Giải mã về tương tác hấp dẫn: Trái Đất - Mặt Trăng, Trái Đất - Mặt Trời, Mặt Trăng - Mặt Trời,...
Trái Đất và Mặt Trăng: không tương tác trực tiếp với nhau.
Trái Đất và Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Mặt Trăng và Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Trái Đất và Hạt Mặt Trăng: không tương tác trực tiếp với nhau.
Trái Đất và Hạt Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Mặt Trăng và Hạt Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Hạt Trái Đất và Mặt Trăng: không tương tác trực tiếp với nhau.
Hạt Trái Đất và Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Hạt Mặt Trăng và Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Hạt Trái Đất và Hạt Mặt Trăng: tương tác trực tiếp với nhau.
Hạt Trái Đất và Hạt Mặt Trời: tương tác trực tiếp với nhau.
Hạt Mặt Trăng và Hạt Mặt Trời: không tương tác trực tiếp với nhau.
Phương thức tương tác:
Tương tác hấp dẫn xảy ra không phải nhờ vào các hạt truyền tương tác Gravity của khoa học hiện nay. Tương tác xảy ra nhờ vào sự tiếp xúc với nhau giữa hai hạt vật chất cội gốc; Sự chênh lệch cường độ (mật độ) CHÂN KHÔNG tại các điểm tiếp xúc giữa hai hạt gây ra quá trình trương nở - bị co lại của CHÂN KHÔNG cho đến khi cường độ CHÂN KHÔNG tại các điểm tiếp xúc cân bằng nhau. Quá trình trương nở - bị co lại của CHÂN KHÔNG làm cho hạt này di chuyển theo khuynh hướng về tâm của hạt kia hoặc theo khuynh hướng ra xa tâm của hạt kia. Khi hai hạt tiếp xúc và làm cho hạt này di chuyển theo khuynh hướng về tâm của hạt kia thì gọi là tương tác hấp dẫn hoặc gọi là hút nhau (tương tác bởi trọng trường, tương tác khác cực của nam châm, tương tác khác dấu của hạt "mang điện", ...). Khi hai hạt tiếp xúc và làm cho hạt này di chuyển theo khuynh hướng ra xa tâm của hạt kia thì gọi là đẩy nhau (tương tác cùng cực của nam châm, tương tác cùng dấu của hạt "mang điện", ...)
---
Chú giải:
- Hạt Trái Đất là hạt vật chất cội gốc làm chủ Trái Đất.
- Hạt Mặt Trăng là hạt vật chất cội gốc làm chủ Mặt Trăng.
- Hạt Mặt Trời là hạt vật chất cội gốc làm chủ Mặt Trời.
- Hạt vật chất cội gốc là hạt vật chất không có cấu trúc, không bị phân chia và không tự phân chia.
- Chân không là chân không thuần khiết.
- Các tuyên bố trong Sáu Mươi Tuyên Bố Tổng Quát Sự Thật Về Vũ Trụ có liên quan bài này:
13) Hạt vật chất cội gốc có môi trường nội tại là chân không, đây là một môi trường liên tục. Ngoại trừ môi trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về hạt vật chất cội gốc.
14) Mỗi hạt vật chất cội gốc sở hữu riêng biệt một lượng chân không cố định.
15) Thể tích của toàn bộ chân không thuộc sở hữu của một hạt vật chất cội gốc là thể tích của hạt vật chất cội gốc đó.
16) Khối lượng là một đại lượng đặc trưng được dùng để nhận biết lượng chân không, cường độ [mật độ] khối lượng là một đại lượng đặc trưng được dùng để nhận biết cường độ chân không.
17) Có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng bằng nhau ở mức vô cùng bé đến ở mức vô cùng lớn, có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng khác nhau từ vô cùng bé đến vô cùng lớn.
18) Trong một hạt vật chất cội gốc, chân không được phân bố theo khuynh hướng: Luôn luôn tồn tại một vị trí mà tại đó có cường độ khối lượng lớn nhất, và xung quanh vị trí đó, tính từ vị trí đó, cường độ khối lượng giảm dần sao cho lượng chân không của các mặt cầu lấy vị trí đó làm tâm là bằng nhau và cường độ khối lượng tại mọi vị trí của mỗi mặt cầu đều bằng nhau.
[Sau đây, vị trí trong hạt vật chất cội gốc có cường độ khối lượng lớn nhất được gọi là tâm của hạt. Sau đây, tuyên bố thứ 18 được gọi là quy tắc phân bố chân không của hạt].
19) Chân không luôn có khuynh hướng trương nở về mọi hướng xung quanh.
20) Khuynh hướng trương nở của chân không của một hạt vật chất cội gốc là nguồn năng lượng của hạt đó.
21) Tại một vị trí, chân không tại vị trí đó sẽ trương nở về hướng mà cường độ khối lượng tại vị trí kế cận với nó theo hướng đó nhỏ hơn cường độ khối lượng tại vị trí đó.
22) Tại một vị trí, chân không tại đó sẽ bị co lại khi cường độ khối lượng xung quanh vị trí đó đều lớn hơn cường độ khối lượng tại vị trí đó.
23) Sự co lại của chân không là do sự trương nở của chân không xung quanh gây ra.
24) Tâm của hạt vật chất cội gốc luôn có khuynh hướng di chuyển về trọng tâm không gian thể tích của hạt.
25) Một hạt vật chất cội gốc sẽ trương nở về hướng mà cường độ khối lượng bề mặt của hạt ở hướng đó lớn hơn cường độ khối lượng bên ngoài hạt tiếp xúc với vùng bề mặt đó.
26) Một hạt vật chất cội gốc sẽ bị co lại từ hướng mà cường độ khối lượng bề mặt của hạt ở hướng đó nhỏ hơn cường độ khối lượng bên ngoài hạt tiếp xúc với vùng bề mặt đó.
27) Quá trình di chuyển của một hạt từ vị trí này đến vị trí kia là quá trình mà hạt co lại từ hướng này và trương nở về hướng kia.
28) Một hạt vật chất cội gốc sẽ trương nở ra mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng nhỏ hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.
29) Một hạt vật chất cội gốc sẽ bị co lại từ mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng lớn hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.
30) Tại vị trí tiếp xúc giữa hai hạt vật chất cội gốc, sự co giãn không xảy ra khi và chỉ khi cường độ khối lượng của hai hạt tại vị trí đó bằng nhau. Nghĩa là, cường độ khối lượng của hai hạt tại vị trí tiếp xúc có khuynh hướng cân bằng với nhau.
31) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này có khuynh hướng di chuyển hướng về tâm của hạt kia nếu hạt này có mật độ khối lượng trung bình lớn hơn mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng. Nghĩa là, hạt này có khuynh hướng di chuyển về nơi có mật độ khối lượng cân bằng với nó theo phương ngắn nhất.
32) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này có khuynh hướng di chuyển hướng ra xa tâm của hạt kia nếu hạt này có mật độ khối lượng trung bình nhỏ hơn mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng. Nghĩa là, hạt này có khuynh hướng di chuyển về nơi có mật độ khối lượng cân bằng với nó theo phương ngắn nhất.
33) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này nằm yên bất động trong hạt kia khi và chỉ khi bốn trường hợp cân bằng đồng thời xảy ra:
- Một là, cường độ khối lượng tại mọi vị trí tiếp xúc giữa hai hạt là bằng nhau và không thay đổi trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;
- Hai là, mật độ khối lượng trung bình của hạt này và mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng là bằng nhau và không thay đổi trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;
- Ba là, sự phân bố chân không trong hạt này đạt được quy tắc phân bố chân không của hạt và ổn định trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;
- Bốn là, trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động, tâm của hạt luôn luôn nằm tại trọng tâm của hạt.
34) Nói riêng về thế giới vật chất, nghĩa là chỉ không nói về thế giới Tánh Linh, môi trường nội tại của Vũ Trụ là trường chân không liên tục, ngoại trừ trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác có mặt trong Vũ Trụ.
35) Không gian là thuộc tính của chân không, được biểu hiện bởi chân không, nơi nào có chân không thì nơi đó có không gian, nơi nào có không gian thì nơi đó chính là chân không.
36) Bất cứ vị trí nào trong Vũ Trụ, hoặc là nó thuộc hạt vật chất cội gốc này hoặc là nó thuộc hạt vật chất cội gốc khác.
37) Khi một vị trí trong hạt vật chất cội gốc biến thiên [thay đổi] cường độ khối lượng thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền đến mọi vị trí xung quanh và tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
38) Khi lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng từ hạt vật chất cội gốc này sang hạt vật chất cội gốc kia thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền trong hạt kia tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt kia.
41) Bốn trường hợp cân bằng sau đây, không có trường hợp cân bằng nào xảy ra trong một khoảng thời gian:
- Một là, cường độ khối lượng tại mọi vị trí tiếp xúc giữa hai hạt vật chất cội gốc là bằng nhau [trong một khoảng thời gian].
- Hai là, mật độ khối lượng trung bình của hạt vật chất cội gốc này và mật độ khối lượng trung bình của hạt vật chất cội gốc kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng trong hạt kia là bằng nhau [trong một khoảng thời gian].
- Ba là, sự phân bố chân không trong hạt vật chất cội gốc đạt được quy tắc phân bố chân không của hạt [trong một khoảng thời gian].
- Bốn là, tâm của hạt vật chất cội gốc nằm tại trọng tâm của hạt [trong một khoảng thời gian].
44) Các loại lực tương tác cơ bản như lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ, lực tương tác mạnh, lực tương tác yếu và những thứ lực tương tác cơ bản khác nếu được nói thêm đều là một lực tương tác duy nhất, đó chính là sức trương nở của chân không theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
45) Hai hạt vật chất cội gốc chỉ có thể tương tác với nhau khi và chỉ khi chúng tiếp xúc với nhau.
46) Sự chênh lệch cường độ khối lượng của hai hạt vật chất cội gốc tại mặt tiếp xúc giữa hai hạt là nguyên nhân làm cho hai hạt vật chất tương tác với nhau [hút với nhau, đẩy lẫn nhau].
47) Trường hợp hai hạt nêu tại tuyên bố thứ 31 là trường hợp hai hạt hút nhau, trường hợp hai hạt nêu tại tuyên bố thứ 32 là trường hợp hai hạt đẩy nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét