Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

ĐÔNG VÀ TÂY ĐÃ GẶP NHAU trên hình ảnh toàn đồ (3)

Phương pháp chụp toàn đồ 
Quan điểm sâu sắc nhất của triết học Đông phương: Con Người là một tiểu Vũ Trụ... Thực chất sâu xa của quan điểm này: Đó là tính chất bộ phận có thể mang được thông tin của toàn bộ. Khác với quan điểm trên, người ta vẫn cho rằng bộ phận không thể nào bằng toàn bộ được; chẳng hạn như cánh tay thì không thể nào bằng cả thân thể con người (trừ một số trường hợp về tập vô hạn trong toán học).
Gần đây đã có giải thưởng Nô-ben cho nhà khoa học D. Gabo phát minh ra thuyết toàn đồ. Toàn đồ là gì? Chúng ta tưởng tượng đang ngồi và có một phóng viên đến chụp cho chúng ta một chiếc ảnh thông thường. Nếu, bởi một lí do nào đó, chúng ta xé chiếc ảnh đó thành một nghìn mảnh nhỏ rồi đưa cho một người xem đó là cái gì, thì người đó trả lời như thế nào? Chắc chắn họ chả hiểu gì cả! Từ cái bộ phận nho nhỏ đó, người này sẽ không tả lại được toàn bộ chiếc ảnh đã chụp. Cái bộ phận này không thể mang được thông tin toàn bộ chiếc ảnh. Thế nhưng, thay vì cho hiện tượng ánh sáng đập vào mặt rồi khuếch tán lên phim ảnh để có chiếc ảnh trên, người chụp ảnh lại cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào cả phim ảnh. Thế là có hai luồng sáng đập vào phim ảnh: một luồng khuếch tán và một luồng trực tiếp từ nguồn và giao thoa nhau; hai luồng đó giao thoa nhau và tạo ra được một cái gọi là toàn đồ. Người ta đã chứng minh được hai tính chất chính của toàn đồ: tính chất không gian ba chiều và tính chất bộ phận phục hồi lại được thông tin của toàn bộ. Tính chất thứ nhất là tính ba chiều đã được sử dụng để tạo nên các phim nổi. Khi xem phim, ta thấy chim bay thực sự như bay trong không gian ba chiều vậy. Tính chất thứ hai được minh hoạ như sau: Người ta chụp một hoa hồng bằng toàn đồ, cắt thành trăm mảnh và đặt một mảnh đó trên một máy chiếu đặc biệt. Trên màn ảnh hiện ra... cả cái hoa hồng. Điều này lại giống như quan điểm của Đông phương về con người là một Tiểu Vũ Trụ.
Bào thai
lộn ngược 
Hiện nay, người ta cấy cây không nhất thiết từ hạt hay rễ mà từ mô như phong lan chẳng hạn hoặc tinh vi hơn như trong sinh sản vô tính. Đó cũng là hiện tượng toàn đồ. Gần nhất, trên cơ thể chúng ta cũng có tính toàn đồ: tai chính là hình ảnh của bào thai lộn ngược. Trong Đông y đã áp dụng châm cứu: nhĩ châm, diện châm, tị châm... Trên bán cầu não phải của chúng ta, nơi thu nhận một số thông tin qua vô thức, cũng hoạt động theo phương thức toàn đồ... 
Toàn đồ là nguyên lí cấu tạo chung của Vũ Trụ: Một là Tất Cả, Tất Cả là Một (Kinh Hoa Nghiêm).
Hoàng Lạc
Xem thêm: 

Không có nhận xét nào: