Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Nước dừa không chỉ để giải khát mà còn là thuốc chữa mắt tuyệt vời

Đục thủy tinh thể (ĐTTT) khi đến độ không thể đọc sách hay lái xe được thì phải đặt thủy tinh thể nhân tạo (TTTNT). Mắt đã viễn Thị thì phải mang kính viễn và thường phải thay kính do độ viễn ngày càng tăng theo tuổi tác và làm việc nhiều, nhất là trên máy vi tính. Hiện nay Y học đã có kỹ thuật cao với thiết bị hiện đại để giải phẩu đặt TTTNT chỉ trong 10 – 15 phút nhưng cũng phải mất vài chục triêu đồng tùy loại TTTNT do bệnh nhân chọn sau vài ba lần khám. Nay Nước Dừa Tươi có thể làm được việc này.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Tánh Không và bốn pháp giới Hoa Nghiêm

Thế giới Hoa Nghiêm hiện hữu trên nền tảng tánh Không.

Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”.

Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”.

PHẬT VÀ CHÚNG SINH

Hầu hết những người theo Đạo Phật đều cho rằng PHẬT là một vị thần linh, vì theo lời Kinh thì Phật "cứu độ cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới". Tất cả mọi sinh vật hữu tình đều là chúng sinh của Ngài, đều bình đẳng được cứu độ. Vì thế, bất cứ ai, cần gì, thì cứ thành khẩn cầu xin là sẽ được ban cho. Từ suy nghĩ đó, ta thấy khắp nơi đều tạc tượng Phật cho to, cho đẹp, rồi ngày mấy thời thắp hương đặt trước tượng Phật để cầu xin. Khi sống thì tăng phúc, tăng thọ, làm ăn thì gặp may mắn, gia đình hạnh phúc, an vui… Lúc chết thì cầu xin được rước về Tây Phương Cực Lạc. Quan niệm này đã ăn sâu vào các Phật Tử từ bao nhiêu đời nay, muốn thay đổi cũng không phải dễ. Nhưng theo chính Kinh thì Phật có hứa cứu độ cho mọi người hay không? Việc cứu độ đó diễn ra trong điều kiện nào? Làm sao mới được Phật cứu?

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

BA NGÔI BÁU

Trump nay chỉ có một ngôi (nhà trắng)
Ta luôn có cả ba ngôi báu vàng
Nay xin kể thật rõ ràng
Thứ nhất PHẬT BẢO sáng vầng hào quang.

Thứ nhì PHÁP BẢO kinh vàng
Thứ ba TĂNG BẢO y vàng tịnh thân
Duyên lành có PHẬT PHÁP TĂNG
Ba ngôi TAM BẢO tín thâm cuộc đời.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

NIỀM TIN NƠI PHẬT

Niềm tin nơi Phật.
Đến với đạo Phật, chư vị luôn nhớ rằng, nó không phải là tín ngưỡng, cũng không phải là tôn giáo. Đơn giản và chính xác, nó là lộ trình hành động của mình đưa đến an lành tối thượng, trí tuệ tối thượng thông qua sự biết chắc chắn của chính mình về kết quả của hành động. Nếu chư vị làm khác lộ trình này, chư vị không phải đang đến với đạo Phật.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

KINH LIỄU NGHĨA VÀ KINH KHÔNG LIỄU NGHĨA

Liễu Nghĩa là nghĩa lý được giải bày đầy đủ trọn vẹn, tức là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là không (bất) liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (không liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa. Cho nên Phật dạy phải y vào kinh liễu nghĩa (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

Giới - Định - Tuệ là lộ trình tu tập chân chính và có căn bản của Đạo Phật.

Người tu hành phải giữ đúng giới luật, mục đích Đức Phật chế ra các giới luật là để giữ cho thân tâm được trong sạch, thanh tịnh, tránh được các ác pháp và tăng trưởng thiện pháp, để thân tâm không bị dính mắc vào trần cảnh, để diệt trừ các lậu hoặc.