Số học là môn khoa học nghiên cứu về hình thức không gian và quan hệ số lượng của thế giới hiện thực, nó bao gồm thuật toán, đại số, hình học, vi tích phân… Ở đây, Bản Địa Phong Quang muốn nói đến chuyện của 2560 năm trước.
Lúc đó, số học vẫn chưa phức tạp, cao thâm như bây giờ. Khi lịch sử số học thế giới vẫn còn đang ở trạng thái mông muội đó thì Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng đến “Mịch - số mũ”, nói đến “Mịch n lần” (mũ n lần), đồng thời còn đặt tên cho môn “Đại số” rồi. “Mịch” có nghĩa là “số mũ - lũy thừa”, có hình thức biểu đạt là Xn, đọc là “X mũ n”. Nếu cả X và n đều có giá trị bằng 2 thì có nghĩa là 2 số này nhân với nhau, kết quả là 4, cũng có nghĩa là “2 mũ 2 bằng 2 nhân 2 bằng 4”.
Phật Thích Ca sau khi nói đến “Mịch – số mũ” thì còn nói đến “mũ n”. Ở đây, Phật đã nói đến khái niệm về đại số, đặt nền móng cho môn “Đại số” và nói cho chúng ta biết rằng con số có thể lớn đến vô hạn, vô cùng.
Nói đến chuyện này, bây giờ thì ai chẳng biết, học sinh trung học, hoặc thậm chí học sinh năm cuối của tiểu học cũng biết. Nhưng cứ thử nghĩ mà xem, đẩy lùi thời gian ngược về 2560 năm trước, việc này quả là không thể tưởng tượng nổi. Đây có thể nói là khai thị vĩ đại của Đức Thế Tôn đối với sự phát triển tiến bộ của ngành số học thế giới. Vấn đề này đã được ghi chép rất rõ ràng trong cuốn sách “Lịch sử số học quốc tế”. Điều này cũng có nghĩa là, cả thế giới đã công nhận cống hiến quan trọng của Phật Thích Ca Mâu Ni đối với số học, Người có vị trí hàng đầu trong lịch sử số học thế giới.
Việc này nói ra có căn cứ hẳn hoi, được ghi chép lại trong cuốn “Kinh Hoa Nghiêm”, trang 11 đến 12 quyển 65 (trong số 80 quyển Kinh Hoa Nghiêm). Trong đó viết rằng: “Tự tại nói rằng: Này thiện nam tử, ta xưa từng ở chỗ Văn Thù Sư Lợi, tu học các pháp như sách, số, toán, ấn, tức thời đắc ngộ nhập tất cả các pháp môn công xảo thần thông trí…Ta cũng có thể biết Bồ Tát giảng toán pháp, biết về cái gọi là một trăm lần Lạc-xoa (10 vạn) là một Câu-đê (10 triệu), Câu-đê (lần) Câu-đê là một A-dữu-đa, A-dữu-đa (lần) A-dữu-đa là một Na-do-tha, Na-do-tha (lần) Na-do-tha là một Tần-bà-la, Tần-bà-la (lần) Tần-bà-la là một Căng-yết-la”. Nói rộng hơn nữa là đến “Ưu-bát-la (lần) Ưu-bát-la là một Ba-đầu-ma, Ba-đầu-ma (lần) Ba-đầu-ma là một Tăng-chi, Tăng-chi (lần) Tăng-chi là một Thú, Thú (lần) Thú là một Dụ, Dụ (lần) Dụ là một Vô-số, Vô-số (lần) Vô-số là một Vô-số-chuyển”...
Trong bài kinh này, Phật đã nói về các con số và cấp số nhân của chúng tất cả 123 lần, trong đó lần thứ 104 nói về con số A-tăng-kỳ, lần thứ 106 nói về con số Vô-lượng, lần thứ 108 nói về con số Vô-biên, lần thứ 110 nói về con số Vô-đẳng, lần thứ 112 nói về con số Bất-khả-sổ (không thể đếm được), lần thứ 114 nói về con số Bất-khả-xưng (không thể gọi tên được), lần thứ 116 nói về con số Bất-khả-tư (không thể nghĩ đến được), lần thứ 118 nói đến con số Bất-khả-lượng (không thể đo lường được), và lần thứ 120 nói đến con số Bất-khả-thuyết (không thể nói ra được).
Nếu nói như kinh Phật thì có lẽ chúng ta chưa hình dung được con số mà Phật nói đến lớn cỡ nào. Nhưng chúng ta biết rằng khoa học ngày nay dùng ký hiệu mũ (lũy thừa) để viết những con số lớn. Ví dụ: 1 triệu (million) là con số 1 với 6 con số 0 đằng sau (1.000.000), viết theo ký hiệu điện toán là: 10^6 và đọc là 10 lũy thừa 6; 1 tỷ (billion) gồm có 9 con số 0 và được viết là 10^9 , lớn hơn nữa là 1 ngàn tỷ (trillion) viết là 10^12 (10 mũ 12), rồi đến 1 triệu tỷ (zillion) viết là 10^15 (10 mũ 15) . Cho đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa có những danh từ riêng để chỉ những con số lớn hơn. Trong tiếng Việt thì số tỷ là đơn vị tính cao nhất.
Chiếu theo những lời Phật nói trong Kinh Hoa Nghiêm thì một Lạc-xoa = 100.000 (tức 10^5).
100 * Lạc-xoa = Một Câu-đê = 10 triệu = 10^7.
Câu-đê * Câu-đê = A-dữu-đa = 100 ngàn tỷ = 10^14.
A-dữu-đa * A-dữu-đa = Na-do-tha = 10 tỷ tỷ tỷ = 10^28.
Cứ tiếp tục tính theo cấp số nhân như vậy, ta sẽ tính ra được một A-tăng-kỳ = 10^(7.09… * 10^31), nghĩa là con số 1 tiếp theo bởi hơn 7000 tỷ tỷ tỷ con số 0 ở đằng sau, một con số vô cùng lớn nhưng vẫn có một tên riêng. Theo nguyên tắc đó, chúng ta lại suy ra:
Vô-lượng = 10^(2.83… * 10^32), Vô-biên = 10^(1.13… * 10^33),... và Bất-khả-thuyết = 10^(4.65… x 10^36) nghĩa là con số 1 tiếp theo bởi khoảng hơn 4 tỷ tỷ tỷ tỷ con số 0 đứng đằng sau.
Con số lớn nhất khoa học ngày nay dùng tới có lẽ chỉ vào khoảng 10^40 nghĩa là chỉ có 40 con số 0 đứng sau. Qua Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy rằng, chỉ riêng về phương diện số học, Phật giáo từ 2560 năm trước đã có những bước tiến đại nhảy vọt so với khoa học ở thế kỷ 21, có khái niệm và sự biểu đạt chính xác những con số vô cùng lớn, lớn đến mức ngoài mức tưởng tượng tất cả các nhà khoa học vĩ đại ngày nay.
Các bạn thử nghĩ xem, đó có phải là Phật Thích Ca nói về mũ “n” hay không? Có phải nói về đại số và đặt nền móng cho môn “đại số” hay không?
Bản Địa Phong Quang
(Biên dịch 01.01.2016)
Nguồn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004300426338
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét