Hiển thị các bài đăng có nhãn NGỮ VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGỮ VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Thư kiến nghị về vấn đề dạy chữ Quốc ngữ theo sách Công nghệ giáo dục lớp 1 cải cách

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2018 

Kính gửi: 

– Quốc hội nước Việt Nam
– Uỷ ban Thường vụ quốc hội
– Các Uỷ ban của quốc hội
– Thủ tướng Chính phủ
– Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao
– Bộ Nội Vụ
– Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Bộ Tư pháp 

Đồng kính gửi: Toàn thể nhân dân, phụ huynh và học sinh trên cả nước. 

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Chúng ta phải rất tự hào về dân tộc của chúng ta, một dân tộc đứng hàng đầu thế giới về “Khoa Học Kỹ Thuật”:

- Người đầu tiên có thể sống dưới nước mà không cần bình dưỡng khí: Lạc Long Quân.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

SỰ TÍCH CÂY NÊU

Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng, chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là ăn ngọn cho gốc". Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực, bắt Người phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý, Người cơ hồ muốn chết rũ.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Tiếng Việt tuyệt vời...

Bài thơ sau đây có 8 cách đọc.
Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế!
1. Bài thơ gốc (bài 1):
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Sinh viên dân tộc thiểu số chê cải tiến chữ viết của TS Bùi Hiển thiếu văn hóa, thiếu khoa học

Mới đây một thanh niên người dân tộc thiểu số đã có bài phân tích sâu sắc cho thấy kiến thức của Tiến Sĩ Bùi Hiển về chữ viết còn nhiều hạn chế.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

GIẢI PHẪU TIẾNG VIỆT

kh được diễn tả bằng hình lá nhau (placenta). 
Một sinh viên y khoa muốn hiểu rõ về cơ thể con người cần phải mổ xẻ xác người. Muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt ta cũng cần phải mổ xẻ các từ Việt ra để nghiên cứu. Xin đưa tiếng Việt lên bàn mổ xem có thể học hỏi được điều gì chăng? Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đã viết một chương về Giải Phẫu Tiếng Việt với tính cách bao quát, ở đây xin khai triển thêm. Muốn nghiên cứu một từ chưa hiểu rõ nghĩa nhất là những từ dùng trong truyền thuyết, cổ sử, triết thuyết, tín ngưỡng, ta cần phải dùng tới dao kéo.

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

ĐỌC CUỐI TUẦN: 10 TRUYỆN NGẮN HAY

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì. 

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

THIÊN NHIÊN TRONG KINH PHẬT

1. Hoa 
Kinh Pháp Cú có cả một phẩm gọi là Phẩm Hoa trong đó có các câu vừa gần với đời sống vừa bao hàm triết lý đạo đức qua dụ ngôn bằng các loài hoa thật tuyệt vời. Các kinh khác thì (ta) gặp loài hoa Mạn Đà La, hoa Ưu Đàm, hoa Chiên Đàn, hoa Sen vàng, Sen xanh, Sen đỏ, Sen trắng (Kinh A Di Đà). Một bộ kinh siêu việt cả về nội dung triết lý lẫn văn chương đã mang tên loài hoa sen, là bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh...

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

SÂU VÀ NÔNG

Xưa nay cái thực sự
Làm nên người đàn bà
Không phải sự mạnh mẽ
Mà là lòng vị tha.

Là đức tính chịu đựng
Để trong ấm ngoài êm
Và gia đình hạnh phúc, 
Dù khóc thầm ban đêm.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

THỜI ÁO LỤA

Cô gái ngày xưa,
Một thời áo lụa
Đi nhặt phượng buồn
Ép hồn lên vở
Cho ngày chia ly.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Truyện ngắn: BỒ TÁT

Tôi đi chùa, không hiểu sao rất thích hai chữ Bồ Tát. Trong chùa, tượng Phật quá chừng nhiều, mà tượng Bồ Tát rất ít, hầu như chỉ có Quan Thế Âm cầm cành dương liễu đứng giữa ao sen. Lâu lâu mới gặp một chùa có tượng Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền. Tôi không thoả mãn, muốn biết thiệt nhiều Bồ Tát nữa kìa.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

SẮC ĐẸP VÀ CHUYỆN TÌNH

Y :
Ta tạm khoan đề cập đến những chuyện trong những xã hội đa phu (nhiều chồng), như xã hội Bantou (Nouvelle-Calédonie), ở xã hội Minangkabau (Sumatra), ở quần đảo Laquedives (Nam Ấn Độ), ở người Na thuộc tộc Na xa (Trung Quốc), hay Tây Tạng trước 1950, vv. Chúng ta luận chuyện ở những xã hội tương đối quen biết thôi nhé. "Vị" và tôi thuộc nam giới. Chúng ta luận và biểu dương sắc đẹp của phụ nữ thôi. Vả lại nữ giới là đa số của nhân loại, ta chú ý cũng là hợp lý. Lúc còn nhỏ, tôi ngắm người phụ nữ, chủ yếu là cái mặt. Đẹp hay không, theo tôi lúc đó là ở cái mặt, và cho rằng "nhan sắc" là chỉ ở đó.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

MƠ VỀ EM

Anh chẳng thích hoa
Bởi... em đã biết
Anh lại thích biển
Có sóng bạc đầu
Vỗ ru bờ cát

Anh cũng thích mây
Gió thổi mây bay
Làm cơn mưa nhỏ
Anh mong là chim
Như điều em ước...

