phải là một phần của đời sống thiêng liêng đích thực không?
Đúng, vì cuối cùng thì tất cả Tinh Thần từ bỏ những gì không có thật, và không gì trên đời này là thật, ngoại trừ quan hệ giữa ngươi và ta. Nhưng từ bỏ theo nghĩa cổ điển là khước từ bản thân, và điều này không bắt buộc.
Một vị Tôn sư đích thực thì không “từ bỏ” cái gì. Một vị Tôn sư đích thực chỉ đặt nó qua một bên, giống như sẽ làm với bất kỳ điều gì, vì đối với ông ta, nó không còn tác dụng gì nữa.
Có những người nói rằng ngươi phải chiến thắng những ham muốn của ngươi. Ta bảo ngươi chỉ cần thay đổi chúng. Lần đầu tập làm điều ấy sẽ cảm thấy giống như một kỷ luật gắt gao, nhưng lần thứ hai, đó là một bài thể dục đầy vui vẻ.
Có những người bảo rằng để biết Thượng đế, ngươi phải vượt qua mọi đam mê trần thế. Nhưng chỉ cần hiểu và chấp nhận chúng là đủ rồi. Điều gì ngươi chống cự sẽ còn mãi. Điều gì ngươi chỉ nhìn vào sẽ biến mất. Những người nào quá sốt sắng tìm cách vượt qua đam mê trần thế thường phải làm điều đó rất chăm chỉ, đến độ có thể nói rằng việc này trở thành niềm đam mê của họ. Họ có một “niềm đam mê với Thượng đế”, một ham muốn được biết người. Nhưng đam mê là đam mê, và đánh đổi cái này lấy một cái khác thì không dập tắt nó đi được.
Vì thế, Đừng xét đoán về điều mà ngươi cảm thấy đam mê. Chỉ cần ghi nhận nó, rồi xem nó có phục vụ gì cho ngươi không, xét theo con người và cái mà ngươi muốn là.
Nhớ là ngươi luôn đang trong hoạt động sáng tạo ra chính mình. Trong từng giây, phút ngươi quyết định Ngươi Là Ai và là cái gì. Ngươi quyết định điều này phần lớn thông qua những chọn lựa của ngươi về ai và về điều gì mà ngươi cảm thấy say mê.
Thông thường, một người đang ở trên cái mà ngươi gọi là con đường thiêng liêng sẽ trông có vẻ như khước từ mọi đam mê trần thế, mọi ước muốn của con người. Điều người ấy làm là tìm hiểu nó, nhìn thấy ảo tượng và bước né sang một bên mọi đam mê không giúp gì cho mình – trong khi vẫn yêu mến cái ảo tượng kia vì cái mà nó đem lại cho mình: là cơ hội để hoàn toàn tự do.
Đam mê là cơ hội để đưa hiện hữu vào hành động. Nó cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy sáng tạo. Nó biến đổi khái niệm thành kinh nghiệm.
Đam mê là ngọn lửa thôi thúc chúng ta diễn tả chúng ta thực sự là ai. Đừng bao giờ từ chối đam mê, vì như thế là phủ nhận Người Mà Ngươi là, và Người Mà Ngươi Thực Sự Muốn Là.
Việc hãm mình không bao giờ khước từ đam mê – hãm mình chỉ là khước từ việc bám víu vào kết quả. Đam mê là một tình yêu đang hành động, hành động là hiện diện, được trải nghiệm. Nhưng điều gì thường được tạo ra như một phần của hành động? Sự kỳ vọng.
Sống đời sống của mình mà không kỳ vọng – không có nhu cầu về một kết quả nhất định – đó là tự do. Đó là sự giống Thượng đế. Đó là cách ta sống.
Ngài không bám vào các kết quả sao?
Tuyệt đối không. Niềm vui của ta là sáng tạo, chứ không phải kết quả. Sự từ bỏ không phải là một quyết định nhằm phủ nhận hành động. Đó là quyết định khước từ một nhu cầu về một kết quả cụ thể. Khác nhau nhiều lắm đấy.
Ngài có thể giải thích điều Ngài muốn nói qua câu: “Đam mê là tình yêu đưa hiện hữu vào hành động” không?
Sự hiện diện là trạng thái cao nhất của hiện sinh. Nó là yếu tính tinh truyền nhất. Nó là khía cạnh “hiện tại phi hiện tại” “tất cả phi tất cả” ‘’luôn luôn- không bao giờ” của Thượng đế.
Hiện diện thuần túy là Thượng đế thuần túy. Nhưng với chúng ta, sự hiện hữu đơn thuần thôi không đủ. Chúng ta luôn khát khao trải nghiệm điều chúng ta là – và điều ấy đòi hỏi cả một phương diện khác của thần tinh, gọi là hành động.
Giả sử ở tại trung tâm Bản Ngã huyền diệu của ngươi, ngươi là cái phương diện của thần linh được gọi là tình yêu (đây cũng là sự thật của ngươi).
Bây giờ tình yêu là một chuyện – và làm điều gì đó một cách yêu thương là chuyện hoàn toàn khác. Linh hồn mong muốn làm điều gì đó về cái nó là, để nó có thể biết được chính mình trong kinh nghiệm của chính nó. Thế nên nó sẽ tìm cách hiện thực hóa ý niệm cao nhất của nó qua hành động.
Nỗi thôi thúc làm điều này gọi là đam mê. Giết chết đam mê là giết chết Thượng đế. Đam mê là Thượng đế đang muốn nói “xin chào”.
Nhưng ngươi thấy đấy, một khi Thượng đế (hoặc Thiên-Chúa-ở-trong-Ngươi) làm được việc yêu thương ấy, Thượng đế đã hiện thực hóa chính nó, và không cần gì thêm nữa.
Con người, mặt khác, lại thường cảm thấy mình cần một thu hoạch trên số vốn đầu tư. Nếu chúng ta muốn yêu thương ai, tốt – nhưng tốt hơn là chúng ta có được một ít tình yêu đáp lại. Cùng một loại.
Đây không phải là sự đam mê, đây là sự kỳ vọng.
Đây là nguồn mạch lớn nhất đem lại bất hạnh cho con người. Nó là cái tách lìa con người với Thượng đế.
Sự từ bỏ tìm cách chấm dứt sự chia lìa này qua cái kinh nghiệm mà một số nhà thần bí phương đông đã có gọi là Samadhi. Đó là sự hợp thành và hoa nhập với Thượng đế, là sự tan chảy và hòa lẫn vào trong thần tính.
Vì thế, việc từ bỏ từ bỏ các kết quả - nhưng không bao giờ, không bao giờ từ bỏ niềm đam mê. Thật ra bậc Tôn sư biết bằng trực giác rằng đam mê chính là con đường. Nó là đường đưa đến hiện thực hóa Bản Ngã.
Thậm chí, trong những chuyện thuộc về đời sống, Ta cũng có thể nói rằng nếu ngươi không đam mê một thứ gì, ngươi chẳng hề có sự sống.
Ngài nói rằng “Ngươi chống cự cái gì, nó còn mãi, và cái ngươi chỉ nhìn vào, sẽ biến mất”. Xin Ngài giải thích thêm chỗ này?
Ngươi không thể chống lại một điều mà ngươi không ban cho nó thực tại. Hành vi chống lại điều gì đó là hành vi ban cho nó sự sống. Khi ngươi chống lại một năng lượng, ngươi đặt nó ở đó. Càng chống lại, ngươi càng làm nó hiện thực hơn – bất kể ngươi đang chống lại cái gì.
Điều mà ngươi mở mắt ra nhìn, sẽ biến mất. Tức là nó thôi không còn giữ được hình thức ảo ảnh của nó nữa.
Nếu ngươi nhìn vào điều gì – thực sự nhìn vào nó – ngươi sẽ nhìn thấy xuyên qua nó, và xuyên qua bất cứ ảo tượng nào nó đang giữ đối với ngươi. Chỉ để lại thực tại tối hậu trong tầm nhìn của ngươi. Đối diện với thực tại tối hậu, ảo tưởng của ngươi không còn sức mạnh gì. Nó không thể nào giữ ngươi trong gọng kìm yếu ớt của nó nữa. Ngươi nhìn thấy sự thật của nó và sự thật sẽ giải phóng ngươi.
Nhưng Nếu Ngài không muốn điều Ngài đang nhìn vào biến mất thì sao?
Ngươi sẽ luôn luôn muốn điều đó? Chẳng có gì trong thực tại của ngươi để theo đuổi đâu. Nhưng nếu ngươi muốn chọn cái ảo tượng trong đời ngươi thay vì thực tại tối thượng, ngươi chỉ tái tạo lại nó thôi – cũng như ngươi đã tạo ra nó để khởi đầu từ nó. Theo hướng này có lẽ ngươi có thể có trong cuộc đời mình điều ngươi chọn có và xóa khỏi đời ngươi điều ngươi không còn muốn cảm nghiệm nữa.
Nhưng đừng bao giờ chống lại bất cứ điều gì. Nếu ngươi nghĩ rằng bằng việc chống lại, ngươi sẽ loại trừ được nó thì hãy nghĩ lại đi. Ngươi chỉ trồng cho nó vững chắc vào chỗ ấy thôi. Ta đã không bảo ngươi rằng mọi ý nghĩ đều có sức sáng tạo sao?
Ngay cả một ý nghĩ rằng tôi không muốn điều đó?
Nếu ngươi không muốn nó, tại sao còn nghĩ về nó làm gì? Đừng thêm nghĩ về nó lần thứ hai. Nhưng nếu ngươi phải nghĩ về nó – tức là, nếu ngươi không thể thôi nghĩ về nó – thì đừng chống lại. Thay vì như vậy, ngươi hãy nhìn vào mọi thứ một cách trực tiếp – hãy chấp nhận thực tại như là sáng tạo của ngươi – rồi mới chọn có giữ nó hay không, tùy ý ngươi.
Điều gì sẽ chỉ đạo chọn lựa ấy?
Người và cái mà Ngươi nghĩ Ngươi Là. Và Người và cái mà Ngươi
Chọn Là.
Điều này chỉ đạo mọi chọn lựa – mọi chọn lựa trong đời ngươi.
Và như vậy, sống từ bỏ có phải là một con đường sai lầm không?
Đó không phải là một chân lý. Cụm từ “từ bỏ” mang nhiều ý nghĩa sai lầm. Thật vậy, ngươi không thể từ bỏ một cài gì cả - vì điều ngươi chống lại sẽ tồn tại. Từ bỏ đích thực thì không từ bỏ, nhưng chỉ là chọn khác đi. Đây là hành vi di chuyển đến điều gì đó, chứ không phải đi xa một điều.
Ngươi không thể rời xa một điều gì, vì nó sẽ chạy theo ngươi khắpmọi nơi. Vì thế đừng chống lại cám dỗ - mà chỉ cần quay đi khỏi nó. Hãy quay về phía ta và quay lưng với những gì không giống ta.
Nhưng hãy nhớ điều này: Không hề có một cái gì là con đường không đúng – vì trên hành trình này ngươi không thể “không đi đến nơi ngươi sẽ đi.
Vấn đề chỉ là tốc độ thôi – chỉ là vấn đề khi nào ngươi sẽ đến đó –thậm chí ngay cả điều này cũng là một ảo tượng vì không hề có “khi nào”, cung không có “trước” hoặc “sau”. Chỉ có hiện tại, một giây phút vĩnh cửu liên tục, trong đó ngươi đang cảm nghiệm về chính mình.
Thế thì mục đích là ở chỗ nào? Nếu không có con đường nào là không “dẫn tới dó”, Vậy thì mục đích cuộc sống là gì? Tại sao tôi lại cần phải lo lắng về tất cả mọi thứ tôi làm?
Ồ, dĩ nhiên ngươi không cần. Nhưng ngươi nên hành động cho tốt trong cương vị người quan sát. Chỉ cần ghi nhận ngươi đang là ai và là cái gì, ngươi đang làm gì, có gì và xem xem nó có phục vụ ngươi không.
Mục đích của cuộc đời không phải là đi đến nơi nào – mà là ghi nhận rằng ngươi đang và đã ở đó rồi. Ngươi đang ở, mãi mãi và mãi mãi, ở trong giây phút của sáng tạo thuần túy. Vì thế mấu chốt của cuộc sống chính là sáng tạo ra Người và cái Ngươi là và rồi cảm nghiệm điều đó.

Chương 6

Vậy còn đau khổ là gì? Có phải đau khổ là con đường đưa đến Thượng đế không? Một số người nói rằng đó là con đường duy nhất.
Ta không hài lòng với đau khổ, và ai nói rằng Ta hài lòng thì không biết gì về Ta.
Đau khổ là một phương diện không cần thiết trong kinh nghiệm con người. Nó không chỉ là không cần thiết, nó còn là điều không khôn ngoan, không thoải mái và có hại cho sức khỏe của ngươi nữa.
Thế thì tại sao có quá nhiều đau khổ như vậy? Nếu Ngài là Thượng đế, tại sao Ngài không chấm dứt nó nếu Ngài không thích nó như vậy?
Ta chấm dứt nó rồi. Chỉ có các ngươi từ chối không chịu sử dụng các công cụ ta đã giao cho các ngươi để hiện thực hóa điều đo thôi.
Ngươi thấy đấy, đau khổ không liên quan gì đến các sự kiện, nhưng đến phản ứng của người ta với chúng. Các sự kiện không liên quan gì đến đau khổ, mà đau khổ liên quan đến phản ứng của người ta về các sự kiện.
Điều đang xảy ra chỉ là điều đang xảy ra. Ngươi cảm thấy thế nào về nó, đấy là một chuyện khác.
Ta giao cho các ngươi các công cụ để nhờ đó mà đáp trả và phản ứng với các sự kiện theo cách làm giảm – thực ra là để xóa sạch – đau thương, nhưng các ngươi đã không sử dụng chúng.
Xin lỗi Ngài, nhưng tại sao lại không xóa đi các biến cố?
Một đề nghị khá hay đấy. tiếc là ta không có quyền kiểm soát trên chúng.
Ngài không có quyền kiểm soát đối với các sự kiện ư?
Dĩ nhiên là không.Sự kiện là những gì xảy ra trong thời gian và không gian mà các ngươi đã tạo ra do chọn lựa – và ta sẽ không bao giờ can thiệp vào bằng lựa chọn. Làm như thế sẽ xóa bỏ chính cái nguyên nhân Ta tạo ra các ngươi. Nhưng chuyện này ta đã giải thích trên kia rồi.
Một số sự kiện do các ngươi chủ ý tạo ra, và một số khác, các ngươi kéo đến với mình – ít nhiều có tính chất vô tình. Một số sự kiện – như đa số các thảm họa thiên nhiên ngươi xếp vào trong số này – được gán cho “định mệnh”.
Nhưng ngay cả “định mệnh” cũng có thể là một bí danh cho “từ mọi ý nghĩ ở khắp nơi”. Nói cách khác, là ý thức của cả hành tinh.
“Ý thức tập thể”.
Chính xác, đúng là nó đấy.
Có người nói thế giới đang đi nhanh vào hỏa ngục. Nền sinh thái đang chết dần. Hành tinh chúng ta gặp phải một thảm họa nghiêm trọng. Động đất, núi lửa. Thậm chí trái đất còn xoay lệch trục nữa. Và có người nói rằng ý thức tập thể có thể thay đổi tất cả, rằng chung ta có thể cứu trái đất bằng suy nghĩ của mình.
Các ý nghĩ được đưa vào hành động. Nếu khắp nơi có đủ người tin rằng phải làm một việc gì đó để cứu lấy môi trường thì các ngươi sẽ cứu được trái đất. Nhưng các ngươi phải làm việc nhanh lên. Bấy lâu nay quá nhiều điều tệ hại đã xảy ra rồi. Việc này sẽ cần một thay đổi quan trọng trong thái độ đấy.
Ngài muốn nói là nếu chúng tôi không thây đổi, chúng tôi sẽ nhìn thấy trái đất và các cư dân trên đó bị hủy diệt?
Ta đã làm ra những quy luật trong thế giới vật lý. Chúng hiển nhiên để cho ai cũng hiểu được.Có những qui luật nhân quả được trình bày đủ rõ cho các nhà khoa học, vật lý nơi các ngươi, và thông qua họ, cho các nhà lãnh đạo trên thế giối. Các qui luật ấy không cần phải trình bày lại ở đây thêm lần nữa làm gì.
Thôi trở lại vụ đau khổ đi – không biết từ đâu mà chúng tôi có được ý niệm rằng đau khổ là điều tốt? Rằng người thánh thiện thì “đau khổ trong thầm lặng”?
Người thánh thiện thì quả là “đau khổ trong thầm lặng”, nhưng điều đó không có nghĩa là đau khổ là điều tốt.Các học sinh trong trường dạy nghệ thuật làm chủ chịu đau khổ trong thầm lặng vì họ hiểu đau khổ không phải là con đường của Thượng đế, mà đúng hơn là một dấu chỉ chắc chắn rằng vẫn còn điều gì đó để học về con đường của Thượng đế, vẫn còn điều gì đó để nhớ lại.
Bậc thầy đích thực không hề đau khổ trong thinh lặng, nhưng chỉ thể hiện đau khổ mà không phàn nàn. Lý do một bậc Tôn sư đích thực không phàn nàn kêu ca là vì vị thầy đích thực không chịu đau khổ, mà chỉ trải nghiệm một loạt những hoàn cảnh mà ngươi gọi là đang gây ra đau khổ.
Một bậc thầy đang thực hành thì không nói về đau khổ, chỉ vì ông ấy hiểu rõ sức  mạnh của lời – và vì thế ông chọn không nói gì về nó.
Chúng ta làm cho một điều mình chú ý đến trở thành có thật. Vị thầy biết điều này. Vị thầy đặt  mình trước chọn lựa về điều gì Bà chọn để làm cho nó thành hiện thực.
Lúc này hoặc lúc khác, tất cả các ngươi đều đã làm điều này. Không có một người nào trong các ngươi chưa từng làm một cơn nhức đầu biến mất, hoặc khiến việc đi chữa răng bớt đau hơn, qua quyết định của ngươi về việc ấy.
Một bậc thầy chỉ quyết định như thế về những điều lớn hơn thôi.
Nhưng tại sao lại có đau khổ? Thậm chí tại sao lại có khả năng phải đau khổ?
Ngươi không thể biết và trở nên điều ngươi là, nếu thiếu vắng điều ngươi không là, như Ta đã giải thích cho ngươi rồi.
Tôi vẫn chưa hiểu tại sao chúng tôi có ý tưởng đau khổ là tốt.
Ngươi là kẻ thông minh, khi nhất định đặt câu hỏi về điều ấy. Trí thức nguyên thủy về đau khổ trong thầm lặng đã bị xuyên tạc quá nhiều, đến độ bây giờ có nhiều người tin (và nhiều tôn giáo cũng dạy) rằng đau khổ là tốt và vui mừng là xấu. Vì thế các ngươi xác định rằng nếu có ai đó bị ung thư, nhưng giữ kín điều đó cho mình thì anh ta là một thánh nhân, trong khi, (chọn đề tài nóng chút nhé) nếu có ai có tình dục mạnh mẽ và hưởng thụ nó một cách công khai thì con mụ này là một tội nhân.
Ồ, Ngài đã chọn một đề tài nóng. Và Ngài khéo léo đổi từ nhân xưng từ nam sang nữ, chuyện ấy có ý nghĩa gì không?
Đó là để ngươi thấy thành kiến của ngươi, ngươi không thích nghĩ về phụ nữ có khả năng về tình dục  mạnh mẽ và chuyện hưởng thụ nó công khai  ngươi lại càng không thích hơn.
Ngươi thà thấy một người dàn ông hấp hối trên chiến trường không một lời rên rỉ, còn hơn thấy một người đàn bà vưa rên rỉ trên đường phố.
Ngài không thích à?
Ta không xét đoàn hướng này hay hướng khác. Nhưng ngươi thì có cả hai – và ta cho rằng chính các xét đoán của ngươi đã ngăn không cho ngươi vui sướng và kỳ vọng của ngươi làm cho ngươi  không hạnh phúc.
Tất cả những điều này gom lại với nhau làm cho ngươi khó chịu, từ đó bắt đầu sinh ra đau khổ ở ngươi.
Làm sao tôi biết được những gì Ngài nói là đúng? Làm sao tôi biết được đây là Thượng đế đang nói, chứ không phải trí tưởng tượng quá đà của tôi?
Trước đây ngươi hỏi Ta câu này rồi mà,câu trả lời cũng y như vậy thôi. Hai chuyện ấy có gì khác nhau đâu? Thậm chí nếu mọi điều ta nối đều “sai” thì ngươi có thể nghĩ ra cách sống nào tốt hơn  không?
Không.
Thế thì “sai” là đúng và “đúng” là sai?
Nhưng Ta bảo ngươi điều này, để giúp ngươi ra khỏi tình thế lưỡng nan của mình: Đừng tin vào những gì ta nói. Chỉ cần sống nó thôi, hãy trải nghiệm nó. Rồi khi ấy hãy sống bất cứ phạm trù nào khác mà ngươi  muốn xây dựng. Sau đó, hãy nhìn vào kinh nghiệm của ngươi để tìm ra sự thật cho mình.
Nếu ngươi có gan lớn thì một ngày kia ngươi cảm nghiệm một thế giới trong đó việc làm tình được xem tốt hơn là gây ra chiến tranh. Vào ngày ấy ngươi sẽ ca múa hoan hỷ.

Chương 7

Cuộc đời sao mà đáng sợ quá, và rắc rối nữa.Ước gì mọi thứ có thể sáng sủa hơn.
Cuộc sống chẳng có gì đáng phải sợ, nếu ngươi đừng bám víu vào kết quả.
Ngài nói Ngài không muốn một điều gì?
Đúng vậy, hãy chon, nhưng đừng có muốn.
Chuyện ấy thì dễ đối với những người không có ai phụ thuộc vào họ. Còn nếu Ngài có vợ con thì sao?
Đời sống gia đình luôn là con đường nhiều chông gai nhất. Có lẽ đó là thách đố lớn nhất. Như ngươi đã chỉ ra, có thể dễ dàng “không muốn gì” khi ngươi chỉ phải bận tâm đến chính mình thôi. Khi ngươi có những điều khác mà ngươi yêu thương, lẽ dĩ nhiên là ngươi chỉ muốn những điều tốt cho họ.
 Thật đáng buồn khi mình không thể cho họ mọi thứ mình muốn họ có. Một ngôi nhà xinh xắn, quần áo chỉnh tề, thực phẩm đủ dùng. Tôi cảm thấy như thể tôi vất vả cả hai mươi năm nay chỉ để đạt đến các mục tiêu thôi. Và tôi vẫn chẳng có gì để chứng tỏ được điều ấy cả.
Ngươi muốn nói về của cải vật chất?
Tôi chỉ muốn nói đến một số nhu cầu cơ bản mà một người muốn lo cho con cái mình thôi. Tôi cũng nói đến một điều rất giản dị một người muốn lo cho vợ mình.
Ta hiểu rồi. Ngươi xem công việc của đời ngươi là cung cấp cho họ những thứ ấy. Có phải đó là điều ngươi hình dung về cuộc đời ngươi không?
Tôi không định muốn nói kiểu ấy. Đó không phải là lẽ sống của tôi, nhưng hẳn sẽ tuyệt lắm nếu ít ra những chuyện này cũng trở thành một thành phẩm phụ.
Được rồi hãy quay trở lại  nhé. Ngươi thấy cuộc đời ngươi để làm gì?
Đó l à một câu hỏi hay. Tôi đã trả lời với rất nhiều cách khác nhau qua năm tháng.
Thế bây giờ câu trả lời của ngươi là gì?
Có vẻ như tôi có hai câu trả lời về vấn đề này. Một câu trả lời tôi muốn thấy và một câu trả lời tôi đang thấy.
Câu trả lời ngươi muốn thấy  là gì?
Tôi muốn thấy đời tôi là để lo cho sự tiến hóa của linh hồn.
Tôi muốn thấy đời tôi là để nhằm diễn tả và trải nghiệm cái phần mà tôi yêu thích nhất trong tôi. Phần trắc ẩn, kiên nhẫn, cho đi và giúp đỡ. Phần hiểu biết và không ngoan, tha thứ và yêu thương…
Chà, nghe có vẻ như ngươi đang đọc cuốn sách này vậy.
Vâng đây là một cuốn sách hay, xét trên bình diện riêng tư, nhưng tôi đang cố gắng hình dung làm thế nào để “thực tế hóa” nó. Câu trả lời cho câu hỏi của Ngài mà tôi nhìn thấy trong đời thực của tôi: đó là chuyện sống qua ngày.
Ồ, và ngươi nghĩ chuyện này loại trừ chuyện kia?
Vâng.
Ngươi nghĩ rằng những cái bí ẩn loại trừ chuyện sống còn?
Sự thật là tôi muốn làm nhiều thứ hơn là chỉ riêng chuyện sống qua ngày.Tôi đã sống sót qua nhiều năm rồi. Tôi thấy mình vẫn đang ở đây. Nhưng tôi muốn tranh đấu để sống cho đến cùng.Tôi thấy chỉ sống qua ngày thôi thì vẫn là một cuộc đấu tranh. Tôi muốn làm được nhiều điều hơn là chỉ sống sót. Tôi muốn phát tài.
Ngươi muốn nói phát tài là thế nào?
Thu nhập đủ, để tôi không còn lo đồng xu kế tiếp sẽ đến từ đâu; Không phải căng thẳng và stress lien tục với việc thuê nhà, hoặc trả tiền điện thoại. Tôi muốn nói là Tôi ghét phải sống quá trần trục như vậy, nhưng chúng ta đang muốn nói về đời sống thực ở đây, chứ không phải bức tranh trên mây trên gió, lãng mạn, thiên liêng như Ngài vẽ ra trong cả cuốn sách.
Ta nghe có chút giận dữ trong đó có phải không?
Không giận dữ cho bằng thất vọng. tôi chơi cuộc chơi thiêng liêng hơn hai mươi năm rồi và hãy xem nó đưa tôi đến đâu. Chỉ còn một tấm séc lĩnh lương nữa là phải tới nhà tế bần rồi; Và giờ tôi vừa mất việc, có vẻ như dòng thu nhập lại ngừng chảy nữa rồi. Tôi thực sự mệt mỏi trong cuộc tranh đấu. Tôi đã 49 tuổi rồi, và tôi muốn có chút an toàn trong đời mình, để tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho “việc của Chúa”, cho linh hồn “tiến hóa” v.v…Lòng tôi muốn vậy, nhưng đó là nơi cuộc đời không cho phép tôi đi tới.
Chà, Ngươi nói thật nhiều. Ta tưởng ngươi đang nói cho cả một đống người khi ngươi chia sẻ kinh nghiệm ấy.
Ta sẽ đáp lại sự thật của Ngươi từng câu một nhé, để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi, mổ xẻ câu trả lời.
Ngươi đã không “ở trong cuộc chơi thiêng liêng” cả hai mươi năm, mà ngươi chỉ đi vòng quanh nó thôi. (đây  không phải chuyện “vỗ mông” đâu, chỉ là một câu  khẳng định sự thật”. Ta kết luận rằng trong hai chục năm qua ngươi đã nhìn vào nó; Đùa giỡn với nó; Đôi lúc thử nghiệm nó…Nhưng Ta không cảm thấy sự cam kết thực sự - thực chất của ngươi với cuộc chơi cho đến mãi gần đây.
Chúng ta phải làm rõ rằng “ở trong cuộc chơi thiêng liêng”, nghĩa là dành trọn tâm trí , trọn thân xác và trọn linh hồn cho tiến trình sáng tạo Bản Ngã theo hình ảnh của Thượng đế.
Đây là tiến trình hiện thực hóa Bản ngã mà các nhà thần bí phương đông từng viết. Nó là tiến trình cứu độ mà phần lớn thần học phương tây đã dành cho nó.
Đây là hành vi ngày qua ngày, giờ tiêp giờ, từng giây tiếp nối nhau của ý thức tối thượng. Sáng tạo với một mục đích. Đó là sử dụng các công cụ sáng tạo mà chúng ta đã nói đến và sử dụng đưng với ý thức và ý định cao cả.
Đó mới là “chơi cuộc chơi thiêng liêng”. Bây giờ xem, ngươi đã như thế được bao lâu?
Thậm chí tôi chưa bắt đầu nữa.
Đừng nhảy từ thái cực này sang thái cực khác chứ, và cũng đừng quá nghiêm khắc với bản thân như vậy. Ngươi từng dấn thân cho quá trình này – và ngươi thực sự dấn mình vào đó nhiều hơn là ngươi muốn tự cho điểm mình. Nhưng ngươi đã không làm thế trong khoảng hai mươi năm – hay bất cứ cái gì gần như thế. Tuy nhiên sự thật là, ngươi dấn thân vào đó bao nhiêu năm, điều đó không quan trọng. Ngươi có dấn thân bây giờ không? Điều ấy mới đáng nói.
Hãy tiếp tục với câu nói của ngươi. Ngươi muốn chúng ta “xem nó đưa ngươi đến đâu” và ngươi tự mô tả mình như là “chỉ còn cách nhà tế bần có một bước”. Ta nhìn vào ngươi và thấy hoàn toàn khác đấy chứ.Ta thấy một con người chỉ còn cách kẻ giàu có một bước thôi. Ngươi cảm thấy ngươi chỉ còn cách biệt sự quên lãng có một tấm séc thôi.Bây giờ thì dĩ nhiên, mọi thứ tùy thuộc vào việc ngươi nhìn vào cái gì như là “giá phải trả” của ngươi – và ngươi làm việc vì mục đích nào.
Nếu mục tiêu cuộc đời ngươi là đạt được điều ngươi gọi là “an toàn” thì Ta thấy và hiểu được tại sao ngươi cảm thấy ngươi chỉ “cách nhà tế bần một bước”. Nhưng thậm chí cách đáng giá này cũng còn thay đổi được. Vì với tiền trả công của ta, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với ngươi – kể cả kinh nghiệm cảm thấy an toàn trong thế giới này.
Tiền công của Ta – phần lương ngươi lãnh được khi ngươi “làm việc cho”  Ta – đem lại nhiều điều hơn là chỉ sự thoải mái thiêng liêng. Sự thoải mái về thể lý cũng có thể thuộc về ngươi. Nhưng cái mỉa mai trong tất cả chuyện này là, tiền công Ta trả đem lại, điều sau cùng ngươi thấy lo lắng lại là sự lo lắng về thể lý.
Ngay cả sự thoải mái về vật chất của các thành viên gia đình ngươi cũng sẽ không còn là mối quan tâm của ngươi đâu -  vì một khi ngươi vươn tới một mức độ ý thức của Thượng đế, ngươi swex hiểu rằng ngươi không chịu trách nhiệm cho bất cứ một linh hồn của người nào, và trong khi việc ước cho mọi linh hồn được sống trong thoải mái là một điều đáng khen thì mỗi linh hồn vẫn phải chọn – và đang chọn – lấy số phận của riêng nó ngay trong giây phút này.
Thật rõ ràng, hành động cao nhất không phải là lạm dụng hoặc tàn phá người khác một cách có chủ ý. Thật rõ ràng, cũng không thích hợp việc bỏ qua nhu cầu của những người mà ngươi đã làm cho họ lệ thuộc vào ngươi.
Công việc của ngươi là làm cho họ trở nên độc lập, là dạy họ thật nhanh và thật đầy đủ làm thế nào để có thể tự lập mà không cần đến ngươi. Vì ngươi không hề chúc lành cho họ cho tới khi họ còn cần đến ngươi mới sống được, nhưng ngươi chỉ thực sự chúc lành cho họ vào lúc họ nhận ra rằng ngươi không còn cần thiết nữa.
Cũng một nghĩa ấy, giây phút vĩ đại nhất của Thượng đế là lúc ngươi nhận ra rằng ngươi không cần đến Thượng đế nữa.
Ta biết, Ta biết… đây là phản đề cho mọi điều ngươi được dạy dỗ. Nhưng các thầy giáo đã bảo với ngươi về một Thượng đế giận dữ, một Thượng đế ghen tỵ, một Thượng đế cần được người khác cần đến. Và đó chẳng phải là Thượng đế gì cả, mà là một sự thay thế điên khùng cho điều lẽ ra là Thượng đế.
Một Tôn sư đích thực không phải là người có nhiều học trò nhất, mà là người tạo ra nhiều Tôn sư nhất.
Một nhà lãnh đạo đích thực không phải là người có nhiều môn đệ nhất, mà là người tạo ra nhiều nhà lãnh đạo nhất.
Một vị Vua đích thực không phải là người có nhiều thần dân nhất, mà là người dẫn đưa mọi người đến than phận vương đế.
Một thầy giáo đích thực không phải là người có nhiều tri thức nhất, mà là người làm cho nhiều người khác có kiến thức.
Và một Thượng đế thật không phaie là Vị có nhiều tôi tớ nhất, mà là Đấng phụng sự nhiều nhất, nhờ đó làm cho nhiều người khác trở thành Thượng đế.
Vì đây vừa là mục đích, vừa là vinh quang của Thượng đế: Sẽ không còn những người lệ thuộc vào mình nữa, và mọi người sẽ biết rằng Thượng đế không phải là người vô phương đạt tới, mà là vô phương tránh khỏi.
Ước gì ngươi có thể hiểu được điều này: định mệnh hạnh phúc của ngươi là điều không thể tránh khỏi. Ngươi không thể không được “cứu độ”.
Không hề có hỏa ngục, trừ phi ngươi không biết đến điều này.
Thế nên bây giờ là các bậc làm cha, làm mẹ, là vợ, là chồng hoặc các người được yêu thương, các ngươi đừng tìm cách biến tình yêu của các ngươi thành keo dính gắn chặt, mà hãy làm một thanh nam châm, trước hết là thu hút, sau đó xoay vòng và đẩy, kẻo những người được hấp dẫn bắt đầu tin rằng họ phải bám dính vào các ngươi thì mới sống sót được. Không gì có thể đi xa ngoài sự thật. Không gì gây ra tác hại nhiều hơn thế cho người khác.
Hãy để tình yêu của ngươi đẩy những người ngươi yêu mến vào trong thế giới – và vào trong kinh nghiệm tròn đầy về người mà họ là. Nhờ đó ngươi sẽ được họ yêu mến đích thực.
Đời sống gia đình là một thách thức vĩ đại, có nhiều mối chia trí, nhiều mối bận tâm về cuộc đời. Nhà khổ hạnh không bị quấy rầy về những thứ này. Người khác đem cho ông ta bánh mỳ và nước, một tấm chiếu con để nằm, và ông ta có thể dành hết thời giờ cho cầu nguyện, suy niệm và chiêm niệm về những sự trên trời. Nhìn thấy Thượng đế trong một hoàn cảnh như thế thật dễ dàng biết bao; một nhiệm vụ quá đơn giản; À, nhưng thử cho ông ta một người vợ, vài đứa con xem; Hãy nhìn xem thần tính nơi một đứa bé cần phải thay tã vào lúc ba giờ sáng. Hãy xem thần tính ở nơi hơn một hóa đơn đang đợi thanh toán vào ngày đầu tháng. Hãy nhận ra bàn tay Thượng đế trong căn bệnh đang nhiễm vào người vợ, nơi công việc vừa  mất, cơn sốt của đứa con, cơn đau của cha, mẹ. Rồi chúng ta hãy nói chuyện thánh với thiện.
Ta hiểu được sự mệt nhọc của ngươi. Ta biết ngươi đã mệt mỏi vì phải đấu tranh. Nhưng ta bảo ngươi này: Khi ngươi theo Ta, sự tranh đấu biến mất. Hãy sống trong không gian Thượng đế của Ngươi và các sự kiện sẽ trở thành lời chúc phúc một lần và mãi mãi.
Làm sao tôi có thể đi vào không gian Thượng đế của tôi khi tôi vừa mất việc, tiền thuê nhà đang cần trả, con tôi cần đi nha sỹ, và ở trong cái không gian cao siêu, có mùi triết lý của tôi xem ra khó có thể là phương thức giải quyết bất cứ vấn đề nào trong đó?
Đừng bỏ rơi Ta khi ngươi cần đến ta nhiều nhất. Bây giờ là giờ thử thách lớn nhất của ngươi. Đây là thời gian cơ hội lớn nhất cho ngươi. Nó là cơ hội để chứng tỏ mọi điều được viết ở đây.
Khi Ta nói “đừng bỏ rơi ta”, Ta nói như thể một Thượng đế thiếu thốn, nôn nóng mà chúng ta đã nói đến. Nhưng Ta không phải thế, ngươi có thể “bỏ rơi ta” nếu ngươi muốn. Ta không quan tâm và nó chẳng thay đổi chút nào điều ấy giữa chúng ta cả. Ta chỉ nói điều này để trả lời những câu hỏi của ngươi. Chính khi mọi thứ trở nên khó chịu, ngươi rất thường hay quên Ngươi Là Ai, và các công cụ Ta đã trao cho ngươi để tạo nên cuộc sống mà ngươi muốn chọn.
Đây là lúc đi đến không gian Thượng đế của ngươi hơn bao giờ hết. Trước tiên sẽ đem cho ngươi sự bình an lớn lao trong tâm trí, và từ một tâm trí tĩnh lặng mà các ý tưởng lớn tuôn ra - nhưng ý niệm có thể là những giải pháp cho những vấn đề lớn lao nhất mà ngươi cho rằng mình đang gặp.
Thứ nhì, chính trong khoảng không gian ấy, Bản Ngã của ngươi trở thành hiện thực, và đó là mục đích – mục đích duy nhất – của linh hồn ngươi.
Khi ngươi ở trong không gian Thượng đế của ngươi, ngươi biết và hiểu được rằng tất cả những gì ngươi đang trải nghiệm giờ chỉ có tính tạm thời. ta bảo ngươi, trời đất sẽ qua đi, nhưng ngươi sẽ không qua đi đâu. Viễn tưởng vĩnh hằng này giúp ngươi nhìn mọi sự dưới ánh sáng thích hợp của chúng.
Ngươi có thể định nghĩa các hoàn cảnh và điều kiện ấy như điều chúng thực sự vẫn vậy: tạm thời và thế tục. Khi ấy ngươi có thể sử dụng chúng như những công cụ - vì chúng là vây, những công cụ tạm thời, thế tục - để sáng tạo nên kinh nghiệm hiện tại.
Chỉ có điều ngươi nghĩ ngươi là ai? Trong tương quan với cái kinh nghiệm có tên là mất việc, ngươi nghĩ ngươi là ai? Và có lẽ có ích hơn, nguwoi nghĩ ta là ai? Ngươi tưởng rằng chuyện này quá lớn đến đọ ta không giải quyết được? Có phải thoát được ra khỏi thế kẹt này là một phép lạ quá lớn mà ta không sử lý nổi? ta hiểu ngươi nghĩ rằng việc ấy quá lớn nên ngươi không giải quyết được, cho dù với đủ các công cụ Ta đã giao cho ngươi – nhưng có thực là ngươi nghĩ nó quá lớn đối với ta không?
Trong nhận thức, tôi biết không có việc gì là quá lớn đối vớ Thượng đế. Nhưng về mặt cảm xúc tôi cho rằng tôi không chắc lắm. Không phải là Ngài có thể xử lý không, mà là Ngài có định xử lý hay không.
Ta thấy rồi, đó là vấn đề đức tin.
Vâng.
Ngươi không nghi ngờ gì về khả năng của ta, ngươi chỉ nghi ngờ ước muốn của ta thôi.
Ngài thấy đấy, tôi vẫn sống theo khoa thần học nói rằng đó có lẽ là một bài hoicj ở đâu đó chỗ này cho tôi. Tôi vẫn không chắc tôi buộc phải có  một giải pháp. Có lẽ tôi nhất thiết phải rặp vấn đề. Có lẽ đây là một trong các “thử thách” mà thần học của tôi luôn nói với tôi như vậy. Vì thế tôi lo ngại rằng vấn đề này có thể không được giải quyết. Sợ rằng đây là một trong những thứ Ngài sẽ để mặc cho tôi bị vướng lại với nó.
Có lẽ đây là lúc thích hợp để xem xét cho kỹ một lần nữa cách ta với ngươi hô ứng như thế nào vì ngươi nghĩ đây là vấn đề ước muốn của ta, còn ta đang bảo ngươi nó là vấn đề của ngươi.
Ta muốn cho ngươi điều mà ngươi muốn cho ngươi. Không hơn, không kém. Ta không ngồi đây và xem xét, hết yêu cầu lại đến yêu cầu, xem cái gì nên được ban cho ngươi.
Luật của Ta là luật nhân quả, chứ không phải luật để Ta xem. Không có gì là không thể có, nếu ngươi chọn nó, ngay cả trước khi ngươi xin, Ta đã ban nó cho ngươi rồi. ngươi có tin điều này không?
Không . Xin lỗi Ngài. Tôi đã gặp quá nhiều lời cầu nguyện không được đáp ứng.
Đừng xin lỗi. Chỉ cần luôn luôn ở cùng sự thật – sự thật kinh nghiệm của ngươi. Ta hiểu điều đó. Ta tôn trọng nó. Điều ấy ổn với Ta.
Tốt rồi, vì tôi không tin hễ tôi xin gì thì được đó. Cuộc đời tôi không phải là một chứng từ cho điều đó. Thực tế tôi ít khi có được điều tôi xin. Khi tôi xin được, tôi thấy mình may mắn chết cha;
Đó là một cách dung từ thú vị. Xem ra ngươi có chọn lựa. Trong đời, ngươi có thể may mắn chết cha, mà cũng có thể may phúc tổ bảy mươi đời hơn, nhưng dĩ nhiên, Ta không bao giờ xen vào quyết định của ngươi.
Ta bảo ngươi này: ngươi luôn luôn có được điều ngươi tạo ra và ngươi luôn luôn sáng tạo.
Ta không xét đoán về những sáng tạo mà ngươi biến hóa ra. Ta chỉ ban sức mạnh cho ngươi để biến hóa ra nhiều hơn nữa – và hơn nữa, hơn nữa, hơn nữa. Nếu ngươi không thích cái ngươi vừa tạo ra, hãy chọn lại. Là Thượng đế, công việc của Ta là luôn cho ngươi cái cơ hội đó.
Bây giờ ngươi nói với ta rằng ngươi luôn không có được điều ngươi muốn. Nhưng ta ở đây và bảo ngươi rằng ngươi luôn luôn có được điều ngươi gọi ra.
Cuộc đời ngươi luôn là kết quả của những suy nghĩ của ngươi về nó – kể cả cái ý nghĩ sáng tạo hiển nhiên của ngươi: ngươi ít khi có được điều ngươi chọn.
Bây giờ trong giây phút hiện tại, ngươi thấy mình là nạn nhân của hoàn cảnh trong chuyện mất việc. Nhưng sự thật là ngươi không còn chọn công việc đó nữa. Ngươi thôi không thức dạy mỗi sáng trong hy vọng, mà bắt đầu thức dậy trong sợ hãi. Ngươi thôi không cảm thấy hạnh phúc trong công việc của mình và bắt đầu cảm thấy oán hận. Thậm chí ngươi còn bắt đầu tưởng nghĩ đến việc làm cái gì khác.
Ngươi nghĩ những chuyện này không có ý nghĩa sao? Ngươi đánh giá sai sức mạnh của ngươi rồi. ta bảo ngươi điều này: Cuộc sống của ngươi xuất phát từ các ý định của ngươi về nó.
Vậy ý định hiện giờ của ngươi là gì? Ngươi có định chứng minh lý thuyết của ngươi , rằng cuộc đời ít khi mang lại cho ngươi điều ngươi chọn không? Hay ngươi định cho thấy Thực Sự Ngươi Là Ai và Ta Là Ai?
Tôi cảm thấy chán nản, bầm dập, bối rối.
Điều đó có giúp gì cho ngươi không? Sao ngươi không đơn giản thừa nhận sự thật khi ngươi nghe nó và tiền về nó? Không việc gì phải buộc tội mình. Chỉ cần ghi nhận điều ngươi đang chọn và chọn lại lần nữa thôi.
Nhưng tại sao tôi luôn sẵn sàng để chọn điều tiêu cực nhỉ? Và rồi lại tự phát vào mông mình vì điều ấy?
Ngươi có thể mong đợi điều gì nào? Ngươi đã được chỉ bảo từ những ngày đầu tiên rằng ngươi “xấu”. Ngươi thừa nhận mình sinh ra trong “tội lỗi”. Mặc cảm tội lỗi là một đáp ứng do dạy dỗ. Ngươi được chỉ bảo hãy mặc cảm tội lỗi về bản thân vì những điều ngươi đã làm, trước khi ngươi có thể làm một điều gì khác. Ngươi được dạy cho cảm thấy xấu hổ vì đã sinh ra không hoàn hảo.
Ngươi được bảo là đã sinh ra trên trần gian này trong tình trạng được cho là bất toàn. Tình trạng này là điều mà các nhà tôn giáo trơ tráo gọi đó là tội tổ tông. Và nó là tội vốn sẵn – chứ không phải tội của ngươi. Nó là tội lỗi đầu tiên gây ra với ngươi từ một thế giới không biết gì về Thượng đế, nếu nó nghĩ rằng Thượng đế có thể - hoặc muốn – tạo ra điều gì đó không hoàn hảo.
Một số nhà tôn giáo các ngươi đã xây dựng cả một nền thần học xoay quanh nhận thức sai lầm này. Và đó là cái nó là, đúng theo nghĩa đen luôn: nhận thức sai lầm. Vì bất kỳ điều gì ta nhận thức – tất cả những gì Ta ban cho nó sự sống – thì đều hoàn hảo. Đó là một sự phản ảnh hoàn hảo của chính sự hoàn hảo, được tạo ra theo hình ảnh giống hệt ta.
Nhưng, để biện minh cho ý tưởng về một Thượng đế trừng phạt, tôn giáo nơi các ngươi cần phải tạo ra cái gì đó để ta giận dữ về nó.Thế là cả những người có đời sống mẫu mực cũng cần phải được cứu độ. Nếu họ không cần được cứu thoát khỏi bản thân họ thì họ cũng cần được cứu khỏi sự bất toàn có sẵn trong họ. Vì thế, (các tôn giáo nói) tốt nhất là ngươi nên làm cái gì đó về chuyện này – và ăn chay tự giới – băng không ngươi sẽ đi thẳng vào hỏa ngục.
Nói cho cùng, chuyện này có lẽ chẳng làm được gì để khiến một Thượng đế kỳ cục, hay giận dữ và thiếu khoan dung thành ôn hòa hơn, nhưng nó quả là thêm sức sống cho những tôn giáo kỳ cục, giận dữ và nhẫn tâm. Làm như thế, tôn giáo tự củng cố mình. Thế là quyền lực vẫn tập trung vào tay một số ít người, thay vì trải nghiệm qua bàn tau của nhiều người.
Lẽ dĩ nhiên, ngươi không ngừng chọn lựa tư tưởng thấp hơn, ý niệm nhỏ hơn, khái niệm nhỏ nhất về bản than và quyền lực của mình, để không nói lên được gì về Ta và những gì của Ta. Ngươi đã được dạy làm như thế.
Lạy chúa tôi, làm sao tôi có thể đảo ngược được lối giáo dục ấy?
Một câu hỏi hay đấy, và hỏi đúng người rồi?
Ngươi có thể sửa lối giáo dục ấy bằng cách đọc đi, đọc lại cuốn sách này, đọc đi, đọc lại nhiều lần, cho đến khi ngươi hiểu được từng trang một. Cho đến khi ngươi quen thuộc với từng chữ một. khi nào ngươi có thể trích dẫn những đoạn trong đây với những người khác, khi nào ngươi có thể nhớ ngay đến những câu trong đó ngay giữa những giờ khắc đen tối nhất, thì lúc ấy ngươi đã “nghịch hành” được lối giáo dục kia rồi.
Nhưng vẫn còn rất nhiều điều tôi muốn hỏi Ngài. Tôi vẫn còn muốn biết thêm nhiều điều.
Đúng vậy.Ngươi đã bắt đầu với hành loạt câu hỏi cơ mà.
Vậy giờ mình quay lại với nó chứ?

Chương 8

Đến khi nào tôi mới được học đầy đủ về mối quan hệ để có thể làm cho chúng suôn sẻ hơn được? Có cách nào để được hạnh phúc trong các mối quan hệ không? Có phải chúng nhất thiết phải là thách đố thường xuyên không?
Ngươi chẳng phải học gì về các mối quan hệ cả. Ngươi chỉ có một việc là cho thấy được điều ngươi đã biết rồi. Có một cách để luôn hạnh phúc trong các mối quan hệ, và đó là sử dụng các mối quan hệ cho mục đích đã định trước cho chúng, chứ không theo mục đích mà ngươi nghĩ ra. Các mối quan hệ không ngừng thách đố. Chúng luôn kêu gọi ngươi sáng tạo, diễn tả và cảm nghiệm những khía cạnh cao hơn của chính ngươi, những cái nhìn vĩ đại hơn về bản thân mình, những phiên bản tuyệt diệu hơn của ngươi. Không tại đâu ngươi có thể làm điều ấy một cách tức thời, mạnh mẽ và tinh truyền hơn là trong các quan hệ. Thật vậy, không có quan hệ, ngươi chẳng thể làm được điều ấy.
Chỉ thông qua quan hệ của ngươi với những con người, các vị trí và các sự kiện khác mà ngươi mói có thể tồn tại trong vũ trụ (như một điều gì đó đếm được). Hãy nhớ, khi thiếu vắng mọi thứ khác, ngươi là không. Ngươi chỉ là cái ngươi là trong tương quan với một điều gì khác không là. Đó là cách thức hiện hữu trong thế giới tương đối, ngược với thế giới tuyệt đối – nơi Ta ngự trị.
Một khi ngươi hiểu rõ điều này, một khi ngươi thấu triệt nó sâu sắc, khi ấy ngươi sẽ hồn nhiên chúc lành cho mỗi và mọi kinh nghiệm, mọi cuộc gặp gỡ với con người, vì ngươi thấy chúng có tính xây dựng, trong ý nghĩa cao nhất. Ngươi sẽ thấy chúng có thể được sử dụng, phải được sử dụng, và đang được sử dụng (dù ngươi có muốn hay không) để xây dựng nên Người Mà Ngươi Là.
Việc xây dựng ấy có thể là một sáng tạo tráng lệ của cái đồ án trong ý thức của ngươi, hoặc là một cấu trúc hoàn toàn không lường trước. Ngươi có thể chọn trở thành một người chỉ là kết quả của điều đã xảy ra, hoặc là một người do những điều ngươi chọn là, và làm đối với điều xảy ra.. Chỉ có trong loại thứ hai này, công cuộc sáng tạo nên bản Ngã mới trở nên có ý thức. Chính trong cách trải nghiệm thứ hai, Bản Ngã mới trở nên hiện thực.
Vì thế, hãy chúc lành cho mọi mối quan hệ và giữ lấy mối quan hệ như một phần đặc biệt và chính thức của Người Mà Ngươi là – và lúc này đang chọn để Là.
Bây giờ câu hỏi của ngươi có liên quan đến những mối quan hệ cá nhân người với người theo kiểu tiểu thuyết, và Ta hiểu điều đó. Vì thế hãy để Ta giới thiệu Ta một cách cụ thể và dài dòng, cho các quan hệ yêu thương của loài người – những điều tiếp tục đem lại rắc rối cho ngươi.
Khi các mối quan hệ yêu đương của con người thất bại (các mối quan hệ không bao giờ thực sự thất bại, ngoại trừ theo nghĩa hẹp của con người, là khi chúng không tạo ra được điều ngươi muốn), chúng thất bại vì người ta đi vào đó với lý do sai lầm.
(“Sai lầm”, dĩ nhiên, là một hạn từ có tính tương đối, nó có nghĩa là điều gì đó được đo lường dựa trên cái “đúng”- bất kể điều đó là gì; Nói một cách chính xác hơn, trong ngôn ngữ của ngươi, “các mối quan hệ thất bại – thay đổi – thường là do người ta đi vào trong đó vì những lý do không hoàn toàn có lợi cho sự sống còn của họ”).
Hầu hết con người ta, khi đi vào trong các mối quan hệ, đều giữ một mắt hướng về những gì họ có thể thu hoạch được từ đó, hơn là những gì họ có thể đem vào đó.
Mục đích của mối quan hệ là để quyết định phần nào trong con người mà mình muốn thấy nó “khoe ra”, chứ không phải phần nào trong người khác mà ngươi có thể chụp bắt hoặc giữ lấy.
Chỉ có thể có duy nhất một mục đích cho các mối quan hệ - và cho cả cuộc đời; mục đích đó là, và quyết định Người Mà Ngươi Thực Sự Là.
Chuyện nghe có vẻ rất lãng mạn khi nói rằng “ngươi không là gì”, cho đến khi một người đặc biệt khác đến với ngươi, nhưng chuyện ấy không đúng. Tệ hơn, nó đặt ra một áp lực khó tin nổi hơn chính người khác đó, để họ là đủ mọi thứ mà họ không phải như thế.
Vì không muốn làm ngươi thất vọng họ phải cố gắng để là và làm những điều ấy cho đến khi không chịu đựng nổi nữa. Họ không thể nào hoàn thàng bức tranh của ngươi về họ nữa. họ không thể nào điền đầy vào vai trò mà ngươi gán cho họ. Oán hận chồng chất, giận dữ tiếp theo sau.
Cuối cùng, để cứu lấy mình (và mối quan hệ), những người đặc biệt ấy bắt đầu khôi phục lại Bản Ngã đích thực của họ, họ hành động ăn khớp hơn với Người Mà Họ Thực Sự là. Đó mới đến lúc mà ngươi nói rằng họ “đã thực sự thay đổi rồi”.
Chuyện này nghe cũng rất lãng mạn, giờ đây, người đặc biệt ấy đã đi vào đời ngươi và ngươi cảm thấy mãn nguyện. Nhưng mục đích của mối quan hệ không phải là để có một người khác có thể thành toàn cho ngươi, mà là để có một người khác cho ngươi chia sẻ sự viên mãn của mình.
Đây là nghịch lý của mọi mối quan hệ con người; ngươi không cần đến một người cụ thể nào cả để có thể giúp ngươi trải nghiệm Người Mà Ngươi Là, và …không có người khác, ngươi là con số không.
Điều này vừ huyền nhiệm, vừa kỳ diệu, vừa là nỗi thất vọng, vừa là niềm vui của kinh nghiệm con người. Nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu xa và sự nhất tâm sẵn lòng sống trong cái mâu thuẫn ấy theo một cách thức có ý nghĩa. Ta quan sát thấy có rất ít người làm được điều đó.
Hầu hết các ngươi đi vào những năm tạo lập quan hệ với đầy những mong đợi, năng lực tình dục sinh mãn, với một trái tim rộng mở và tâm hồn hoan hỷ, sốt sắng. Đâu đó trong khoảng từ 40 đến 60 tuổi (và với đa số người, thường là sớm hơn), các ngươi từ bỏ những ước mơ vĩ đại nhất, bỏ qua một bên những hy vọng cao cả nhất và an thân với những kỳ vọng thấp nhất – hoặc không còn gì nữa.
Vấn đề rất cơ bản, rất giản dị, tuy nhiên lại bị hiểu lầm thê thảm: giấc mơ vĩ đại nhất, lý tưởng cao nhất, niềm hy vọng đẹp nhất của các ngươi lại liên quan với người khác mà các ngươi yêu mến thay vì Bản Ngã đáng yêu của các ngươi. Sự thử thách trong các mối quan hệ của ngươi có liên hệ với việc người khác đã sống được những lý tưởng của ngươi như thế nào và ngươi thấy mình đang sống cái lý tưởng của người kia như thế nào?.Nhưng phép thử duy nhất đúng phải là: ngươi sống các lý tưởng của ngươi như thế nào.
Các mối quan hệ là thần thánh, vì chúng đem lại cơ hội lớn nhất cho đời sống. Thật vậy, đó là cơ hội duy nhất để tạo ra kinh nghiệm về khái niệm cao nhất của ngươi về Bản Ngã. Các mối quan hệ thất bại khi ngươi nhìn chúng như là cơ hội lớn trong đời để tạo ra kinh nghiệm về khái niệm cao nhất của ngươi về người khác.
Ước gì mỗi người, trong mọi mối quan hệ, lo cho chính Bản Ngã của họ - Tôi đang là gì, làm gì và có gì. Tôi đang muốn gì, xin gì, cho gì. Tôi đang kiếm gì, đang tạo ra, đang trải nghiệm những gì. Và thế là mọi mối quan hệ sẽ phục vụ cho mục đích của chúng – cũng như những người tham dự - một cách tuyệt mỹ.
Ước gì mỗi người trong mối quan hệ thôi đừng lo lắng về người khác nữa,, mà chỉ, chỉ và chỉ lo cho Bản Ngã mình mà thôi.
Đây có vẻ là một huấn thị lạ lùng, vì ngươi được nghe rằng trong dạng thức cao nhất của quan hệ, người ta chỉ quan tâm đến người khác. Nhưng ta bảo ngươi điều này: sự tập trung của ngươi vào người khác – sự ám ảnh của ngươi về người khác – là cái làm cho mối quan hệ bị hỏng đấy.
Người kia đang là gì? Người kia đang làm gì?
Người kia đang có gì? Người kia đang nói gì?
Đang muốn? Đang đòi hỏi? Đang nghĩ gì?
Chờ đợi? Bàn tính?
Vị thầy hiểu rằng cái hệ trọng không phải là điều người kia đang là, làm, có, nói, muốn, đòi hỏi. Cũng không hệ trọng điều người kia đang nghĩ, mong đợi, bàn tính. Chỉ hệ trọng điều ngươi là, trong quan hệ với nó mà thôi.
Người yêu thương nhiều nhất là người tập trung vào bản thân mình.
Đó là một giáo huấn quá mức triệt để.
Không, nếu ngươi xem xét nó thật kỹ. Nếu ngươi không thể yêu Bản thân ngươi, ngươi không thể yêu người khác được. Nhiều người mắc phải sai lầm là tìm cách yêu cái tôi của mình qua việc yêu người khác. Dĩ nhiên họ không nhận thức rằng họ đanh làm thế. Nó không phải là một nỗ lực có ý thức. Nó là cái đang diễn ra trong tâm trí. ở sâu trong tâm trí. ở nơi mà các ngươi gọi là tiềm thức.
Họ nghĩ: “chỉ cần tôi yêu thương người khác thôi, họ sẽ yêu thương tôi. Khi ấy tôi sẽ là người đáng yêu và tôi có thể yêu thương tôi”.
Nghịch đảo của câu này là có rất nhiều người tự ghét mình vì họ cảm thấy không có người nào yêu thương họ cả. Đây là một căn bệnh – khi người ta thực sự “ốm tương tư” vì sự thật  là người khác quả thực yêu thương họ, nhưng điều đó không quan trọng gì. Dù có bao nhiêu người tuyên xưng tình yêu của họ với người kia thì điều đó vẫn không đủ.
Trước hết vì họ không tin ngươi. Họ nghĩ ngươi đang tìm cách lèo lái họ - đang tìm cách lấy được một điều gì. (Làm sao ngươi có thể yêu họ vì người mà họ thực sự là? Không. Phải có sai lầm gì đây. Chắc là ngươi phải muốn gì đó; Bây giờ ngươi muốn gì?)
Họ ngồi xếp bằng, gắng hình dung ra làm thế nào một ai đó có thể thực sự yêu mến họ. Vì thế họ không tin ngươi, và họ tiến hành một chiến dịch để buộc ngươi phải chứng tỏ điều ấy. Ngươi phải chứng tỏ rằng ngươi yêu thương họ. Để làm điều này, họ có thể yêu cầu ngươi bắt đầu thay đổi hành vi của mình.
Thứ đến, nếu cuối cùng họ đi đến chỗ có thể tin rằng ngươi yêu mến họ thì lập tức họ bắt đầu lo ngại về chuyện làm thế nào để có thể giữ được tình yêu ấy. Thế là, để giữ được tình yêu thương của ngươi họ bắt đầu thay đổi hành vi của họ.
Như thế, hai ngươi đúng là đã đánh mất chính mình trong một mối quan hệ. Họ đi vào trong quan hệ, hy vọng tìm thấy mình, và thay vì vậy họ đánh mất chính mình.
Việc đánh mất Bản Ngã trong một mối quan hệ là cái gây ra phần lớn đắng cay trong các cặp như thế.
Hai người bắt tay nhau trong một quan hệ đối tác, hy vọng cái tổng thể sẽ lớn hơn tổng của hai phần, cuối cùng phát hiện ra nó kém hơn. Họ cảm thấy họ kém hơn khi họ còn một mình. Kém khả năng hơn, kém năng lực hơn, kém hào hứng, kém hấp dẫn, kém vui tươi, kém nội dung.
Đó là do họ kém, họ đã từ bỏ hầu hết những gì họ là, để được ở - và ở lại – trong mối quan hệ giữa họ.
Các mối quan hệ không bao giờ được nhắm đi theo hướng này. Nhưng số người cảm nhận được như thế về các mối quan hệ nhiều hơn ngươi có thể biết.
Tại Sao? Tại sao?
Vì người ta đã đánh mất sự tiếp xúc (nếu họ từng tiếp xúc) với mục đích của các mối quan hệ.
 Khi các ngươi đánh mất cái nhìn về nhau như những linh hồn thánh trên một hành trình thánh thiêng, ngươi không thể nhìn thấy mục đích, nguyên nhân đằng sau mọi quan hệ.
Linh hồn đến với thân xá và thân xác đến với sự sống vì mục đích tiền hóa. Ngươi đang tiến hóa, ngươi đang trở thành. Và ngươi đang sử dụng quan hệ của mình với mọi sự để quyết định điều gì mà ngươi đang trở nên.
Đây là công việc mà ngươi đã đến đây để làm. Đây là niềm vui của việc sáng tạo Bản Ngã. Của việc biết được Bản Ngã. Của việc trở nên điều ngươi muốn là một cách có ý thức. Nó là điều được nhắm tới qua việc ý thức về Bản Ngã.
Ngươi mang Bản Ngã của ngươi vào trong thế giới tương đối, để ngươi có thể có được những công cụ để biết và cảm nghiệm Người Mà Ngươi Thực Sự Là. Người Mà Ngươi Là là người mà ngươi làm cho bản thân thành được nhưu vậy trong quan hệ với toàn bộ những gì còn lại.
Các mối quan hệ cá nhân của ngươi là những yếu tố quan trọng nhất của tiến trình này. Vì thế, các mối quan hệ này là nền tảng thánh thiêng. Chúng hầu như không có liên hệ gì với người khác, vì chúng liên hệ với nhau, chúng có mọi thứ để làm với người khác.
Đây là thế lưỡng lập thần linh. Đây là một vòng tròn khép kín. Vì thế không phải là một giáo huấn quá cực đoan khi nói: “Phúc cho những người chỉ quy hướng về Bản Ngã, vì họ sẽ biết Thượng đế”. Biết được phần tối cao của Bản Ngã mình và lưu lại trong đó, không phải là một mục tiêu tồi trong đời đâu.
Trước hết, ngươi phải nhìn bản Ngã của ngươi là xứng đáng, trước khi ngươi có thể thấy người khác xứng đáng. Trước hết ngươi phải nhìn thấy Bản Ngã của mình được chúc phúc, trước khi ngươi có thể thấy người khác đáng được chúc phúc. Ngươi trước tiên phải biết Bản Ngã của ngươi là thánh thiêng, trước khi có thể thừa nhận sự thánh thiện nơi người khác.
Nếu ngươi đặt cái cày trước con trâu – như đa số các tôn giáo bắt các ngươi làm -  và thừa nhận người khác là thánh thiện trước khi gươi tự nhìn nhận về mình, một ngày kia ngươi sẽ oán hận nó. Nếu có điều gì đó mà các ngươi không ai chịu nổi, đó là có ai đó thánh thiện hơn các ngươi. Nhưng tôn giáo buộc ngươi phải xem những người khác là thánh thiện hơn mình. Và ngươi đã làm thế - được một thời gian rồi. Thế rồi ngươi đi đóng đinh họ vào thập giá.
Bằng cách này hay cách khác, các ngươi đã đóng đinh tất cả các thầy dạy của Ta, chứ không chỉ một người. và các ngươi làm thế không phải vì họ thánh thiện hơn các ngươi, mà vì các ngươi đã làm họ thành như thế.
Các tầy dạy của Ta gửi đến trần gian cùng một thông điệp. không phải là “Ta tháng thiện hơn các ngươi”, mà là “các ngươi cũng thánh thiện như Ta”.
Đây là thông điệp mà các ngươi không thể nào nghe được. Đây là sự thật mà các ngươi không thể nào chấp nhận. Và đó là lý do vì sao các ngươi không bao giờ có thể thực sự yêu thương nhau. Các ngươi chưa bao giờ thực sự yêu thương Bản Ngã của chính mình.
Và vì thế, Ta bảo ngươi điều này: Bây giờ và mãi mãi về sau, hãy tập trung vào Bản Ngã của mình. Hãy nhìn xem điều gì ngươi đang là, đang làm và đang có trong mọi thời khắc, chứ đừng lưu tâm những gì đang xảy ra với người khác.
Không phải trong hành động của người khác, nhưng chính trong hành động trở lại của ngươi, mà các ngươi tìm thấy ơn cứu độ.
Tôi hiểu rõ hơn rồi, nhưng việc này nghe như thể là chúng tôi không nên quan tâm điều những người khác làm cho mình trong các mối quan hệ. Họ có thể làm bất cứ điều gì, bao lâu chúng tôi giữ được sự quân bình của mình, Giữ được sự quan tâm đến bản Ngã và mọi thứ tốt đẹp ấy thì không có gì có thể đụng chạm đến mình cả. Nhưng những người khác có đụng chạm chúng tôi đấy chứ. Các hành động của họ đôi khi làm chúng tôi tổn thương. Chính những khi xảy ra tổn thương trong các mối quan hệ mà tôi không biết phải làm gì. Thật dễ dàng thôi, nếu nối rằng “đứng qua một bên; Làm cho nó không có giá trị gì nữa”, nhưng nói dễ, làm mới khó. Tôi quả là bị tổn thương do những lời nói và hành động của người khác trong các mối quan hệ.
Rồi sẽ đến một ngày ngươi không còn bị tổn thương nữa. Đó sẽ là ngày mà ngươi nhận thức – và hiện thực hóa – ý nghĩa đích thực của quan hệ và nguyên nhân đích thực của chúng.
Chính vì ngươi quên điều này nên ngươi mới phản ứng như kiểu ngươi nói đó. Nhưng không sao cả. Đó là một phần của tiến trình trưởng thành. Một phần của cuộc tiến hóa. Nó là công việc của linh hồn mà ngươi phải tiến hành trong các mối quan hệ, nhưng đó là một hiểu biết lớn, một hồi tưởng lớn. khi nào ngươi còn chưa nhớ lại điều này – khi ấy cũng là lúc nhớ lại làm thế nào để sử dụng mối quan hệ như một công cụ sáng tạo Bản Ngã – Ngươi còn phaie làm việc ở cấp đọ ngươi đang là. Mức độ hiểu biết, mức độ sẵn sang, mức độ hồi nhớ.
Và như thế có những điều ngươi có thể làm khi ngươi phản ứng bằng đau thương trước những gì người khác đang là, đang nói hoặc đang làm. Đầu tiên là thành thật với chính mình và với người khác một cách chính xác ngươi đang cảm thấy thế nào. Điều này có nhiều người trong các ngươi sợ phải làm, vai các ngươi cho rằng nó sẽ làm cho các ngươi “trông xấu xa”. Một nơi nào đó ở sâu trong ngươi, ngươi nhận thức rằng thật là buồn cười về chuyện mình “cảm thấy như vậy”. Có lẽ nó là chuyện nhỏ đối với ngươi. Ngươi “lớn hơn thế”. Nhưng ngươi không thể chịu được nó. Ngươi vẫn cảm thấy như vậy.
Có duy nhất một chuyện ngươi có thể làm. Ngươi phải tôn trọng các cảm giác của mình. Vì tôn trọng cảm giác tức là tôn trọng Bản Ngã. Và ngươi phải yêu thương người quanh ngươi như chính mình. Làm sao ngươi có thể hy vọng là hiểu được và tôn trọng các cảm giác của người khác nếu ngươi không tôn trọng các cảm giác trong Bản Ngã của ngươi?
Câu hỏi đầu tiên trong bất cứ tiến trình tương tác nào với người khác là: bây giờ Tôi Là Ai, và Tôi Muốn Là Ai, trong mối quan hệ với người ấy?
Thông thường, ngươi không nhớ được Ngươi Là Ai, và không biết Ngươi Muốn Là Ai, cho đến khi nào ngươi thử lấy một vài cách hiện hữu. Đó là lý do tại sao, việc tôn trọng các cảm giác của mình là điều rất quan trọng.
Nếu cảm giác đầu tiên của ngươi là một cảm giác tiêu cực thì nguyên chuyện có cảm giác thường đã đủ để tránh xa nó rồi. Khi ngươi có sự giận dữ, khó chịu, có cảm giác kinh tởm, cuồng giận, có cảm giác muốn “đục lại”, chính là lúc ngươi có thể vứt bỏ những cảm giác đầu tiên ấy như là “không phải Người Mà ngươi Muốn Là”.
Bậc Tôn sư là người đã sống qua đủ các kinh nghiệm ấy, để biết trước những chọn lựa cuối cumhf của bà là gì. Bà không cần phải thử lại chúng làm gì.
Bà ta đã mặc những thứ quần áo ấy trước kia rồi và biết chúng không phù hợp. Chúng không phải là “của bà”. Và vì đời sống của vị Tôn sư đã dành cho việc không ngừng nhận thức về Bản Ngã như một người biết bản thân mình là gì, những cảm giác không phù hợp ấy sẽ không bao giờ được đón nhận. Đó là lý do tại sao các vị Tôn sư không bị xáo động khi đối diện với những gì người khác gọi là thảm họa. Một bậc Tôn sư chúc lành cho thảm họa, vì Tôn sư biết rằng từ những hạt giống của thảm họa (và mọi kinh nghiệm khác) Bản Ngã sẽ lớn lên. Và mục đích thứ hai trong đời của một vị Tôn sư là luôn luôn tăng tiến. Vì một khi người ta hoàn toàn nhận thức được Bản Ngã thì không còn gì để làm nữa, ngoài việc trở nên hơn nữa, hơn mãi.
Chính tại giai đoạn này, người ta di chuyển từ công việc của linh hồn sang công việc của Thượng đế, vì đó là điều mà ta quan tâm đến;
Để tiện cho cuộc nói chuyện này, Ta sẽ giả thiết rằng ngươi vẫn còn bận rộn với công việc của linh hồn. Ngươi vẫn đang tìm cách hiện thức hóa (làm cho thành “có thật”) Người Mà Ngươi Thực Sự Là. Sự Sống (Ta) sẽ ban cho ngươi vô vàn cơ hội để tạo ra điều đó (hãy  nhớ đời sống không phải là một tiến trình khám phá, mà là tiến trình sáng tạo).
Ngươi có thể sáng tạo ra Người Mà Ngươi Là nhiều lần. Thực vậy, ngươi làm như thế - mỗi ngày, Như các sự vật đang đứng đó hiện giờ, ngươi không luôn luôn đi đến cùng một câu trả lời. Xét một kinh nghiệm bên ngoài đồng nhất, có ngày ngươi có thể chọn thái đọ kiên nhẫn, yêu thương và tử tế trong các mối quan hệ. vào ngày khác ngươi có thể chọn thái độ giận dữ, ù lì và buồn bã.
Bậc Tôn sư là người luôn luôn đi đến cùng một câu trả lời – và câu trả lời ấy luôn là chọn lựa cao nhất.
Trong chuyện này, với bậc Tôn sư thì hoàn toàn có khả năng đoán trước. Ngược lại, người học trò thì hoàn toàn không có khả năng đoán trước được. Để biết một người đang ở đâu trên con đường đi đến chỗ làm chủ lấy mình, chỉ cần có thể đoán trước người ấy sẽ chọn lựa điều cao nhất hay không khi đáp ứng bất kỳ hoàn cảnh nào.
Dĩ nhiên, điều này làm bật ra câu hỏi, chon lựa nào là cao nhất?
Đó là một câu hoi mà các triết học và thần học về con người đã xoay quanh ngay từ đầu. Nếu câu hỏi thực sự lôi cuốn ngươi thì ngươi đang trên đường tiến tới sự làm chủ rồi. Vì một điều vẫn là đúng là, hầu hết con người ta tiếp tục bị thu hút bởi một câu hỏi  khác hoàn toàn. Không phải đâu là chọn lựa cao nhất, song cái nào là có lợi nhất hoặc làm thế nào để tôi mất mát ít nhất?
Khi sự sống được sống từ một quan điểm kiểm soát tác hại hoặc ưu thế tối đa thì lợi ích thật của sự sống bị đánh mất. Cơ hội cũng bị đánh mất. Dịp may bị bỏ qua. Vì một đời sống được sống như vậy là một đời sống được sống trong sợ hãi – và đời sống ấy nói dối về con người ngươi.
Vì ngươi không phải là sợ hãi, ngươi là tình yêu. Tình yêu không cần đến sự che chở, tình yêu không thể mất được. Nhưng ngươi không bao giờ biết được điều này trong kinh nghiệm của ngươi, nếu ngươi liên tục trả lời câu hỏi thứ nhì chứ không phải câu hỏi thứ nhất. Vì chỉ có người nào nghĩ rằng có điều gì đó được hoặc mất mới hỏi câu hỏi thứ hai.Và chỉ người nào nhìn cuộc sống theo cách khác, họ nhìn Bản Ngã như một hữu thể cao hơn, họ hiểu rằng thắng hay thua không phải là thước đo kiểm chứng, mà là yêu thương hay không yêu thương – chỉ những người ấy mới hỏi câu hỏi thứ nhất.
Người nào hỏi câu hỏi thứ hai, họ sẽ nói: “Tôi là thân xác tôi”. Người hỏi câu thứ nhất sẽ nói: “Tôi là linh hồn tôi”.
Đúng vậy hỡi những người có tai để nghe, hãy lắng nghe. Vì Ta bảo các ngươi điều này: Tại điểm gặp nhau của mọi mối quan hệ giữa loài người, chỉ có duy nhất một câu hỏi:
Tình yêu nên làm gì bây giờ?
Không có câu hỏi nào khác đáng quan tâm, không có câu hỏi nào khác có ý nghĩa, không có câu hỏi nào khác có chúttầm quan trọng nào đối với linh hồn ngươi.
Bây giờ chúng ta đi đến một điểm giải thích rất tế nhị, vì các nguyên tắc hoạt động dựa trên tình yêu này đã bị hiểu lầm nhiều – và chính sự hiểu lầm này đưa đến thái độ oán hận và giận dữ trong cuộc sống – và đến lượt chúng, gây ra nhiều sai lạc khỏi chính đạo.
Trải qua nhiều thế kỷ, các ngươi được dạy rằng hành đông dựa trên tình yêu xuất phát từ chọn lựa để là, làm và có những gì tạo ra điều tốt nhất cho người khác.
Nhưng ta bảo ngươi điều này: chon lựa cao nhất là chọn lựa tạo ra điều tốt cao nhất cho các ngươi. Cũng như các chân lý thiêng liêng sâu xa, lời tuyên bố này dễ gặp ngay sự giải thích lầm lạc. Sự bí ẩn hé lộ một chút vào lúc người ta quyết định đâu  là “điều tốt” cao nhất họ có thể làm cho mình. Và khi chọn lựa tối cao được chọn, điều bí ẩn không còn, vòng tròn tự nó khép lại, và điều tốt cao nhất đối với ngươi hóa ra lại là điều tốt cao nhất cho người khác.
Có thể mất nhiều đời để hiểu được điều này – và cần nhiều đời hơn để áp dụng – vì chân lý này xoay quanh một sự thật còn lớn lao hơn: Điều gì ngươi làm cho bản thân, ngươi làm cho người khác. Điều gì ngươi làm cho người khác, là ngươi làm cho bản thân mình.
Đó là vì ngươi và người khác là một.
Và đó là vì…
Chẳng hề tồn tại gì ngoại trừ ngươi.
Mọi bậc Tôn sư đi qua trái đất này đêu đã dạy như thế.
(“Quả thực, quả thực, Ta bảo các ngươi, điều gì các ngươi làm cho một người anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta”). Nhưng đối với hầu hết mọi người, điều này vẫn là một chân lý bí ẩn nhất, khó ứng dụng trong thực tế. Thực ra, đó là chân lý “bí nhiệm”, dễ đưa vào thực tế nhất trong mọi thời đại.
Trong các mối quan hệ, điều quan trọng là phải ghi nhớ chân lý này, vì không có nó, mội mối quan hệ sẽ trở nên khó khăn.
Bây giờ hãy quay về việc áp dụng sự khôn ngoan này vào thực tế, và bỏ qua khía cạnh bí ẩn thuần túy tinh thần kia đi.
Chuyên thường xảy ra là, dưới các hiểu biết cũ, người ta, những con người thành tâm thiện ý và rất đạo đức, đã làm điều họ nghĩ là tốt nhất cho người khác trong các mối quan hệ của họ. Thật đáng buồn, trong nhiều (hầu hết) trường hợp, tất cả những gì tạo ra được là sự lạm dụng liên lỉ người khác. Ngược đãi liên tục. Rối loạn tiếp tục trong quan hệ.
Cuối cùng, cái người đang cố gắng “làm điều phải” bởi người khác – dễ tha thứ, tỏ ra thương xót, liên tục bỏ qua những vấn đề và hành vi – trở nên oán hận, giận dữ và trở nên không tin tưởng thậm chí cả Thượng đế. Vì làm sao một Thượng đế công bình lại có thể đòi hỏi người ta phải đau khổ, thiếu niềm vui và hy sinh triền miên như thế, cho dù là nhân danh tình yêu?
Câu trả lời là, Thượng đế không đòi hỏi như thế.Thượng đế chỉ xin ngươi tính cả bản thân mình vào những người ngươi yêu mến.
Thượng đế còn đi xa hơn. Ngài đề nghị - khuyến cáo – ngươi đặt bản thân mình lên hàng đầu.
Ta làm thế,và ta biết rõ một số người trong các ngươi sẽ gọi điều này là báng bổ, và vì thế không thể là lời của Ta được. và những người khác trong các ngươi sẽ làm một điều thậm chí còn tồi tệ hơn: chấp nhận nó là lời của Ta và giải thích sai lạc hoặc bóp méo nó cho phù hợp với mục đích của các ngươi, để biện minh cho những hành vi vô đạo.
Ta bảo ngươi này – Đặt mình lên hàng đầu trong cái ý nghĩa cao nhất không bao giờ đưa mình đến một hành vi vô đạo hết.
Vì thế, nếu ngươi bắt gặp mình trong một hành vi vô đạo, là kết quả của một viecj làm tốt nhất cho ngươi thì sự lầm lẫn không phải ở chỗ đặt mình ở hàng đầu, mà ở chỗ hiểu sai cái gì là tốt nhất cho ngươi.
Dĩ nhiên, việc xác định đâu là điều tốt nhất cho ngươi sẽ đòi hỏi ngươi cũng phải xác định đâu là điều ngươi đang cố gắng thực hiện. Đây là một bước quan trong mà nhiều người bỏ qua. Điều ngươi quan tâm là gì? Đâu là mục đích trong đời này của ngươi? Những câu hỏi này không trả lời được, vấn đề đâu  là cái “tốt nhất” trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn cón là bí mật.
Xét như một vấn đề thực tế - một lần nữa, hãy bỏ khía cạnh bí ẩn qua một bên – nếu ngươi tìm điều tốt nhất cho mình trong những hoàn cảnh trong đó ngươi đang bị lạm dụng thì điều ít nhất ngươi sẽ làm là chặn đứng sự lạm dụng kia lại. Và điều đó sẽ tốt cho cả ngươi và kẻ lạm dụng ngươi. Vì ngay cả kẻ đi lạm dụng cũng bị lạm dụng, khi sự lạm dụng của hắn được tiếp tục.
Việc này không chữa lành cho kẻ lạm dụng, mà còn làm hại hắn nữa. Vì nếu người lạm dụng thấy rằng sự lạm dụng của anh ta được chấp nhận thì anh ta học được cái gì? Nhưng nếu người lạm dụng thấy rằng sự lạm dụng của hắn sẽ không được chấp nhận nữa thì người này được quyền khám phá ra điều gì?
Vì thế, đối xử với người khác bằng lòng yêu mến không nhất thiết là phải có nghĩa là cho phép họ hành động như họ muốn.
Các bậc cha mẹ sớm học được điều này với con cái họ. Người lớn thì không học được điều ấy nhanh như thế với những người lớn khác và tự giữa các quốc gia với nhau cũng vậy.
Nhưng những kẻ bạo chúa thì không thể được dung túng và tự buông tuồng, mà sự chuyên quyền của họ cần phải bị chặn lại. Tình yêu bản thân và tình yêu với những bạo chúa, đòi hỏi điều ấy.
Đây là câu trả lời cho câu hỏi của ngươi: “nếu tình yêu là tất cả những gì hiện diện, làm sao người ta có thể biện minh cho chiến tranh”.
Đôi khi, con người ta phải tiến hành chiến tranh để đưa ra lời khẳng định lớn nhất về người mà họ thực sự Là: một con người kinh tởm chiến tranh.
Có những lần ngươi có thể phải từ bỏ Người Mà Ngươi Là, để là Người Mà Ngươi Là.
Có những bậc Tôn sư đã dạy: ngươi không thể có nó, cho đến khi ngươi từ bỏ nó.
Như vậy,để “có” được chính mình như một tình yêu hòa bình, ngươi có thể phaie từ bỏ ý  niệm về bản thân mình là một người không bao giờ gây chiến. Lịch sử đã nghi nhận những con người có những quyết định như vậy.
Điều tương tự cũng đúng cho hầu hết mọi cá nhân và mọi quan hệ cá nhân. Cuộc sống có lẽ hơn một lần đã kêu gọi ngươi chứng tỏ Người Mà Ngươi là bằng cách cho thấy một phương diện của Người Mà Ngươi Không Là.
Điều này thực không khó hiểu lắm, nếu ngươi đã sông nó được một vài năm, dù đối với tuổi trẻ hay lý tưởng hóa, dường như nó là điều mâu thuẫn cực kỳ. Trong một sự hồi tâm trưởng thành hơn, nó giống với cái nghịch lý của Thượng đế hơn.
Như thế có nghĩa là trong các mối quan hệ của loài người, nếu ngươi bị tổn thương thì ngươi phải “chơi lại”. (Trong quan hệ giữa các quốc gia cũng thế). Nó chỉ có nghĩa là cho phép người khác liên tục gây ra tác hại thì không phải là điều yêu thương nhất cần làm – cho bản thân và cho người khác.
Quan điểm này sẽ dẹp bỏ những lý thuyết theo chủ nghĩa hòa bình, cho rằng tình yêu cao nhất buộc không được đáp trả bằng bạo lực với những gì ngươi cho là sự dữ.
Cuộc thảo luận ở đây một lần nữa hướng về phương diện huyền bí, vì không một phân tích nghiệm túc nào đối với tuyên bố này có thể bỏ qua từ “sự dữ”, chỉ có các hiện tượng và kinh nghiệm khách quan. Nhưng chính mục đích của ngươi trong đời sống buộc ngươi phải chọn từ bộ sưu tập đang phình to gồm vô số các hiện tượng một số ít rải rác mà ngươi gọi là sự dữ - vì nếu không làm vậy, ngươi không thể goi mình hay cái gì khác là tốt được. Và như thế , ngươi không thể nào biết hoặc tạo ra Bản Ngã của ngươi.
Dựa vào điều mà ngươi gọi là sự dữ, ngươi tự định nghĩa chính mình – và dựa vào điều mà ngươi gọi là tốt, cũng như vậy.
Sự dữ lớn nhất, vì thế, là tuyên bố không hề có sự dữ.
Ngươi hiện hữu trong đời này trong một thế giới tương đối, nơi đó một sự việc chỉ có thể tồn tại chừng nào nó liên hệ với sự việc khác. Đây đồng thời vừa là chức năng, vùa là mục đích của mối quan hệ: để cung cấp một trường kinh nghiệm, trong đó ngươi tìm thấy chính mình, định nghĩa chính mình, và – nếu ngươi liên tục chọn sáng tạo lại Người Mà Ngươi Là.
Chọn trở nên giống Thượng đế không có nghĩa là ngươi chon trơ thành một tử vì đạo. Và chác chắn không có nghĩa là ngươi chọn trở thành một nạn nhân.
Trên con đường ngươi đi đến làm chủ - khi mọi khă năng tổn thương, thiệt hại và mất mát bị loại trừ - thì sẽ dẽ nhận ra tổn thương, thiệt hại và mất mát là một phần kinh nghiệm của ngươi và quyết định Ngươi Là Ai trong mối quan hệ với nó.
Đúng, những điều mà người khác suy nghĩ, nói hoặc làm đôi lúc sẽ làm ngươi bị tổn thương – cho đến khi chúng không gây tổn thương nữa. Cách nhanh nhất để đưa người từ đây đến đó là hoàn toàn trung thực – thái độ sẵn sàng đánh giá, thừa nhận và tuyên bố chính xác ngươi cảm thấy ra sao về một sự việc. Hãy nói lên sự thật của ngươi một cách tử tế, nhưng đầy đủ và toàn diện. Hãy sống sự thật của ngươi, một cách nhẹ nhàng, nhưng hoàn toàn và nhất quán. Hãy thay đổi sự thật của ngươi một cách dễ dàng và nhanh chóng khi kinh nghiệm đưa đến cho ngươi ánh sáng mới.
Không một ai có đầu óc sáng suốt, ít ra là Thượng đế, lại bảo với ngươi khi ngươi bị tổn thương trong một quan hệ, hãy “bỏ qua một bên, làm cho nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa”. Nếu ngươi lúc này đang tổn thương thì quá muộn rồi để làm cho nó chẳng còn ý nghĩa gì. Nhiệm vụ của ngươi lúc này là quyết định xem nó quả thực có ý nghĩa gì – và cho thấy điều đó. Vì khi làm thế, ngươi chọn và trở thành Người Mà Ngươi Tìm Cách Trở Nên.
Như vậy tôi không phải  làm một bà vợ đau khổ triền miên, hoặc một người chồng bị khinh miệt, hay nạn nhân của mối quan hệ của tôi, để làm cho chúng trở nên thánh thiện, hoặc làm cho tôi đáng yêu trong ánh mắt của Thượng đế.
Khổ quá, dĩ nhiên rồi.
Và tôi không phải chịu đựng các cuộc tấn công vào phẩm giá của tôi, sự tập kích vào lòng tự tôn của tôi, tác hại đến tinh thần tôi và những vết thương trong  lòng tôi, để nói rằng tôi “đã cho đi phần tốt  nhất” trong một mối quan hệ; “đã làm hết bổn phận” hoặc “đã đáp ứng mọi đòi hỏi” trong cái nhìn của Thượng đế và con người.
Không một phút nào hết.
Vậy thì, lạy chúa, hãy bảo cho tôi hay – tôi nên hứa hẹn những gì trong các mối quan hệ? Tôi phải giữ những thỏa thuận nào? Các mối quan hệ đem theo những ràng buộc  nào? Tôi nên tìm kiếm những hướng dẫn nào?
Câu trả lời là một lời mà ngươi không thể nghe – vì nó không để lại cho ngươi một hướng dẫn nào, và nó làm cho mọi thỏa thuận trong giây phút ngươi ký kết toàn bộ trở thành vô hiệu. Câu trả lời là: Ngươi không hề có một ràng buộc nào. Trong quan hệ cũng không, mà trong cả đời sống cũng không nốt.
Không có ràng buộc ư?
Không có ràng buộc. Không có bất kỳ một hạn chế hay giới hạn nào, cũng không có hướng dẫn và quy tắc. Ngươi  không bị ràng buộc bởi bất cứ một hoàn cảnh hay tình huống nào, cũng không bị gò vào một bộ luật nào hết. Ngươi cũng không thể bị một trừng phạt vì một xúc phạm nào, cũng không thể xúc phạm đến ai – vì không có cái gì là “bị xúc phạm” trước mặt Thượng đế.
Trước đây tôi nghe điều này rồi – về loại tôn giáo “không có luật” này. Đó là một thứ hỗn loạn về tinh thần. Tôi không thấy làm thế nào nó có thể có tác dụng được.
Không hề có cách gì để nó không thể có tác dụng – nếu ngươi đang nói công việc sáng tạo bản thân ngươi. Mặt khác, nêu ngươi hình dung bản thân mình có nhiệm vụ phải cố gắng trở nên điều ai đó khác muốn ngươi là thì sự vắng mặt các qui tắc hoặc hướng dẫn quả thực có làm cho mọi sự trở nên khó khăn thật.
Nhưng trí khôn sẽ đòi hỏi: Nế Thượng đế có một con đường Bà ấy muốn tôi là, tại sao Bà ấy không đơn giản tạo ra tôi theo hướng ấy để bắt đầu?  Tại sao lại có đủ thứ vất vả này để tôi “vượt qua” cái người mà tôi là, để trở nên cái Thượng đế muốn tôi là? Đầu óc hay tìm tòi để biết được điều này – và thế là hợp lý, vì đó là một sự tìm hiểu chính đáng.
Các nhà Tôn giáo muốn ngươi tin rằng Ta tạo ra các ngươi thua kém Người Mà ta là, để ngươi có cơ hội để trở nên như Người Mà Ta Là, bằng cách làm việc chống lại các thứ linh tinh nào đó – và ta có thể thêm, chống lại mọi khuynh hướng tự nhiên mà ta là người đã ban cho các ngươi.
Trong số những cái gọi là tự nhiên kia, có khuynh hướng tội lỗi. Ngươi được dạy rằng ngươi sinh ra trong tội lỗi, ngươi sẽ chết trong tội, và tội  lỗi là bản tính của ngươi.
Một trong các Tôn giáo nơi các ngươi còn dạy rằng các ngươi không thể làm gì về chuyện này cả. Hành động của các ngươi đều không có liên quan gì và đều vô nghĩa. Thật ngông cuồng khi nghĩ rằng bằng một hành động nào đó của mình, các ngươi có thể “lên trời”. Chỉ có một con đường lên trời “ơn cứu độ” và con đường ấy không đi qua sự cố gắng của chính các ngươi, mà là qua ân sủng được Thượng đế ban cho các ngươi qua việc chập nhận con của Người làm vị trung gian cho các ngươi.
Một khi việc này thực hiện ngươi được “cứu độ”. Khi nào chưa làm được điều đó, không có gì trong điều ngươi làm có được bất cứ hiệu quả gì, gây ra bất cứ ảnh hưởng gì. Dù đó là đời sống của ngươi, hay các lựa chọn, hoặc bất cứ điều gì ngươi làm theo ý muốn của ngươi hòng cải thiện bản thân mình hay làm cho  mình thêm giá trị. Ngươi không có khả năng làm cho mình trở nên xứng đáng, vì ngươi bất xứng tự thâm căn rồi. Ngươi đã được tạo ra như thế.
Tại sao ư? Có chúa mới biết.Có lẽ Người lỡ tay.Có lẽ Người không làm đúng. Có lẽ Người muốn Người có thể làm lại tất cả một  lần nữa. Nhưng thành ra như thế, biết làm gì được…
Ngài đang nói móc tôi.
Không, ngươi đang nói móc ta thì có. Ngươi nói rằng ta là Thượng đế, làm ra những hữu thể bất toàn tận căn, rồi lại đòi chúng trở nên hoàn hảo, bằng không sẽ bị kết tội.
Rồi các ngươi lại nói rằng, rồi các ngươi lại  nói rằng đâu đó vài ngàn năm trong kinh nghiệm của thế giới, Ta đã mủi lòng, Ta nói rằng từ đó trở đi các ngươi không cần phải trở nên tốt nữa, ngươi chỉ phải cảm thấy xấu xa khi ngươi không phải là tốt, và rồi hãychấp nhận là vị cứu tinh của mình – một người luôn luôn hoàn hảo, để làm dịu cơn khát hoàn thiện của ta. Ngươi nói rằng Con Trai của Ta – người mà các ngươi gọi là Đấng Duy Nhất Hoàn hảo, cứu các ngươi khỏi sự bất toàn của  mình – sự bất toàn Ta đã ban cho các ngươi.
Nói cách khác, Con Thượng đế cứu ngươi khỏi điều Cha của Ông ấy đã làm.
Đây là cái mà các ngươi – nhiều người trong các ngươi – nói rằng Ta đã xếp đặt. Bây giờ ai nói móc ai đây?
Đây là lần thứ hai trong cuốn sách này, có vẻ Ngài tấn công trực diện vào Ki-Tô giáo chính thống, tôi cũng ngạc nhiên đấy.
Ngươi đã chọn chữ “tấn công”. Ta đơn thuần chỉ đào xới vấn đề thôi. Và nhân tiện, vân đề này không phải là “Ki-Tô giáo chính thống” như  ngươi nói. Nó là toàn thể bản tính của Thượng đế và của quan hệ Thượng đế với con người.
Vấn đề phát sinh ở đây, vì chúng ta đang bàn về chuyện sự ràng buộc – trong các mối quan hệ và trong chính cuộc sống.
Ngươi không thể tin vào một mối quan hệ không có ràng buộc, vì ngươi không thể chấp nhận người và cái mà ngươi là. Ngươi gọi một đời sống hoàn toàn tự do là “sự hỗn loạn tinh thần”. Còn Ta gọi đó là lời hứa vĩ đại của Thượng đế.
Chỉ trong bối cảnh lời hứa này, kế hoạch vĩ đại của Thượng đế mới có thể hoàn tất được.
Ngươi không hề có một ràng buộc nào trong các mối quan hệ cả. ngươi chỉ có cơ hội mà thôi.
Cơ hội, chứ không phải ràng buộc, là viên đã kê chân cột của Tôn giáo, là nền tảng của mọi thứ linh đạo. Chừng nào ngươi còn nhìn nó theo cách khác, ngươi còn chưa hiểu đúng vấn đề.
Mối quan hệ - của ngươi với mọi sự - được tạo ra như một công cụ hoàn hảo của ngươi trong công việc của linh hồn. Đó là lý do tại sao mọi mối quan hệ của loài người đều có nền tảng linh thiêng. Cũng vì thế mà mọi quan hệ cá nhân đều là thần thánh.
Về mặt này, nhiều giáo hội có quan điểm đúng. Hôn nhân  là một bí tích. Nhưng không phải vì các ràng buộc thần thánh của nó, mà vì cơ hội vô song của nó.
Đừng bao giờ làm bất cứ điều gì trong quan hệ theo ý nghĩa ràng buộc. Hãy làm những gì ngươi làm theo nghĩa như một cơ hội huy hoàng và quan hệ ấy dành cho ngươi để quyết định, và để Là Người Mà Ngươi Thực Sự Là.
Tôi có thể nghe được điều ấy – nhưng rất  nhiều lần trong các mối quan hệ của mình, tôi từ bỏ khi mọi sự trở nên xấu đi. Kết quả là tôi đã có cả một chuỗi quan hệ trong đó tôi nghĩ như một đứa trẻ, rằng tôi chỉ nên có một. tôi có vẻ tôi không biết điều gì nên giữ trong quan hệ. ngài có  nghĩ tôi sẽ học được không? Tôi phải làm gì để khiến nó xảy ra?
Ngươi nói như thể giữ được một mối quan hệ là một thành công vậy. hẫy cố đừng để lẫn lộn giữa tuổi thọ và một công việc được làm tốt. Hãy nhớ, công việc của ngươi trên hành tinh này không phải là xem ngươi có thể giữ được một mối quan hệ trong bao lâu, mà là  để quyết định và trải nghiệm Người Mà Ngươi Thực sự Là.
Đây không phải là một lý luận bào chữa cho các quan hệ ngắn hạn – nhưng cũng không phải là một đòi hỏi cho các quan hệ lâu dài.
Ngoài ra, trong khi không có một yêu cầu  nào như vậy thì điều này vẫn phải nói ra: các quan hệ lâu dài là những cơ hôi đáng kể cho sự trưởng thành đôi bên, sự biểu lộ song phương và sự hoàn thiện lẫn nhau – và điều ấy có phần thưởng riêng của nó.
Tôi biết, tôi biết, tôi muốn nói rằng tôi luôn nghi ngờ điều đó. Vậy làm thế nào để tôi đạt đến nơi đó?
Đầu tiên, hãy bảo đảm rằng ngươi bắt đầu một mối quan hệ vì những lý do đúng. (Ta sử dụng từ :đúng” ở đây như một hạn từ tương đối. Ta nói là “đúng” trong liên hệ với mục đích lớn hơn của ngươi trong đời).
Như Ta chỉ ra lúc trước, hầu hết mọi người vẫn đi vào các mối quan hệ vì những lý do “sai lầm” – để hết cô đơn, lấp đầy một chỗ trống, đem lại cho họ tình yêu, hoặc đưa ai đó đến với tình yêu – và đó là một số trong những lý do tốt hơn. Những người khác tìm đến các mối quan hệ để an ủi cái tôi của họ, chấm dứt tình cảm, cải thiện đời sống tình dục, khôi phục một mối quan hệ trước đó, hoặc, tin hay không cũng được, để giải tỏa sự buồn chán.
Không có một nguyên nhân nào trên đây có tác dụng cả, và trừ phi có một thay đổi ấn tượng nào đó sau này, bằng không thì mối quan hệ cũng chẳng có tác dụng.
Tôi đâu có đi vào các mối quan hệ với những lý do nào giống như trên.
Ta thách ngươi đấy, Ta không cho rằng ngươi biết được tại sao ngươi đi vào các mối quan hệ. ta không tin rằng ngươi đã nghĩ về nó theo hướng này. Ta không tin rằng ngươi đi vào các mối quan hệ với mục đích rõ ràng. Ta cho rằng ngươi tham gia các quan hệ chỉ vì ngươi “phải lòng”.
Chính xác.
Và ta cho rằng ngươi sẽ không thôi nhìn xem tại sao ngươi lại “phải lòng”. Điều ngươi đang đáp ứng là gì vậy? đâu là như cầu, hoặc một mớ nhu cầu phải được thỏa mãn?
Đối với đa số người ta, yêu là sự đáp ứng để thỏa mãn nhu cầu.
Ai cũng có nhu cầu cả. Ngươi cần cái này, người khác cần cái kia. Cả hai ngươi nhìn thấy trong nhau cơ hôi để thỏa mãn nhu cầu.Thế là các ngươi đồng ý – có ý đồ - một cuộc giao dịch. Tôi sẽ trao đổi với anh cái tôi có, nếu anh đưa cho tôi cái anh có.
Đó là một cuộc giao dịch. Nhưng ngươi không nói lên sự thật về nó. Ngươi không nói: “Tôi trao đổi với anh rất nhiều”. Ngươi lại nói; “Tôi yêu anh rất nhiều”, và thế là sự thất vọng bắt đầu nảy sinh.
Chuyện này Ngài nói trước kia rồi.
Ừ, và ngươi cũng đã nhắc Ta như thế này trước đây rồi. Không chỉ một lần mà nhiều lần nữa kia.
Có vẻ cuốn sách này giống như đang đi vòng vòng, có một vài điểm cứ trở đi, trở lại hoài.
Cuộc đời cũng có vẻ như vậy thật.
Chính xác.
Chuyện là ngươi đang hỏi, và Ta chỉ có trả lời thôi. Nếu ngươi hỏi cùng một câu ba kiểu khác nhau, Ta buộc phải tiếp tục trả lời thôi.
Có thể là tôi mong Ngài trả lời khác đi. Ngài vứt quách hết mọi cái lãng mạn ra ngoài khi tôi hỏi Ngài về các mối quan hệ. thế có gì sai nếu yêu đương lộn bậy, chẳng phải nghĩ gì về nó cả?
Không có gì cả. Cứ việc yêu bao nhiêu người tùy thích nếu ngươi thích như thế. Nhưng nếu ngươi định xây dựng mối quan hệ cả đời với họ, có lẽ ngươi muốn thêm vào một chút suy nghĩ chứ.
Mặt khác nếu ngươi muốn trải qua thật nhiều mối quan hệ - hoặc tệ hơn, ở lại trong một quan hệ vì ngươi nghĩ rằng mình “phải” ở lại, rồi sống một đời trong tuyệt vọng âm thầm – nếu ngươi thích lặp lại các kiểu sống ấy, từ quá khứ thì cứ tiếp tục làm những gì ngươi đang làm.
Được, được, tôi hiểu rồi. Ngài ạ, Ngài tàn nhẫn quá phải không?
Đó là vấn đề khi đối diện với sự thật. Sự thật luôn tàn nhẫn. Nó sẽ không để ngươi một mình. Nó tiếp tục len lỏi vào ngươi từ mọi phía, cho ngươi thấy cái gì thực sự tồn tại. Chuyên ấy có vẻ khó chịu đây.
Được. Vậy tôi muốn tìm thấy các công cụ cho một quan hệ lâu dài- và Ngài lại nói một trong số đó là đi vào các mối quan hệ có mục đích.
Đúng vây, hãy chắc chắn rằng ngươi và người bạn kia đồng ý về mục đích. Nếu cả hai đều đồng ý trong ý thức rằng mục đích của  mối quan hệ giữa các ngươi là để tạo một cơ hội, chứ không phải một ràng buộc – một cơ hội trưởng thành, để diễn tả trọn ven bản Ngã của mình, để nâng đời sống của các ngươi lên đến tầm vóc cao nhất của chúng, để sửa chữa mọi tư tưởng sai lầm hoặc lý tưởng nhỏ nhen mà các ngươi đã có về mình, và để tái hợp nhất với Thượng đế thông qua sự tương thông của hai linh hồn các ngươi – nếu các ngươi nguyện hứa điều này thay vì những gì ngươi đang hứa – thì các mối quan hệ đã khởi đầu từ một điểm rất tốt. Bóng được sút đi bằng chân phải rồi. Đó là một khởi đầu rất tốt đẹp.
Nhưng mà, nó không đản bảo cho thành công.
Nếu ngươi muốn có sự đảm bảo trong cuộc sống, thế thì ngươi không muốn sự sống rồi. Ngươi muốn một cuộc tổng duyệt cho kịch bản đã viết sẵn.
Sự sống, tự bản chất nó, không thể có được bảo đảm. Bằng không toàn bộ mục đích của nó sẽ bị bóp nghẹt.
Được, tôi hiểu rồi.Vậy giả sử tôi bắt đầu quan hệ của tôi bằng khởi đầu rất tốt đẹp này. Bây giờ làm sao tôi giữ cho nó tiếp tục được?
Hãy biết và hãy hiểu rằng sẽ có những thách thức và thời điểm khó khăn. Đừng tìm cách né tránh, hãy đón lấy chúng với thái độ biết ơn. Nhìn chúng như những món quà lớn từ Thượng đế, những cơ hội huy hoàng để làm cái điều mà ngươi đã thông qua các quan hệ - thông qua cuộc sống – để làm.
Hãy hết sức cố gắng để đừng nhìn đối tác của mình như kẻ thù – hoặc là đối thủ của mình trong những thời gian ấy.
Thật ra, ngươi đừng tìm cách nhìn một ai, hay sự việc gì, như là kẻ thù – hoặc thậm chí như là có vấn đề. Hãy vun trồng kỹ năng nhìn mọi vấn đề như những cơ hội. Nhưng cơ hội để …
Tôi biết, tôi biết – “để là và quyết định, Người Mà Ngươi Thực Sự là”.
Đúng rồi, Ngươi hiểu rồi đấy; Ngươi hiểu rồi đấy.
Nghe sao như cuộc sống với tôi buồn tẻ quá.
Vậy thì ngươi đặt tầm nhìn của mình quá thấp. hãy mở rộng tầm chân trời của ngươi ra. Hãy nới rông chiều sâu cái nhìn của ngươi. Hãy nhìn thấy trong ngươi nhiều hơn ngươi nghĩ là đã thấy. Cũng hãy nhìn thêm nữa nơi bạn của ngươi.
Ngươi sẽ chẳng bao giờ chơi khăm được các mối quan hệ của ngươi – không ai làm được điều này – bằng cách nhìn thấy nơi người khác nhiều hơn những gì họ tỏ cho ngươi thấy. Vì ở đó vẫn còn nhiều nữa, nhiều nhiều nữa. Chỉ vì sợ hãi mà họ thôi không cho ngươi thấy thêm nữa. Nếu người kia nhận thấy ngươi nhìn thấy hơn nữa nơi họ, họ sẽ cảm thấy an toàn để ngươi thấy điều ngươi đã nhìn thấy rồi.
Người ta thường sống theo những kỳ vọng của chúng ta về họ.
Gần như thế.Ta không thích từ “kỳ vọng” ở đây. Kỳ vọng làm hỏng các mối quan hệ. Hãy nói rằng người ta có xu hướng nhìn thấy nơi họ những gì chúng ta thấy nơi họ. Tầm nhìn của Ta càng lớn, họ càng sẵn sàng tiếp cận và diễn tả những phần của họ mà chúng ta đã cho họ thấy.
Đó không phải là cách  mà mối quan hệ thực sự tốt đẹp tiến hành sao? Đó không phải là một phần trong tiến trình chữa lành – là tiến trình nhờ đó chúng ta cho phép người khác “cho đi” mọi suy nghĩ sai lầm họ đã có về họ sao?
Đó không phải là điều Ta đang làm đây, trong cuốn sách này, cho các ngươi sao?
Đúng vậy.
Và đó là công việc của Thượng đế. Công việc của linh hồn là tự đánh thức mình dậy. Công việc của Thượng đế là đánh thức người khác dậy.
Chúng tôi làm việc này bằng cách nhìn những người khác như Người Mà Họ là – bằng cách nhắc cho họ nhớ về Người Mà Họ Là.
Việc này ngươi có thể làm theo hai cách – bằng cách nhắc cho họ về Người Mà Họ Là (rất khó đấy, vì họ sẽ không tin ngươi), và bằng cách nhớ lại Người Mà Ngươi là (đễ hơn nhiều, vì ngươi không cần đến niềm tin của họ, chỉ cần của ngươi là đủ). Việc không ngừng thể hiện mình sẽ nhắc nhở người khác về Người Mà Họ Là, vì họ sẽ thấy họ nơi ngươi.
Nhiều bậc Tôn sư được đưa đến trái đât để trình bày chân lý vĩnh cửu. Những người khác, như Gio-an Tẩy giả, được sai đến như những sứ giả, để nói về chân lý như một ngôn ngữ sáng sủa, để nói về Thượng đế một cách rõ ràng không thể nào nhầm lẫn.
Các sứ giả đặc biệt ấy được giao cho trực giác hơn mức bình thường, một quyền năng đặc biệt để nhìn thấy và đón nhận chân lý vĩnh cửu, công với khả năng truyền đạt những khái niệm phức tạp bằng những cách thức để nhiều người có thể và sẽ hiểu được.
Ngươi cũng là một sứ giả như vậy. Tôi ư?
Đúng vậy, Ngươi có tin điều này không?
Thật khó mà chấp nhận điều ấy. tôi muốn nói là, ai trong chúng tôi cũng muốn mình đặc biệt…
Ai trong các ngươi cũng đặc biệt cả…
…và cái tôi xen vào đó – ít nhất là với trường hợp của tôi, và nó cố gắng làm cho chúng tôi cảm thấy mình “được chọn” với một sứ mạng huy hoàng.Tôi phải chiến đấu với cái tôi này trong mọi lúc, để tìm cách thanh luyện lại mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của tôi, để giữ cho sự vĩ đại bản thân mình khỏi nhiễm phải nó. Thế nên thật khó ngfhe điều Ngài vừa nói, vì tôi biết rằng nó đụng đến cái tôi của tôi, và tôi đã phải  khổ sở cả đời để chiến đấu với cái tôi của mình.
Ta biết ngươi như vây, và đôi khi không thành công lắm.
Tôi phải buồn rầu và đồng ý với Ngài về điều này thôi.
Nhưng khi đã nói đến Thượng đế thì ngươi luôn phải bỏ rơi cái tôi của mình. Nhiều đêm trường ngươi van nài cầu xin cho được sự sáng tỏ, xin ơn trên cho được sự sáng suốt, không phải để ngươi có thể làm phong phú cho mình, hay thêm chút danh dự nào cho ngươi, mà do từ sự thuần khiết của một khao khát đơn giản là được biết.
Vâng.
Và ngươi đã hứa với ta nhiều lần rằng nếu ngươi được cho biết,ngươi sẽ dành cả phần còn lại của đời ngươi – trong mọi giây phút còn tỉnh táo – để chia sẻ Chân  Lý Vĩnh Cửu cho những người khác…không phải vì cần tìm kiếm ving quang, mà từ ước muốn sâu thẳm trong tim ngươi là chấm dứt đau thương và nỗi khổ của người khác. Để mang đến cho họ vui mừng hân hoan, trợ giúp và chữa lành. Để kết nối mọi người lại bằng cảm thức đồng hành với Thượng đế mà ngươi đã luôn cảm nghiệm.
Vâng, vâng.
Và thế là Ta chọn ngươi  làm sứ giả của ta. Ngươi và nhiều người khác nữa. Vì bây giờ, trong thời gian sắp tới đây, thế giới sẽ cần đến nhiều cây kèn đồng để thổi lên lời kêu gọi rõ ràng. Thế giới sẽ cần đến nhiều tiếng nói để nói lên  lời của chân lý và sự chữa lành mà hàng triệu người chờ đợi. Thế giới sẽ cần đến nhiều con tim hợp lại với nhau trong công việc của linh hồn, và chuẩn bị để thực hiện công trình của Thượng đế.
Ngươi có thể thành thực nói rằng ngươi không biết gì về điều này không?
Không.
Ngươi có thể thành thực phủ nhận rằng đây không phải là lý do ngươi đã đến không?
Vậy ngươi có sẵn sàng, với cuốn sách này, để quyết định và công bố Chân Lý Vĩnh Cửu của chính ngươi, để loan báo và giải thích vinh quang của Ta không?
Tôi có phải ghi luôn những dòng trao đổi vừa rồi vào sách không?
Ngươi không phải làm bất cứ điều gì. Hãy nhớ, trong quan hệ của chúng ta, ngươi  không có một ràng buộc nào.Chỉ có cơ hội. Đây không phải là cơ hội mà ngươi đã chờ đợi cả đời ngươi sao? Ngươi đã không dành hết Bản Ngã của ngươi cho sứ mạng này – và chuẩn bị thích hợp cho nó – từ  những giây phút đầu tiên của tuổi thanh xuân của ngươi sao?
Đúng.
Vậy thì đừng làm gì ngươi buộc phải làm, nhưng hãy làm những gì ngươi có cơ hội để làm.
Còn về việc đặt tất cả những chuyên này vào trong cuốn sách, tại sao không? Ngươi cho rằng ta muốn Ngươi làm một sứ giả bí mật.
Không, tôi không nghĩ thế.
Cần có lòng can đảm lớn lao để có thể tự loan báo mình là người của Thượng đế.Ngươi hiểu đấy, thế giới sẽ sẵn sàng hơn để chấp nhận ngươi là bất cứ cái gì khác – nhưng còn  là một người của Thượng đế thì sao? Một sứ giả thực thụ ư? Mọi sứ giả của ta đều đã bị làm nhục. Thay vì có được vinh quang, họ đã chẳng được gì ngoài cơn đau đầu.
Ngươi có muốn không? Cơn đau tim của ngươi có nói lên sự thật về ta không? Ngươi có muốn chịu đựng sự nhạo báng của đồng loại không? Ngươi có sẵn sàng từ bỏ vinh quang trên mặt đất vì một vinh quang lớn hơn của linh hồn đã nhận thức đầy đủ không?
Chúa ơi, Ngài làm cho tất cả việc này nghe sao nặng nề quá.
Ngươi muốn ta nên phỉnh ngươi?
Ồ, chúng ta có thể làm nhẹ bớt một chút ở đây mà.
Hay dà, ta nhất trí với việc làm nhẹ đi. Tại sao chúng ta không kết thúc chuyện này bằng một câu chuyện tếu nhỉ?
Ý hay đấy, Ngài có không?
Không, nhưng ngươi có mà. Hãy kể câu chuyện về cô bé đang vẽ bức tranh đi.
Được, câu chuyện ấy nhé.Tốt thôi,hừm, bữa kia, có một bà mẹ đi vào bếp và thấy đứa con gái đang ngồi ở bàn, bút chì vung vãi khắp nơi, đang tập trung vào một bức vẽ tay.
Bà hỏi: “này, con đang vẽ gì mà chăm chú vậy”. Cô bé xinh xắn trả lời, mắt sáng lên: “mẹ, đây là hình Thượng đế”. Bà mẹ nói giọng khích lệ: “ồ đẹp quá, nhưng con biết không, không có ai thực sự biết Thượng đế giống cái gì đâu”. Cô bé líu lo: “ồ, mẹ cứ để con kết thúc đã”.
Câu chuyện hay lắm, ngươi có biết chỗ nào hay nhất không? Cô bé không hề nghi ngờ chuyện cố bé biết chính xác làm thế nào để vẽ ta.
Vâng.
Bây giờ ta kể cho ngươi một câu chuyện, và với nó ta có thể kết thúc chương này nhé.
Được thôi.
Ngày nọ có một người bỗng dưng thấy mình đã bỏ nhiều giờ mỗi tuần để viết một cuốn sách. Ngày qua ngày, ông ta chạy từ giấy qua bút – đôi khi ngay giữa đêm – để bắt lấy mỗi cảm hứng. cuối cùng có một người hỏi ông đang làm gì vậy. Ông trả lời: “tôi đang viết lại một cuộc đối thoại rất dài giữa tôi với Thượng đế”.
“Nghe hay lắm”, người bạn khích lệ, “nhưng cậu biết mà, không có ai biết chắc Chúa nói gì đâu”.
“Ồ”, ông cười toét miệng, “ông cứ để tôi kết thúc đã”.

Chương 9

Ngươi có thể nghĩ rằng việc này dễ, chính cái việc “là Người Mà Ngươi Thực Sự Là” đó. Nhưng nó là điều thách thức lớn nhất mà ngươi sẽ làm trong đời minh đấy. Thật ra, ngươi có lẽ không bao giờ đạt được điều đó. Rất ít người làm được. Không được trong một đời người, không được trong nhiều đời.
Vậy tại sao phải cố gắng làm gì? Tại sao lại nhào vào cái rắc rối làm gì? Ai cần tới điều đó? Tại sao không đơn giản chơi với cuộc đời như cái bề ngoài sao cũng được của nó – là một bài tập đơn giản trong sự vô nghĩa chẳng dẫn đến nơi nào cụ thể, một trò chơi mà bạn không thể thua cho dù chơi cách nào. Một tiến trình cuối cùng đều đưa đến cùng một kết quả cho  mọi  người/ Ngài nói không hề có hỏa ngục, không có hình phạt, không có cách nào thua, thế thì tại sao còn mệt mỏi cố gắng thắng để làm gì? Đâu là động lực, nếu xét đến việc đạt đến nơi Ngài bảo chúng tôi đang cố gắng đi tới thật khó biết chừng nào? Tại sao không dành thời gian tốt bụng của chúng ta và chỉ cần thư giãn về tất cả cái sụa – vụ - Thượng đế này và “ Là Người Mà Ngươi Thực Sự Là”.
Ôi chà, chúng ta đang cáu kỉnh phải không nhỉ…
Vâng, tôi mệt  mỏi với việc cố gắng, cố gắng, cố gắng, chỉ để được Ngài đến đây và bảo tôi: tất cả rồi sẽ hóa ra khó khăn cực nhọc vô cùng, và chỉ có một người trong con số hàng triệu người có thể làm được thôi.
A, Ta thấy ngươi mệt rồi. Để Ta xem có giúp gì được cho nguopwi không. Trước tiên Ta muốn chỉ ra rằng ngươi đã dành “thời gian tốt bụng” của ngươi cho nó rồi. Ngươi có nghĩ đây là lần đầu tiên ngươi cố gắng làm điều này không?
Tôi không biết nữa.
Có vẻ ngươi chưa từng gặp chuyện này trước đây.
Cũng thỉnh thoảng.
Ồ, ngươi đã gặp rồi, nhiều lần.
Bao nhiêu lần.
Nhiều lần.
Đó là để cổ vũ tôi phải không?
Đó là để gợi hứng cho ngươi chứ.
Làm thế nào được.
Trước tiên, nó dẹp bỏ lo lắng sang bên. Nó đem vào cái yếu tố “kông thể thua” ngươi vừa nói đến. Nó đoán chắc với ngươi rằng ý định là để ngươi không thất bại. Rằng ngươi sẽ có được thật nhiều cơ hội như ngươi muốn và cần đến. Ngươi có thể quay lại lần này, lần nữa, lần nữa. Nếu ngươi quả tiến được bước tiếp theo, nếu ngươi tiến hóa lên cấp đô kê tiếp, đó là vì ngươi muốn thế, chứ không phải vì ngươi phải thế.
Ngươi chẳng phải làm bất cứ điều gì; Nếu ngươi yêu mến cuộc sống ở mức độ này, nếu ngươi căm thấy ở mức độ này là tối hảo cho ngươi rồi, ngươi có thể có kinh nghiệm này lặp đi lặp lại; Thật vậy, ngươi đã có nó nhiều lần rồi – vì chính nguyên nhân đó; Ngươi yêu mến tấn kịch này. Ngươi yêu mến đau thương. Ngươi yêu mến chuyện “không biết”, cái bí nhiệm, cái trì hoãn. Ngươi yêu mến hết tất cả. Đó là lý do tại sao ngươi ở đây.
Ngài đang phỉnh tôi đấy à?
Ta có nên phỉnh ngươi về một chuyện như thế không?
Tôi không biết nữa. Tôi chẳng biết Chúa hay đùa giỡn chuyện gì.
Chuyện này thì không rồi. Nó đi quá gần đến chân lý, quá gần cái Biết tối Thượng. Ta không bao giờ đùa giỡn về chuyện “nó như thế nào”. Có quá  nhiều người đã chơi trò đánh đố về nó. Ta không đến đây để làm ngươi rối tinh thêm, Ta đến đây để giúp ngươi làm sáng tỏ mọi sự.
Rõ quá, Ngài bảo tôi rằng tôi ở đây vì tôi muốn là?
Dĩ nhiên, đúng vậy.
Tôi đã chọn là?
Đúng.
Và tôi chọn như thế nhiều lần?
Nhiều lần.
Bao nhiêu lần?
Ở đây chúng ta lại đi lại lần nữa rồi. Ngươi muốn một con số chính xác à?
Chỉ ước lượng độ chừng thôi.Tôi muốn nói là ở đây chúng ta đang nói về bốn năm lần, hay hàng chục?
Hàng trăm.
Hàng trăm? Tôi đã sống hàng trăm đời sống?
Đúng.
Và đó là bấy nhiêu tôi đạt được phải không?
Cũng được khá xa rồi, thật đấy.
Ồ, thế đấy, liệu có thật không?
Tuyệt đối thật, Này, trong các kiếp trước ngươi quả đã giết người.
Thì có gì sai đâu? Chính miệng Ngài đã nói là đôi khi cần đến chiến tranh để chấm dứt dự trữ mà.
Chúng ta sẽ phải đi vào chi tiết chuyện ấy, vì ta có thể thấy câu khẳng định trên đây đang được sử dụng và lạm dụng – như ngươi đang làm bây giờ - để nặn ra đủ loại mục đích, hoặc biện minh cho mọi thứ điên khùng.
Dựa vào những tiêu chuẩn cao nhất, Ta quan sát dự tính của loài người, việc giết người không bao giờ được biện minh như một phương tiện để diễn tả sự giận dữ, phóng thích hận thù. “sửa sai”, hay trừng phạt một kẻ xúc phạm. câu nói chiến tranh đôi khi để chấm dứt sự dữ vẫn đúng – vì các ngươi đã khiến nó thành ra như vậy. Ngươi đã quyết định, khi tạo ra Bản Ngã, rằng sự tôn trọng đối với sự sống con người là và phải là một giá trị có ưu tiên lớn. Ta hài lòng với quyết định của ngươi, vì Ta không tạo ra sự sống để nó có thể bị phá hủy.
Chính lòng tôn trọng sự sống làm cho việc gây ra chiến tranh đôi khi là điều cần thiết, vì ngang qua cuộc chiến chống lại sự dữ đang hoành hành, qua việc tự vệ chống lại đe dọa một sự sống khác, ngươi khẳng định được Ngươi Là Ai trong quan hệ với người đó.
Ngươi có một quyền dựa theo luật luân lý cao nhất – thực sự, ngươi có một bổn phận thừa hành luân lý đó – để ngăn chặn sự gây hấn trên người khác hoặc trên chính mình.
Điều này không có nghĩa là giết người là một hình phạt thích hợp, cũng không phải là sự trừng phạt hay phương thế để dàn xếp các khác biệt nhỏ nhặt.
Trong quá khứ của ngươi, ngươi đã giết người trong những cuộc đấu kiếm cá nhân vì tình cảm của một phụ nữ, trời ạ, và gọi việc này là bảo vệ danh dự của ngươi, khi nó là danh dự mà ngươi đang mất. Thật lố bịch khi sử dụng sức mạnh chết chóc như một cách giải quyết tranh chấp. Nhiều người vẫn đang sử dụng sức mạnh – sức mạnh giết chóc – để giải quyết các tranh chấp buồn cười cho đến hôm nay.
Khi đạt đến tầm cao của sự giả hình, một số người thậm chí còn giết người nhân danh Thượng đế - và đó là sự báng bổ cao nhất, vì nó không nói gì về Người Mà Ngươi là.
Ồ, thế thì có gì sai trong việc giết người?
Hãy quay lại. Không có gì “sai” với bất cứ điều gì. “Sai” là một hạn từ tương đối nó chỉ đối nghịch với điều mà ngươi gọi là “đúng”.
Nhưng cái gì là “đúng”? Ngươi có thể thực sự khách quan trong vấn đề này không? Hay “đúng” và “sai” chỉ là những mô tả được ngươi đặt chồng lên trên các sự kiện và hoàn cảnh, theo quyết định của ngươi về chúng?
Và xin hãy nói cho Ta biết, cái gì tạo nên cơ sở cho quyết định của ngươi? Kinh nghiệm của ngươi chăng? Không. Trong hầu hết mọi trường hợp, ngươi chọn chấp nhận của một ai đó khác. Một ai đó đã đến trước ngươi và được cho là biết rõ hơn ngươi. Có rất ít quyết định hàng ngày của ngươi về chuyện “sai” và “đúng” là do ngươi đưa ra, hoặc dựa trên hiểu biết của chính ngươi.
Điều này lại càng đặc biệt đúng với các vấn đè quan trọng. Quả thực, vấn đề càng quan trọng, ngươi lại càng ít lắng nghe kinh nghiệm của chính mình, và ngươi thường sẵn lòng lấy ý tưởng của người khác làm của mình hơn.
Điều này giải thích tại sao ngươi từ bỏ hầu như mọi quyền kiểm soát trên một số lĩnh vực trong đời ngươi và một số vấn đề nảy sinh trong kinh nghiệm con người.
Các lĩnh vực và vấn đề ấy lại rất thường bao gồm những chủ đề, quan hệ mấu chốt với linh hồn ngươi: bản chất của Thượng đế, bản chất của luân lý thật, vân đề thực tại tối thượng, các vấn đề sinh và tử xoay quanh chiến tranh, y học, phá thai, chết êm ái, tổng số và bản chất các giá trị, cấu trúc và phán đoán của cá nhân, Những vấn đề này, hầu hết các ngươi đã bỏ qua, hoặc gán cho người khác. Các ngươi không muốn tự quyết định về chúng.
“Ai đó quyết định đi; Tôi sẽ theo; Tôi sẽ theo”; các ngươi la lên. “Người khác bảo tôi đâu là đúng là sai”.
Dù sao đi nữa, đó là lý do tại sao các tôn giáo lại phổ biến như thế trong nhân loại. Hầu như hệ thống niềm tin nào cũng không thành vấn đề, chừng nào nó còn vững chắc, nhất quán, rõ ràng và cứng nhắc trong các kỳ vọng của nó ở nơi những người đi theo. Những hành vi và niềm tin kỳ lạ nhất có thể và được gán cho Thượng đế. Họ nối đó là đường lối của Thượng đế. Đó là lời Ngài.
Và cũng có những người chấp nhận điều đó một cách vui sướng.
Vì ngươi thấy đấy, nó loại bỏ đòi hỏi phải suy nghĩ.
Giờ hãy nghĩ về việc giết người. Có thể có một lý do hợp lý cho việc giết chết cái gì đó không? Hãy nghĩ về điều ấy xem. Ngươi sẽ thấy ngươi không cần một quyền binh bên ngoài nào hướng dẫn ngươi, không cần một nguồn nào ở trên cho ngươi câu trả lời. Nếu ngươi nghĩ về nó, nếu ngươi nghe xem ngươi đang cảm thấy gì về nó thì câu trả lời sẽ hiển hiện với ngươi và ngươi sẽ hành động theo đó. Đây gọi là hành động theo quyền bính tự thân.
Chính khi ngươi hành động dựa trên uy quyền của người khác thì ngươi tự gây rối cho mình.Các quốc gia có nên sử dụng việc giết chóc để đạt tới những mục tiêu chính trị của họ không? Tôn giáo có nên sử dụng giết chóc để củng cố mệnh lệnh thần học của chúng không? Xã hội có nên sử dụng việc này để đáp trả lại những người vi phạm quy tắc hành xử trong đó không?
Việc giết người có phải là một phương thuốc chính trị phù hợp, một biện pháp khuất phục tinh thần, hay công cụ giải quyết vấn đề cho xã hội không?
Bây giờ, có phải việc giết chóc là điều ngươi có thể làm nếu có ai đó muốn tìm cách giết ngươi không? Ngươi sẽ sử dụng sức mạnh giết chóc để bảo vệ sự sống của một người được yêu mến? Một người thậm chí  ngươi không biết là ai?
Có phải là việc giết chóc là một hình thức tự vệ hợp lý chống lại những kẻ đi giết, nếu họ không bị chặn lại bằng một cách nào khác?
Có sự khác nhau giữa giết và sát nhân không?
Nhà nước muốn ngươi tin rằng giết để hoàn tất một kế hoạch thuần túy chính trị là việc hoàn toàn có thể biện hộ được.Quả thực, chính phủ cần ngươi tin lời của họ về điểm này, để có thể tồn tại như một thực thể có quyền lực.
Tôn giáo muốn  ngươi tin rằng giết để rao truyền và duy trì sự hiểu biết và gắn bó với chân lý đặc thù của chúng là việc hoàn toàn có thể biện hộ được. Quả thực, tôn giáo đòi hỏi ngươi tin vào lời của chúng về việc này, để có thể tồn tại như một thực thể có quyền lực.
Xã hội muốn ngươi tin rằng giết để trừng phạt những người vi phạm một số điều nào đó (những điều này thay đổi theo thời đại) là việc hoàn toàn có thể biện hộ được. Quả thực, xã hội bắt ngươi phải tin vào lời của nó về việc này để có thể tồn tại như một thực thể có quyền lực.
Ngươi có tin những lập trường của chúng là đúng không?
Ngươi có tin vào lời của ai khác không? Bản Ngã của ngươi nói gì?
Không hề có “đúng” và “sai” trong vấn đề này.
Nhưng do những quyết định của mình, ngươi vẽ nên bức chân dung về Người Mà Ngươi Là.
Thật vậy, bằng những quyết định của họ, các chính phủ và quốc gia nơi các ngươi đã vẽ nên những bức tranh ấy rồi.
Dựa vào các quyết định của  mình,tôn giáo nơi các ngươi đã tạo ra những ấn tượng bền vững không thể gột sạch được. Băng quyết định của họ, các xã hội nơi các ngươi cũng đã tạo ra các chân dung tự họa của mình.
Ngươi có hài lòng với các bức tranh ấy không? Có phải đó là những nét ấn tượng ngươi muốn vẽ nên không? Các chân dung ấy có trình bày được Người mà Ngươi Là không?
Hãy cẩn thận với câu hỏi ấy. Chúng có thể buộc ngươi phải suy nghĩ.
Suy nghĩ là chuyện khó khăn. Đưa ra những xét đoán về giá trị cũng khó khăn. Nó đặt ngươi trước một sáng tạo thuần túy, vì có quá nhiều lần ngươi phải nói: “tôi không biết. Đúng là tôi không biết”. Nhưng dù vậy ngươi vẫn phải quyết định. Và vì thế ngươi phải chọn, ngươi phải đưa ra một chọn lựa giả tạo.
Một chon lựa không như thế - một quyết định không đến từ một kiến thức riêng nào trước kia – là một sáng tạo thuần túy. Và cá nhân luôn ý thức, ý thức sâu sắc rằng trong khi đưa ra những quyết định như thế, Bản Ngã được tạo thành.
Hầu hết các ngươi không quan tâm đến một công việc quan trọng như thế. Hầu hết các ngươi muốn để lại việc ấy cho người khác. Và vì vậy, hầu hết các ngươi đều không sáng tạo ra mình, mà là những tạo vật của thói quen – những tạo vật do người khác tạo ra.
Khi ấy, khi những người khác bảo với ngươi nên cảm thấy như thế nào, và điều ấy trực tiếp đi ngược lại điều ngươi cảm thấy – ngươi came nghiệm được một xung đột ở sâu bên trong mình. Một điều gì đó ở sâu bên trong ngươi bảo với  ngươi rằng điều những người khác đã nói với ngươi đó không thuộc về Người Mà Ngươi Là. Bấy giờ thì biết đi đâu, làm gì?
Nơi đầu tiên các ngươi tìm đến là các nhà truyền giáo – những người đặt ngươi vào vị trí thứ nhất. Các ngươi chạy đến các linh mục, các rabbi, mục sư và thày dạy của  mình, và họ bảo các ngươi đừng lắng nghe Bản Ngã của mình nữa. Điều tệ hại nhất là họ tìm cách hù dọa để các ngươi tránh xa việc đó. Hù dọa để các ngươi tránh xa điều các ngươi biết được bằng trực giác.
Họ sẽ nói với các ngươi về ma quỷ, về satan, về các ác thần và hỏa ngục, án phạt và mọi thứ kin khủng họ có thể nghĩ đến, hòng làm cho các ngươi thấy được hiểu biết và cảm giác bằng trực giác của các ngươi sai lầm như thế nào, và nơi duy nhất các ngươi có thể tìm thấy sự an tâm là trong tư tưởng của họ, thần họ của họ, các định nghĩa về đúng sai của họ và cả quan niệm của họ về Người Mà Ngươi Là.
Sự cám dỗ ở đây là tất cả những gì các ngươi phải làm để có được sự chuẩn nhận thức thì chỉ là đồng ý. Hãy đồng ý thì các ngươi sẽ được chuẩn y ngay lập tức. Một số người còn ca hát, hò reo, nhảy múa và vẫy tay trong lúc hallelujaah nữa.
Điều ấy thật khó mà cưỡng lại. Ngươi có một sự chấp thuận như thế, một niềm vui như thế, vì ngươi nhìn thấy ánh sáng, nghĩa là ngươi đã được cứu.
Các sự chấp thuận và trình bày ít khi đi đôi với những quyết định nội tâm. Các cuộc tung hô ít khi xoay quanh những chọn lựa đi theo chân lý của cá nhân. Thực tế, hoàn toàn ngược lại. không những người  khác không vui mừng, thậm chí họ còn nhạo báng ngươi nữa. Cái gì? Ngươi đang nghĩ cho chính mình hả? Ngươi đang quyết định dựa trên bản thân mình sao? Ngươi đang áp dụng thước đo của ngươi, phán đoán của ngươi, các giá trị của chính ngươi sao? Nói cho cùng, ngươi nghĩ ngươi là ai vậy?
Và thật vậy, đó chính là câu hỏi mà ngươi đang trả lời.
Nhưng công việc ấy phải được hoàn tất với rất nhiều sự cô độc. Không có phần thưởng, không có sự chuẩn nhận, thậm chí không có chút nào đáng lưu ý.
Và như vậy ngươi hỏi một câu hỏi rất hay. Tại sao lại tiếp tục? Tại sao lại bước chân vào con đường như thế? Sẽ được gì khi dấn thân vào hành trình như vậy? Đâu là động lực thúc đẩy? Đâu là lý do?
Lý do thật là đơn giản đến nực cười.
Vì chẳng có gì khác để làm cả.
Ngài nói vậy nghĩa là sao?
Ta nói rằng đó là trò chơi duy nhất ở đây. Chẳng có gì khác để làm cả. Thật vậy, chẳng có gì khác để ngươi có thể làm. Ngươi sẽ làm điều ngươi đang làm cho hết phần còn lại của đời ngươi – cũng như ngươi đã làm ngay từ lúc mới sinh ra.Vấn đề duy nhất là liệu ngươi sẽ làm điều ấy một cách ý thức, hay vô ý thức mà thôi.
Ngươi thấy đấy, Ngươi không thể nào rút lui khỏi cuộc hành trình. Ngươi đã lên đường trước khi ngươi sinh ra. Ngày sinh của ngươi chỉ là một dấu chỉ cho biết hành trình đã bắt đầu.
Vậy thì câu hỏi không phải là: Tại sao lại bắt đầu một con đường như thế? Ngươi đã bắt đầu rồi, ngươi đã bắt đầu với nhịp đập của quả tim. Câu hỏi bây giờ là: tôi có muốn bước đi trên con đường ấy một cách tỉnh táo không, hay là không biết gì? Có nhận thức hay thiếu nhận thức? như là nguyên nhân của kinh nghiệm của tôi, hay là hệ quả của nó?
Đối với hầu hết cuộc đời ngươi, ngươi đã sống với tác động của những kinh nghiệm của ngươi. Bây giờ ngươi được mời gọi trơ nên nguyên nhân cho chúng. Đó là điều được biết dưới cái tên sống có ý thức. Đó là cái gọi là bước đi trong tỉnh giác.
Bây giờ, nhiều ngươi trong các ngươi đã bước đi một đoạn đường rất dài, như Ta đã nói đó. Các ngươi đã có tiến bộ không nhỏ. Vì thế, các ngươi không nên cảm thấy rằng sau ngần ấy kiếp sống các ngươi “mới chỉ” đi đến đây. Một số trong các ngươi là những tạo vật đã tiến hóa rất cao, với một cảm thức rất chắc chắn về Bản Ngã của mình. Các ngươi biết Các Ngươi Là Ai, và các ngươi biết mình thích trở nên cái gì. Hơn nữa, các ngươi thậm chí còn biết cách để đi từ đây đến đó nữa.
Đó là một dấu hiệu lớn. Đó là một dấu chỉ chắc chắn.
Của cái gì?
Của sự kiện là các ngươi bây giờ còn lại rất ít kiếp sống.
Điều ấy có tốt không?
Tốt, ngay lúc này – cho các ngươi. Và nó là thế vì ngươi nói thế. Không lâu trước đây những gì ngươi muốn làm là ở lại đây mà. Bây giờ tất cả những gì ngươi muốn là rời khỏi. Đó là một dấu hiệu tốt.
Không lâu trước đây, ngươi giết chết nhiều thứ - sâu bọ, cây cối, thú vật, người khác – bây giờ ngươi không thể giết một cái gì mà không biết đích xác điều ngươi đang làm, và lý do để giết. Đó là một dầu hiệu rất tốt.
Không lâu trước đây, ngươi sống cuộc sống như thể không có mục đích gì cả. Bây giờ ngươi biết nó không hề có mục đích gì cả, ngoài cái ngươi cho nó. Đó là một dấu hiệu rất tốt.
Không  lâu trước đây, ngươi van nài vũ trụ mang đến cho ngươi Sự thật. Bây giờ ngươi nói với vũ trụ về Sự thật của ngươi, và đó là một dấu hiệu rất tốt.
Không lâu trước đây, ngươi tìm cách giàu có và trở nên nỏi tiếng, bây giờ ngươi tìm cách để là Bản Thân ngươi, giản dị và kỳ diệu.
Và cũng không lâu lắm trước đây, ngươi sợ Ta, bây giờ ngươi yêu ta, yêu đến độ gọi ta ngang bằng với ngươi.
Ái chà, Thượng đế ơi…Ngài làm tôi cảm thấy quá tuyệt.
Ngươi nên cảm thấy tuyệt. người nào biết nói “chúa ơi” đêu không thể là người tệ được.
Ngài quả thật biết đùa đấy…
Ta đã phát minh ra cái hài hước mà;
Vâng, Ngài quả là giỏi. Được, vậy  lý do để đi tiếp là không có gì khác để làm nữa. Đó là cái đang xảy ra tại đây.
Chính xác.
Vậy cho phép tôi hỏi Ngài – ít ra điều đó có dễ chịu hơn tí nào không?
Ôi, ông bạn thân yêu của tôi ơi, bây giờ là dễ cho ông nhiều lắm rồi so với ba kiếp sống trước đây. Thậm chí tôi không thể nói được với ông nữa.
Đúng, đúng vậy – nó quả là dễ hơn. Ngươi càng nhớ được nhiều, ngươi càng có thể cảm nghiệm nhiều hơn và ngươi càng biết nhiều hơn, có thể nói như vậy. và càng biết nhiều, ngươi lại càng nhớ được nhiều hơn. Nó là một vòng tròn. Vậy, nên, đúng, nó có dễ hơn, nó còn trở nên vui tươi hơn nữa.
Nhưng ngươi hãy nhớ, không một kiếp sống nào lại đúng là một gánh nặng cả. Ta muốn nói là, ngươi đã yêu mến tất cả. Cho đến từng giây phút cuối cùng của ngươi. Ôi tuyệt quá, cái điều gọi là sự sống. Quả là một kinh nghiệm ngon lành, đúng không?
Vâng, tôi nghĩ vậy.
Ngươi nghĩ vậy ư? Ta có thể làm cho nó ngon lành hơn được bao nhiêu? Có phải ngươi không được phép trải nghiệm tất cả mọi thứ? Nước mát, niềm vui, nỗi đau, sự sung sướng, cái hỷ lạc, sự trầm uất nặng nề, chiến thắng, mất mát, cố gắng? Còn gì hơn nữa nào?
Bớt đau đi một chút, có lẽ vậy.
Bớt đau mà không khôn ngoan thì làm hỏng mục đích của ngươi còn gì. Như thế là không cho phép ngươi trải nghiệm niềm vui vô tận – cái Mà Tôi Là.
http://www.freecdtracts.com/images/Heaven_Paradise.jpgHãy kiên nhẫn. Ngươi đang thu được sự khôn ngoan. Và niềm vui của ngươi bây giờ càng lúc càng có thể hiện hữu mà không kèm đau thương. Đó cũng là một dấu hiệu rất tốt.
Ngươi đang học (đang nhớ lại) cách để yêu thương mà không đau đớn, để từ bỏ mà không đau đớn, để sáng tạo không đau đớn, ngay cả khóc lóc không đau đớn. Đúng vậy, ngươi thậm chí có thể có niềm đau của ngươi mà không đau đớn, nếu ngươi biết điều ta muốn nói là gì.
Tôi nghĩ tôi hiểu rồi. Tôi đang thích thú hơn với những bi kịch của đời tôi. Tôi có thể lại đứng lên và nhìn chúng như chúng là.Thậm chí còn cười nữa.
Tôi cho rằng tôi lớn lên rồi.
Và vì thế cứ tiếp tục lớn lên, con à.Cứ tiếp tục trở nên và tiếp tục quyết định điều con muốn trở nên trong phiên bản cao nhất sắp tới của Bnar Ngã con. Hãy tiếp tục làm việc hướng về điều đó. Tiếp tục, hãy tiếp tục, đây là công việc của Thượng đế mà chúng ta đều bận tâm, con và Ta. Vì thế hãy tiếp tục.

Chương 10

Tôi yêu Ngài, Ngài biết chứ?
Ta biết ngươi yêu ta, và Ta cũng yêu ngươi.

Chương 11

Tôi muốn trở lại với những câu hỏi của tôi. Tôi muốn đi vào thất chi tiết những câu hỏi ấy. Chúng ta có thể làm nguyên một cuốn sách chỉ riêng về các mối quan hệ thôi, và tôi cung biết điều ấy. Nhưng như vậy thì chẳng thể nào đến được những câu hỏi khác.
Thì còn lúc khác, nơi khác mà. Thậm chí còn những cuốn sách khác nữa. thôi tiếp tục đi, chúng ta có thể quay lại đây nếu có thời gian.
Được, vậy đến câu hỏi kế tiếp nhé: Tại sao tôi không thể nào kiếm đủ tiền cho đời sống của tôi vậy? Có phải số phận của tôi là luôn phải tằn tiện và nhặt nhạnh? Điều gì ngăn không cho tôi thực hiện được khả năng đầy đủ của tôi trong lĩnh vực tiền bạc?
Tình hình này thể hiện không chỉ nơi ngươi, mà còn ở rất nhiều người khác nữa.
Ai cũng bảo tôi đó là vấn đề giá trị bản thân, là tôi thiếu tự trọng. Tôi có hàng chục vị thầy bên trường phái Thời Đại Mới, họ bảo tôi rằng thiếu bất cứ cái gì cũng có thể dò ra đến chỗ thiếu sự tự trọng.
Đó là một lối giản dị hóa tùy tiện. trong trường hợp này, các thầy dạy ngươi sai rồi. ngươi không phải đau khổ vì thiếu giá trị bản thân đâu. Thực ra thách đố lớn nhất trong đời ngươi là kiểm soát cái tôi của mình. Có người còn nói đó là trường hợp của bệnh quá tự trọng đấy.
Chà, như tôi đây, tôi lại thêm bối rối và  mệt mỏi, nhưng Ngài nói đúng.
Cứ mỗi lần ta nói sự thật về ngươi thì ngươi lại nói ngươi bối rối và mệt mỏi. Bối rối là phản ứng của một người một sự đầu tư cái tôi trong cách người khác nhìn mình. Hãy tự mời bản thân ngươi vượt qua đó. Hãy thử một cách đáp ứng mới, thử cười lên xem.
Được thôi.
Tự trọng không phải là vấn đề của ngươi. Ngươi được phú cho khá nhiều nữa. hầu hết mọi người đều như thế. Các ngươi ai cũng đánh giá cao về bản thân mình, và cũng nên như thế. Vì vậy, lòng tự trọng, đối với đại đa số người ta, không phải là vấn đề.
Vậy vấn đề là gì?
Vấn đề là các ngươi thiếu hiểu biết về những nguyên tắc làm cho nhau cùng phong phú. Thông thường điều đó lại đi kèm với sự quyết đoán sai lầm của số đông về cái gì là “thiện” và cái gì là “ác”. Ta sẽ cho ngươi một thí dụ.
Xin mời Ngài.
Ngươi mang một ý nghĩ cho rằng tiền bạc là xấu. Ngươi cũng mang một ý nghĩ Thượng đế là tốt. Lành thay, thế là trong hệ thống tư tưởng của ngươi, Thượng đế và tiền bạc không lẫn lộn với nhau được.
Ồ, theo một nghĩa nào đó, tôi cho rằng điều đó đúng. Đó là cách tôi nghĩ.
Điều này làm cho mọi việc thêm hấp dẫn, vì khi ấy nó làm cho ngươi khó mà cầm tiền vì một việc tốt nào.
Ta muốn nói rằng, nêu một việc được ngươi xét là rất tốt, ngươi sẽ đánh giá nó kém về phương diện tiền bạc. Như thế, một cái gì “càng tốt” (tức là càng có giá trị hơn) thì giá trị tiền bạc của nó càng kém.
Ngươi không lẻ loi trong chuyện này đâu. Toàn bộ xã hội của ngươi đều tin như thế cả. Bởi thế cho nên thầy giáo của các ngươi thì nhận thù lao tiền còm, còn các cô nàng thoát y vũ thì lại được thần tài phù hộ.Các nhà lãnh đạo nơi các ngươi thu nhập chẳng đáng là bao so với các ngôi sao sân cỏ, đên độ họ phải biển thủ để che lấp sự khác biệt. các linh mục và Rabbi nơi các ngươi thì sống bằng bánh mỳ và nước lã, trong khi ngươi ném tiền vào các cuộc giải trí.
Hãy suy nghĩ về điều đó. Mọi thứ trong đó ngươi đặt cho nó một giá trị nội tại cao, ngươi nhất quyết nó phải rẻ tiền. Nhà khoa học duy nhất khi tìm kiếm một phương thuốc chữa bệnh AIDS phải đi xin tiền, trong khi người phụ nữ viết một cuốn sách về một trăm cách làm tình mới, bà thu băng và tổ chức các hội thảo cuối tuần kèm với cuốn sách ấy…bà này lại kiếm bộn tiền.
Việc cho mọi cái đảo ngược này là một xu hướng nơi các ngươi và nó nảy sinh rừ tư tưởng sai lầm.
Tư tưởng sai lầm là ý niệm của ngươi về tiền bạc. Ngươi yêu mến nó, nhưng lại nói rằng đó là cội rễ của sự dữ. Ngươi tôn thờ nó, nhưng lại gọi nó là “tiền của bất nhân”. Ngươi nói rằng anh chàng đó “giàu bẩn thỉu”. Và nếu có người thực sự trở nên giàu có nhờ làm “việc tốt”, lập tức các ngươi nghi ngờ họ liền. Ngươi cho đó là “sai”.
Thế là, bác sỹ tốt hơn hết là không làm ra quá nhiều tiền, hoặc nên kín đáo về chuyện đó. Và một mục sư – ái chà; Bà ấy quả là tốt hơn nếu không kiếm được nhiều tiền (cứ cho rằng ngươi để cho “bà ấy” là một mục sư đi), bằng không chắc chắn là có vấn đề.
Ngươi thấy đấy, trong tâm trí ngươi, người nào chọn cái ơn gọi là cao nhất thì nên lĩnh lương thấp nhất.
Ừm…
Đúng, Ừm là đúng. Ngươi nên nghĩ về điều đó, vì nó là một tư tưởng sai, quá sai.
Tôi nghĩ không có cái gì là đúng hay sai cả.
Ừ không có, Chỉ có cái gì phục vụ ngươi, cái gì không thôi. Các hạn từ “Đúng” và “sai” là những hạn từ tương đối, và Ta sử dụng chúng như thế khi Ta áp dụng vào trong mọi trường hợp. Trong trường hợp này, xét tương quan với cái phục vụ ngươi – tương quan với cái ngươi nói là ngươi muốn – thì những ý nghĩ về tiền bạc của ngươi là những ý nghĩ sai.
Hãy nhớ nhé, các ý nghĩ luôn có khả năng sáng tạo. Vì thế nếu ngươi nghĩ tiền là xấu, nhưng lại nghĩ mình là tốt…hà hà, ngươi có thể thấy được mâu thuẫn rồi đấy.
Bây giờ các ngươi, cách riêng, con của ta, các ngươi hành động từ cái ý thức chủng tộc này trong một cách thức rất rộng lớn. Đối với hầu hết mọi người, cái mâu thuẫn hầu như không quá lớn đối với các ngươi. Hầu như ai cũng làm điều họ chán ghét để kiếm sống, vì thế họ không quan tâm đến việc kiếm tiền nhờ nó. Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, có thể nói như vậy. nhưng ngươi yêu mến điều ngươi làm với ngày giờ trong đời ngươi. Ngươi tôn thờ các hành động mà ngươi nhồi nhét vào đó.
Vì thế, đối với ngươi, nhận một số tiền lớn cho việc ngươi làm, trong hệ thống tư tưởng của ngươi là lấy “xấu” cho cái “tốt”, và điều đó ngươi không chấp nhận được. ngươi thà chịu đói khát còn hơn là nhận lấy “đồng tiền bẩn thỉu” trả cho dich vụ thuần túy… như thể dịch vụ ấy sẽ đánh mất sự tinh tuyền của nó nếu ngươi lấy tiền cho nó vậy.
Thế là ở đây chúng ta có được sự hàm hồ đích thực về tiền bạc.
Một phần trong ngươi gạt bỏ nó, và một phần trong ngươi oán hận vì không có nó. Bây giờ vũ trụ không biết phải làm gì. Vì vũ trụ nhận được hai ý nghĩ khác nhau từ ngươi. Thế nên đối với tiền bạc, đời ngươi sẽ diễn ra thất thường, vì ngươi cứ thất thường về tiền bạc.
Ngươi không có một điểm qui chiếu rõ ràng. Ngươi không chắc chắn cái gì là đúng cho mình. Và vũ trụ chỉ là một cỗ máy Xeroc khổng lồ. Nó chỉ tạo ra thật nhiều bản sao ý nghĩ của ngươi thôi.
Vậy chỉ có một cách để thay đổi tất cả những chuyện này. Ngươi phải thay đổi suy nghĩ của ngươi về nó.
Làm sao thay đổi được cách tôi suy nghĩ bây giờ? Cách tôi suy nghĩ về một sự việc là cách tôi suy nghĩ về một sự việc. Tư tưởng, thái độ, ý niệm của tôi không được tạo ra trong một phút. Tôi đoán chúng là kết quả của bao năm kinh nghiệm, cả một đời đụng chạm. ngài nói đúng, đó là cách tôi suy nghĩ về tiền bạc, nhưng làm sao tôi thay đổi về điều đó được.
Đây là câu hỏi thú vị nhất trong cuốn sách. Đối với hầu hết mọi người, phương pháp sáng tạo thông thường là một tiến trình ba bước có liên quan đến ý nghĩ, lời nói và việc làm, hay hành động.
Trước hết là ý nghĩ: ý niệm hình thành, khái niệm xuất phát. Rồi đến lời nói. Hầu hết các ý nghĩ cuối cùng sẽ tự thành hình qua lời nói, thường dưới dạng viết hoặc nói. Điều này tích thêm năng lượng cho ý nghĩ, đẩy nó ra ngoài thế giới, nơi nó có thể được người khác nhận ra.
Cuối cùng trong một số trường hợp, lời nói được đưa vào hành động, và ngươi có được cái gọi là kết quả. Một sự bày tỏ trong thế giới vật lý về điều đã khởi sự bằng một ý nghĩ.
Mọi thứ quanh ngươi trong thế giới nhân tạo của ngươi hình thành theo cách này – hoặc có chút biến tấu. Tất cả ba trung tâm sáng tạo đều được sử dụng.
Nhưng bây giờ đến câu hỏi: làm thế nào để thay đổi một Ý Nghĩ Bảo Đảm?
Đúng, đó là một câu hỏi rất hay. Và là một vấn đề quan trọng. Vì loài người không thay đổi mộ số Ý Nghĩ Bảo Đảm của họ, nhân loại có thể tự đưa mình đến chỗ tuyệt diệt.
Cách nhanh chóng nhất để  thay đổi một suy nghĩ gốc rễ, hay ý tưởng bảo trợ, là đảo ngược quy trình ý nghĩ – lời nói – hành động.
Xin giải thích điều đó.
Hãy thực hiện công việc mà ngươi muốn có ý nghĩ mới. Rồi hãy nói những lời ngươi muốn có về ý nghĩ mới. Làm điều này thường xuyên, và ngươi sẽ rèn luyện tâm trí để nghĩ theo một lối mới.
Rèn luyện tâm trí ư? Nó có giống với kiểm soát tâm trí không? Đó không phải là chuyện dẫn dắt tâm trí sao?
Ngươi có ý niệm nào về chuyện làm thế nào tâm trí của ngươi bắt kịp với những tư tưởng mà nó có lúc này không? Ngươi biết rằng thế giới của ngươi đã lèo lái tâm trí của ngươi, để suy nghĩ như ngươi hiện giờ sao? Ngươi lèo lái tâm trí  ngươi thì không tốt hơn là để thế giới làm chuyện ấy sao?
Ngươi hãy nghĩ những  tư tưởng ngươi muốn nghĩ, không tốt hơn là những chuyện của người khác sao? Ngươi tự trang bị cho mình những ý nghĩ sáng tạo, không tốt hơn là những ý nghĩ phản xạ sao?
Nhưng tâm trí ngươi đầy những ý nghĩ phản xạy – ý nghĩ vọt ra từ kinh nghiệm của những người khác. Rất ít ý nghĩ vọt ra từ những dữ liệu do mình tạo ra, còn từ những lựa chọn của bản thân thì lại càng hiếm hơn.
Ý nghĩ gốc rễ của ngươi về tiền bạc là một thí dụ căn bản. Suy nghĩ về tiền bạc (là Xấu) của ngươi trực tiếp đối chọi với kinh nghiệm (có tiền thì tuyệt quá) của ngươi. Thế là ngươi phải chạy lòng vòng và tự lừa dối chính mình về kinh nghiệm của ngươi, để biện minh cho ý nghĩ căn bản kia.
Ngươi đã bén rễ quá sâu trong tư tưởng này. Cho nên ngươi không bao giờ cho rằng ý niệm của ngươi về tiền có thể là không chính xác.
Thế nên bây giờ điều chúng ta bận tâm là theo kịp một dữ liệu nào đó do mình tạo ra. Và đó là cách chúng ta thay đổi ý nghĩ căn bản, và làm cho nó trở thành ý nghĩ gốc của ngươi, chứ không phải của ai khác.
Ngươi có một ý nghĩ gốc nữa về tiền bạc, tuy nhiên Ta chưa nhắc đến đâu.
Đó là gì vậy?
Đó là không đủ tiền. Thực ra ngươi có ý nghĩ gốc này về hầu như mọi thứ. Không đủ tiền bạc, không đủ thời gian, không đủ tình yêu, không đủ cái ăn cái mặc, nước nôi, không đủ lòng thương xót trong thế giới… Cái gì tốt đều không đủ.
Cái ý thức tập thể về “sự không đủ” này tạo ra và tái tạo thế giới như ngươi thấy đấy.
Đúng, vậy là tôi có hai ý nghĩ gốc – Ý Nghĩ Bảo Đảm – phải thay đổi về tiền bạc.
Ô, ít nhất là hai, Chắc còn nhiều hơn nữa. Xem nào, tiền bạc là xấu… tiền bạc hiếm hoi, không nên nhận tiền bạc khi làm công việc cho Thượng đế (cái này nơi các ngươi lớn đây)… tiền bạc chẳng bao giờ được cho không… tiền bạc không mọc trên cây (trong khi thực ra là có)…tiền bạc làm băng hoại.
Tôi thấy rồi. Tôi có khá nhiều việc để làm đây.
Đúng vậy, nếu ngươi không hạnh phúc với chuyện tiền bạc hiện giờ của ngươi, mặt khác, điều quan trọng phải hiểu là ngươi không hạnh phúc với tình hình tiền bạc hiện tại vì ngươi không hạnh phúc với tình trạng tiền bạc hiện tại.
Đôi khi Ngài nói khó theo quá.
Đôi khi ngươi khó dẫn đường quá.
Chẳng hạn, nghe nhé, ở đây Ngài là Thượng đế. Sao Ngài không nói dễ hiểu hơn một chút?
Ta đã làm cho dễ hiểu rồi mà.
Thế sao Ngài không làm cho tôi hiểu, nếu đó là điều Ngài muốn?
Ta thực sự muốn ngươi hiểu được. Không có gì khác và không có gì nữa. Ngươi không thấy đó là quà tặng lớn nhất của Ta cho ngươi sao? Nếu Ta muốn cho ngươi cái gì khác hơn điều ngươi muốn cho ngươi, và rồi đi đến chỗ làm cho ngươi có được nó thì chọn lựa tự do của ngươi ở đâu? Làm sao ngươi có thể là một hữu thể sáng tạo nếu Ta chỉ đạo mọi điều ngươi sẽ là, sẽ làm và sẽ có? Niềm vui của Ta là ở tự do của các ngươi, chứ không phải sự tuân phục.
Được, vậy ý của Ngài là gì khi nói rằng tôi không hạnh phúc với tình hình tiền bạc của tôi chỉ vì chính bản thân điều đó?
Ngươi là cái ngươi nghĩ ngươi là. Nó là cái vòng luẩn quẩn nếu mang ý nghĩ tiêu cực. Ngươi phải tìm ra một cách để bứt phá ra khỏi vòng này.
Rất nhiều kinh nghiệm trong hiện tại của ngươi đặt cơ sở trên ý nghĩ trước đây của ngươi. Ý nghĩ đưa đến kinh nghiệm, và kinh nghiệm đưa đến ý nghĩ, rồi lại đưa đến kinh nghiệm. Điều này có thể tạo ra niềm vui không dứt khi Ý Nghĩ Chủ Đạo là vui vẻ. Nó có thể và tạo ra hỏa ngục triền miên khi Ý Nghĩ Chủ đạo u ám.
Mẹo ở đây là thây đổi Ý Nghĩ Chủ đạo. Ta sắp sửa minh họa cho ngươi thấy làm thế nào để thực hiện điều ấy.
Tiếp đi.
Cảm ơn ngươi.
Điều đầu tiên phải làm là đảo ngược chuẩn mực ý nghĩ – lời nói – hành động. Ngươi còn nhớ châm ngôn: “Nghĩ trước làm sau” không?
Có.
Tốt, hãy quên nó đi. Nếu ngươi muốn thay đổi một ý nghĩ gốc, ngươi phải làm trước, nghĩ sau.
Thí dụ: ngươi đang đi trên phố và băng ngang một bà cụ ngửa tay xin tiền. ngươi nhận ra đó là bà cụ ăn xin để sống qua ngày. Ngươi lập tức biết ngay rằng với số tiền ít ỏi ngươi đang có, ngươi hẳn có đủ để chia sẻ với bà ấy. Thôi thúc đầu tiên trong ngươi là cho bà ấy chút thay đổi. Thậm chí có một phần trong ngươi sẵn sàng thò tay vào túi để móc ra chút tiền – năm ngàn, hoặc có thể cả hai chục. Chết thật hãy cho bà ấy một kỷ niệm đáng nhớ, cho bà ấy vui lên tý nào.
Thế rồi, ý nghĩ xen vào. Cái gì, ngươi điên à?  Chỉ còn có ba chục ngàn đồng để chúng ta sống qua ngày sao mày lại cho bà ấy hai chục? thế là ngươi bất đầu lọng ngọng vì suy nghĩ ấy.
Lại ý nghĩ nữa: Này, này , cố lên chứ. Mày không có nhiều tiền đến độ có thể cho đi đâu; cho bà ấy hai ngàn rồi đi chỗ khác thôi.
Ngươi nhanh chóng thò tay vào túi tìm lấy đồng hai ngàn. Ngón tay ngươi chỉ sờ thấy toàn tiền lẻ. Ngươi bối rối. Xem mình này, bảnh bao, béo tốt thế này mà chỉ cho bà cụ già năm trăm đồng lẻ thôi sao.
Ngươi hoài công lục tìm một đồng hai ngàn. Ô, đây rồi, nó nằm mãi trong đáy túi. Nhưng bây giờ ngươi đã đi vượt qua bà ấy rồi, mỉm cười thiểu não, bây giờ thì không thể quay lại được nữa. Bà cụ chẳng được gì, ngươi cũng chẳng được gì luôn. Thay vì niềm vui được biết về sự giàu có và biết chia sẻ của mình, bây giờ ngươi cảm thấy mình nghèo không khác gì bà cụ ấy.
Sao ngươi không cho bà ấy tiền giấy nhỉ? Đó là điều đầu tiên thôi thúc ngươi, nhưng ý nghĩ ngươi đã xen vào rồi.
Lần sau, hãy quyết định làm trước nghĩ sau. Hãy cho tiền, cho luôn. Ngươi kiếm được tiền và có nhiều nguồn tiền nữa. Đó là ý nghĩ duy nhất phân biệt ngươi với người phụ nữ rách rưới.ngươi biết rõ còn có nhiều nguồn tiền khác nữa, còn bà ấy không biết.
Khi ngươi muốn thay đổi một ý nghĩ gốc, hãy hành động theo ý tưởng mới ngươi có được. Nhưng ngươi phải hành động nhanh chóng, bằng không tâm trí ngươi sẽ giết chết ý niệm trước khi ngươi nhận ra. Ta muốn nói điều này theo nghĩa đen đấy. Ý niệm, là chân lý mới, sẽ chết trong ngươi trước khi ngươi có cơ hội nhận biết nó.
Vì thế, hãy hành động nhanh chóng khi cơ hội nảy sinh, và nếu ngươi làm như thế thường xuyên, tâm trí ngươi sẽ chẳng bao lâu bắt được ý niệm. Nó sẽ là ý nghĩ mới của ngươi.
Ô, tôi vừa mới kiếm được gì đó. Có phải đó là điều mà phong trào Tư tưởng mới nói đến không?
Nếu không phải thì nên là như thế. Ý nghĩ mới là cơ hội duy nhất của ngươi. Nó là cơ hội duy nhất có thực để cho ngươi tiến hóa, trưởng thành, để thực sự trở nên Người Mà Ngươi Thực Sự Là.
Tâm trí ngươi ngay lúc này tràn đầy những ý nghĩ cũ. Không chỉ là những ý nghĩ cũ, mà phần lớn còn là ý nghĩ cũ của người khác nữa. Điều quan trọng bây giờ, đã đến lúc thay đổi tâm trí ngươi về một số điều. Đây là cái mà sự tiến hóa muốn nhắm đến.

Không có nhận xét nào: