Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

THỰC CHỨNG

Thế giới vật chất vũ trụ cũng là sắc, là trần, không phải tâm mà cũng chẳng không phải tâm. Hiện tiền biết tâm hiện tiền mà không biết sắc, không biết trần, nên sống tuy thoát vỏ dưa, mà chết cũng chấp phải vỏ dừa là tâm, là thân vì vẫn tưởng nó là mình. Các ngươi là kẻ ngu si hý luận trên chữ nghĩa chứ phải nào thực chứng.

Các ngươi lúc nào cũng tưởng, hết tưởng này đến tưởng khác mà chẳng biết vốn vô minh là gốc. Tưởng thành tựu mà chẳng thật thành tựu, vô lượng kiếp thông minh, ngu đần chứ chẳng phải chỉ có ngu đần. Từ cái thông minh đó mà cống cao ngã mạn, dẫn đến tâm tật đố và chối bỏ cầu thầy học đạo chân chánh của Như Lai. Nhìn các bậc trí như nhìn kẻ ngu si hơn mình, lại suốt ngày lạy lục bức tượng cho đó là bậc trí, rồi tìm cầu trí tuệ mà phỉ báng trí tuệ. Nên nói là kẻ ngu si (Phật thường dùng từ này chẳng phải đây là lần đầu). Tìm cầu giải thoát mà chẳng biết tâm, tưởng rằng hiện tiền là tâm mà chẳng biết có vô minh gốc kia dẫn đi luân hồi. Đã biết tâm thì phải biết tâm dung thông trùm khắp, đã biết tâm dung thông trùm khắp thì phải biết cái nào là tâm và chẳng phải tâm, cái nào không phải ta. Rõ như vậy mới gọi là hết vô minh. Biết hiện tiền mà không dung thông, lấy gì biết cái chưa biết là ta hay không phải ta. Vô minh còn thì vẫn chấp nhầm. Chớ có tưởng biết hiện tiền thân tâm này đây không phải ta mà cho là giác ngộ, giải thoát. Rồi tiếp tục nhận lấy cái mới chẳng phải tự ngã làm thân tâm. Ấy do vô minh còn. Vô minh mà tưởng minh. Thật chỉ kẻ ngu si, cống cao ngã mạn mới xem thường người khai trí cho mình. Vũ trụ bao la, vọng tâm là gì, chân tâm là gì, tự ngã là gì, sắc là gì. Ngồi đáy giếng tưởng mình hết vô minh. Thật có căn lành mà chẳng được thành tựu, như quả loại cây lau, mang quả tự hoại diệt là vậy.

Trong Kinh Hoa Nghiêm có kệ rằng:
"Như có quyển kinh lớn
Lượng bằng cõi tam thiên,
Chứa trong một hạt bụi,
Tất cả hạt cũng thế. 
Có một người thông tuệ 
Mắt sáng nhìn thấy rõ, 
Đập hạt bụi lấy kinh,
Làm lợi cho muôn loài. "

Bài kệ đó nói rằng người chứng đạt trí vô ngại sẽ thấy biết như vậy chứ chẳng phải như các ngươi nghĩ họ tìm bên ngoài. Các vị tổ mà các ngươi tôn sùng biết như bài kệ mà Thế Tôn nói chưa? Người chứng đạt trí bát nhã mà không biết được hạt bụi kia có quyển kinh lớn, nội dung thế nào là người dối gạt. Mượn từ ngữ cao siêu trong kinh để khoe khoang dối trá mình chứng đạt bát nhã chứ nào hiểu được những từ đó.

Các ngươi tu hành cũng hướng đến chứng đạt trí tuệ chân thật. Nay có người chứng đạt, mắt sang nhìn thấy rõ, biên chép, diễn đạt lại để khai trí cho các ngươi mà các ngươi đối lại bằng cái tâm cống cao ngã mạn, tật đố.

Các ngươi hãy nghe Thế Tôn nói:

“Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều chúng sanh căn trí thấp kém, tâm ý mê say, trí tính mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không trí huệ, cái tâm ngu mê cống cao ngã mạn, tôn sùng tà kiến, không chịu hạ tâm mình để cầu thầy học hỏi những pháp chân chánh, khư khư chấp trước, nhận giả làm thiệt, hoặc chấp trước kinh sách văn tự, hoặc chấp trước tụng trì cho nhiều số, hoặc học được hai câu nói của Phật thì cho là hoàn toàn. Chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, căn lành tu ít mà muốn quả to, thiệt người ngu mê không hiểu ý Phật, tự mình điên cuồng tự dối mình, tuy có nhân lành mà khó tránh họa dữ. Tại sao? Hột giống không chắc, khó mà kết trái Bồ đề, một khi mất thân người, muôn kiếp khó phục hồi đặng…”
(trích “Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận” – Thích Viên Giác dịch)

"Cho nên, các vị Khất Sĩ! Các ông hãy trì giới thanh tịnh và đừng khiến hủy phạm. Nếu ai có thể trì giới thanh tịnh, họ sẽ có khả năng được những Pháp lành. Nếu không có tịnh giới, mọi công đức lành đều sẽ chẳng sanh. Vì vậy phải biết rằng, giới là nơi trú an ổn đệ nhất của công đức.
Này các vị Khất Sĩ! Nếu ai có trí tuệ, họ sẽ không tham lam hay chấp trước. Hãy luôn tự cảnh tỉnh và đừng khiến mình phạm lỗi. Như vậy các ông sẽ có thể được giải thoát ở trong Pháp của Ta. Nếu không như thế, Ta chẳng biết gọi họ là gì nữa, bởi không phải người tu Đạo mà cũng không phải hàng cư sĩ.

Người có trí tuệ chân thật thì mới có thể lái chiếc thuyền kiên cố mà vượt qua biển của sanh già bệnh chết. Trí tuệ thì cũng như ngọn đèn sáng thật lớn ở giữa chốn vô minh hắc ám, cũng như phương thuốc hay cho tất cả những ai mắc bệnh, và cũng như cái rìu bén để chặt cây phiền não. Cho nên các ông phải học tập, tư duy, và tu tuệ để tăng thêm sự lợi ích cho bản thân. Nếu ai có trí tuệ chiếu soi, dù chỉ với nhục nhãn nhưng họ là người minh tâm kiến tánh.

Đây gọi là Trí Tuệ.

Này các vị Khất Sĩ! Nếu ai bị cuốn hút vào các thứ hí luận thì tâm họ tất sẽ tán loạn. Dù có xuất gia đi nữa thì họ vẫn không được giải thoát. Cho nên các vị Khất Sĩ phải cấp tốc xả bỏ cái tâm tán loạn cùng sự hí luận.

Nếu các ông muốn được an lạc của tịch diệt, thì chỉ cần khéo diệt trừ hí luận.

Đây gọi là Không Hí Luận."
(Trích Kinh Di Giáo – Nguyên Thuận dịch)

“Kẻ ngu si miệt thị,
Giáo pháp bậc La Hán,
Bậc Thánh, bậc chánh mạng.
Chính do ác kiến này,
Như quả loại cây lau
Mang quả tự hoại diệt.”
(Trích Kinh Pháp Cú – Phẩm Tự Ngã)
---
Các ngươi có làm được việc như trong hình không?
Người trong hình: Bổn sư đại Phật Gia Lý Hồng Chí.

Lê Thanh Hảo

Không có nhận xét nào: