Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Con đường mây trắng

Là một người phương Tây với tính sắc sảo của óc lý luận phân tích sẵn có, pha lẫn sự huyền bí của một quá trình chứng thực tâm linh bằng trực giác, Govinda là một con người kì lạ và điều đó phản ánh rõ nét trong cuốn sách này. Vì những lẽ đó, đọc cuốn sách này, phần nào ta cảm nhận được sự tổng hợp giữa hai cực lý luận và trực giác trong tâm thức con người phương Đông. 

Trong thế kỷ hai muơi này, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Nesel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thế nói họ hiểu Tây Tạng với tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.

Hai vị này đều đã qua đời nhưng họ đã để lại cho thế giới vô số sách vở về kinh nghiệm, suy niệm của họ tại Tây Tạng ngày nay vẫn còn được đánh giá cao nhất và hậu thế có lẻ cũng sẽ khó có ai vượt qua được tầm nhìn và kinh nghiệm nội tâm của họ. Điều này thật ra không phải đáng ngạc nhiên, nếu ta biết rằng hai vị này không phải là khách hành hương bình thường, mà họ đã thực sự độc cư tu tập trên các vùng núi non hẻo lánh của Himalaya. Vì lẽ đó mà những gì họ viết ra không phải chỉ là những nhận xét bằng con mắt thường tình của một lữ khách, mà là những khám phá và sáng tạo tâm linh ở xứ sở gió tuyết này. Trong khoảng hơn 10 cuốn sách của hai vị này để lại thì cuốn sách sách này (Der Weg der weissen Wolken) của Govinda là nổi tiếng hơn cả. Nó là cuốn sách được nhắc nhở, được tham cứu, được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngòi bút của một người phương Tây. Govinda người Bolivia gốc Đức, nhưng sách ông viết thường bằng Anh ngữ. Đặc biệt, cuốn sách này được ông viết thành hai bản, Anh ngữ và Đức ngữ. Bản Đức ngữ là bản cuối cùng, được sửa chữa và vì thế quy mô, đầy đủ và chính xác hơn bản Anh ngữ. Ai đã từng đọc Govinda đều biết văn của ông hùng biện, súc tích, nhiều hình ảnh, nhiều tầng lớp và vì thế người dịch thường gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý ông. Là một người phương Tây với tính sắc sảo của óc lý luận phân tích sẵn có, pha lẫn sự huyền bí của một quá trình chứng thực tâm linh bằng trực giác, Govinda là một con người kì lạ và điều đó phản ánh rõ nét trong cuốn sách này. Vì những lẽ đó, đọc cuốn sách này, phần nào ta cảm nhận được sự tổng hợp giữa hai cực lý luận và trực giác trong tâm thức con người phương Đông. 

TTđTD

Không có nhận xét nào: