"Không bước tới, không đứng lại, ta vượt thoát bộc lưu."
Đây là kim ngôn của Đức Phật.
Không bước tới, không đứng lại, nghĩa là không rơi vào tương lai, không rơi vào quá khứ, chỉ Hiện Tại, là vượt thoát bộc lưu.
Không bước tới, không đứng lại, rõ nghĩa là không có chỗ, không có không gian, không có thời gian. Không đứng lại, ở đây, ngay khi đứng lại là hiện tại, hiểu theo thế gian pháp là như vậy. Nhưng, Hiện Tại, mà Đức Phật nói đến, không phải nghĩa hiện tại này, không như là ngay khi đứng lại, mà là không đứng lại, cũng không bước tới.
Ví như, một hành giả tu tập tứ niệm xứ, vị ấy quán các pháp đang là, nỗ lực tâm không dính mắc, không can dự, không khởi niệm về nó. Vị ấy nói đó là pháp hiện tại, tu tập như vậy, vượt thoát bộc lưu. Nhưng với ý nghĩa Hiện Tại, mà Đức Phật nêu, không như vậy, không phải pháp hiện tại ấy. Vì sao vậy? Vì hiện tại ấy không phải là hiện tại, mà là quá khứ.
Vì sao nói hiện tại ấy là quá khứ? Ví như, khi một hành giả nhìn thấy một lá cây vừa rơi chạm đất. Thời điểm nhìn thấy lá cây chạm đất, là quá khứ so với thời điểm mà lá cây chạm đất. Tất cả các pháp và hiện tượng khác cũng đều như vậy. Mọi xúc với sáu ngoại xứ mà ta nhận biết thì thời điểm nhận biết xảy ra, đều là thời điểm quá khứ của xúc, huống chi là sáu ngoại xứ.
Như vậy, hiện tại như thế nào là Hiện Tại, mà với Hiện Tại như vậy, ta vượt thoát bộc lưu?
Là trực giác, là trực nhận, là trực biết, như là xúc chạm trực tiếp mà không có khoảng cách, không có thời gian diễn tiến, không thông qua một phương tiện nào, cho dù đó là sóng âm, sóng điện từ, ánh sáng, sáu căn, nơron thần kinh, các bộ phận thần kinh, truyền thông tin bằng hạt, bằng sóng, bằng tâm thức,...
Ở đây, tôi nói, chơn tâm có năng lực trực tiếp như vậy. Trở về chơn tâm, là trở về Hiện Tại, không có chỗ, hễ là có chỗ thì chơn tâm không là chỗ ấy, hễ là có tướng thì chơn tâm không là chỗ ấy, hễ là diễn tiến thời gian thì chơn tâm không là chỗ ấy, không đến, không đứng lại, tức là vượt thoát bộc lưu.
Đây là kim ngôn của Đức Phật.
Không bước tới, không đứng lại, nghĩa là không rơi vào tương lai, không rơi vào quá khứ, chỉ Hiện Tại, là vượt thoát bộc lưu.
Không bước tới, không đứng lại, rõ nghĩa là không có chỗ, không có không gian, không có thời gian. Không đứng lại, ở đây, ngay khi đứng lại là hiện tại, hiểu theo thế gian pháp là như vậy. Nhưng, Hiện Tại, mà Đức Phật nói đến, không phải nghĩa hiện tại này, không như là ngay khi đứng lại, mà là không đứng lại, cũng không bước tới.
Ví như, một hành giả tu tập tứ niệm xứ, vị ấy quán các pháp đang là, nỗ lực tâm không dính mắc, không can dự, không khởi niệm về nó. Vị ấy nói đó là pháp hiện tại, tu tập như vậy, vượt thoát bộc lưu. Nhưng với ý nghĩa Hiện Tại, mà Đức Phật nêu, không như vậy, không phải pháp hiện tại ấy. Vì sao vậy? Vì hiện tại ấy không phải là hiện tại, mà là quá khứ.
Vì sao nói hiện tại ấy là quá khứ? Ví như, khi một hành giả nhìn thấy một lá cây vừa rơi chạm đất. Thời điểm nhìn thấy lá cây chạm đất, là quá khứ so với thời điểm mà lá cây chạm đất. Tất cả các pháp và hiện tượng khác cũng đều như vậy. Mọi xúc với sáu ngoại xứ mà ta nhận biết thì thời điểm nhận biết xảy ra, đều là thời điểm quá khứ của xúc, huống chi là sáu ngoại xứ.
Như vậy, hiện tại như thế nào là Hiện Tại, mà với Hiện Tại như vậy, ta vượt thoát bộc lưu?
Là trực giác, là trực nhận, là trực biết, như là xúc chạm trực tiếp mà không có khoảng cách, không có thời gian diễn tiến, không thông qua một phương tiện nào, cho dù đó là sóng âm, sóng điện từ, ánh sáng, sáu căn, nơron thần kinh, các bộ phận thần kinh, truyền thông tin bằng hạt, bằng sóng, bằng tâm thức,...
Ở đây, tôi nói, chơn tâm có năng lực trực tiếp như vậy. Trở về chơn tâm, là trở về Hiện Tại, không có chỗ, hễ là có chỗ thì chơn tâm không là chỗ ấy, hễ là có tướng thì chơn tâm không là chỗ ấy, hễ là diễn tiến thời gian thì chơn tâm không là chỗ ấy, không đến, không đứng lại, tức là vượt thoát bộc lưu.
Sư Định Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét