Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Hãy bảo vệ trái tim của chúng ta

Từ trong bào thai cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, trái tim không hề ngơi nghỉ. Mỗi ngày, tim của chúng ta co bóp tới 100.000 nhịp để bơm gần 7.500 lít máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Một khối lượng công việc lớn như thế đối với một trái tim khỏe mạnh đã là quá vất vả rồi, còn đối với một trái tim bệnh tật ốm yếu thì làm sao mà cáng đáng nổi công việc quá nặng nhọc này? Hiểu như thế thì bạn, tôi và tất cả mọi người phải tìm mọi cách mà bảo vệ trái tim của chúng ta đi chứ!

ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI?

Đức Phật A Di Đà 
TTđTD - Ngày nay với việc phát minh ra máy vi tính, con người đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những hiện tượng ảo trên màn hình vi tính như : hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chữ viết v.v… chỉ là trùng trùng duyên khởi của điện tử (electron) quy về hai trạng thái của dòng điện, có dòng điện chạy qua (số 1), không có dòng điện chạy qua (số 0), từ đó hình thành kỹ thuật số theo hệ thống nhị phân, và phát triển thành công nghệ thông tin với vô số ứng dụng như hiện nay.

Nghiệp và Vô thức

Nghiệp

Nghiệp, tiếng phạn là karma, nhiều khi phiên âm là yết ma. Khái niệm “nghiệp” bắt đầu từ triết học Ấn độ. Ấn giáo và Phật giáo đều xử dụng khái niêm này. Nghiệp chính là nhân. Có nhân thì có quả. Có nghiệp thì có nghiệp quả. Nhân định hướng cho quả. Lực định hướng gọi là nghiệp lực. Quả riêng của một người gọi là biệt nghiệp, quả chung của một nhóm người gọi là cộng nghiệp. Khi ta sinh ra đời, ta được một thân thể kèm theo một nơi chốn, một cộng đồng, một xã hội để sống. Thân thể ta có được gọi là chánh báo, nơi chốn hoặc hoàn cảnh ta sinh sống gọi là y báo. Nghiệp đời trước tạo ra chánh báo và y báo đời này. Trong cuộc sống, nghiệp là lực thôi thúc bên trong khiến ta đi tới quyết định không cưỡng lại được. Nghiệp quyết định sự chọn lựa của ta.

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

Xã hội vật chất và sự gắn kết với tự nhiên

Trong một xã hội ngày càng phát triển về mặt vật chất, con người đang cảm thấy lạc lõng giữa vô vàn phương tiện mà chính mình đã tạo ra. Người ta cảm thấy đánh mất sự gắn kết với thiên nhiên, với vũ trụ, và thậm chí với chính bản thân. Sự phát triển nào cũng có sự thoái trào của nó, vật chất cũng vậy. Khi bị bủa vây giữa muôn trùng công việc, giữa những suy nghĩ bề bộn, những toan tính trong việc thăng tiến, giác quan của con người với cuộc sống gần như mất đi. Người ta có thể nhốt mình giữa bức tường kín, đọc các báo cáo kinh tế với đầy rẫy những con số, xem những video sex, bật loa hết cỡ để nghe những ca khúc đang thịnh hành. Nhưng liệu họ có thể duy trì việc đó trong bao năm?

VẬT LÝ - PHẬT HỌC - VŨ TRỤ

Trong những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của Phật giáo. Người phương Tây thường coi Phật giáo là một ngành triết học. Thiên văn học nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, sự sinh tử của những vì sao và nguồn gốc của sinh vật trên trái đất, thậm chí cả khả năng có sự sống trên những hành tinh khác. Do đó thiên văn học là một đối tượng hấp dẫn đối với các nhà Phật giáo, các nhà siêu hình học và triết học...

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

ĐỨC TIN, KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Frédéric Hatier biên soạn
Hoang Phong chuyển ngữ

Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nào cũng được.
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách theo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (1)

TTđTD - Muốn thoát khổ thì phải tìm gốc của khổ, như muốn giết giặc thì phải biết sào huyệt của giặc; như muốn thường trụ an vui thì phải gieo nhân thường trụ an vui. Thế cho nên phải tìm gốc, tìm nguyên nhân vì sao chúng ta lại luân hồi sanh tử và vì sao mà Đức Phật lại được thường trụ an vui? Trước khi đưa A-nan vào chánh pháp, Đức Phật muốn A-nan nhận ra chỗ hiểu của A-nan là đúng hay sai? Nên ngài vặn hỏi câu này câu kia, để A-nan thấy bịnh của mình. Bây giờ A-nan xin cầu pháp giải thoát luân hồi sanh tử? Thế thì Đức Phật hỏi vì sao A-nan đang bị luân hồi ngay trong đời hiện tại này?