Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TÌM LẠI CỘI NGUỒN TỔ TIÊN

CỘI NGUỒN VĂN HÓA 

Ngày nay trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, trước nguy cơ bị xâm lăng văn hóa, thấy trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng và cả những chỉ thị nghị quyết nói nhiều đến cụm từ “bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc”. Nhưng không hiểu sao có cảm tưởng là, người ta càng nói nhiều thì sự việc càng rối tung, rối mù lên, đến nỗi chẳng ai hiểu văn hóa dân tộc là gì! Từ đó mà biết bao việc làm tùy tiện lộn xộn, cái đáng bỏ thì giữ, cái đáng giữ lại bỏ... Ruột bỏ ra da ôm lấy. Cười ra nước mắt!

TẤM BIA GHI DẤU CỘI NGUỒN

Có lẽ không người Việt Nam nào không thuộc câu ca : 

Công cha như núi thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Nhưng liệu mấy người hiểu được tận cùng ý nghĩa của nó? 

Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi cho đấy là lời răn luân lý : công cha như núi lớn, nghĩa mẹ như nước nguồn. Cách hiểu mà sách Quốc văn thời trẻ dạy : 

Công cha như núi thái sơn, 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Nước ngọn nguồn chảy ra bao cạn, 
Núi thái sơn mấy vạn tầng cao. 
Ðạo con báo đáp nghĩ sao? 

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21

Từ hoằng quan (cách nhìn rộng lớn) đến vi quan (cách nhìn vi tế) cho đến cái nhìn siêu việt vật chất làm sáng tỏ mọi hiện tượng vũ trụ
Lời Nói Ðầu
Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng xum la, bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v... đều nhắm chung mục đích là mong cầu hạnh phúc cho con người.
Cho đến nay, khoa học kỹ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện mưu cầu này. Nhưng chưa thành công. Vì căn bản mọi ngành, mọi môn khoa học, chỉ lợi dụng được những năng lượng phát ra từ vật chất nên vĩnh viễn bị thời gian không gian hạn chế.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

NHẬT TÂM - KINH DỊCH TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG

Lời nói đầu:
Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân về lịch sử văn hóa các triều đại Hùng Vương và mối liên hệ của nền văn hiến này với các quan niệm về vũ trụ và Kinh Dịch. Đây là cái nhìn hoàn toàn chủ quan của người viết với nỗ lực góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch cũng như Lịch sử hình thành của dân tộc Việt Nam. 

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

“Chân mạng đế vương”

Ai mắc bệnh Gút thì hình như ít nhiều đều có “chân mạng đế vương” cả! Bằng cớ là bệnh thường luôn bắt đầu từ dưới chân, ở ngón chân cái trước rồi mới lan đi các nơi, và mặt khác, từ xa xưa, người ta cũng đã gọi Gút là bệnh của vua (maladie des rois). Lịch sử y học cũng đã ghi nhận Alexandre le Grand, Charlemagne, Louis XIV… đều bị Gut!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

CỐT LÕI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TAM GIÁO PHẬT - NHO - LÃO

Phần dẫn nhập :
Người viết đã đắn đo, dùng dắng rất nhiều trước khi đặt bút viết về đề tài này :
- Lý do thứ nhất là bởi đề tài nêu ra rất khó, không dễ gì có thể gói ghém được trong một bài viết.
- Lý do thứ hai là không những vấn đề quá phức tạp mà sự hiểu biết của một người không thể cho thấy hết được những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Lý do thứ ba, và điểm này sẽ được làm sáng tỏ hơn ở phần sau, là những tài liệu không phải chỉ khan hiếm vì còn ẩn mật ở kho tài liệu vô cùng phong phú viết bằng chữ Hán mà hiện cả tên tác giả lẫn những tác phẩm đều đã bị thay đổi, đánh tráo đi, nếu muốn tìm ra căn nguyên của nó không phải là vấn đề đơn giản.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Phật pháp vượt lên trên khoa-học

Lý luận tiến bộ hơn hết của giới khoa-học hiện nay là "Tương đối luận" Anh-Tanh lúc ban đầu phát biểu luận tương đối nầy ra, giới khoa học chẳng hiểu gì cả, chỉ có được mười hai người là hiểu thấu đáo, Anh-Tanh chẳng những sửa lại "luật vạn hữu dẫn" của Nưu-Tông, mà còn phát minh ra công thức "Năng và chất biến đổi lẫn nhau". Ông nói: Lúc một bảng (Pound) vật chất hủy diệt đi, thì nó có thể biến thành năng lực rất lớn đáng sợ, ông chẳng những khai khẩn một mảnh vườn mới trên khoa-học, mà còn cởi mở những sự trói buộc trên tư tưởng của nhà khoa-học.