Dối trá, thêu dệt, bịa đặt, đạo đức giả, giả nhân giả nghĩa, lừa gạt, gian lận, gian trá, gian dối, khẩu thị tâm phi (tâm khẩu bất nhất), khẩu Phật tâm xà, ngụy biện, lấp liếm, lươn lẹo, lắt léo.
Đây là các hình thái của tâm man trá.
Man trá là một trong mười sáu tâm cấu uế, bất thiện, mà mỗi chúng ta cần tu tập từ bỏ, loại trừ.Những ai, dầu cho với mục đích gì, cũng không nên dạy cho tâm huân tập khả năng man trá dưới bất cứ hình thái nào. Sự bất an là quả chín sớm, bị chư thiên và người trí quở trách, chúng sanh sợ hãi không dám gần và không dám tin mình là quả phải có ngày chín, được chờ đợi đời sau là loài ngạ quỷ thuộc nhóm man trá, loài súc sanh thuộc nhóm man trá, hoặc sa vào địa ngục, là quả chín chỉ rơi xuống.
Ngược lại man trá là trung trực, ngay thẳng, thật thà, chân thành. Để cho các hình thái man trá không khởi sanh, tâm phải thiện, ý phải thiện, ít ham muốn, biết vừa đủ, chấp nhận lỗi lầm là lỗi lầm. Vì tâm bất thiện, ý bất thiện, ham muốn nhiều, không biết đủ, không chấp nhận lỗi lầm là lỗi lầm, thời tâm ý sẽ tìm cách làm cho các hình thái man trá khởi sanh, như kẻ buộc đá nặng hơn rơi xuống vực thẳm, chẳng thể bám víu leo lên.
Đây là các hình thái của tâm man trá.
Man trá là một trong mười sáu tâm cấu uế, bất thiện, mà mỗi chúng ta cần tu tập từ bỏ, loại trừ.Những ai, dầu cho với mục đích gì, cũng không nên dạy cho tâm huân tập khả năng man trá dưới bất cứ hình thái nào. Sự bất an là quả chín sớm, bị chư thiên và người trí quở trách, chúng sanh sợ hãi không dám gần và không dám tin mình là quả phải có ngày chín, được chờ đợi đời sau là loài ngạ quỷ thuộc nhóm man trá, loài súc sanh thuộc nhóm man trá, hoặc sa vào địa ngục, là quả chín chỉ rơi xuống.
Ngược lại man trá là trung trực, ngay thẳng, thật thà, chân thành. Để cho các hình thái man trá không khởi sanh, tâm phải thiện, ý phải thiện, ít ham muốn, biết vừa đủ, chấp nhận lỗi lầm là lỗi lầm. Vì tâm bất thiện, ý bất thiện, ham muốn nhiều, không biết đủ, không chấp nhận lỗi lầm là lỗi lầm, thời tâm ý sẽ tìm cách làm cho các hình thái man trá khởi sanh, như kẻ buộc đá nặng hơn rơi xuống vực thẳm, chẳng thể bám víu leo lên.
Sư Định Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét