Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Thông tin trong con người và máy tính.

Như bài trước, chúng ta biết rằng, con người dùng phân tử hoá học RNA để ghi nhớ thông tin cuộc sống, DNA ghi nhớ thông tin di truyền. Nhưng thông tin đó ở đâu mà có, quá trình lưu chuyển thông tin như thế nào, xin mời mọi người xem hình đi kèm và đọc tiếp bài này.
(Xem thêm về RNA và DNA ghi nhớ ở link bên dưới)
Trước hết, mình xin nói sơ lược một số thuật ngữ dùng trong bài viết:
- DNA (viết tắt của: DeoxyriboNucleic Acid) là một phân tử hoá học có độ dài khoảng 2 mét, chứa khoảng 3 tỷ chữ cái (nu/bp). DNA được xem là phân tử hoá học dài nhất.
- RNA (viết tắt của: RiboNucleic Acid) là một phân tử hoá học gần giống DNA nhưng ngắn hơn, đơn giản hơn. RNA chứa khoảng từ 30 đến 3 triệu chữ cái. RNA có nhiều loại khác nhau như: mRNA, tRNA, ncRNA, lncRNA…, mỗi loại có một chức năng khác nhau.
- Protein là phân tử hoá học đa năng. Trong cơ thể người có khoảng 20 ngàn loại protein để thực hiện hàng triệu chức năng khác nhau. Protein được xem là phân tử hoá học có cấu trúc phức tạp nhất.
- IO (viết tắt của: Input/Output) là các cơ quan hay thiết bị vào ra, ở con người gồm các giác quan và một số cơ quan khác.
- Disk là bộ nhớ dài hạn.
- RAM (viết tắt của: Random Access Memory) là bộ nhớ ngắn hạn.
- Processor là bộ xử lý thông tin, biến thông tin này thành thông tin khác.
Theo một số sách báo hiện hành cho rằng: DNA là trung tâm của thông tin; Thông tin được tạo ra từ DNA qua quá trình đột biến ngẫu nhiên; Thông tin từ DNA truyền qua RNA rồi đến Protein mà không có quá trình ngược lại. Theo mình, đây có thể là những nhầm lẫn. Quá trình đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra thông tin. Thông tin phải có nguồn vào và ra.
Qua một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu hết mọi sinh vật kể cả con người đều có quá trình ghi ngược lại. Ở con người, quá trình ghi ngược lại này không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nhưng lại diễn ra ở tế bào mầm (trứng hay tinh trùng). Do vậy, thông tin trong DNA tế bào mầm thường nhiều hơn tế bào bố mẹ. Trong tế bào mầm có nhiều thông tin mà tế bào sinh dưỡng của bố mẹ không có.
Một số ví dụ quá trình ghi ngược này như sau:
- Ngày nay một số người uống sữa bò đau bụng do không tiêu hoá được. Điều này chứng tỏ tổ tiên của những người này chưa từng uống sữa bò nên không có protein tiêu hoá sữa. Tuy nhiên, qua một thời gian uống sữa cơ thể sẽ đọc thông tin và sản xuất ra protein tiêu hoá. Thông tin này được ghi lại trong RNA, sau đó ghi ngược vào DNA để di truyền cho thế hệ sau.
- Những vật nuôi như trâu, bò, mèo, chó… chắc chắn chưa từng gặp con hổ, nhưng khi thấy bức ảnh vẽ con hổ thì chúng lại nhận ra mối nguy hiểm và bỏ chạy. Vậy thông này từ đâu mà có? Đó chính là tổ tiên những loài này đã gặp con hổ và nhận ra mối nguy hiểm, thông tin này được truyền qua protein và nghi ngược vào RNA rồi qua DNA truyền lại cho thế hệ sau.
- Những người ở vùng thấp lên vùng cao sẽ xuất hiện protein chống độ cao, vậy thông tin này từ đâu mà có? Đó chính là do protein đọc được môi trường độ cao ảnh hưởng đến sức khoẻ nên sản xuất ra protein chống độ cao, thông tin này sẽ lưu lại vào DNA và truyền cho thế hệ sau.
Qua 3 ví dụ trên có thể thấy rằng, những thông tin trên không thể tạo ra từ đột biến ngẫu nhiên được mà được lấy từ môi trường sống thông qua các cơ quan vào ra, sau đó đưa vào protein xử lý và ghi lên RNA. Trong quá trình tạo tế bào mầm, thông tin sẽ ghi ngược lên DNA để truyền cho thế hệ sau.
Như vậy có thể nói, quá trình lưu chuyển và xử lý thông tin trong con người và máy tính gần giống nhau, là quá trình lưu chuyển 2 chiều. DNA có chức năng gần giống với Disk, RNA gần giống RAM, protein gần giống processor, các cơ quan hay thiết bị vào ra cũng gần giống nhau. Điểm khác là RNA không mất thông tin khi ngắt năng lượng, còn RAM thì bị mất thông tin khi ngắt điện. Dung lượng RAM thường có giới hạn, còn RNA cần nhớ bao nhiêu thì cơ thể sản xuất ra bấy nhiêu chứ không có giới hạn trước. Protein có thể tự sản xuất ra chính protein, còn processor do con người sản xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là những khác nhau ở thời điểm hiện tại, máy tính tương lai có khả năng cũng có những tính năng như con người.
Cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài viết này!
Tác giả: Lê Văn Khánh, đăng ngày 17/08/2021.
Một số link xem thêm:
Nguồn: https://www.facebook.com/photo?fbid=4386127698119973&set=gm.2617437991885011

Không có nhận xét nào: