Hiển thị các bài đăng có nhãn NGỮ VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGỮ VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

SUY GẪM

Một ông vua ngồi trong hoàng cung nghe thấy tiếng rao ngoài cửa sổ: "Táo nào, táo ngon đây!" Nhà vua nhìn ra thấy một ông già đẩy chiếc xe bán táo và xung quanh đông người mua.
Vua thấy thèm ăn bèn gọi quan Nhất phẩm đến và nói: "Đây là năm đồng tiền vàng, hãy đi mua táo cho ta".
Quan Nhất phẩm cho gọi quan Cửu phẩm và nói: "Đây là bốn đồng tiền vàng, hãy chạy đi mua táo".

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Truyện cực ngắn của nhà văn Nhật Chiêu

Nhật Chiêu
TTđTD - Với những người yêu văn chương và say mê những khám phá mới, tập truyện cực ngắn của nhà văn Nhật Chiêu chính là những thử thách thú vị với những truyện ngắn chỉ có một câu, hay tối giản đến mức chỉ còn có một từ mà thôi.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

SẺ CHIA

Chị Tám nằm nghiêng vào vách, cố ngăn những giọt nước mắt trào ra. Suốt đêm chị không ngủ được, tai nghe tiếng con thằn lằn tặc lưỡi mà tưởng như tiếng than thở của chính mình. Chị không ngờ mình ăn hiền ở lành như thế, cố gắng chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ, làm dâu như thế, mà bây giờ “người ta” lại phản bội chị. Trời ơi, hai tiếng “phản bội” làm lòng chị đau như cắt. Rồi chị khóc. Khóc tự lúc nào không hay... Thôi, không kềm nén được nữa, những giọt nước mắt cứ lăn dài, lăn dài xuống chiếc gối mà chị đã nằm suốt bao nhiêu năm hạnh phúc...

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

1. Một bài thi 
Con lạy thầy. Con van cô. Chấm dễ dễ. Không cần nhiều. Năm điểm thôi. Đâu có khó. Phải không thầy. Sẽ làm được. Thầy chấm hơn. Con cám ơn. Thầy chấm ít. Thầy được gì? Chẳng gì cả. Con thi rớt. Phải thi lại. Lại gặp nhau. Thầy lại cực. Phải chấm nữa. Cực thầy thôi. Con không muốn. Thấy thầy cực. Thế nên thầy. Chấm đậu nhá. 

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ

Suốt hai ngàn năm người Việt đã cho chữ Tâm vào lòng tiếng Việt như thế nào? [Tâm huyết, tâm hồn, tâm linh, tâm thư, tâm tình, tâm tính, tâm địa, tâm trạng, tâm tư, tâm thần, tâm lý, tâm niệm, tâm giao, tâm đầu ý hiệp / quyết tâm, vô tâm, đồng tâm, lưu tâm, tận tâm, ác tâm, thiện tâm, thâm tâm, tiểu tâm...] [mượn xài chừng 25 chữ,] trong khi đó, vẫn nói 250 cách khác nhau với chữ lòng, rứt ruột đẻ ra!

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

NGÔN NGỮ VIỆT.

Cảm ơn tác giả bài viết. Tôi xin chép bài này làm tư liệu. Tại sao cùng một dân tộc lại có hệ thống ngữ âm khác nhau vậy? Tôi đang chứng minh rằng: Bởi nước Văn Lang chia làm 15 bộ và phát triển độc lập 2262 năm ở Nam Dương tử. Do đó tạo ra những ngữ âm khác nhau. Khi Văn Lang sụp đổ ở Nam Dương tử. Nhưng người dân Việt, từ các vùng miền khác nhau với phương ngữ của họ, tỵ nạn xuống mảnh đất Việt Nam hiện nay, nên họ còn giữ ngữ âm từ ngàn xưa đó.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Sống đẹp

1. Xã hội bây giờ lạ lắm
Quen nhau vì nhan sắc
Quý nhau vì đồng tiền
Xấu ai ngó, nghèo ai theo

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

“Cơn bão” đánh vần kéo dư luận đi lạc hướng

Hoàng Dũng
Bài dưới đây đã đăng trên Lao động cuối tuần số 37 (từ 14/9 đến 16/9/2018), tr. 3, chưa đưa lên trang mạng của báo Lao động, sau khi đã cắt bỏ phần trả lời hai câu hỏi đầu tiên. Đây là bản gốc.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

CHỮ KHOA ĐẨU - Bài nghiên cứu

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 

Chữ Việt Cổ (khoa đẩu tự)

Chúng ta có cơ sở để tự hào về dân tộc chúng ta – tự hào về hơn 4000 năm văn hiến. Văn minh dưới thời vua Hùng giữa Trung Hoa và nước Việt chúng ta không có sự khác biệt, có những lĩnh vực chúng ta hơn hẳn người phương Bắc.

Vấn đề là ở chỗ người Hán âm mưu đồng hóa dân Việt mình, cho nên họ đã cấm người Việt học chữ khoa đẩu, là chữ viết riêng của dân Việt. Khi người Việt không đọc được chữ của mình thì lịch sử, văn học, văn minh của một dân tộc không còn nữa. Người Việt chúng ta đã bị biến thành dân mọi rợ ngu dốt, học chữ Hán để chúng dễ dàng biến dân Việt thành dân Hán.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

“CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC” NÊN HAY KHÔNG, LÀM SAO XỬ LÝ?

PHẦN I - VÀI PHẢN BIỆN CỤ THỂ
Tôi rất đắn đo khi đưa lên mạng những dòng này. Bao lần định viết rồi lại xóa! Định tổ chức tọa đàm tại Đà Nẵng, lại tạm đình chỉ… 
Tuy ý thức được là vấn đề này liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, rất nhạy cảm, nhưng tôi quyết định tỏ rõ lập trường của mình và chấp nhận phản biện của mọi người.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Mấy lời gan ruột

Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền. Rồi cuộc chiến ở hai đầu đất nước, phía Bắc và Tây Nam, cuộc chiến 10 năm trời, ngài Tổng bí thư (TBT) ngùn ngụt khát vọng thay trời đổi đất đã bộc lộ một sai lầm chết người (trong chuỗi sai lầm của ông và ê kíp) là ghi Trung Quốc - kẻ thù vĩnh viễn vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ơi trời, có là thù truyền kiếp đi nữa thì cũng không được ghi vào như vậy, bởi đây là Hiến pháp của nước VN, kế thừa Hiến pháp 1946 kia mà.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Nên dạy trẻ học chữ và học đánh vần thế nào?

LTS: Thời gian gần đây, truyền thông, mạng xã hội và báo chí bàn tán rất nhiều về cách dạy phát âm trong sách tiếng Việt 1 của Công nghệ giáo dục. Cụ thể, trong giáo trình, 3 chữ cái "c", "k", "q" đều đọc là "cờ" /k. Để rộng đường dư luận, Văn nghệ Công an xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Tiến sĩ Nghiêm Thuý Hằng, chuyên ngành Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học Ứng dụng, Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, hiện đang công tác tại Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về những băn khoăn nói trên, và cũng là góp một ý kiến về vấn đề dạy cho trẻ học chữ và đánh vần như thế nào.

HÃY ĐỐI THOẠI VỀ GIÁO DỤC, ĐỂ TÌM RA TƯƠNG LAI

HÃY ĐỐI THOẠI VỀ GIÁO DỤC, ĐỂ TÌM RA TƯƠNG LAI
(Bài 1).
Như đã hứa, tôi trình bày loạt bài về Giáo dục để mong rằng góp chút gì đó cho việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
.
Lẽ là vậy, nhưng sáng nay, mùng 7 tháng 8 năm 2018 xảy ra một “sự cố” nhỏ là tôi đăng một clip trên mạng, mang hình ảnh thái quá của một phụ huynh với hàm ý là muốn nhấn mạnh ở Dân trí, dân khí Việt Nam.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

TIẾNG VIỆT

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

TIẾNG VIỆT THẬT KỲ DIỆU.

"Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” (Phạm Công Thiện)

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN LẼ RA KHÔNG NÊN BÀN NỮA

Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử trên Tin Nhanh 24h, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).

CHUYỆN TỪ MỘT THẾ KỶ TRƯỚC VỀ C, Q, K

Như đã nói trong phần cmt của bài vừa rồi, vấn đề ký âm trong tiếng Việt của các học giả Pháp đã thất bại và khép lại từ hơn 1 thế kỷ trước.

Sau này, các tác giả VN như PGS.Bùi Hiền, GS. Hồ Ngọc Đại lại "vấp phải chỗ cũ". Nhưng khổ nỗi lại không chịu đọc (/không biết/không hiểu) các nghiên cứu của đời trước. Đây không phải tinh thần của học thuật chân chính. Vì một nhóc nghiên cứu sinh nào đó, khi tập toẹ làm luận án tiến sĩ đã phải biết về nghiên cứu tổng quan. Tức là phân tích xem các công trình của người đi trước đã nghiên cứu cái gì. "Lũng" phần này là vứt moẹ luôn cái luận án. Ấy thế mà các vị có học hàm hẳn hoi (như Bùi Hiền và Hồ Ngọc Đại) mà vẫn còn ngu ngơ vụ này. Nhà cháu đang đặt vấn đề là hai ông này liệu có mua bằng hay không?!

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

KHẨN CẤP KÍNH GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Tôi, nhà báo, nhà viết kịch Lê Quý Hiền với tư cách công dân khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nước CHXHCNVN xem xét ngay việc xuất hiện việc dạy thí điểm cải cách chữ viết và phát âm Tiếng Việt. Vấn đề không chỉ là chuyện nên hay không, đúng hay sai mà nghiêm trọng hơn là cách thay đổi này làm xáo trộn xã hội, xâm phạm đến Quốc hồn Quốc túy, bản sắc của Dân tộc là Tiếng Việt vì những lý do sau: