Ở phương Đông cổ đại có thần thoại về Nữ Oa tạo ra con người; ở phương Tây cổ đại có ghi chép về Thượng Đế sáng tạo nhân loại; Trung y cổ đại cũng nói con người là do “thiên địa hợp khí” mà hình thành; điều này khác biệt rất lớn với y học phương Tây cho rằng con người chỉ bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Vậy thì rốt cuộc nội hàm của “sinh mệnh” là gì? Đây cũng là vấn đề căn bản của sinh mệnh con người. Chúng ta liệu có nên hoàn toàn tin vào y học hiện đại phương Tây hay không? Hay là cần nhận thức lại mới về đông y và các truyền thuyết cổ đại? Điều này rất đáng để chúng ta nghiên cứu và suy ngẫm.
Lý luận về sự sống của Tây y
(I) Nguồn gốc của sinh mệnh: Con người bắt nguồn từ tinh trùng người cha và trứng của người mẹ
Y học hiện đại phương Tây cho rằng con người bắt nguồn từ tinh trùng người cha và trứng của người mẹ, trải qua quá trình thụ tinh kết hợp thành trứng đã thụ tinh, rồi lại phân hóa thành phôi thai, tiếp đó phát triển thành thân thể người. Thân thể người có 23 cặp nhiễm sắc thể, mỗi cặp nhiễm sắc thể đều lần lượt đến từ cha và mẹ, do đó mỗi cá nhân đều đồng thời mang theo đặc tính của cả cha lẫn mẹ.
(II) Cấu thành của sinh mệnh: phân tử—tế bào—tổ chức [mô]—cơ quan—hệ thống—nhân thể
Luận thuật cơ bản của y học phương Tây đối với cấu tạo thân thể người là lấy kết cấu sau làm cơ sở: tế bào—tổ chức [mô]—cơ quan—hệ thống—nhân thể
(1) tế bào: là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thân thể người và các chức năng.
(2) tổ chức [mô]: là tổ chức đặc định do các tế bào giống nhau cấu thành, ví như biểu mô (da), mô liên kết, mô cơ thịt và mô thần kinh.
(3) cơ quan: bộ phận chức năng do các mô khác nhau cấu thành, ví dụ dạ dày là do bốn loại tổ chức mô khác nhau tạo thành.
(4) hệ thống: do nhiều cơ quan cùng chấp hành một loại chức năng sinh lý nhất định tập hợp thành một hệ thống. Thân thể người có tổng cộng 10 hệ thống lớn (hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ nội tiết, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ huyết dịch và tạo huyết, hệ vận động, hệ sinh sản, hệ tiết niệu).
(5) phân tử: mấy chục năm qua, “sinh vật học phân tử” đã giúp Tây y tiến từ nghiên cứu tế bào sang lĩnh vực phân tử. Gen di truyền của người mang theo DNA của nhiễm sắc thể. Theo thống kê, thân thể người có mấy vạn gen di truyền, chính là các gen di truyền trong cơ thể thẩm thấu qua hợp chất protein, chấp hành chức năng của tế bào, quyết định tính trạng bên ngoài của nhân thể, tất nhiên hoàn cảnh cũng có ảnh hưởng tới biểu hiện gen di truyền.
Lý luận về sự sống của đông y
(I) Nguồn gốc của sinh mệnh: con người là “thiên địa hợp khí” hình thành
Thánh kinh «Hoàng Đế nội kinh» của đông y viết: “Phu nhân sinh vu địa, huyền mệnh vu thiên, thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”. Ý tứ là nói rằng, con người dẫu sinh ra ở “đất”, nhưng nguồn gốc sinh mệnh con người lại bắt nguồn từ “trời”, hơn nữa con người là do tác dụng của “thiên địa hợp khí” mà hình thành, tức con người là sản vật dưới tác dụng đồng thời của cả “trời” và “đất”.
«Hoàng Đế nội kinh» còn nói, con người là lấy tinh cha và huyết mẹ làm cơ sở, mà để hình thành một con người hoàn chỉnh, ngoại trừ khí huyết hòa thuận, trong ngoài thông suốt, ngũ tạng sinh thành ra, còn ắt phải có “thần” ngụ ở tim, “hồn” và “phách” mới có thể đầy đủ kiện toàn.
(II) Cấu thành của sinh mệnh: thành phần “hữu hình” của nhân thể và “vô hình” của sinh mệnh
Con người là do “thiên địa hợp khí” sản sinh, do đó cấu thành con người cũng bao hàm hai bộ phận lớn: “thành phần của trời” và “thành phần của đất”. “Trời” thuộc về vô hình, “đất” thuộc về hữu hình; bởi vậy sinh mệnh con người không chỉ gồm nhân thể “hữu hình”, mà còn ẩn tàng thành phần sinh mệnh “vô hình” (thần, hồn, phách, v.v.)
Cấu thành con người | Hữu hình/vô hình | Ví dụ |
Thành phần của đất | Thành phần hữu hình (mắt nhìn thấy được) | ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách hài |
Thành phần của trời | Thành phần vô hình (mắt không nhìn thấy) | thần, hồn, phách, khí, mệnh môn |
(III) “Nguyên thần” là chủ tể chân chính của con người
Cả đông y và Đạo gia đều nhìn nhận “tinh”, “khí”, “thần” là “tam bảo” của sinh mệnh con người; trong đó, “nguyên thần” là trọng yếu nhất, là chủ tể chân chính của con người. «Hoàng Đế nội kinh» nói: “Thất thần giả tử, đắc thần giả sinh dã”, nghĩa là người mất thần thì chết, có thần thì sống; “nguyên thần” là thứ ắt phải có trong cấu thành hoàn chỉnh sinh mệnh con người. Ngoài ra đáng chú ý là “nguyên thần” có năng lực hộ vệ sinh mệnh lớn nhất, là “pháp bảo” tốt nhất để nhân thể chống lại bệnh tật.
Đông y và Tây y bản chất khác nhau rất lớn
Nhìn nhận của đông y và Tây y đối với “sinh mệnh” có sự khác biệt rất lớn. Y học hiện đại ưa thích dùng khoa học thực chứng để kiểm tra đông y cổ đại, cho rằng thành phần “vô hình” của sinh mệnh mà đông y giảng không có căn cứ khoa học. Trên thực tế, bộ phận “vô hình” mà đông y giảng đã siêu xuất khỏi phạm vi năng lực của khoa học phương Tây. Vì sao «Hoàng Đế nội kinh» của đông y đã giảng rõ về bộ phận “vô hình” mà mắt người nhìn không thấy, nhưng Tây y không có cách nào nghiên cứu nó? Ấy là bởi bản chất bất đồng của hai phương thức y học này.
Tây y thuộc về “y học thực chứng”, phần lớn dùng mắt thịt để nghiên cứu nhân thể “hữu hình”, dẫu rằng một số máy móc thiết bị có thể thăm dò bộ phận “vô hình”, thế nhưng vẫn còn rất hữu hạn. Tuy nhiên, đông y thuộc về “y học Thần truyền”, là do Thần “Thượng Đế” truyền xuống, chẳng hạn Hoàng Đế, ngoài ra các “thần y” như Biển Thước, Hoa Đà, v.v. đều có công năng “thiên mục”, trang bị năng lực thấu thị nhân thể, vì vậy có thể nhìn thấy bộ phận “vô hình” mà người bình thường không thể thấy, ví như hướng đi của khí, tồn tại của kinh lạc, thần, hồn, phách, mệnh môn, v.v. Đây cũng là nguyên nhân vì sao y học phương Tây có nghiên cứu thế nào cũng không thể rõ, lại còn cho rằng đông y là mê tín, không khoa học.
Vương Nguyên Phủ
Theo chanhkien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét