Trên đường hướng đi tìm một ý nghĩa Minh Triết cho Văn Hóa Việt Nam để xây dựng một nền tảng sâu sắc, tòan diện và quán triệt về Tư Tưởng và Nhận Thức của Tiền Nhân Việt, những bài tham khảo trước, chúng tôi đã đề cập đến Triết Việt qua nhiều khía cạnh khác nhau: Về ngôn ngữ, như Tâm Thức Lưỡng Hợp trong các truyện tích Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Dầy Bánh Chưng của Huyền Sử Dân Tộc. Như Nhân Chủ Tính trong các truyện tích Phù Đổng Thiên Vương, Kim Qui; hay dòng Ca Dao chuyên chở Tính An Vi của Triết Việt. Về nghệ thuật tiêu biểu như những hoa văn trên Trống Đồng Đông Sơn với Ý Nghĩa Trời – Đất – Người trong cảnh Thái Hòa, dấu chỉ An Vi Việt Đạo từ những thời các Vua Hùng dựng nước, dựng nhà.
Không đến không đi, Xuyên qua tất cả, Trùm khắp Vũ Trụ, Đó chính là Ta. (Sư Định Quang)
Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Nói chuyện với con: Nguồn dinh dưỡng vô hình
Câu chuyện thật vừa xảy ra ở Anh: có bà mẹ trở dạ sinh đôi: đứa con gái thì khỏe mạnh, nhưng đứa con trai chỉ nặng hơn 1kg thì không thấy phản xạ. Bác sĩ thông báo: “tình trạng gần như không hy vọng, chắc chỉ chút nữa thôi bé sẽ qua đời”. Bà mẹ bèn yêu cầu bác sĩ cho phép chị được ôm con lần cuối. Áp bé vào ngực mình, chị đã vỗ về và thủ thỉ với con rằng: “con ơi, bố mẹ đã đặt tên cho con . Con có chị gái sinh đôi nữa. Khi sắp có con, bố mẹ có thật nhiều điều muốn làm cho con... Thật nhiều nơi muốn đưa con đến. Bố mẹ mong con sẽ nên người.”. Khi còn cảm nhận được hơi ấm của con là chị vẫn tiếp tục thì thầm với con, cứ thế! Thật tình, nếu bé không thể sống, thì chị chỉ muốn giúp bé có một kết thúc êm dịu nhẹ nhàng nhất mà một bà mẹ có thể cho con mình. Vậy mà hai tiếng đồng hồ sau, con trai chị từ từ mở mắt và bắt đầu khóc, bắt đầu có những phản xạ sống. Các bác sĩ tròn xoe mắt, chồng chị cũng bàng hoàng. Còn niềm hạnh phúc của chị: chắc khó ai tả nổi. Bức ảnh cả gia đình chị được báo chí Anh đăng tải khi cậu bé tròn một tháng tuổi, trông thật bảnh bao!
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
Nội hàm của “sinh mệnh”: Đông y và Tây y
Ở phương Đông cổ đại có thần thoại về Nữ Oa tạo ra con người; ở phương Tây cổ đại có ghi chép về Thượng Đế sáng tạo nhân loại; Trung y cổ đại cũng nói con người là do “thiên địa hợp khí” mà hình thành; điều này khác biệt rất lớn với y học phương Tây cho rằng con người chỉ bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Vậy thì rốt cuộc nội hàm của “sinh mệnh” là gì? Đây cũng là vấn đề căn bản của sinh mệnh con người. Chúng ta liệu có nên hoàn toàn tin vào y học hiện đại phương Tây hay không? Hay là cần nhận thức lại mới về đông y và các truyền thuyết cổ đại? Điều này rất đáng để chúng ta nghiên cứu và suy ngẫm.
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA DỊCH LÝ TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI
Văn Vương đã dựa vào Kinh Dịch để tổ chức triều – đại nhà Chu kéo dài được 800 năm.
Khổng Tử nhờ thông hiểu Kinh Dịch nên đã biên soạn được Ngũ Kinh và các đệ tử của Ông cùng các Nho Gia đã biên soạn Tứ Thư.
Tứ Thư và Ngũ Kinh đã là những Kinh Điển quan trọng được giảng dạy chính thức trong các trường học suốt 2000 năm qua.
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
TÌM THẤY HÀ ĐỒ - KINH DỊCH TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
THÔNG ĐIỆP GỞI TỪ NGÀN XƯA
V
TÌM THẤY HÀ ĐỒ - KINH DỊCH TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Viên Như
Trước hết xin bàn qua chuyện RỒNG. Theo truyền thuyết con Rồng cháu Tiên thì Lạc Long Quân nói với Âu Cơ “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên… không ở với nhau được” Vậy giống Rồng là giống gì? Từ đâu mà có giống này? Tất nhiên là không phải con Rồng trong thần thoại rồi. Căn cứ vào câu chuyện thì ta biết rằng Lạc Long Quân là người Đồng bằng còn Âu cơ là người miền Núi. Chữ Rồng được hình thành theo cách sau : Lạc Long Quân là dân lúa nước, những mảnh đất nhỏ trồng lúa gọi là RUỘNG, miền trung gọi là rọn, còn tất cả những mảnh đất trồng lúa gộp lại thì gọi là ĐỒNG. Hằng năm những cơn mưa đến, nước từ trên trời trút xuống, trên nguồn đổ về dâng lên bao phủ cả bốn bề. Thậm chí người ta chẳng thấy mưa đâu, vì mưa nơi khác, nhưng bổng dưng họ chứng kiến những con nước cứ từ từ dâng lên, bò lên những cánh đồng, vượt qua những bờ đê, leo lên cả mái nhà, nó di chuyến khắp nơi, mà đã di chuyển được, bò đi được thì nhất định thuộc loài gì đó, con gì đó, nhưng không biết con gì, chỉ thấy nó trườn qua Ruộng qua Đồng nên người xưa mỗi lần thấy nước lên thì thông tin cho nhau là có con Ruộng Đồng tới, lâu ngày thành con Rồng theo quy luật giản lượt tự nhiên của ngôn ngữ khi đã nói nhiều, nói nhanh – lướt thành RUỘNG + ĐỒNG = RỒNG. Chính vì vậy trong tâm thức người Việt, con rồng hết sức to lớn, luôn luôn gắn liền với nước, nên khi nước trên trời trút xuống thì họ nghĩ là có con rồng ở trên ấy, ngày ấy không có gì mạnh mẽ hơn sức mạnh của nước hay của rồng . Ngày nay khi nước lên ta vẫn gọi là nước ròng. Từ một con nước không có hình hài cụ thể nhưng do nhu cầu hiện thực, đã là con vật thì phải có hình tướng, nên về sau con rồng đã được mang một thân hình cụ thể với những chi tiết khác nhau, tùy theo mức tưởng tượng của mỗi dân tộc qua các thời đại, chỉ cái bản chất duy nhất của nó là không thay đổi mà thôi. Đó là sức mạnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)