Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

HÃY ĐỐI THOẠI VỀ GIÁO DỤC, ĐỂ TÌM RA TƯƠNG LAI

HÃY ĐỐI THOẠI VỀ GIÁO DỤC, ĐỂ TÌM RA TƯƠNG LAI
(Bài 1).
Như đã hứa, tôi trình bày loạt bài về Giáo dục để mong rằng góp chút gì đó cho việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
.
Lẽ là vậy, nhưng sáng nay, mùng 7 tháng 8 năm 2018 xảy ra một “sự cố” nhỏ là tôi đăng một clip trên mạng, mang hình ảnh thái quá của một phụ huynh với hàm ý là muốn nhấn mạnh ở Dân trí, dân khí Việt Nam.
.
Mặc dù lôi đã nói rất rõ quan điểm, thái độ bằng lời dẫn trên đầu clip đó nhưng nhiều người, có lẽ bị chi phối mạnh bởi nội dung ồn ào trên clip, nên nhanh chóng xếp tôi vào hàng ngũ “Chống công nghệ giáo dục” và phản ứng đủ kiểu.
.
Là người cũng đã cả tuổi, tôi miễn chấp những gì là thái quá.
Giống như cái lò xo khi nén xuống ba gang, khi buông ra nó bật lên thành sáu gang, thậm chí hơn. Không sao.
.
Thưa các bạn.
Trong dự cảm của tôi, không giấu gì các bạn, tôi sẽ gắng sức phản bác, “xới tung” vũng lầy giáo dục của VN hôm nay. Tôi sẽ vật ngửa nó lên để tính. Tôi làm việc này miệt mài trên báo chí chính thông gần mười năm nay rồi. Tôi viết hoàn toàn phi vụ lợi, có thể thề bằng tính mạng với bạn đọc nào hồ nghi tính chính danh của nó.
.
Đó là MỤC TIÊU của tôi, chứ không phải là tôi chăm chăm nhằm vào “Giáo dục thực nghiệm” như một bức xúc nhất thời!.
.
Câu chuyện này sẽ dài, tôi đăng thành vài kỳ dành cho những người quan tâm, không để giải trí nên xin lỗi các bạn thich ngắn, thich vào FB để giải trí.
.
Như vừa nói, qua trao đổi trong bài sáng nay hình thành hai “Phe”, một phe hòa ngay vào không gian chủ đề, nội dung clip để bộc lộ tình cảm, thái độ của mình.
.
Còn một “phe”, tạm gọi thế , có ý phản bác ngược, bằng cách cổ súy, chứng minh nền tảng, phương thức giáo dục mà trong bài này tôi xin gọi tắt là “Hồ Ngọc Đại” Viết là HNĐ hoặc chữ tắt “CNGD” để chỉ thể thức giáo dục công nghệ.
Phe này ít, nhưng ý kiến, cơ sở dữ liệu, lý luận chắc chắn, xem như tiên tiến, ủng hộ cái mới.
.
Có vài ý kiến chỉ ra lờ mờ một âm mưu gì đó như cuộc tranh ăn vỹ đại đang xảy ra, phe bảo thủ đang từ từ lật đổ phe cấp tiến.
Trong quan điểm này, tôi (NHC) trở thành tên lính xung kích phá vỡ cơ hội tiến bộ của con em mình nếu “phe” HNĐ thất bại, nhường sân cho phe bảo thủ.
Các bạn yên tâm. Tôi sẽ là người lính xung kích ở chiến tuyến Nhân Dân bắn đạn thẳng vào những âm mưu này, nếu có !.
.
Thưa các bạn.
Thế là tôi phải đảo lại trình tự về loạt bài viết mà tôi sắp viết, dành một phần để làm rõ vài nét trong bài này.
.
Thưa các bạn.
Tôi xác nhận phe HNĐ phát biểu tại đây phần lớn là những nhân vật có tầm nhìn cao, tri thức vững, quan sát tốt, có thiên hướng trọng chân lý, hy vọng vào những điều tốt đẹp và (chủ quan hay chỉ ảnh hưởng) khi cho rằng giáo dục HNĐ là tốt, là hoàn thiện. 
.
Tôi không hề hiềm khích, hay công kích, phản bác thái độ các bạn phe này và dành nhiều thời gian suy nghĩ về những luận điểm của bạn. Tôi có tình cảm tốt với anh chị em phe này. Cảm ơn các bạn đã tạo nên không gian tranh luận dân chủ, tiến bộ để chúng ta tiến sát sự thể hơn.
.
Nếu phải nói nhỏ với các bạn thì tôi có hai ý kiến này: Một là bạn đã hiểu lầm tôi, hiểu oan tôi, xếp tôi vào “chiến tuyến” chống lại những cây đa cây đề của ngành giáo dục. Tôi nói rõ rằng: Tôi chống lại hầu như toàn cục ngành này. Tôi không phải dạng bộ binh chân đất, lấy chọc ngoáy làm vui. 
.
Loạt bài này sẽ trình bày rõ, chứ không phải tôi chống ông Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền, Phùng Xuân Nhạ hay ai khác.
.
Hai là ngay ở phía các bạn, tôi thấy tinh thần thượng tôn những giá trị của GDCN cũng chưa thấu đáo. 
Khi phân tich, chứng minh, làm rõ một chủ đề khoa học hóc búa mà cứ lấy tình cảm riêng của mình với các Ngài kia, rồi lấy tuổi tác, học hàm học vị, thành tich của các vị ấy ra để mong đè bẹp những người chống họ, không “quân tử” chút nào.
Để đánh giá thành bại, tốt hay chưa tốt của CNGD phải có quy trình thẩm trắc khách quan, khoa học vô cùng chứ không "căn" vào những số đếm đơn thuần được.
.
Giá trị toàn cục của cuộc cách mạng do HNĐ đem lại thì nên biết, để đo đếm, kiểm chứng, minh chứng không thể lấy những đại lượng hiện nay như số tỉnh áp dụng, số năm áp dụng, những ưu việt hơn kiểu cũ một cách đại thể ra để áp được.
.
Ngay bản thân những người chủ xướng, sau năm 1996 đến nay vẫn chưa có một tổng kết ra hồn nào để nhân dân và các thế lực chống họ (nếu có) phải tâm phục khẩu phục. Còn lâu!.
.
Tôi sẽ làm việc này ngay sau vài bài nữa, để các bạn biết rằng nó tốt đến đâu, giỏi cỡ nào, giúp cho thế hệ trẻ này ra sao?. Làm ơn chờ đợi bạn nhé.
.
Tuy nhiên, cần nói rõ: Nếu tôi hay ai đó đồng ý, nếu đóng hộp cái gọi là “Giáo dục đại trà” hiện nay, coi như cần phải thế, coi như thỏa hiệp với cánh ông Nhạ thì là một thảm họa. Tôi sẽ góp sức mình để ngăn chặn thảm họa ấy được chút nào hay chút ấy.
.
Trước khi dừng lời của stt ngoài dự kiến này tôi nói: Trong phản bác của tôi, có một phần nhỏ “đụng” đến Công nghệ giáo dục nhưng nội dung phản bác này sẽ “ăn theo” mạch tư duy chung của loạt bài nên hôm nay, tôi chưa trình bày hết nhẽ được.
.
Nó sẽ xen lẫn, hài hòa vào những vấn đề chung.
Nhưng như thế, có thể các bạn thuộc phe CNGD, phe HNĐ ấm ức, phiền lòng nên tôi mô tả trước một hình ảnh thế này:
Hãy xem giáo dục Việt Nam sau 1980 như một vùng quê nghèo.
Trước đó bà con sống nhọc nhằn với đôi quang đòn gánh cháy vai.
Giáo dục đại trà (thời sau 1980) đem đến cho họ cái xe cút kít bành gỗ.
Tuy năng xuất gấp đôi lần thời trước nhưng vẫn nặng nề.
.
Giáo dục công nghệ tới.
Nó đem cho người ta cái ô tô.
.
Nhanh hơn, vâng!.
Chở được nhiều hơn, vâng!.
.
Nhưng, bạn có dám chắc là cái ô tô này là ô tô tốt nhất trong các loại ô tô không???.
.
Nó là cái Dil 57 đời 1964 hay cái Toyota đời 2017 ?
Nó ăn 50 lít xăng hay 11 lít dầu diesel để trở 10 tấn hàng?.


Nó thải ra môi trường mỗi phút một mét hay 10 mét khối khí thải?
.
Đó, hãy từ hình ảnh này đặt tiếp vài câu hỏi sau ví dụ ( sát vào cuốn tiếng việt lớp 1) rằng:
-Nội dung nó có hoàn toàn phù hợp với tuổi lên 6, tuổi ở nhà vẫn gây sự với mèo và nhờ mẹ cho đi toilet?.
-Nôi dung của nó có dễ dàng, dễ nhớ, dễ đọc hay không?
-Những điều HNĐ đang buộc học sinh học ở đây học sinh có còn cơ hội (hay buộc phải học) lại nhiều lần trong suốt 12 năm hay không?
-Thời gian một năm để học chương trình này có NGẮN HƠN chương trình đại trà không?
-Về Ngữ âm, những phân tích của thầy Thành Nam, một đại biểu thượng thặng của phái ủng hộ, chủ xướng CNGD (người mà tôi rất kính trọng) trong video có đường link dưới ô comment thứ nhất sau bài này, tôi nhận định nó đúng 100% nhưng nó THICH HỢP với lứa tuổi còn tranh ăn với chó cún hay thich hợp với những sinh viên là nghiên cứu sinh ngữ văn?
.
Thầy Nam có nhầm lẫn gì không khi nói các em đang học cách làm của các…giáo sỹ thiên chúa giáo uyên bác phương tây là hợp lý ?.
Thầy Nam có nhìn nhận gì vào kết quả dạy chữ, dạy âm “cổ lỗ sỹ” cách đây bốn chục năm khi mà, bằng cách ấy nền giáo dục hồi đó đã đào tạo nên hàng triệu công dân tốt, hàng chục ngàn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ (thật) và cả thầy?.
Nếu nó đang vận hành trơn tru, hiệu quả thì có cần dạy các em theo cách của Viện hàn lâm nữa không?.
Đó, để tranh gây căng thẳng vô lối, tôi không áp đặt, chỉ nêu các câu hỏi, khi chúng ta chung tay giải quyết một cách xây dựng, không chủ quan, chân thành và khoa học thì mọi việc sẽ sáng ra rất nhiều!.
Thế nhé. Bài 1 dừng ở đây, tôi còn phải dành sức nện vào những mảng cứng khốn khổ của Giáo dục đại trà của thầy trò ông Luận, ông Nhạ.
Xin gửi bạn dòng ghi chú cho bức ảnh theo bài chụp từ bộ sách giáo khoa (tôi mới chụp được một nửa số sách) của giáo dục đại trà, tôi muốn ghi rằng:
"Hãy mở mắt ra, hãy dũng cảm để thấy cái tệ hại của việc “Giáo dục bách khoa” cho trẻ. Đó là một tội ác!".

Chiều 7/9/2018.
Nguyễn Huy Cường.

Không có nhận xét nào: