Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT

Thế kỉ 21 đã qua hơn 1 thập niên. Từ đó đến nay, có hàng trăm cuộc hội thảo lớn nhỏ và không ít tài liệu (báo in và mạng) bàn về tính cách người Việt. Có thể tóm tắt những nét chính về tính cách Việt như sau:

- Có tinh thần cộng đồng cao; tính dân tộc phát triển sớm theo ba trục: gia đình, làng, nước; trong đó làng xã là hạt nhân chủ yếu.

- Có tinh thần yêu nước nồng nàn khi giặc ngoại xâm đến.

- Hiếu học, cần cù lao động, sáng tạo, thông minh, khéo tay...

- Hiếu thảo, kính trọng người già, đoàn kết, yêu thương...

- Dễ thích nghi để tồn tại, ứng xử mềm mỏng, thiết thực, dung hoà, trọng thực tế và kinh nghiệm...

- Thích giản dị, đơn sơ, mộc mạc, trọng cái khéo, xinh hơn cái huy hoàng, tráng lệ...

- Tư duy không triết học, siêu hình, thiên về lưỡng hợp, biểu tượng...

- Tình cảm với tôn giáo nhưng không cuồng tín, tín ngưỡng bản địa (vật linh) cao...

Ảnh: Internet
- Duy tình hơn duy lý, trữ tình, thích thơ...

- Cái thiện thường vượt lên trên cái chân và cái mỹ do đó luân lý và đạo đức có giá trị cao nhất...

Đó là những mặt mạnh. Còn mặt yếu, các nhà nghiên cứu của ta tuy còn dè dặt, nêu chưa đầy đủ nhưng thống nhất các điểm như sau:

- Mặt trái của tinh thần cộng đồng là sĩ diện thái quá, tính cục bộ địa phương cao.

- Tính cách cá nhân khó phát triển vì bị ức chế; khó đổi mới, bảo thủ còn nặng.

- Chủ nghĩa bình quân, tuỳ tiện, ý thức kỷ luật thấp, làm ăn nhỏ, manh mún, chưa biết lo xa...

- Tính đố kỵ, còn thái độ ghen ghét người tài ...

- Yếu tư duy lô-gic; óc phân tích thực nghiệm và lý luận kém; thích cầu may.

- Dũng cảm hy sinh vì nước trong chiến đấu chống xâm lược nhưng thiếu cam đảm của người công dân trong xây dựng đất nước.

- Trên bảo dưới không nghe (phép vua thu lệ làng)...

- Tư duy “thần dân” của thời đại phong kiến còn quá nặng nề...

- Tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh.

Trên đây là những ý kiến tổng hợp từ các tài liệu trên, mong quý vị bổ sung thêm...

Không có nhận xét nào: