Văn Vương đã dựa vào Kinh Dịch để tổ chức triều – đại nhà Chu kéo dài được 800 năm.
Khổng Tử nhờ thông hiểu Kinh Dịch nên đã biên soạn được Ngũ Kinh và các đệ tử của Ông cùng các Nho Gia đã biên soạn Tứ Thư.
Tứ Thư và Ngũ Kinh đã là những Kinh Điển quan trọng được giảng dạy chính thức trong các trường học suốt 2000 năm qua.
Lão Tử cũng nhờ hiểu thấu đáo Kinh Dịch mà đã sáng tác ra quyển Đạo Đức Kinh làm Kinh Điển quan trọng cho Lão giáo.
Khổng Tử và Lão Tử đã tạo ra nền Triết Lý của Trung Hoa và Đông Nam Á, Khổng Tử và Lão Tử đã nhờ Kinh Dịch mà đã sản sinh ra hai hệ tư tưởng Trung Quốc, Lão giáo chủ trương xuất thể, Khổng giáo chủ trương nhập thể, hai hệ tư tưởng này tuy khác nhau nhưng lại bổ túc cho nhau.
Thực vậy, Kinh Dịch là một kỳ thư, trong đó chứa đựng tất cả các luật tắc thiên nhiên, cái nguyên lý sống, nên người nào thấu hiểu được Kinh Dịch đều tạo được công trình sự nghiệp vẻ vang như Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Lão Tử. Các cụ ngày xưa có nói:
“Không học Dịch làm sao rõ được đầu mối của Tạo Hóa.
Dịch mà thông thì Lý trong vạn vật tự thông,
Chưa từng thấy, chưa thông Dịch, lại thông cả được các Lý của sự vật”.
Ngoài ra, Trung Quốc và Đông Nam Á đều lấy triết lý Âm Dương của Kinh Dịch làm cản bản cho mọi công tác suy luận trong mọi ngành khoa học kỹ thuật như Y Học, Thiên Văn học, Phong Thủy, Tử Vi Lý Số v.v… Thí dụ về Y Khoa dựa vào Kinh Dịch người ta đã viết ra nhiều sách về Y Thuật trong đó có quyển ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ là một quyển sách quan trọng nhất và là quyển sách căn bản của nền Y Khoa Trung Quốc và Đông Nam Á.
II- Kinh Dịch đã làm thay đổi Lịch Sử nhân loại qua các tài danh Xuất Chúng và thông hiểu Kinh Dịch.
Khương Tử Nha thông hiểu Dịch Lý, làm đến chức Tể Tướng đời Văn Vương đã giúp Văn Vương, Vũ Vương chiến thắng quân nhà Thương, thiết lập triều đại nhà Chu. Nhà Chu đã cai trị nước Tàu 800 năm, một triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Trương Lương cũng rất giỏi Dịch Lý đã giúp Hán Cao Tổ đánh thắng quân nhà Tần và thống nhất Trung Quốc, trị vì được 400 năm.
Khổng Minh Gia Cát Lượng thông hiểu Kinh Dịch và rất giỏi về Bói Dịch đã giúp Lưu Bị chia ba thiên hạ thời Tam Quốc, Khổng Minh không thua trận nào vì khi bói dịch thấy thua thì không đánh. Chỉ khi dịch cho biết thắng mới đánh.
Trăm trận, trăm thắng vì tài đoán quẻ Dịch của Khổng Minh đạt tới mức thượng thừa siêu đẳng.
Ở nước ta vào thời nhà Trần đánh quân Nguyên, quân Mông Cổ mỗi lần sang chinh phục nước ta thường đem hơn nửa triệu quân với một đoàn kỵ binh cả trăm ngàn con ngựa, đi tới đâu là biến nơi đó thành bình địa, nhưng Trần Hưng Đạo đã chiến thắng đoàn quân bách chiến bách thắng của một đế quốc lớn nhất thế giới thời đó.
Nhờ thông hiểu kinh dịch, Trần Hưng Đạo đã kế hoạch cuộc chiến để 3 lần quân Mông Cổ xâm chiếm nước ta đều bị quân dân ta đánh bại và phải chạy về nước.
Trần Hưng Đạo đã xổ ra quẻ ‘Lôi Thiên Đại Tráng’ có nghĩa là đại thắng nếu quân dân một lòng. Trần Hưng Đạo hiểu Dịch nên biết phải làm gì. Ông đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than để hỏi ý kiến các bô lão trên toàn quốc, các bô lão đều hô to quyết chiến, thế là ông đã có lòng dân. Ông biến các tuần đinh (người giữ an ninh trong làng) thành dân binh và mỗi dân binh đều khắc vào cánh tay chữ “Sát Đát” tức là diệt quân Mông Cổ. Trong chốc lát ông đã biến tất cả trai tráng trên toàn quốc thành một đoàn quân đông gấp trăm lần quân Mông Cổ với ý chí “Sát Đát” ngút trời. Do đó quân dân ta đã 3 lần chiến thắng quân Mông Cổ.
Thời quân Minh xâm chiếm nước ta Lê Lợi nổi lên kháng chiến, có Nguyễn Trãi phò tá. Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ đời Trần và rất giỏi Dịch Lý, ông xổ một quẻ gọi là ‘Lôi Địa Dự’, có nghĩa là mỗi người (toàn dân) đều vui mừng hưởng ứng cuộc kháng chiến. Để thực hiện lời chỉ dẫn của quẻ ‘Lôi Địa Dự’ Nguyễn Trãi đã lên rừng cho người lấy mỡ vẽ lên lá rừng câu “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”.
Kiến tới ăn mỡ đục thành lỗ, và khi lá rụng và trôi vào dòng sông đi khắp nước mọi người đều đổ về theo Lê Lợi và Lê Lợi đã tạo được một đạo quân hùng mạnh ngay trong lòng địch.
Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh và dành được nền độc lập cho tới khi Pháp tới nước ta về sau này.
Tại Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20, khi các nước Tây Phương đang ở thế mạnh chinh phục các nơi, Nhật Bản cũng theo chân Tây phương kỹ̉ nghệ hóa đất nước. Vào năm 1905 Nga đem hạm đội tới khiêu khích Nhật Bản, nước Nhật muốn thử đọ sức với một nước Tây Phương tương đối yếu, nhưng không biết kết quả ra sao. Triều đình Nhật hỏi các nhà giỏi Dịch Lý thời đó và xổ một quẻ cho biết nếu chiến tranh với Nga sẽ thắng, sau đó Nhật Bản đã đem quân chiến đấu với hạm đội của Nga và đã thắng, mở cho một kỷ nguyên mới của Nhật Bản.
Trong chiến tranh thứ hai, Nhật Bản định đem quân tấn công vào căn cứ Hải Quân của Hoa Kỳ là Pearl Harbor (Trân Châu cảng). Trong triều đình có hai phe, một phe chống việc tấn công và phe đồng ý việc tấn công này. Triều đình Nhật Bản phải hỏi tới Dịch và Dịch đã cho biết là sẽ thắng. Thế là cuộc chiến được kế hoạch và đã chiến thắng.
Như nói ở trên, Dịch Lý được áp dụng trong nhiều lãnh vực khác nhau, trên đây là nói về Dịch áp dụng trong Văn Hóa Triết Học và Quân Sự; dưới đây xin bàn thêm về Dịch đã giúp ích gì cho nền Khoa Học Kỹ Thuật ngày nay.
III- Khoa Học Kỹ Thuật
Vì Kinh Dịch chứa đựng tất cả nguyên lý luật tắc thiên nhiên, những gì Khoa Học đã kiếm ra ngày hôm nay cũng chỉ là nhắc lại những gì đã nói ở trong Kinh Dịch, còn nhiều điều uyên áo về luật tắc của vũ trụ huyền vi này chứa đựng trong quyển Kinh Dịch chờ những người thấu hiểu về Dịch Lý hoặc các Khoa Học gia hiếu Dịch khám phá ra.
Ngày nay, một số nhà Khoa Học ở trình độ cao đã phải kinh ngạc nhận thấy những liên quan rất rõ rệt giữ Kinh Dịch và các khám phá Khoa Học.
Phong trào tìm hiểu Kinh Dịch hiện nay lan tràn trên khắp Thế Giới. Đó là một dấu hiệu tốt.
Dưới đây là một số những Ứng Dụng của Dịch vào các Khoa và các Thuật.
1- Hệ Nhị Phân và Kỹ Thuật Tin Học.
Người ta nghe nói rằng hệ Nhị Phân đang được sử dụng trong ngành Điện Toán có nguồn gốc là Kinh Dịch. Nhưng ít ai biết rõ sự thực về chuyện này như thế nào.
Leibniz, một nhà toán học Đức Quốc (1646-1716) đã có ý kiến là biến các số thập phân ra nhị phân (binary) gồm có số 1 và số 0.
Thí dụ : 10 số của hệ Thập Phân sẽ được biến ra hệ Nhị Phân như sau :
1 = 1 6 = 110
2 = 10 7 = 111
3 = 11 8 = 1000
4 = 100 9 = 1001
5 = 101 10 = 1010
Trong khi đó ông được một giáo sĩ dòng Tên ở Trung Hoa tên là Père Joachin Bouvet và giáo sĩ này đã gởi cho ông quyển Dịch gồm 64 quẻ được trình bày trên đồ tròn và đồ vuông của Thiệu Khang Tiết, ông đã thay thế các ký hiệu bằng số 0 và số 1.
Ký hiệu Âm (— —) thay bằng số 0 và
Ký hiệu Dương (——) thay bằng số 1 và ông thấy vô cùng ngạc nhiên rằng ông thay thế số 0 và số 1 vào các quẻ từ 1 đến 64 và được các con số từ 0 tới 63.
Leibniz nhờ Kinh Dịch đã hoàn chỉnh hệ thống Nhị Phân của ông và sau này các nhà phát minh máy Điện Toán phải nhờ vào hệ Nhị Phân này để phát triển những máy vi tính từ thô sơ tới tối tân nhất của ngày hôm nay.
2- Ngành Phân Tâm Học
Carl Jung đã thông hiểu Dịch Lý và đã áp dụng Dịch Lý vào khoa Tâm Lý học, kiếm ra được Tâm con người thuộc 2 loại chính là : ‘Introvert’ (hướng nội) và ‘Extrovert’ (hướng ngoại). Thông thường thì Tâm Lý người ta gồm cả hai, có người nặng về Hướng Ngoại, người thì Hướng Nội nhiều hơn. Ông cho rằng về sau này có thể sử dụng Dịch Lý để tìm hiểu Tiềm Thức và Vô Thức.
Ông đã sử dụng Dịch để phát triển ngành Phân Tâm học cùng với Freud.
3- Cơ Cấu luận của Claude Lévi – Strauss
Claude Lévi-Strauss là một nhà Nhân Chủng học người Pháp. Ông sinh năm 1908, ông xây dựng thuyết Cơ Cấu luận để giải thích sự liên hệ giữa vật với vật, người với vật và người với người.
Cơ Cấu luận của Levis-Strauss được tạo ra để giải thích những hiện tượng, các văn hóa của các dân tộc trên Thế Giới.
Ông lấy các nguyên lý của Dịch như Ứng Hợp, có ứng hợp thì mới có sự liên hệ lâu dài nếu không thì Cơ Cấu không tồn tại lâu dài được.
Ông đã dựa vào các Cơ Cấu của Dịch, như cơ cấu Âm dương, cơ cấu Ngũ Hành.
Đây là một đề tài có thể áp dụng ở mọi nơi, công ty, quốc gia, quốc tế.
Muốn có sự liên hệ lâu dài, ổn cố thì phải có một Cơ Cấu vững chắc, muốn có cấu vững chắc thì phải có đồng thuận.
Cơ cấu Ngũ Hành là hay nhất cho mọi tổ chức.
Trong ngũ hành có hành Thổ ở giữa bao hàm nghĩa đồng thuận.
4-Ngành Vật Lý học Nguyên Tử
Nhờ hiểu Dịch Lý, hai Khoa Học gia Hoa kỳ gốc Trung Hoa là Lý Chánh Đạo (Trung Tao Lu) và Dương Chấn Ninh (Tchen Ning Ang) đã khám phá được sự không cân đối của các tia Phóng Xạ tại Trung tâm Hạt Nguyên tử, vùng lực yếu (weak force or weak interaction) vào năm 1957. Tia bên trái tức tia Dương dài hơn tia bên phải tức tia Âm khác nhau với tỷ số Dương 3, Âm 2, tỷ số 3/2.
Hai ông được giải Nobel Prize do sự khám phá này.
5- Học Thuyết ‘Thủy Hỏa’ trong Y Học
Tại Việt Nam ở thế kỷ thứ XVIII, có một Danh Y tên là Hải Thượng Lãn Ông đã khám phá được Thuyết ‘Thủy Hỏa’ hay ‘Tâm Thận’.
Theo thuyết này thì trái Tim là ‘Hỏa’ và Thận là ‘Thủy’, khi nào cơ thể ở thể Quân Bình ‘Thủy Hỏa’ thì tránh được mọi bệnh tật, còn nếu Hóa vượng quá thì Thận suy là có bệnh, hay Thủy vượng quá thì Hỏa sẽ suy kiệt.
Hỏa là Khí
Thủy là Huyết.
Thận là nơi lọc các chất độc làm huyết trong sạch làm những chất bổ dưỡng tới các cơ quan, nếu Hỏa vượng như nhiều acid quá trong máu thì Thận phải làm việc nhiều quá nên yếu đi.
Muốn bổ Tim hay làm Hỏa vượng thì ăn đồ cay, thịt cá, châm cứu các huyệt bổ. Muốn bổ Thận thì ăn các loại khử acid, như bột sắn sây, khổ qua.
Ông có những toa thuốc bổ Tim và bổ Thận, uống để giữ cho Cân Bằng Thủy Hỏa, có thể chữa được 50 thứ bệnh khác nhau.
6- Kinh Dịch và Mã Di Truyền (Genetic Code)
Khi liên hệ những Quẻ và Hào trong quẻ Dịch với các Mã Số Di Truyền bác sĩ Martin Schonberger đã dùng phương pháp thay thế từ ký hiệu giữa các Base với Tứ Tượng:Thái Dương (==),Thái Âm (= =),Thiếu Dương (), Thiếu Âm ( ) liên kết với ký hiệu trong hệ Nhị Phân để lập nên một Bản Sao về Mã Di Truyền (U – C – A – G) với 64 bộ ba (Triplets). Tương ứng với 64 mã bộ ba triplet hay gọi là triplet code với 64 words. Các khoa học gia xác nhận 64 mã bộ ba (Triplet code) là Đúng.
Trong cuốn ‘Foundation of Biology’ của WD. McElroy và Carl P. Swanson Roy A, Gallant (xuất bản 1968 ở HK) có đưa ra một bảng sắp xếp cho thấy sự chuyển hóa từ 4 bases AGCU thành 64 của bộ ba Triplet Code.
IV- Những Đóng Góp của Dịch Lý trong Tương Lai: Giúp Hình Thành một Phương Pháp Tư Duy Mới.
Loài người đang trải qua một cuộc Khủng Hoảng vô tiền khoáng hậu, đó là cuộc khủng hoảng về Tư Tưởng có nguy cơ đưa loài người tới bờ Vực Thẳm của sự Tự Hủy.
Loài người không có sự lựa chọn nào ngoài việc Từ Bỏ lề lối tư duy Cũ, phương pháp luận lý Một Chiều phải được thay thế bằng một phương pháp luận lý MỚI, bằng một lề lối tư duy HAI CHIỀU. Một nhóm Trí Thức Tây Phương do F. Capra hướng dẫn đã và đang phát triển một phương pháp Tư Duy MỚI dựa trên Triết Lý ÂM DƯƠNG, đó là Triết Lý PHỨC HỢP (philosophy of complexity). Mục đích của nhóm này là đi Kiếm một Phương Pháp Tư Duy để Giải Quyết các Vấn Đề của Thời Đại.
Họ hy vọng Triết Lý PHỨC HỢP sẽ là Phương Pháp Tư Duy MỚI cho thời Hậu Hiện Đại.
V- Kết Luận
Dịch Lý là Thiên Lý, là Luật trời. Dịch Lý gồm 2 phần : THỂ và DỤNG, Thể chỉ có Một hay chỉ có 1 , Lý đó là Lý THÁI CỰC , còn phần Dụng thì rất nhiều.
Dịch Lý sẽ vô cùng hữu dụng cho loài người nếu phần Thể hay phần Lý Thái Cực được hiểu ro.̃ Thể Dịch sẽ được ứng dụng một cách đa dạng và hữu ích hơn.
Hy vọng trong tương lai Dịch Lý sẽ được nghiên cứu , học hỏi nhiều hơn và chắc chắn Dịch Lý sẽ là một kho tàng quý báu cần khai thác cho lợi ích của thế giới loài Người.
Thái Đông A
Nguồn: http://minhtrietviet.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét