Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

(2) CHÂN KHÔNG - Cái không có gì nhưng lại là tất cả.

1.  CON MẮT ĐÔNG
Trong triết học phương Đông, người ta xuất phát từ một cái có tính chất trống không như cái trống không của não bộ. Cái này gọi là vô cực. Thanh nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. Còn ở đây quan niệm Vũ Trụ ban đầu như thế, chẳng có cực nào cả. Một cái trống không, đâu đâu cũng như nhau. Cái trống không sinh ra một cái khác gọi là Thái cực. Thái cực lại có âm và dương. Âm dương tuy mâu thuẫn nhưng không loại trừ nhau. Trong âm có dương và trong dương có âm. Âm dương bổ sung và thống nhất nhau. Điều này có trái với logic hình thức: những cái mâu thuẫn thì loại trừ nhau. Tại sao trong triết học phương Đông lại có điểm mâu thuẫn với logic hình thức? Nó như thế này...; chẳng hạn dương là chồng và âm là vợ. Họ bổ sung cho nhau chứ? Nếu không phải thế mà loại trừ nhau thì còn gì là gia đình? Và nhân loại cũng sẽ không tồn tại.
Theo quan điểm phương Đông: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái...; từ đó sinh ra muôn vật. Và tất cả đều do Vô cực tạo ra. Cũng theo Lão Tử, sở dĩ cái nhà dùng được, vì nó có cái trống không bên trong, cái chén dùng được vì cũng trống rỗng bên trong để đựng nước. Cái Vô cực, Ông phát biểu:
"Có một cái gì đó không xác định
Tồn tại trước cả Đất và Trời,
Một cái gì vô hình yên lặng,
Không suy suyển, độc lập, 
Luôn luôn chuyển động không mệt mỏi,
Có khả năng trở thành người mẹ của Vũ Trụ,
Không biết tên nó, tôi gọi là Đạo."
Trang Tử cũng nói: "Nhà Minh triết theo dõi một vạn năm và nhìn lại như tại một thời điểm duy nhất". Nhà Minh triết đã nhìn bằng cái trống không nói trên. Cũng có vài câu chuyện xưa, trong đó người ta nhắc đến chữ trống không với ý nghĩa lớn lao như: Tề Thiên Đại Thánh gọi là Tôn Ngộ Không; còn người bạn đầy tài năng của nhà vua hóa hổ Từ Đạo Hạnh cũng mang cái tên là Nguyễn Minh Không.

2. CON MẮT TÂY
Albert Einstein - nhà bác học thiên tài
Trong vật lý học hiện đại cũng có khái niệm chân không, tức là không gian không chứa các hạt vật lý nào, kể cả năng lượng vật lý. Cái không gian trống rỗng này có liên quan đến cái e-tê của cuối thế kỷ 19. Trước khi thuyết tương đối của Albert Einstein ra đời, người ta đã cố tình đổ cái e-tê đó vào trong cái không gian trống rỗng đó. Sau đó không lâu, Albert Einstein quyết định: đổ cái e-tê đó ra ngoài, trở về lại cái trống rỗng ban đầu... Nhưng cho đến nay, trong những học thuyết về vật chất, như thuyết siêu thống nhất để quy về cái MỘT thì người ta lại thấy cái trống rỗng đó - gọi là vacuum (chân không vật lý). Đó là một trường vô cùng phong phú tạo dựng được cả thế giới vật lý chúng ta. Hiện tại, trong vật lí hiện đại đã xuất hiện những cấu trúc có năng lượng rất cao. Mật độ cao nhất của vật chất đã biết là 10 luỹ thừa 14 gam trên một xăng - ti - mét khối. Đó là mật độ hạt nhân. Nhưng với cái vacuum (chân không vật lí) bí ẩn, thì các tính toán cho rằng mật độ của nó phải là 10 luỹ thừa 94 gam trên một xăng - ti - mét khối, nghĩa là bằng mật độ hạt nhân, nhân với một con số 1 kèm theo 80 con số 0. Và con 10 luỹ thừa 93 được xem là giới hạn nào đó trong vật lí học, tại đó sẽ có bao nhiêu sự thay đổi về Vũ Trụ quan...
Cái chân không vật lý giống cái vô cực của triết phương Đông: có âm có dương. Theo tính toán của các nhà vật lý, thì trong cái chân không đó có các bức tường mật độ rất cao phân chia nó thành từng vùng, vùng âm một bên, vùng dương một bên y hệt như trong Thái cực của triết Đông. 
Trước đây Albert Einstein đã từng mơ một giấc mơ thống nhất trường điện từ với trường hấp dẫn, nhưng bi kịch chưa thành. Phải chăng Albert Einstein chọn sai phương hướng? Đúng phương hướng, nhưng chưa đúng thời điểm lịch sử. Lịch sử chưa chuẩn bị đủ hành trang cho con người tuyệt vời đó tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình cho nhân loại. Hiện nay các con cháu của Albert Einstein kế tục cái phương hướng bi kịch đó của ông. 

3. CON MẮT PHÁP
Năm 2014, Pháp Không Chân Như (Sư Quang Vô Sắc) Thiền quán (được diễn đạt trong giới hạn của ngôn ngữ): 
"[...]
11) Ngoại trừ hai nhóm cội gốc, mọi thứ khác được cho là có mặt trong Vũ Trụ thì chúng là sản phẩm của hai nhóm cội gốc.
12) Không có bất cứ sản phẩm nào của hai nhóm cội gốc trở thành Thành Phần Cội Gốc Mới có mặt trong Vũ Trụ. 
13) Hạt vật chất cội gốc có môi trường nội tại là chân không, đây là một môi trường liên tục. Ngoại trừ một môi trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về hạt vật chất cội gốc.
14) Mỗi hạt vật chất cội gốc sở hữu riêng biệt một lượng chân không cố định.
15) Thể tích của toàn bộ chân không thuộc sở hữu của một hạt vật chất cội gốc là thể tích của hạt vật chất cội gốc đó.
16) Khối lượng là một đại lượng đặc trưng được dùng để nhận biết lượng chân không, cường độ (mật độ) khối lượng là một đại lượng đặc trưng được dùng để nhận biết cường độ chân không.
17) Có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng bằng nhau ở mức vô cùng bé đến ở mức vô cùng lớn, có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng khác nhau từ vô cùng bé đến vô cùng lớn.
18) Trong một hạt vật chất cội gốc, chân không được phân bố theo khuynh hướng: Luôn luôn tồn tại một vị trí mà tại đó có cường độ khối lượng lớn nhất, và xung quanh vị trí đó, tính từ vị trí đó, cường độ khối lượng giảm dần sao cho lượng chân không của các mặt cầu lấy vị trí đó làm tâm là bằng nhau và cường độ khối lượng tại mọi vị trí của mỗi mặt cầu đều bằng nhau.
(Sau đây, vị trí trong hạt vật chất cội gốc có cường độ khối lượng lớn nhất được gọi là tâm của hạt. Sau đây, tuyên bố thứ 18 được gọi là quy tắc phân bố chân không của hạt).
19) Chân không luôn có khuynh hướng trương nở về mọi hướng xung quanh.
20) Khuynh hướng trương nở của chân không của một hạt vật chất cội gốc là nguồn năng lượng của hạt đó. 
[...]
34) Nói riêng về thế giới vật chất, nghĩa là chỉ không nói về thế giới Tánh linh, môi trường nội tại của Vũ Trụ là trường chân không liên tục, ngoại trừ trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác có mặt trong Vũ Trụ.
35) Không gian là thuộc tính của chân không, được biểu hiện bởi chân không, nơi nào có chân không thì nơi đó có không gian, nơi nào có không gian thì nơi đó chính là chân không.
[...]
44) Các loại lực tương tác cơ bản như lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ, tương tác mạnh, lực tương tác yếu và những thứ lực tương tác cơ bản khác nếu được nói thêm đều là một lực tương tác duy nhất, đó chính là sức trương nở của chân không theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
[...]" 

Ảnh: Internet

Không có nhận xét nào: