Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

BA YẾU TỐ TINH – KHÍ - THẦN RANH GIỚI SỐNG VÀ CHẾT CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ UNG THƯ

Theo phương pháp chữa ung thư của tây y là bỏ đói tế bào, nhưng không có cách nào bỏ đói tế bào bệnh mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Tuy nhiên lý thuyết này đúng trong trường hợp những bệnh nhân ung thư hết thuốc chữa, đã nằm chờ chết trong những ngày niệm danh hiệu A-Di-Đà-Phật, không biết lúc nào sẽ chết, không thiết ăn uống để cầu sống nữa, mà cầu chết… do đó trong 21 ngày niệm danh hiệu phật cầu vãng sanh, thì đó là lúc bỏ đói tế bào, cơ thể tự phục hồi chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, bệnh nhân lại cảm thấy khỏe mà không chết, sau khi tái khám, các bác sĩ đã phải ngạc nhiên vì bệnh đã khỏi, không còn dấu vết tế bào ung thư.

Nước có thể chữa bệnh (phần 2).

Hiện nay đa số người chết vì bệnh, rất ít người bị chết vì già. Lẽ ra phải tuyệt đại đa số chết vì già, còn thiểu số chết vì bệnh. Hiện tượng cực kỳ bất bình thường này đòi hỏi chúng ta phải mau chóng sửa chữa những sai lầm do sinh hoạt và ăn uống.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

LUẬT NHÂN QUẢ QUY CHIẾU VỀ XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC

- Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa.

SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ HỌC

Toán học đã vậy thì Vật lý học càng phải đối diện với một sự thật quan trọng hơn nữa, vì toán học chỉ là công cụ hỗ trợ, còn Vật lý học mới thật sự là môn học nghiên cứu về thế giới vật chất của chúng ta. Trước khi đề cập đến sự kết thúc của vật lý học, hãy ôn lại sơ qua về lịch sử phát triển của vật lý. Chúng ta hãy theo dõi bài “Khi vật lý gõ cửa bản thể học” của Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Tường Bách.

TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Từ cùng lúc chung khởi đến lúc chia rẽ

Tôn giáo bắt nguồn ra sao? Chúng ta đều biết tôn giáo bắt nguồn từ sự sợ hãi nguy hiểm, nhất là những nguy cơ thiên nhiên, như sấm sét, lụt lội, động đất, núi lửa, bão tố vân vân .... Những nguy hiểm trên đã đe dọa con người qua nhiều thời đại.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

Phật giáo thật ra không có thế giới quan, bởi vì đã nói thế giới là không có thật, chỉ là do chúng sinh vọng tưởng, thì làm gì có thế giới quan. Vậy nói thế giới quan là nói theo vọng tưởng của chúng sinh, mục đích là để phá chấp thật chứ không phải để mô tả chân lý. Nói “thế giới quan Phật giáo” tức là đã nói không hoàn toàn đúng sự thật, không đúng thực tướng của vấn đề, vì “động niệm tức quai” (动念即乖 có động niệm, tức khởi lên ý tưởng thì không còn đúng với thực tế nữa). Cũng giống như Phật giáo thường nói : phàm cái gì có thể dùng lời nói, ngôn ngữ để diễn tả thì đều không có nghĩa thật. Khi các nhà lãnh đạo chính quyền nói : “Chúng tôi yêu chuộng và bảo vệ hòa bình” thì tất yếu là họ phải vũ trang, từ tư tưởng cho tới vũ khí, xe tăng, máy bay, tàu chiến, súng ống, đạn dược, tên lửa, chuẩn bị chiến tranh. Bất cứ chánh quyền nào cũng không thể làm khác được. Một chánh quyền tử tế cũng phải chuẩn bị chiến tranh thì mới bảo vệ được hòa bình.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ?

Trước khi đề cập vấn đề tại sao con người khó giác ngộ, cần phải tìm hiểu giác ngộ trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào. Trong Kinh Kim Cang, Phẩm 22 Vô Pháp Khả Đắc có câu :

須菩提白佛言。世尊。佛得阿耨多羅三藐三菩提。為無所得耶。如是如是。須菩提。我於阿耨多羅三藐三菩提。乃至無有少法可得是名阿耨多羅三藐三菩提

Tu Bồ Đề hỏi Phật : “Thế Tôn, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarasamyak sambodhi – Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) có phải là Vô Sở Đắc (không có cái được, không được gì cả) không?”