Hoàng Lạc
Nguồn: http://hoangvanlac31.blogspot.com/

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Truyện Kiều đã bị hậu nhân làm méo mó ra sao?

Từ khi ra đời tới nay, "Truyện Kiều" đã trở thành tác phẩm văn học thẩm thấu vào tâm trí người Việt với biết bao dạng thức như ngâm Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều… "Truyện Kiều" cũng là một tác phẩm văn học kiệt xuất của dân tộc Việt Nam trên diễn đàn văn hóa thế giới. Bản thân tác giả của "Truyện Kiều" là đại thi hào Nguyễn Du cũng trở thành Danh nhân văn hóa Thế giới. Thế nhưng, nhiều ý nghĩa của tác phẩm này đã bị hậu thế hiểu sai đi hoặc làm "méo mó". Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: ""Truyện Kiều" còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…". Nếu hậu nhân cứ theo ý mình làm "méo mó" "Truyện Kiều" thì không biết văn hóa nước ta sẽ trông vào đâu để định hình? 

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Sex trong Truyện Kiều

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, những ai tinh ý đều không bỏ qua hình ảnh khỏa thân của Kiều khi tắm dưới mắt Thúc Sinh: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đó là câu thơ tụng ca thân thể người đẹp duy nhất trong văn học trung đại Việt Nam, không có trong nguyên tác Thanh Tâm Tài Nhân. Chữ “tòa thiên nhiên” đã gợi lên một công trình, một kiến tạo, một kiến trúc mà chỉ có thiên nhiên mới làm được. Một sự thật hiển nhiên nghìn đời mà bây giờ mới đi vào văn học. Nhưng đó chỉ mới là phần lộ trên mặt nước của một tảng băng trôi.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Chữ "Nhẫn" trong thư pháp Thiền

Nhẫn Nhẫn Nhẫn. Trái chủ oan gia tùng thử tận. (Thân Nhẫn, Khẩu Nhẫn, Tâm Nhẫn. Thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết). Thư pháp Thiền là nơi hội tụ của nghệ thuật và trí tuệ giác ngộ (Stephen Addis). Vì vậy ngôn ngữ của thư pháp là cái đã đi qua văn tự để đến chỗ siêu việt văn tự; từ đó giúp chúng ta ngộ được nhiều điều trong cuộc sống.

Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại

So với Bình Ngô đại cáo thì Chiếu dời đô thường chỉ được chúng ta quan tâm ở một mức khiêm tốn, sự phân tích văn bản cũng sơ sài. Điều này có thể giải thích là do cảm hứng chính chi phối xã hội Việt Nam từ sau 1945 đến nay là cảm hứng chiến thắng mà Bình Ngô đại cáo diễn tả rất hoàn hảo. Thói quen tìm thấy mình trong lịch sử và hơn thế thích diễn tả mình bằng ngôn ngữ lịch sử đã xui con người hiện đại đồng lòng làm việc đó.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

TRIẾT LÝ TRUYỆN KIỀU - TỪ HẢI ANH HÙNG

Bài này có thể mang tựa đề là triết lý Truyện Kiều mặc dù Nguyễn Du không phải là triết gia: không đưa ra một nền triết riêng biệt, triết người theo chỉ là triết của tam giáo, nói đúng hơn chỉ là niềm tin tam giáo tức có sao phản ảnh lại vậy, chứ không có suy tư thêm gì cả. Tuy nhiên vì người là thi hào siêu việt với tâm hồn nghệ sĩ cực kỳ bén nhạy đã đâm rễ tới tận bờ của tiềm thức công thông, do đấy cảm được nền triết Việt, chứng cớ là nền triết này đã thấm vào cốt truyện khiến nó trở nên một áng văn đầy nhân bản tính có thêm chiều kích tâm linh tràn ngập tình người mà đỉnh cao chót vót, cao vượt khỏi tầm ý thức của độc giả, cũng như của tác giả, là vai Từ Hải. Đó là vai đã biểu hiệu một vài khía cạnh của nền nhân bản tâm linh, do vậy truyện Kiều trở nên một áng văn có tính chất dân tộc cùng tột. Chúng ta sẽ bàn về điều nọ trong tập nhỏ này.

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?

1. TẠI SAO GỌI NGUYỄN DU LÀ ĐẠI THI HÀO? 

Nguyễn Du là một nhà thơ. Chẳng những thế lại là một nhà thơ thiên tài. Chúng ta thường quen gọi những thiên tài thi ca là thi hào; chữ “hào” nói lên tài trí phi thường, vượt bực, sáng suốt, vượt lên trên những kẻ khác: “thi hào” là một nhà thơ siêu việt, với thiên tài sáng tác bao trùm cõi xa gần cao thấp của thiên địa.