Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2024

HƯƠNG ƯỚC ĐƯỢC KHẮC TRÊN ĐÁ.

Làng Trung Kiên (xưa là làng Hoàng Lao) nay thuộc xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An còn bảo tồn được văn bia bốn mặt (Đông, Tây, Nam, Bắc) làm từ đời vua Lê Hy Tông, hiệu Chính Hòa. Văn Bia được gìn giữ khá tốt nên chữ khắc còn rõ. Đây là hương ước cổ được ghi khắc trên đá. Một tài sản vô giá.
Xin giới thiệu một mặt bia phía Đông:
(Đọc thêm: Làng cổ Trung Kiên)
---

CÁC ĐIỀU LỄ TẠ - Mặt Bia phía Đông (Âm):

"Bản xã lễ tiền triều phiệt duyệt ấm luyện chu tượng tạo tác đặng hạng thuyền, giá dữ chư nhân sở mại, thiên thụ hoàn tiền giá thử vị tiện. Chí Ất Mão niên kỳ quan viên tử Phàn Lộc Bá Nguyễn Viết Tôn tái tất gia lệ khoán, ưng lập khoán nội lưu truyền bản xã vĩnh vi hằng thức.

Hệ đệ niên mộ nhân tạo tác các thứ thuyền chích mại thụ đồng tiền, giá mỗi chiếc đắc tiền cản quan, dĩ mỗi quan cổ tiền tam văn, tịnh nạp tại quan viên Phàn Lộc Bá thu lưu vi kính tiên sư lễ. Việc cổ kim kế hậu. Hoặc mỗi nhân thủy nhập bản phường, hứa nạp cổ tiền ngũ mạch tửu nhất vu phụ lưu nhất bách khấu thượng. Hoặc mỗ nhân mại chi vu hữu, cứ lễ phạt tiền nhất quan, tái giá đa vị chi hữu thiếu tồn thụ vị chi, dĩ sung chi sở tra thực tắc phạt tiền tam quan, tịnh thu thủ tiền, lưu tại bản phường ứng dụng dĩ tắc ngoan tình nghiêm lễ nội.



Bản xã giáo dị tiêm ư thánh giáo văn cộng mộc ư hiền văn thân, hàm bội đạo đức, dị hấp phủ chi nghĩa nhân trú tắc vũ hành sản nghiệp giả tắc tịnh túc an cư. Thương hữu mỗ viên danh nhân nam nữ bất y khoán nội. Dạ gian đấu ấn ly mạ, hiên hô mỗi bản diệc nhất quan. Dĩ tại cứu oán chi tâm cập thâm thủ chi đẳng, thác dĩ gián trợ huyền đảo ẩn xứ nhi xúc thất cổn hào. Ứng phạt mỗi nhân tiền nhất quán dĩ nghiêm khoán nội.

Bản xã lễ nhập tàng trữ nhật đình trúc nhị giáp giữ bài khí dụng đặng vật, sĩ thời quan viên cộng khoán, hải túc thượng tiền nhất quan. Lược khiếm khuyết phạt tiền nhất quan. Hệ mỗi nhật dạ đặng viên nhân chỉnh y mão lễ bái yến tòa. Nhược lộ đầu diêm mảng tróc tiền nhất mạch dĩ nghiêm sự lễ.

Hoàng triều chính Hòa vạn vạn niên chí thập thất long tập Bính Tý mạnh thu cốc nhật.
Ái Chu Tĩnh nông tiên mộc minh khoa cấp sự trung Tống Tuần Phu soạn.
Thị nội thi tả hộ phiên Phùng Tấn Tài tả.
Bạt thạch đội Lê Văn Yên thuyên".

Dịch nghĩa: 
CÁC KHOẢN ĐIỀU LỆ Mặt Bia phía Đông:

"Trong bản xã đã có lệ định giá cho các loại thuyền mà những gia đình có truyền thống am hiểu việc đóng thuyền và mua bán thuyền của mọi người nhưng thấy lễ này chưa hợp. Đến năm Ất Mão (1675), ông quan viên tước Phan Lộc Bá, Nguyễn Viết Tôn bổ sung thêm các điều để bản xã lưu truyền thực hiện mãi mãi về sau.
Hàng năm, người nào đóng thuyền mỗi chiếc thu được bao nhiêu quan thì trích ba quan tiền, nộp lại cho quan viên Phan Lộc Bá thu làm quỹ chi vào các lễ để tỏ kính tiên sư. Việc tế lễ ấy xưa nay vẫn duy trì. Hoặc người mới gia nhập phường nghề phải có lễ gồm: tiền cổ năm mạch, rượu một vò, trầu cau trăm miếng.
Thoảng hoặc có người bán thuyền chưa thu lễ hoặc bán được giá cao mà khai nói giá thấp, hoặc chưa nộp mà nói nộp rồi, thì đưa việc đó đến nơi công sở tra xét. Nếu đúng sự thực thì phạt tiền ba quan và trưng thu toàn bộ số tiền còn nợ giữ lại cho bản phường chi dùng nhằm để ngăn trừ thói ngang bướng, ngang ngạnh giữ nghiêm khoán lễ.



Xã ta cốt về giáo hóa dần đi theo thánh văn được ơn của các bậc tiền nhân. Thân người ta đã mang đạo đức và đã trau dồi cho mình điều nhân nghĩa, ban ngày thì ra sức làm việc, ban đêm thì nghỉ ngơi. Người không kể nam hay nữ ban đêm đánh nhau, kêu gào, la hét, nếu là vợ chồng thì phạt một quan tiền còn nếu là kẻ khác thì cũng phạt như vậy để ngăn cấm việc thù oán, hiềm khích và gây bè kéo cánh trong làng. Kẻ nào lấy cớ can gián mà tham gia ẩu đả cũng bị phạt mỗi người một quan để giữ nghiêm khoán ước.



Xã có lệ đình về ngày nhập tàng quy, hai giáp phải bày đồ vật tế khí trong đình. Đợi đến khi nào các quan viên thấy việc bảo quản tốt thì được thưởng tiền một quan. Hễ cứ mỗi đêm người nào túc trực thì phải tề chỉnh áo mũ lễ bái. Nếu cố ý để lộ đầu diêm mã thì phạt một mạch tiền. Đây chính để giữ nghiêm lễ thờ cúng.

Ngày lành tháng bảy năm Bính Tý niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696).
Thức ốn Châu tĩnh nông tiên mộc Binh Khoa cấp sự trung, Tống Tuần Phu soạn lời văn trên bia.
Thị nội thư tả hộ phiên Phùng Tấn Tài viết chữ trong bia.
Chức Bạt thạch đội Lê Văn Yên khắc chữ vào đá".
---
Bài và ảnh: Hoàng Lạc
Tài liệu tham khảo:
(Bản thảo) Lịch Sử Làng Nghề của Nguyễn Thanh Hùng

Không có nhận xét nào: