Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

SỬ THUYẾT HỌ HÙNG (TT)

bài 24: Hùng triều thứ 13 - Hùng Ninh vương

Vua khai sáng : – Thừa Văn Lang
Danh hiệu khác trong sử Việt : Thục Phán
Danh hiệu khác trong sử Hoa : Ninh vương , Chu Vũ Vương
Quốc hiệu : Văn Lang- Âu Lạc
Niên đại : cách nay 3.100 – 2770

Lưu tồn vật chất của thời này là những hiện vật của nền văn hoá Đông sơn rực rỡ.
Ninh vương là danh tước hiệu của Vũ vương nhà Chu Trung Hoa khi chưa lên ngôi .
Thừa Văn lang nghĩa là Vua kế ngôi Văn lang hay Văn vương.

Hùng Vương thứ 13 được truyền thuyết Việt Nam nói đến tương đối đầy đủ, rõ ràng. Trong Danh hiệu Hùng Ninh Vương thì chữ ‘Ninh” là mã tin Dịch Lý nghĩa là chắc chắn chỉ phương tây, phương không thay đổi, Việt ngữ có từ kép ‘đinh ninh’ nghĩa là chắc chắn như thế, ninh trong từ kép ‘an ninh’ cũng là nghĩa này, vậy Hùng Ninh Vương là Tây Vương họ Hùng, ‘Ninh Vương’ đồng nghĩa với “Tây Bá” tước hiệu của Cơ Phát . Theo chính sử Trung Hoa thì Chu Vũ Vương trước khi lên ngôi thiên tử có tước hiệu là Ninh Vương, Hùng phả chỉ thêm vào chữ Hùng ...còn Thừa Văn Lang nghĩa là vua kế nghiệp Văn Vương hay Văn Lang ;cơ sự đã qúa rõ;. Cơ Xương sau khi đã chinh phục xong lưu vực Châu Giang hay sông Tứ ngày nay thì qua đời, con là Cơ Phát lên kế nghiệp, sử Việt Nam gọi ông là Thục Phán (truyền thuyết Việt đã lẫn lộn 2 ông Cơ xương và Cơ phát ). Cơ Phát lãnh đạo chư hầu chờ thời cơ chín mùi mới xuất quân phạt Trụ, “Ác Lai” nhanh chóng bị đánh bại chạy về Biệt Đô Triều Ca phóng hỏa Lộc Đài rồi nhảy vào tự thiêu, sử Trung Hoa chép: Vũ Vương tiến chiếm Biệt Đô Triều Ca, chặt đầu Trụ Vương bêu trên cây “Bạch kỳ”, đoạn sử này cho ta thông tin: Nhà Chu lấy màu trắng chỉ phương Tây làm màu chủ tương ứng với đất của “Tây Bá” trên bản đồ Trung Hoa .

Trắng là sắc của phương tây theo dịch lý.

Cơ Phát lên ngôi hoàng đế Trung Hoa xưng là Chu Vũ Vương, nghĩa là hoàng đế khai sáng triều đại Chu, ông tôn vinh cha là Chu Văn Vương nghĩa là vua tổ triều đại Chu. Từ đấy đất Tây Âu Lạc trở thành “Trung Hoa” của thiên hạ và Thục Phán hay Cơ Phát trở thành Thừa Văn Lang nghĩa là kế nghiệp Văn Vương, Chu Vũ Vương thiên đô về Hạo Kinh hay Cảo Kinh: Hạo là trời Tây tong Cửu Thiên; Cảo, kiểu biến âm của Cửu là số 9 chỉ phương Tây. Theo Hà Thư Cửu Kinh hay Hạo Kinh có nghĩa là thủ đô phía Tây (nằm ở) của đất nước; Hạo Kinh là ở Vân Nam ngày nay, rất có thể là thành phố Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam .

Tại sao Vũ Vương lại thiên đô về phương Tây? Vì phía Tây của Văn Lang là đất của NINH VƯƠNG, trước khi lên ngôicũng là vùng biên cảnh tiếp giáp với cường địch là người Khang Tạng. Các nhà hoạch định chiến lược xưa của Trung Hoa có 1 quyết sách hết sức đúng; thủ đô không ở nơi an toàn trong lãnh thổ mà từ đời Tây Chu trở đi luôn ở nơi xung yếu đối mặt với cường địch – có như thế mới huy động được tối đa sức lực của cả nước vào mục đích giữ vững bờ cõi .

Trung Hoa từ đời nhà Chu trở thành chế độ phong kiến; vua Chu phân phong cho quí tộc, công thần đi cai trị các vùng, xây dựng các nước “chư hầu”, đầu tiên Chu Công Đán được phong ở nước Lỗ, Chiêu Công Thích được phong ở đất Yên, Thái Khương Công được phong ở đất Tề. Những người đầu tiên được phong này chắc chắn có công trạng và địa vị rất cao và đất phong liền kề với “Trung Hoa” tức lãnh thổ nhà Chu.

Chu Công Đán là vương nước Lỗ, lãnh thổ là phần lớn nước Lào và Bắc Thái Lan ngày nay; dân Đông Bắc Thái Lan vẫn nhận mình là người Lào, Lỗ biến âm thành Lão, Hán ngữ gọi là nước Lão Qua, ở liền kề đất Văn Lang.

Chiêu Công Thích là vương nước Yên, nước Yên chính là An Ấp xưa, ấp là Ấp Quốc, An là biến âm từ chữ Ôn là nóng, phương Bức, hướng xích đạo; An Ấp thời Viêm Lang là đất của dân Lửa; Lạc Ấp là đất của Lộc Tục hay Lạc Tộc. Nước Yên sau là nước Chiêm Thành hay Chăm Pa, các vua nhà Trần Việt Nam gọi là An Chiêm .

Khương Thái Công nghĩa là Đại Công Thần người Khương, tức tổ tiên người Khmer ngày nay ,được phong ở đất Tề là Nam Thái Lan và Cambodia ngày nay. Theo sử Trung Hoa sau khi nhà Chu phong tước kiến địa thì có tới 70 nước chư hầu. Trong đó các nước lớn: Tống ở Quảng Đông, Sở ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Tần ở Tứ Xuyên, Tấn ở Hà Nam, Ngô ở Giang Tây và Việt ở Phúc Kiến. Nhà Chu tỏ thánh đức của mình khi phong cho con vua Trụ là Vũ Canh tước hầu và tiếp tục lưu lại Ân Đô, lại sai 3 em của mình là Quản Thúc, Thái Thúc, và Hoắc Thúc giám sát Vũ Canh gọi là Tam Giám. Vũ Canh không phải là người họ Vũ tên Canh mà có nghĩa là vua phía Nam ; ý chỉ đất của Ân Hầu hay Thương Ân cũ nay ở về phía Nam Trung Hoa. Còn Quản Thúc, Thái Thúc, Hoắc Thúc nghĩa là 3 ông chú của đương kim hoàng đế triều Chu chứ không phải tên riêng. 3 ông chú này ‘giám sát’ thế nào để Vũ Canh cùng các bộ lạc Hoài Di, Từ Nhung khởi loạn; Hoài Di chỉ miền sông Hoài thuộc phía Đông Trung Hoa. Di là mã tin Dịch Lý, biến âm Việt ngữ là dời chỉ phương động; Nhung là biến âm thành Nhâm, can số 8 của Thập Can người Việt có câu “mềm như nhung” xác định Nhâm chỉ phương mềm tức phương Đông.

Chữ Từ trong Từ nhung chính là nước của Tào Tháo tức Ngụy thời Tam Quốc. Sau cuộc Đông chinh thắng lợi này Chu Công xây đô thành mới ở Lạc Ấp và đem bọn quí tộc nhà Ân Thương chống đối về ở đấy để giám quản. Đô thành mới ở Lạc Ấp chính là thành Cổ Loa hay Cổ Lũy là biến âm của ‘Cao Lỗ’ nghĩa là thành của thủ lãnh nước Lỗ ở đây chỉ Chu Công người đã xây dựng kinh đô phía đông của nhà Chu ,sử Việt Nam gọi là tướng quân Cao Lỗ người đã có công giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế ra nỏ thần . Thành Cổ loa là địa danh chỉ cả vùng Hà nội và chung quanh tới tận Vĩnh phúc chứ không phải chỉ là di tích thành Cổ loa ở Đông anh ngày nay

-Thầy Phạm Sư Mạnh thế kỷ 14 viết về thành Cổ Loa:

“Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ Lũy.
Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng.”

Trong 2 câu thơ này: Kiểu là Kiểu Kinh hay Hạo Kinh ở ngoài vùng đất Bách Man hay Bách Việt tức vùng Lĩnh nam và Giang nam ở Trung Hoa; ‘hoàn Cổ Lũy’ nghĩa là ‘kinh đô lại trở về thành Cổ Lũy, tức Cổ Loa trên đất Việt, do trước đây Văn vương lập quốc đã đặt quốc đô ở Phong Châu trên đất Việt. Chu Vũ Vương dời sang Hạo Kinh ở đất Kiểu hay Cảo tức Vân Nam ngày nay , tới thời nhà Đông Chu lại thiên đô về đất Phong cũ nên mới có chữ ‘hoàn’.

Quốc Tây đồng nghĩa với nước Chu hay chiêu ở phía Tây hay còn gọi là nước Thục..; ‘Cự chấn tráng Chân Đăng’ nghĩa là chống lại làm rúng động nước Chân Đăng mạnh mẽ , Chân Đăng chính là tên khác của nước Tần lần đầu tiên thấy ghi trong sách sử ; Chân chỉ phương Nam. Đăng chính là Đanh, Đinh, theo Dịch Lý là phương Tây vậy Chân Đăng là phương Tây Nam đồng nghĩa với Tứ Xuyên hay Xuyên Thục như đã biết ở phần trên; Đăng hay Đinh cũng là họ của dòng Tần vương như thế ta xác định được Tần Thủy Hoàng của sử Trung Hoa chính là Đinh Tiên Hoàng của sử Việt Nam . Sách ‘Phong thần Diễn nghĩa’ của Hứa Trọng Lâm cũng viết Tổ của nhà Tần họ Đinh .

Khi Chu Bình Vương dời đô sang phía Đông thì đất cũ của nhà Tây Chu chia thành 2 chư hầu mới, phần Vân Nam thành nước Triệu đây là nước đã dành tế điền của nhà Đông chu thời chiến Quốc , Phần Bắc Vân Nam là Tây Quí Châu lập lại nước Thục do Thục hầu cai quản , nước Thục bị Tần diệt năm 316 trước Công Nguyên ; đọan sử này không có sách nào nói tới .

Có sự trùng hợp không biết là ngẫu nhiên hay có sự đưa đẩy vô hình nào đó mà Hà Nội ngày nay là chỗ định cư của ‘ngoan dân’ xưa … trùng tên với chính mảnh đất Hà nội nơi có kinh đô triều ca của vua Trụ nhà Ân Thương sát bờ Bắc của Hoàng Hà.

Tần là âm Hán Việt, tiếng Quảng Đông đọc là ‘Chin’ cận âm với ‘Chưn’, ‘Chân’ và Chân Đinh cũng là Chân Định là Tứ Xuyên ngày nay.

Triều Chu là triều tạo nề nếp cho Trung Hoa, nhiều điển chế còn tác động đến tận hôm nay, đặc biệt là Tông Pháp hiện còn len lỏi vào mọi gia đình Việt Nam , tục phân biệt trưởng thứ, phân biệt nam nữ đều bắt nguồn từ Tông Pháp thời Chu; chế độ phong kiến Trung Hoa cũng xuất phát từ thời này.

Năm 841 trước Công Nguyên, Chu Lệ Vương rất bạo ngược, Quốc Nhân tức người trong kinh thành không chịu nổi đã tạo loạn khiến vua phải bỏ chạy và lưu vong ở đất Trệ, Trệ là biến âm của “Trại” chỉ người Mường ở Việt Nam , “Trọ trẹ” là từ chỉ sự phát âm của người Nghệ An – Hà Tĩnh, rất có thể đất Hoà bình là kinh đô mới của Chu lệ vương nhưng sách sử cổ đã bỏ qua không nói đến .

Vắng vua các đại thần phải lập ra “Cộng hòa hành chính” để thay quyền vua trị nước, chữ cộng hòa ngày nay bắt nguồn từ đấy. Từ năm 841 trước Công Nguyên, Trung Hoa bắt đầu bước vào lịch sử đầy đủ ghi chép từng năm.

Thời Chu U Vương, Khuyển Nhung, 1 rợ phương Tây tấn công và chiếm nhiều đất đai của Trung Hoa, khi Chu Bình Vương lên ngôi đành bỏ Hạo Kinh dời đô sang phương Đông tức đến Lạc Ấp và bắt đầu thời Đông Chu, thủ đô là thành Cổ Loa hay Cổ Lũy. Như đã nói ở trên Cổ Loa hay Cổ Lũy chỉ là biến âm của tên vị tướng quân đã xây dựng nó, đó là Cao Lỗ hay chúa nước Lỗ tức Chu Công, sử Trung Hoa ghi rõ … Chu Công xây đô thành mới dựa trên nền thành cũ, thành cũ ở đây phải chăng là phong kinh thời Văn Vương – tức là thủ đô nước Âu Lạc.

Hiện nay thành Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội vẫn còn nhưng không phải là Cổ Loa thành do Chu Công xây dựng, khi Mặt Ngựa (Mã Diện) hoàn tất việc xâm lược Trung Hoa theo lệnh của Khả hãn Lưu Tú, có xây dựng ở Giao Chỉ một kinh thành gọi là “Kiển Thành”, tới nay giới sử học vẫn tranh luận về thành Cổ Loa, đó thực sự là Cổ Loa thành hay là Kiển Thành của Mã Viện? Theo sự suy đoán của bản thân người viết thì đấy là Kiển Thành do Mã diện xây nên trên nền 1 thành cổ của binh lính nhà Chu trấn đóng để canh chừng đám 'ngoan dân'.

Cổ loa , Cổ Lũy , Khả lũ , Cổ Lỗ , Cao lỗ và Đại La chỉ là biến âm của một từ là tên của thành đô nhà Đông Chu chỉ cả 1 vùng rộng lớn mà trung tâm của thành này nằm ở Phú thọ gần đền Hùng linh thiêng rất có thể là làng Cả một địa điểm khảo cổ quan trọng hiện đang nghiên cứu . ‘Làng cả’ là từ đồng nghĩa với Đô ấp hay Đô thành ngày nay ta goị là thủ đô- Kinh đô .

Ở làng cả người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ bằng đồng thau kể cả trống đồng mang phong cách Điền ở Vân nam ; phải chăng đấy chính là phong cách chế tạo của người KIỂU kinh tức kinh đô nhà Tây Chu đúng như câu thơ của Pham sư Mạnh : Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy.

bài 25 : Hùng triều thứ 14 - Hùng Tạo vương

Vua khởi đầu : – Đức Quân Lang
Danh hiệu khác trong sử Việt : Đức Tân
Danh hiệu khác trong sử Hoa : Chu bình vương - nhà Đông Chu
Quốc hiệu :Văn lang – Âu lạc
Niên đại : 770 – 221 trước CN (Bắt đầu dùng năm chính xác)
Chứng tích Vật thể lưu tồn : nền văn hóa Đông sơn rực rỡ .

Nhà Chu khi dời đô về Lạc Ấp đã rất suy yếu, ngược lại các chư hầu mặc sức mở mang lãnh thổ kể cả thôn tính lẫn nhau, dần dần chỉ còn 5 chư hầu lớn thay nhau làm Bá, đó là các nước: Tấn, Tần, Sở, Tề, Tống, lịch sử gọi là Xuân Thu Ngũ Bá. vương quyền chỉ còn là tượng trưng, quyền hành thực sự nằm trong tay các Bá, chữ ‘Vương đạo’ ‘Bá Đạo’ xuất phát từ thời này.

Từ năm 475 trước Công Nguyên, Trung Hoa bước sang thời Chiến Quốc.

Các nước Lỗ, Yên, Tề, Tống, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Tần, Ngô, Việt … đánh lẫn nhau, thời Xuân Thu Chiến Quốc chiến loạn triền miên khoảng 500 năm, máu chảy thành sông, xương chất thành núi.

Ta nhận thấy việc phân chia thành các “nước” ở thời Xuân Thu Chiến Quốc không qua đi mau chóng theo sự tiêu vong của nhà Chu, mà nó còn ảnh hưởng đến tận ngày nay qua việc phân chia các tỉnh và thổ âm thổ ngữ Trung Hoa, đối với 1 dân tộc, 1 đất nước đã trưởng thành thì cấu trúc của nó là cấu trúc bền vững, theo thời gian và thời cuộc dĩ nhiên có biến đổi nhưng không thể xóa sạch dấu tích, đối với Việt Nam cũng vậy: 2 làng ở cạnh nhau lâu đến vài trăm năm nhưng vẫn có giọng nói khác nhau, cứ đời con nối đời cha, thời gian đành thua không đồng nhất nổi.

Có thể nói từ thời Đông Chu cái nếp Trung Hoa đã hình thành bản sắc dân Việt – Hoa đặt trên nền tảng văn minh nhà Chu, vốn cổ Trung Hoa được “siêu nhân” Khổng Phu Tử tổng kết trong Ngũ Kinh, Thư, Thi, Dịch, Lễ, Nhạc. Chính Khổng Tử cũng đã nói rõ “thuật nhi bất tác”, riêng Kinh Lễ là tâm huyết của Khổng Tử với quốc gia xã hội, hy vọng rằng “Lễ trị” sẽ giúp quốc thái dân an, con người có nếp sống văn minh lịch lãm nhưng khổ cho ông sinh vào buổi nhiễu nhương, xã hội toàn là những “mưu bá đồ vương” và phường “giá áo túi cơm” nên Lễ Trị của ông đành ngậm ngùi theo ông xuống lòng đất, nhưng nay chắc ngài cũng cũng mĩm cười khi hậu thế tôn vinh là “vạn thế sư biểu” thật xứng danh, đối với dân Việt-Hoa thì Khổng Tử là 1 siêu vỹ nhân vì không có Khổng Tử thì chưa chắc nhân loại đã biết là có nền văn minh Trung Hoa, và Kinh Dịch siêu phẩm của trí tuệ loài người chưa chắc đã có ai hiểu nổi.

Nền văn minh triều Chu còn lưu tồn dấu vết khá phong phú với nền văn hóa khảo cổ Đông Sơn. Sơ kỳ văn hóa Đông Sơn khoảng 1.000 năm trước Công Nguyên là thời Văn Lang Âu Lạc và Tây Chu. Thời rực rỡ là thời Đông Chu từ 770 đến 221 trước Công Nguyên. Hiện vật đồng thau, gốm sứ và đá còn đầy dẫy đủ để phác hoạ cảnh sống, sinh hoạt của con người lúc đó. Tỷ lệ giữa đồ trang sức – công cụ sản xuất và vũ khí cũng chỉ rõ mức tàn khốc của chiến tranh thời Xuân Thu Chiến Quốc, đến thời cuối nhà Đông Chu thì hiện vật thu được chỉ toàn là vũ khí.

Sự kiện tên các xã quanh Cổ Loa thành, tương truyền xưa là nơi tướng quân Cao Lỗ rèn quân, có tên dựa trên chữ “nỗ” nghĩa Việt là nổ khiến ta không khỏi liên tưởng tới việc thần Kinh Quy ban cho vua Hùng chiếc móng, vua sai tướng quân Cao Lỗ chế thành nỏ thần và ta mãi ray rứt với câu hỏi phải chăng Chữ nỏ chỉ là âm mượn của chữ nổ, tên các xã là Uy Nổ, Cường Nổ V.v… đều phản ảnh tiếng nổ, tiếng nổ ở nơi rèn quân rất có thể là chỉ tiếng trống đồng điều quân như lời quẻ Dự chép “ Lợi hành sư “.

Đối chiếu hiện vật khảo cổ và cái nhìn mới về lịch sử Việt Hoa có thể xác quyết: Trống đồng là siêu phẩm văn hóa nhà Chu, trống đồng rõ ràng được chỉ định bằng Quẻ Lôi Địa Dự trong Kinh Chu Dịch với Đại Tượng Truyện của Khổng Tử: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, sùng đức ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.” Ở 1 phần trước đã nói rõ ý nghĩa lời Tượng này, ở đây ta bàn về những vấn đề của lịch sử do Thần Trống đồng chỉ ra Việt Nam có truyền thuyết Thần Trống đồng giúp Hùng Vương đánh giặc và sau đó để tưởng nhớ vua Hùng đã phong là “Đồng Cổ Sơn Thần” và đặt đền thờ ở núi Khả Lao.

Các nhà nghiên cứu Việt và Hoa còn đang tranh luận về nơi phát tích trống đồng, Việt Nam hay Vân Nam hay Quảng Tây, 3 trung tâm của văn minh trống đồng. Với cái nhìn mới về lịch sử Việt Hoa thì việc này không quan trọng nữa vì Việt Nam, Vân Nam, Quảng Tây chỉ là 3 miền của nước Tây Âu Lạc hay Văn Lang mà thôi. Vân Nam, Quảng tây, Việt Nam chính là Tây – Âu – Lạc xưa. Bản thân chữ Vân Nam cũng chỉ là chữ viết sai của quốc hiệu Văn Lang mà thôi, tương tự Hải Lang bị biến thành Hải Nam...

Ở Quảng tây có di chỉ khảo cổ học Vạn gia bá nổi tiếng vì tại đây tìm được nhiều trống đồng vào hàng xưa nhất ; phải chăng đấy chính là đất Trụ vương ban cho Tây bá hầu Cơ xương .

Về di tích lịch sử dân tộc còn nhiều việc phải làm, nhiều nơi phải nghiên cứu lắm, như Hang Bua ở Nghệ An hay Đền Hùng ở Vĩnh Phú. Nơi Đền Hùng linh thiêng có 1 việc tối quan trọng mà ta có thể làm sáng tỏ: Dân gian truyền tụng nơi Đền Hùng có mộ Hùng Vương thứ 6, đây là mộ thật, sau triều Nguyễn tôn tạo thành đền thờ cho đến hôm nay. Hùng Vương thứ 6 không phải là số thứ tự, 6 là Lục, Lạc là Hùng Lạc, kết hợp với ý nghĩa câu : ‘Nam bang Triệu tổ” có thể luận ra Đó là mộ Hùng thuần vương hay Hùng Lạc vương tức là đế Thuấn của Hoa sử.

Khảo cổ Việt Nam đang tìm cách lý giải văn hoá Đông Sơn có 2 dòng chảy chính mà từ chuyên môn gọi là: loại hình Làng Cả và loại hình Thiệu Dương. Cả 2 đồng tồn tại trên đất Việt nhưng rõ ràng có nét khác biệt nhất định. Các hiện vật thu được kể cả trống đồng của loại hình làng Cả phảng phất phong cách Điền, tức phong cách du nhập từ Vân Nam , Chính sự kiện này đã đóng dấu xác nhận thời lịch sử mà Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh viết là: “Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy”; thời nhà Chu đời đô từ Hạo Kinh hay Kiểu Kinh về Lạc Ấp- Cổ Loa Thành.

Thần Đồng Cổ đã soi sáng cho chúng ta nhiều điều:

Thứ nhất là: Hệ kỹ thuật đúc đồng từ tỉ lệ pha trộn kim loại, kỹ thuật đúc, V.v… chỉ rõ không gian thống nhất của chủ nhân đã tạo ra nó là người Đông Nam Á. ( Kể cả Hoa nam )

Thứ hai là: các hoa văn, hình khắc trên đó vừa phản ảnh sinh hoạt lễ hội mà từ các hình ảnh sống động đó khoa học có thể tìm ra nguồn gốc dân tộc và anh em họ hàng, vừa khẳng định dấu ấn của Dịch Lý với đạo Tam Tài: chim – người – nai, nhưng trên hết là tín ngưỡng thờ trời, tượng trưng bởi hình mặt trời và các tia nắng luôn luôn ở trung tâm của mặt trống.

Thứ ba; Trống đồng và công dụng của trống đồng giúp ta có thể tìm ra anh em, dòng giống một cách dễ dàng dù lớp bụi thời gian có dày tới đâu khi dùng Thần Đồng Cổ làm tiêu chuẩn người Việt vẫn có thể nhìn anh em ruột thịt.

Việc đánh trống đồng trong các lễ tế trời và thờ kính tổ tiên cho chúng ta công thức:

- Dân nào sử dụng trống đồng thì đó là anh em ta vì cùng thờ 1 tổ tiên.
- Đất nào có trống đồng thì đất đó là lãnh thổ Họ Hùng.

Từ đặc tính thể hiện quyền uy và tín ngưỡng mà trống đồng thể hiện ta phải “nhìn lại” lịch sử , trống đồng là loại hình ấn kiếm sắc phong thời cổ nên chỗ nào có trống đồng thì đấy là đất của công thần dòng Hùng . Tương lai Đông Nam Á tùy thuộc rất nhiều vào sự nhìn nhận và vị trí của “Đồng Cổ Sơn Thần” trong nền văn hóa, văn minh của mình.

Truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa xuất phát từ việc Chu Công xây đô thành ở Lạc Ấp, tướng quân Cao Lỗ chính là Chu Công, vương của nước Lỗ.

Thời Chiến Quốc có mấy điều phải lưu ý:

Họ Triệu diệt quốc Văn Lang – Âu Lạc là Tần vương chứ không phải Triệu Đà vua Nam Việt . Nhà Tần họ Triệu, Tần Thủy Hoàng là Triệu Chính ,chúng ta sẽ luận bàn kỹ lưỡng hơn trong chương viết về nhà Tần .

Theo sách ‘Tam Phần Thư” thì Trung Hoa có 3 loại Dịch Lý, đó là Liên Sơn, Quy tàng, và Chu Dịch, căn cứ theo mạch văn thì nếu Chu Dịch là Dịch Lý nhà Chu thì Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch phải là Dịch Lý của nhà Liên Sơn và nhà Quy Tàng, 2 tên này chưa nghe lịch sử nói đến, nhưng dựa trên ngữ nghĩa ta có thể xác định:

Quy tàng Dịch là Dịch Lý của nhà Thương vì Việt Thường ở bờ Trường Giang nơi có loài rùa lớn sinh sống, mai của nó đã được dùng để khắc Dịch Lý hay ít nhất cũng là Hà – Lạc và Bát Quái vì thế có tên là Qui tàng Dịch.

Còn Liên Sơn Dịch là Dịch Lý của nhà Hạ, bởi 2 lẽ:

- Đấy là Dịch được khắc vào đá núi, có thể là triền núi hay hang động.
- Đó là Dịch Lý cuả thời dân Trung Hoa do lụt lội phải sống nơi vùng cao, hình tượng là Liên Sơn tức đồi núi chập chùng, cũng là thời của Sơn Tinh hay Tản Viên Quốc Chúa, tên 1 dãy núi ở miền Bắc Việt Nam mô tả xác thực hình ảnh thời đại này đó là dãy Hoàng Liên Sơn.

Ở phần trên đã nói là: diệt quốc Văn Lang là họ Triệu, họ của vua Tần chứ không phải là Triệu Đà của Nam Việt, đó là năm 256 trước Công Nguyên khi Tần chiếm đất và diệt nhà Đông Chu. Sự kiện này sử Việt lại chép thành: năm 257 trước Công Nguyên, Văn Lang bị Thục Phán diệt và lập nên nước Âu Lạc. Trọng thủy trong vụ án Tráo đổi nổi tiếng của lịch sử là con của Tần vương triệu Tắc chứ không phải con Triệu Đà vua Nam Việt .

Ở những phần trên ta đã thấy Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của cùng một nước .

Sử Việt Nam còn lầm lẫn rất nhiều, có khi sai lạc cả đến 1.000 năm.

Nhà Chu là triều đại dài nhất của Trung Hoa và dấu ấn nhà Chu Mãi mãi không hề phai lạt trong sinh hoạt đời thường cũng như tâm linh của người Việt Hoa., tên Văn Lang đã được sử Việt Nam chính thức coi là quốc hiệu thời lập quốc của mình.

Nhà Chu trải qua tổng cộng:
Tây Chu với 12 đời vua.
Đông Chu với 25 đời vua.
lãnh đạo quốc gia tới 1.000 năm và là triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Chỉ 2 câu thơ của thày Phạm sư Mạnh :

Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ lũy (loa)
Quốc tây cự chấn tráng Chân Đăng .

Được đặt đúng vào dòng sử nhà CHU, đối chiếu với 2 phong cách của cổ vật Đông sơn là đã đủ chứng lý để viết lại cổ sử Việt nam và Trung hoa.

An Dương vương được thờ ở đền Cuông , núi Mộ Dạ thuộc Nghệ an ngày nay,tương truyền đó là nơi An dương vương mất sau cuộc truy sát của Triệu Đà .

Chữ Dạ ở đây khiến liên tưởng tới nước Dạ lang và quẻ lôi địa DỰ , Dạ lang sử Việt chép thành Dã năng . Sấm nổ trên đất là tượng quẻ Dự đích thị chỉ tiếng trống đồng phải chăng ‘dự’ chỉ là ký âm động từ ‘giã’ trong tiếng Việt ?... từ ‘cổ’ nghĩa là cái trống chỉ là ký âm của từ ‘cối’ , cách đánh trố́ng đồng giúp ta khẳng định điều này . Dạ lang hay Dã năng chỉ là từ chép sai của Dã lang đồng nghĩa với Dã Vương nghĩa là vua CHÀY-CỐI tức vua Dịch học , chày cối chính là biểu tượng vật thể của ÂM-DƯƠNG nên DÃ LANG chỉ là tên khác của AN DƯƠNG hay ÂM DƯƠNG vương . Liên kết những mắt xích này đưa đến kết luận hết sức quang trọng cho Việt sử :

Dạ lang chính là đất THỤC của AN DƯƠNG VƯƠNG cũng là đất của tây bá XƯƠNG sau là VĂN VƯƠNG vua Dịch lý .

Đền Cuông núi Mộ Dạ ...rất có thể là nơi an táng Chu Văn vương vua tổ của nhà CHU Trung hoa và cũng là tác gỉa của Chu Dịch .

Văn vương đồng nghĩa với Văn lang sau trở thành quốc hiệu thiêng liêng của người Việt , nước Văn lang nghĩa là : nước của vua Văn .

Truyền thuyết Lịch sử ghi chép vắn tắt ...Vua tuốt gươm chém chết con gaí là Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...đây có thể là sự huyền thoại hóa việc vua nhà CHU dong thuyền ra khơi....,có nghĩa là dòng dõi nhà Chu không phải đã tuyệt mà vẫn tồn tại ở góc khuất nào đó của lịch sử mà tới nay chưa được biết đến ...? những nơi có thể đến của đoàn thuyền nhân vong quốc chỉ có thể là Phillipin , Mã lai hay Indonesia ? ; ta cũng đừng ngạc nhiên ngỡ ngàng nếu đâu đó trong vùng đông nam Á phát hiện được những trống đồng to hơn , đẹp hơn những trống ở Việt nam.

Nước Đại Việt văn hiến ngàn năm , điều đó khỏi phải bàn nhưng có điều lạ mãi cho tới nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi về chữ viết của người Việt cổ

Tiền nhân người Việt không coi Hán tự (nói theo ngày nay) là chữ của Tàu.

Tại sao người xưa lại gọi là chữ Nho. ? phải chăng ‘nho’ là biến âm của ‘nhỏ’ như ta vẫn dùng trong từ điệp ‘nho-nhỏ’ và chữ ‘nho nhỏ’ chính là kiểu chữ tiểu triện như các nhà khoa bảng đã nói .

Nếu Nho là kiểu chữ tiểu triện thì Khoa đẩu chắc chắn là chữ đại triện .

Khoa đẩu thực ra là ký âm hán tự của từ Việt , khoa là ký âm chữ khoác tiếng Việt đồng nghĩa với khuếc như trong khuếc đại nghĩa là làm cho lớn ra . Chữ đẩu là ký âm chữ đầu , như thế Khoa đẩu chỉ có nghĩa là loại chữ Đầu lớn mà thôi .

Về hình tượng ta thấy rất rõ sự liên quan giữa Khoa đẩu hay to đầu và con nòng nọc .

Trong hán tự không hề có điều này .

Văn nòng nọc hay Khoa đẩu là manh mối rất quan trọng trong công việc tìm kiếm chữ Việt cổ vì cổ sử Trung hoa có nói đến tích Việt thường cống Nghiêu đế con rùa trên mai có khắc văn khoa đẩu chép từ thời đựng nước...

Và Khi đập vách nhà Khổng tử thì tìm được kinh Dịch ...và nhiều kinh văn khác... tất cả chép bằng văn Khoa đẩu...

Tiền nhân còn nhắn gửi cho chúng ta 1 thông điệp chỉ dẫn về văn tự xưa đó là bức tranh Đông hồ :Lão oa độc giảng ., tôi không biết chắc chữ độc ở đây nghĩa là duy nhất hay là đọc nhưng điều đó không quan trọng , điểm nhấn là ở chỗ tại sao cổ nhân lại dùng hình ảnh con cóc tượng trưng cho việc truyền đạt văn hóa , chữ nghĩa ...?

Cóc đẻ ra Nòng nọc
Chữ đẻ ra Văn .
Lão Oa đẻ ra Khoa đẩu
Oa là con cóc đồng âm với Oa là chứa trữ .

Trong tiếng Việt thì : chứa – trữ và giữ chỉ là một và là đồng âm của từ ‘Chữ’,

1 vật thể hay 1 hình ảnh dùng chứa hay mang thông tin thì gọi là CHỮ.

-Vật thể hay hình ảnh là phần dương của chữ.
- Thông tin chứa ở trong là phần âm của chữ .

Đoạn : Oa đẻ ra Khoa đẩu trong ngôn ngữ Việt có thể hiểu là :

-Chữ đẻ ra văn Đầu to.

Mà ‘Chữ’ là từ Thuần Việt như vậy con của nó là văn Đầu to hay Khoa đẩu phải là của người Việt .

Nếu hiểu theo Hán văn thì 'oa đẻ ra khoa đẩu' hay cóc đẻ ra nòng nọc là chuyện sinh hóa hết sức bình thường của trời đất không có điều gì phải bàn nhưng khi chuyển ngữ sang Việt văn thì ta hiểu ra nghĩa của mật ngữ : 'chữ đẻ ra văn hay KHOA ĐẨU văn', là sự nhắn bảo : Khoa đẩu văn chính là văn tự xưa của người Việt .( vì chỉ hiểu được bằng Việt ngữ )
thành ngữ Việt có câu ....'đứt đuôi con nòng nọc ....' để chỉ 1 sự việc chắc chắn đã chấm dứt rồi , điều này phản ánh cái gốc đã xuất phát ra ý nghĩa là sự kiện : Khoa đẩu văn bị thay thế bằng loại văn tự khác khiến cho dòng văn hóa tải bằng văn tự này đã đứt gãy ....

Trước đây do bó hẹp lãnh thổ Văn lang trên phần đất bắc và bắc trung Việt nên việc truy tìm chữ cổ của người Việt qúa khó khăn tới nay chưa thu được kết quả cụ thể nào , nay với Sử thuyết họ HÙNG ta có thể mở rộng địa bàn tìm kiếm bao gồm cả : Vân nam –Quý châu và Quảng tây và tây Quảng đông, như thế công việc trở nên khả dĩ ... hơn nhiều

-Một hướng truy tìm rất đáng lưu ý là :

Dân tộc Bạch ở cực tây tỉnh Vân nam trung quốc vẫn lưu giữ một loại văn tự tượng hình cổ tới nay vẫn chưa đọc được ., rất có thể đó chính là chữ khoa đẩu hay đầu to của người Văn lang xưa .

bài 26: Hùng triều thứ 15 - Hùng Định vương.
Vua khai sáng : – Chân Lang .
Danh hiệu khác trong sử Việt : Đinh tiên Hoàng
Danh hiệu khác trong sử Hoa : Tần Thủy Hoàng
Quốc hiệu :Đại cồ Việt .
Niên đại : năm 221 – 206 trước CN
Chứng tích : hiện vật khảo cổ nền văn hóa Đông sơn muộn.

Các nhà sử học Trung Hoa cố tình chọn năm 221 trước Công nguyên là năm Triệu Chính lên ngôi hoàng đế, Thời Tần Thủy Hoàng, từ ‘đế’ bắt đầu xuất hiện trở lại trong sử sách Trung Hoa, rất có thể đây là sự khởi đầu của ‘đế quốc’ chứ không phải là ‘quốc’ như trước nữa. Nếu gọi là nhà Tần thì phải khởi đầu từ năm 316 trước CN khi Chiêu Tương Vương chiếm đất Thục của nhà Chu. Nhà Tần xưng vương thực sự từ năm này trải qua 2 đời vương nữa mới tới Triệu Chính tức Thần Thủy Hoàng, và năm 256 trước CN, họ Triệu đã diệt quốc Văn Lang tức nhà Đông Chu như thế họ Triệu đã nắm 9 cái đỉnh tượng trưng cho vương quyền Trung Hoa với khí thế này thì các chư hầu khác sụp đổ nhanh chóng là tất yếu. Các sử gia Trung Hoa không biết vì lý do gì nhấn mạnh chữ ‘thủy’ là đầu tiên, tiếp theo là nhị thế, tam thế cho đến vạn thế mà làm lơ chữ Thủy cũng nghĩa là Nước ; thực ra các vì vương Trung Hoa từ đời Thương đã dùng các co số của Thập Can làm vương hiệu rồi, không đợi đến Tần Thủy Hoàng. Sở dĩ họ cố tình như thế để tránh có người hiểu chữ thủy là nước mã tin Dịch Lý chỉ phương Nam hay Huyền phương. Vì khi nhận ra thủy là phương nước thì hỏa theo Dịch Lý bắt buộc phải ở hướng xích đạo như thế … Nhà Hạ hỏa màu đỏ , Thương màu xanh phương Đông và Chu màu trắng không thể ở Bắc Hoàng Hà được (Xin xem bản đồ Trung Hoa). Chữ thủy này đích thị là mã tin Dịch Lý chỉ phương nước, Huyền phương, huyền thiên vì đi kèm chữ thủy còn có các mã tin khác như: nhà Tần chọn màu đen là màu chủ đạo, số 6 là chủ đạo, ta nhớ trong Hà Thư số 1 – 6 chỉ phương nước đối lập với số 2 – 7 chỉ phương lửa hay hỏa, họp hội thì bắt đầu vào tháng 10 tức tháng bắt đầu mùa Đông cũng là mã tin Dịch Lý ngược với mùa hè là mùa đỏ lửa.

Tóm lại chữ thủy trong đế hiệu Tần Thủy Hoàng còn ý nghĩa là nước, phương Nam (Dịch Lý) chứ không phải chỉ có nghĩa là khởi đầu hay đầu tiên. Dựa vào ngữ nghĩa tiếng Việt và mã tin Dịch Lý ta còn biết nhiều điều nữa để đính chính lịch sử. chữ Tần của từ Hán Việt, thổ âm Quảng Đông đọc là ‘Chưn’ cái chân (cùng với tay gọi là tứ chi); gọi đất Tần là ‘Chưn’ trong chỉnh thể Chân và Đầu, đầu = Đào , đất Đào nước Thao tức vương triều Hạ, cũng chính vì lẽ ấy mà đất Việt nam ngày nay xưa còn gọi là nước Sùng dịch từ chữ cao.

Trong cái thế đối lập: lửa – nước, đầu – chân cũng còn là Quẻ Ly – Quẻ Khảm Theo Dịch Lý thì phương nam còn được chỉ định bằng vị MẶN ( ngọt cay chua mặn đắng ) dịch sang Hán văn là Hàm với nhiều địa danh như thủ đô Hàm Đan của Triệu, kinh đô Hàm Dương của Tần, cửa Hàm Cốc, V.v… Chân và Hàm như thế chỉ rõ ở phần trên đều có nghĩa là phương Nam, phương nước của Dịch Lý (ngược với phương hướng hiện nay). Tới câu thơ của Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh “Quốc Tây Cự Chấn Tráng Chân Đăng” thì ta xác định được lãnh thổ Tần quốc là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Chăn Đăng → Chân Đanh, Chân Định cùng 1 nghĩa với Tứ Xuyên, Xuyên Thục chỉ có nghĩa là hướng Tây Nam theo Dịch Lý (hướng Tây Bắc hiện nay). Cũng chính vì ý nghĩa này mà Hùng triều Thế Phổ gọi là triều Hùng Định Vương- Chân Lang có đủ cả Chân và Định.

Điều Cần nhấn mạnh ở đây :

Dựa vào Ngũ hành , ngũ sắc và cửu thiên ta khẳng định : khi nhà Tần thuộc hành thuỷ , màu đen , huyền thiên ở Tứ xuyên – Thiểm tây thì đất nhà Hạ –Thương- Chu không thể nào ở phía bắc( hiện nay) Hoàng hà được.

Thời Chiến quốc Trung Hoa ta có Tần Thủy Hoàng, thời 12 sứ Việt Nam ta có Đinh Tiên Hoàng. Tiếng Việt ‘Đinh’ cũng là ‘Đanh’ trong Chân Đanh hay Chân Định, tức nước của Tần Thủy Hoàng, 2 dòng sử cho ta 2 đế hiệu của cùng 1 hoàng đế. Sự tàn ác được 2 dòng sử mô tả rất giống nhau. Dân Việt gọi vì vua tàn ác này là sài lang hay lang sói, sau thành câu ‘lòng lang dạ sói’ sở dĩ có câu này vì dân gian nhà Tần thờ con chó ‘đại bản’ làm vật tổ; chữ cửu là số 9 chỉ phương Tây theo Hà Thư biến thành chữ ‘cẩu’ là con chó, dân nhà Tần ban đầu là Tạng tộc tức người của cao nguyên Khang – Tạng tràn xuống Tứ Xuyên được sử mô tả là còn ở trình độ văn minh rất thấp so với người Trung Hoa, thậm chí họ chưa biết làm ruộng, trồng lúa. Nhà tần đã phải nhờ nước Tấn sau là Triệu cho dân sang định cư để nâng cao mặt bằng văn hóa, văn minh, chỉ dẫn cho người gốc Tạng cách làm ăn,

Xuất phát từ sự bạo ngược của Tần thuỷ hoàng Việt ngữ hình thành các từ kép: Tàn ác, tàn bạo, tàn nhẫn...

Ở đây ta dành vài dòng cho vấn đề chủng tộc, phần trên ta đã nói đến tộc Miêu, là con cháu của đế sông Hắc, hay Xuyên Húc, truyền thuyết gọi là Vũ Tiên tổ của Tiên tộc hay Miêu tộc.

Họ Miêu hay Tam Miêu theo Bàn canh vượt Trường Giang thành dân Ân Thương ngày nay, hậu duệ là người H’Mông – Dao cũng gọi là người Mèo, Mun.

H’Mông hay Tam Miêu là dân chủ lực của nước Tấn, sang Tần hòa huyết do cộng sinh lâu đời với Tạng tộc tạo thành dòng Quì Việt hay Quí Việt. Quí là 1 can của Thập Can chỉ phương Tây, bản thân từ kép: Chân Định mô tả rất chính xác sự hòa huyết này.

Chân = H’Mông = phương nam ( dịch học ) ̣
Định = Đanh = phương Tây chỉ Tạng tộc.

Trong khối người Đông nam Á thì Hmông là tộc duy nhất bị nhiễm các tập tục của người phương bắc (nay ) có lẽ do tiếp súc lâu ngày nên đã xảy ra sự đan xen các tập tính của nhau .

Chân Định tức Tứ Xuyên trở thành vùng đất rất quan trọng trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa, vì đó là vùng đất chính, là Trung hoa của 2 triều Tần và Hiếu (Tây Hán) là triều đại đặt nền cho văn hóa Trung Hoa về sau . Sử Trung hoa viết nhà Tần xây dựng thành phố Thành đô...khiến ta tưởng rằng ...trên đất Tần có 1 thành phố tên là Thành đô... thực ra Thành đô là danh từ chung cấu trúc ngôn ngữ Việt đồng nghĩa với thủ đô hay kinh đô ngày nay, nếu ta đảo lại là Đô thành thì rõ nghĩa ngay ; điều này xác định đất khởi phát và trung tâm của nhà Tần là Tứ xuyên không phải là Thiểm tây . Thiểm tây là đất của Triệu được thiên tử đông Chu phong ban khi nước Tấn vỡ ra làm 3 .

Truyền thuyết Việt còn ghi: Họ Triệu truy bức vua cuối cùng của dòng An Dương Vương tới tận Nghệ An nên ở đây mới có Đền Cuông thờ An Dương Vương, lập ở núi Mộ Dạ ...chính xác phải là DÃ , DÃ LANG hay vua chày cối là danh hiệu khác của VĂN VƯƠNG có khi cổ sử còn ghi là ĐỐI vương cũng nghĩa là vua chày-cối ...

Giai đoạn lịch sử: nhà Tần diệt triều Đông Chu được truyện cổ tích lịch sử Việt Nam phản ảnh trong ‘truyện nỏ thần’. Nhân vật Triệu Đà chính là Chiêu Tương Vương Đinh tắc hay Triệu Tắc và Trọng Thủy là con trai thứ 2 của ông (thái, trọng, quí,); chữ ‘thủy’ xác định dòng giống phương thủy tức phương nam (Dịch Lý.) của Trọng Thủy Thủy đã gạt Mỵ Châu để bia miệng ngàn đời gọi là “sở khanh” (sở biến âm của ‘sủy’ là nước) còn Mỵ Châu là ai? Mỵ là con gái vua Hùng đồng nghĩa với nương (con trai là quân, lang); châu = Chu, nghĩa rất rõ Mỵ Châu là con gái vua Chu không cần phải suy đoán gì nữa cả.

Sử Trung Hoa cho biết sau khi chiếm đất Lục Lương (Lạc Long) nhà Tần đặt các quận: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận … như ở phần trước chúng ta biết đoạn sử này không chính xác vì miền Bắc hộ tức đất trung Việt Nam ngày nay đã thuộc về nhà Tần trước khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi; chắc chắn đoạn này đã bị sửa đổi vì một ý đồ nào đó.; các sách lịch sử Tàu cũng không giống nhau , có sách chép Tần chiếm đất Lục lương ..., sách khác chép Tần chiếm Lĩnh nam ..., quyển khác lại chép Tần chiếm đất Lục dương lập thành 3 quận ...;

‘Lục dương’ chỉ là biến âm của ‘Lạc dương’ đất trung tâm nhà Đông Chu theo chính sử .(Người Tàu chỉ định Lạc dương nằm bên bờ Hoàng hà ..?) đây là chỉ dẫn rõ ràng nhất về lãnh thổ Đông Chu.

Tổng hợp sử Việt Nam và Trung Hoa giai đoạn này ta có thể hiệu chỉnh đoạn sử trên thành: “Họ Triệu chiếm đất Âu Lạc của Văn Vương chia thành 3 quận: Quế lâm – Tượng Quận – Tam Xuyên”

a. Quế Lâm là đất Quí Châu, Quí → Quế; Lâm là ký âm sai của lam → nam, chỉ phía Nam của Giao Chỉ tức vùng )Đông-Bắc Quảng tây nơi có Lâm Giang chảy qua (Lâm Giang là sông Tứ, sông Chu ngày nay)

b. Tượng Quận là quận phía tây. Tượng = Tịnh = con voi là mã tin Kinh Dịch chỉ phương tây, phương Tịnh, Tĩnh, Định. Quận Tượng chính là nước “Mật Tu”hay ‘mặt tây’ của Cơ Xương là Vân Nam ngày nay.

c. Tam Xuyên – Sử ký Tư Mã Thiên chép: Tần chiếm đất của 2 nhà Chu lập quận Tam Xuyên, thủ phủ là Ung khâu . Viết 2 nhà Chu là sai đất Tây Chu đã lập Tượng Quận và phần Quế trong Quế Lâm; như vậy đất Đông Chu mới chính là quận Tam Xuyên, Ung khâu hay Ung Thành là thành phố Nam Ninh ngày nay; Ung Thành thời nhà Lý của Việt Nam được gọi là Ung Châu, 1 trong 3 châu bị Lý Thường Kiệt đánh chiếm trong cuộc chiến Việt-Tống. Chính do quận Tam Xuyên này mà từ đời Đường đất Việt có tên là lộ Tam Giang như ông Phạm Sư Mạnh nhắc đến: “Thiên khai địa tịch lộ Tam Giang”.

Quận Tam Xuyên đã bị đổi thành huyện Long Xuyên nơi trấn nhậm của Úy Đà . Nhân vật Úy đà bị phù thủy biến thành Triệu Đà hay Triệu Đào nước Nam Việt . Ta đã biết : số 3 - tam, con rồng - quẻ Chấn đều là những dịch tượng chỉ phương Đông chúng thường được dùng thay thế lẫn cho nhau nên :

Tam xuyên = tam giang = long xuyên chỉ là một

Một dẫn chứng quan trọng : theo quan chế nhà Tần quan cầm đầu 1 quận gọi là quận úy sau bổ sung chức quận thủ trông coi về hành chánh , vì vậy khi đã gọi là Úy Đà thì Long xuyên phải là quận không thể là huyện như trong sử Tàu .

Tại sao Hán sử lại phải mờ ám như vậy ?

Chính Vì Quận Tam xuyên trong sử ký Tư mã Thiên ghi rõ : Thủy hoàng lấy đất 2 nhà Chu lập nên , quận trị là Ung khâu...; và chỉ với một quận Tam xuyên hay Long xuyên của Úy Đà này thôi đã đủ để toàn bộ lịch sử Trung hoa phải viết lại.

. Tới đây ta có thể định danh những vùng trong lãnh thổ vua Chu:
- Vân Nam : đất Cửu, Định , Tượng (cả 3 đều có nghĩa chỉ phía tây)
- Quí Châu : đất Thục, Quế, Chân.
- Quảng tây : đất Lâm, Nam ,Nam giao sau này mở rộng thành lĩnh nam.
- Quảng Đông : nước Đào 2, nước Thao (nằm ngoài đất nhà Chu, nhưng trong Giao Châu)
- Bắc Việt Nam : đất Đường 1 hay Việt thường 1 , Lạc ấp
- Trung Việt Nam : đất Đào 1 , Mân ấp 1 , An ấp, An, Yên.
Tần Thủy Hoàng tung 50 vạn quân không phải chiếm đất Lạc Long (Lục Lương) mà rất có thể là chiếm miền đông nam Trung Hoa hiện nay tức lãnh thổ Ngô và Việt xưa, ở đấy nhà tần lập Ngô Quận, Mân Quận .....Vậy Tại sao các sử gia Trung Hoa lại phải bẻ quẹo đoạn sử này?

Đọc sử ký của Tư Mã Thiên nếu ta có nhận định sâu sắc và xem xét sự kiện một cách lô-gích , cẩn thận sẽ có nhiều điều khiến ta phải suy nghĩ : Tần Thủy Hoàng cho làm 1 con đường bạt ngàn xẻ núi từ đất Cửu Nguyên tới Vân Dương, ở Vân Dương cho đắp đá ở đất Cử làm cửa biển phía đông nhà Tần. Tần Thủy Hoàng còn nói …. giữa 2 kinh đô Tây và Đông của nhà Chu là mảnh đất đế vương chốn ấy sẽ là kinh đô nhà Tần, và Tần thủy hoàng cho dời 40 ngàn hộ đến Vân Dương, 30 ngàn hộ đến Ly Ấp. Đấy chính là tổ tiên của người Đông Thoán Ô Man và Tây Thoán Bạch Man ngày nay , Người Trung hoa gọi họ là Thoán hay Thóan đoạt có nghĩa là kẻ chiếm đất không phải dân địa phương,

- Cửu Nguyên hay đất phía tây còn gọi là đất Cảo chính là Vân Nam ngày nay, đất Vân Dương tức phía đông của Vân Nam chính là Quảng Tây, phần đất giữa 2 kinh đô nhà Chu ý chỉ nhà Tần đã chọn nam Quảng Tây và vùng bắc Việt làm nơi xây kinh đô mới của đế quốc Tần , nơi đất Cử đắp đá làm cửa biển nhà Tần ngày nay gọi là Cửa Ông ở bờ biển Quảng Ninh Việt Nam; Vân Dương nơi Tần Thủy Hoàng di dân đến chính là Quảng tây, Ly Ấp là Hạo Kinh cũ sau này gọi là Côn Minh … đây là 1 đoạn sử khó hiểu , ý nghĩa thực sự của nó chưa bao giờ được phân tích, xem xét cặn kẽ. Chỉ 1 việc chọn đất Cử làm cửa biển phía đông của nước Tần đã làm đau đầu nhiều lắm rồi; vì theo chính sử nhà Tần ở bên bờ sông Vị, giáp với sa mạc cực tây-bắc (nay) của Trung Hoa thì lấy biển ở đâu ra để làm cửa phía đông? xin nhắc lại 1 đoạn đã viết :... ‘nếu hiểu phía đông của Tần là phía đông của ‘thiên hạ thời Tần’ thì câu văn trở nên tối nghĩa vì những nước ở phía đông thời chiến quốc không có cửa biển nào hay sao ? như thế khi thâu tóm lục quốc thống nhất thiên hạ thì Tần đã có vô số cửa biển phía đông rồi ...còn cần gì phải đắp đá ở đất CÙ hay CỬ để làm cửa biển phía đông nhà Tần ...”

Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”: ở Quảng Tây có 1 thành rất lớn gọi là thành nhà Tần, điều này không thấy có đoạn sử nào nói đến cả. Tóm lại chúng ta còn nhiều điều phải làm để tìm ra những gì đích thực đã từng diễn ra trong quá khứ xa xưa.

Lại nữa, sử ký Tư Mã Thiên cho biết sau khi lên ngôi Tần Thủy Hoàng sai tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân, lần đấu tiên vượt Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện. Trong chữ Hà Sáo, Hà chỉ hoàng Hà của Trung Hoa, Sáo tiếng Việt có nghĩa là nước, Sáo cũng là biến âm của ‘Siu’ thổ âm Quảng Đông của chữ Thủy, Hà sáo chỉ có nghĩa là vùng phía nam Hoàng hà.chứ không thể nào chỉ là vùng bắc Sơn tây qúa ít dân làm sao có nổi 44 huyện ? (tỉnh Nam hải chỉ có 3 huyện) ; Mâu thuẫn trong cổ sử Trung Hoa là : vùng Hà sáo nơi lần đầu tiên nhà Tần chiếm được lập nên 44 huyện lại là đất của nước Triệu, nước Yên … tức là đất của Trung Hoa từ trước thì làm gì có chuyện cấm dân ở đấy thờ ( mất chữ) dù chữ bị mất là chữ gì đi nữa thì việc ấy cũng chỉ rõ dân ở đó khác văn hóa với người Trung hoa .

Người ngày nay muốn tìm hiểu Trung hoa thời Tần đã phải dở khóc dở cười , tra cứu các ‘thư’ của Tàu càng nhiều càng rối ...không thể nào biết Tượng quận và Tượng lâm ở đâu ....

Sử ký của Tư Mã Thiên, chép truyện Tần Thủy Hoàng có đoạn nói rằng: “Thủy Hoàng… chiếm lấy đất Lục Lương, đặt làm Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải”. Dưới chữ Tượng Quận có chua sáu chữ nhỏ là: “Vi Chiêu viết, kim Nhật Nam”, nghĩa là Vi Chiêu cắt nghĩa Tượng Quận đời Tần tức là Nhật Nam đời Vi Chiêu.
(Sử ký; Tần Thủy Hoàng bản kỷ, q.6, tờ 3a).

Nhật nam là miền trung Việt ngày nay .

Hán thư về mục địa lý chí chép rằng: “Quận Nhật Nam tức là Tượng Quận cũ đời Tần, năm111 tr. T.C. Hán Vũ Đế mở thêm ra, đởi tên là Nhật Nam, có mười sáu con sông nhỏ, đều chảy đi đến 3180 dặm, thuộc vào Châu Giao”.
(Hán thư địa lý chí, q.28, hạ, tờ 3b).

Thông giám tập lãm của triều đình nhà Thanh dọn lại các sách của Tư Mã Thiên, Ban Cố , Tư Mã Quang và Chu hy, làm năm 1768, cũng chép một đoạn trong đời Tần Thủy Hoàng rằng: “Năm Đinh Hợi (214 tr. T.C.)… nhà Tần lấy đất Nam Việt đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận…”. Dưới chữ Nam Việt chua “tức Bách Việt, cũng gọi là Dương Việt”; dưới chữ Tượng Quận chua “đất ấy rộng xa, nay phủ Liêm, phủ Lôi, tỉnh Quảng Đông, phủ Khánh Viễn, phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây và cả nước An Nam” (Ngự phê thông giám tập lãm, q.11, tờ 6b)
Sách Thiên hạ quận quốc lợi bệnh của Cố Đình Lâm, chép: “An Nam là Giao Chỉ đời xưa, nhà Tần mở đất Lĩnh Nam, lấy Giao Chỉ thuộc vào Tượng Quận

Cựu Đường Thư, một đàng tin Tượng Quận là Nhật Nam đời Hán, mà di tích hãy còn gần Nhật Nam, còn một đàng lại cho cho An Nam đô hộ phủ đời Đường thuộc về Tượng Quận ?
(tư liệu trích trong bài :Tượng quận có phải là đất nước ta không , tác giả Trương thái Du)

Thực buồn cười ...từ những năm đầu công nguyên ‘người ta’ đã vẽ được bản đồ chi tiết 1/10.000 vùng Hà nam ...vậy mà Tượng quận tới hôm nay vẫn phải đi tìm ....

Tượng quận thực sự ở đâu ? như ở phần trên đã xác định : là nước ‘Mật Tu’ tức ‘mặt tây’ của Giao chỉ nay là tỉnh Vân nam Trung quốc nhưng...

những người muốn ‘bẻ cong bẻ quẹo’ lịch sử Trung hoa đã thủ tiêu đi quận Tam xuyên , thủ pháp rất đơn giản ...thay tất cả tên Tam xuyên trong sách sử địa Trung hoa bằng Tượng quận , còn Tượng quận thực ở vùng Vân nam bị đổi thành huyện Tượng lâm nghĩa là huyện ở tây Quế lâm ...

Tất cả mọi sự chồng chéo đổi thay ....chỉ vì câu : Tần lấy đất 2 nhà Chu lập quận Tam xuyên...của Sử ký Tư mã Thiên mà thôi .

Quận Tam xuyên đất của nhà Chu mà ở An nam và lưỡng Quảng dĩ nhiên TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ cũng ở đấy như thế...thì còn gì mặt mũi các ĐẠI HÃN...như Quan vũ và bố con Khang hy- Càn long ...không lẽ các đấng con trời lại là con hoang không rõ nguồn gốc ...?

Bài 27 - Các cuộc khởi nghĩa chống Tần
a. Khởi nghĩa làng Đại Trạch – Dạ Trạch Vương

Tần Thủy Hoàng huy động dân chúng vào những công trình to lớn vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ như xây Vạn Lý Trường Thành, xây cung A Phòng, và xây lăng mộ cho chính Tần Thủy Hoàng.

Chiến quốc kéo dài mấy trăm năm đáng lẽ khi thống nhất thiên hạ họ Triệu phải khoan sức cho dân để quốc lực hồi phục, ngược lại nhà Tần lại vắt kiệt những gì còn lại, khiến nhân dân không còn sức chịu đựng được nữa và họ vùng lên chống lại “sài lang”.

Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, ông quê ở Dương Thành tức Quảng Châu thuộc Quảng Đông ngày nay. Ông đã cùng Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch thuộc huyện Túc Tỉnh tỉnh An Huy ngày nay, khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân hưởng ứng và Trần Thắng xưng vương lấy quốc hiệu là Trương Sở có nghĩa là nước Sở mở rộng ( ? ), chữ Sở chính là biến âm của thủy chỉ phương Nam. Sử Việt Nam chép ông là Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục (quan phục). Dạ Trạch và Đại Trạch là biến âm của nhau, triệu là biến âm của chữ ‘chậu’ tiếng Thái Lào (đã đề cập ở phần trước đây). Triệu Quang Phục nghĩa là ‘Chúa phục hưng phương Nam’ cận nghĩa của vương hiệu ‘Trương Sở Vương’.

Vùng đất trung tâm của đế quốc Tần là Quan Trung nghĩa là vùng trung tâm phía nam, thủ đô Tần là thành Hàm Dương nghĩa là thành phía đông của đất Hàm, ,còn Hàm Đan là thành phía nam đất Hàm. Chữ Hàm có nghĩa là ‘mặn’ trong ngũ vị, hàm – mặn chỉ phương nước tức phương nam theo Dịch Lý.

Trần Thắng không phải là tên riêng mà là hiệu đặt theo nghĩa: ‘Trần’ là chữ ‘đông’ và chữ ‘A’ chỉ phương đông, thắng là thắng lợi; nghĩa là phương đông tất thắng vì nước tần vào thời điểm này được coi là phương tây. Lần lượt Ngô Quảng và sau đó Trần Thắng lần lượt hy sinh – cuộc khởi nghĩa chống ‘sài lang’ thất bại.

b. Cuộc khởi nghĩa của Hạng Lương – Hạng Vũ

Hạng Lương là con cháu của Hạng Yến đại tướng nước Sở, Hạng Yến đã tự sát khi Tần đánh bại Sở. Khi hay tin Trần Thắng khởi nghĩa Hạng Lương cùng cháu là Hạng Tịch khởi nghĩa ở quận Cối Kê, nơi thờ vua Hạ Vũ tức Tản Viên Sơn Thánh Quốc Chúa Đại Vương. Chính sử Trung Hoa chỉ định Cối Kê ở Giang Tô Trung Quốc hiện nay, nhưng trong mạch sử chúng ta đang nhiên cứu thì Cối Kê phải ở Phúc Kiến – Chiết Giang là đất Việt của Việt Vương câu Tiễn xưa; sử ký Tư Mã Thiên viết: con thứ hai của vua Thành Khang được phong ở đất Cối Kê, ông và những người dân theo mình đã “cắt tóc ngắn, xâm mình khai phá đất”, và đất Cối Kê là nơi được dành riêng để thờ vua Đại Vũ, tổ nhà Ha , Từ ‘Cối Kê’ không có nghĩa gì trong Trung Hoa ngữ nhưng trong Việt ngữ thì ý nghĩa lịch sử hiện ra rõ ràng: ‘cối’ biến âm của ‘cái’ có nghĩa là cả là đứng đầu. Cơ chính là cô từ mà người thủ lãnh- quân vương tự xưng mình. “Cối Kê” chính xác là ‘cái cô” tức vua cả hay vương tổ .

Dân tộc học xác định … cắt tóc ngắn và xâm mình là tập tính của người Việt chính gốc, dân Đài Loan ngày nay vẫn còn ăn trầu y như người Việt; trong lịch sử Việt vẫn mơ màng nói tới … có sự liên quan nào đó giữa người Việt hiện nay và con dân của Việt Vương Câu Tiễn xưa…, ở thiên khảo luận này ta thấy là sự liên quan rõ ràng chứ không phải mơ màng nữa. Đất Đào 2 hay nước Thao tức Hồng Bàng 2 thời nhà Hạ là cái gốc của nước Việt thời Chiến quốc; con dân Hồng bang từ đất Đào tức là Việt Nam với Quảng Đông ngày nay mở nước theo 2 hướng: hướng nam (Dịch Lý) tiến về bờ Trường Giang cộng cư và cộng huyết với người Mun làm nên Việt Thường Thị thời Long-Tiên lang ; hướng thứ 2 do con cháu Thành Khang tiến về hướng đông lập nên nước Việt, như thế rõ ràng nhiều cành nhưng chỉ 1 gốc. Không hiểu thực hư ra sao, hay tại sao lại có việc đó nhưng sử sách Trung Hoa còn ghi rõ vào đời Trịnh Thành Công anh hùng kháng Thanh của dân Trung Hoa thì ấn truyền quốc của nhà Tây Chu là bảo vật vô gía còn cất giữ tại Đài Loan ( nhà Tây Chu theo Hán sử thì ở tận Thiểm tây ) .

Hạng Lương và Hạng Tịch nhanh chóng lập được đạo quân khoảng 8.000 người gọi là “Tử Đệ binh”, tiến binh theo hướng tây chiếm được Dương Châu tức đết Ngô xưa .Hạng Lương nghe theo mưu thần Phạm Tăng lập cháu Sở Hoài Vương lên làm Sở đế để phất cao ngọn cờ phục quốc , Hạng Lương tử trận từ đấy quyền hành và công trạng thực sự thuộc về Lỗ Công Hạng Tịch và Bái Công Lý Bôn (Lưu Bang)

c. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn (Lưu Bang)

Lý Bôn người Phong Châu Hoa sử chép là huyện Phong khởi binh ở núi Muang Đãng, ban đầu lực lượng chỉ có khoảng vài trăm người. Ở Huyện Bái có 2 viên chức là Tiêu Hà và Tào Tham biết ông là người nghĩa khí nên ngầm cấu kết với ông. Khi Trần Thắng nổi lên và chiếm được Huyện Trần thì Tào Tham và dân đất Bái giết quan huyện , đến núi Muang Đãng mời Lý Bôn về đứng đầu Huyện Bái từ đó gọi ông là Bái Công. Ở những trang trước ta đã xác định đất Phong hay Phong Châu chính là miền tây bắc Việt Nam ngày nay; núi Muang Đãng nơi Lưu bang khởi nghĩa chắc chắn là miền đất của 2 sắc tộc Thái – Mường ,Mường → Muang, sự ký âm này hoàn toàn giống với ký âm tiếng Anh hiện nay. Lý Bôn- Lưu Bang người đất Phong là ông tổ triều Hiếu ( tây hán) , Địa danh có chữ Muang rất nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái và Bắc Miến Điện, hy vọng các nhà nghiên cứu sau này xác định được núi Muang Đãng trên bản đồ. Đất Phong là miền tây bắc Việt Nam còn đất Bái là phần lớn miền bắc Việt Nam hiện nay. Điều này được Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, thế kỷ 14 xác nhận trong 1 câu thơ của ông khi đi sứ Trung Quốc.

“Lũng Lại tranh nghênh sứ Bái qua”

Sứ Bái là Phạm Sư Mạnh và nước Bái chính là huyện Bái nơi khởi nghĩa của dân chúng và Lưu Bang năm xưa nay là lưu vực sông hồng nà núi rừng Việt bắc.

Bái Công và Trương Lương gặp nhau ở Lưu Thành, hai người quyết định đi theo Hạng Lương ‘Lưu Thành’ là viết sai ‘La Thành’ tức Hà Nội hiện nay. Cùng vào thời này sử Trung Hoa cho biết quí tộc các chư hầu nhà Chu cũng nổi lên lập lại “quốc” của mình, cũng Tống, Tề, Yên V.v… nhưng theo hãn sử những nước này lại ở lưu vực Hoàng Hà thế là các nước của người Trung Hoa bỗng chốc biến thành các của người Liêu (Lu), thực không hiểu nỗi, rối rắm cả ngàn năm sau vẫn còn rối rắm.

Bái Công vào kinh đô của Tần và ở đây ông tỏ rõ là người nhân đức, dân Tần rất kính phục … nhưng đến khi Hạng Tịch kéo quân vào thì mọi việc đảo ngược, đốt và giết, kinh đô của Tần cháy đến 3 tháng lửa vẫn chưa tắt hẳn. Cũng từ đấy phát sinh mâu thuẫn giữa Lỗ Công và Bái Công đưa đến cuộc Hán Sở tranh hùng về sau.

SỬ Việt Nam lầm lẫn lớn khi chép Lý Bôn còn có tên là Lý Bí , thực ra đây là 2 vua của 2 triều đại cách nhau hàng trăm năm, Lý bôn là Lưu Bang trong Hoa sử còn Lý Bí là Lưu Bị của nước Thục thời tam quốc .

d. Hưng Suy tranh hùng (Hán – Sở)

Cặp từ Hán – Sở nếu vận dụng các qui tắc Dịch Lý ta có thể tìm ra gốc nghĩa:

Hán – Sở = Hên – Xui = Hơn – Thua = Hưng – Suy. Từng cặp là các mã tin đối lập và sự biến âm cho ta biết chúng chỉ là 1 nhưng khác nhau do âm phát ra mà thôi. Điều này chỉ cho ta: không có ai là Hán Vương và Sở Vương, đây chỉ là tên do sử gia đặt để chép về thời đại ấy, có thể khẳng định thời này chưa có tên riêng, các sử gia phải đặt tên cho đất, cho người và thường là dựa vào 4 phương, tám hướng cùng các mã tin Dịch Lý để tạo ra 1 danh xưng dùng phân biệt nhân vật này với nhân vật khác, cũng chính vì việc này mà đời sau khó có thể nhận định chính xác về lịch sử vì có quá nhiều điều trùng nhau, cùng là tên đất phương nam nhưng mỗi thời kỳ lịch sử lại chỉ 1 nơi khác nếu không cẩn thận, xem xét thấu đáo sẽ sa vào trận đồ bát quái không lối ra. Việc định danh do đời sau đặt nên dĩ nhiên: Lý Bôn hay Bái Công là Hán Vương hay Hên, Hơn, Hưng Vương vì ông ta là người thắng trận; ngược lại Lỗ Công là người chiến bại nên có tên với ý nghĩa là Sở Vương, hay Xui, Thua, Suy Vương.

Sử Trung Hoa không nói tới nhưng chắc chắn Lỗ Công đã lên ngôi vua nên Hạng Tịch mới có thêm danh hiệu mới là Hạng Vũ ( vua ). Hành động thực tế của ông cũng chỉ rõ như thế: ông ta tự ý tự quyền phân đất phong vương cho những người có công trong việc lật đổ vương triều Tần. Các sử gia cho ông ta là lạm quyền, tự phong không chính thống nên chỉ gọi ông là ‘Tây Sở Bá Vương’ nghĩa là trùm miền đông Sở, chữ ‘Tây’ là ký âm sai của chữ Từ , chữ ‘từ’ dịch chữ Thương của Việt ngữ, 1 mã tin Dịch Lý chỉ phương đông. Vì sẵn hiềm khích Hạng Vũ phong cho Lý Bôn- Bái Công miền đất xa xôi hiểm trở nhất là Xuyên Thục và đất Hãm tức là Nam Thiểm tây bắc Hồ Bắc hiện nay , Ở đấy dân chủ yếu là người Khang, Tạng và người Man gọi vua là Hãn, viết sai thành chữ Hán.

Bái Công – Hưng Vương (Hán Vương) phong Tiêu Hà làm tể tướng, Hàn Tín làm đại tướng từ tháng 8 năm 206 trước CN bắt đầu cuộc chinh phục lập đế của mình, cuộc chinh phục kết thúc khi Lỗ Công Từ Sở Bá Vương tự sát ở Ô Giang năm 202 trước CN. Lịch sử Trung Hoa chép triều đại của Lý Bôn khởi đầu từ năm 206 trước CN tức năm ông xưng là Hưng Vương ở đất Nam Trịnh và cũng Chính vì điểm này ông có tên là Hùng Trịnh Vương trong Hùng Vương Thập Bát Chi Thế Truyền.

Cuộc Hán –Sở tranh hùng được sử Việt thể hiện thành cuộc chiến giữa Lý phật tử tức Lý Bôn và Triệu Việt vương , cuộc chiến kết thúc với việc tự sát của Triệu Việt vương ở Ô giang.

bài 28 : Hùng triều thứ 16 - Hùng Trịnh vương
Vua khai sáng – Hưng Đức Lang .
Danh hiệu khác trong sử Việt : Lý Bôn , Lý nam đế .
Danh hiệu khác trong sử Hoa : Lưu Bang - Hán (Hiếu)cao tổ.
Quốc hiệu : Vạn xuân .
Niên đại :năm 206 – 8 trước CN

Hùng Trịnh nghĩa là vương đất Trịnh việc này đã chỉ rõ nơi khởi phát đế nghiệp của Lý Bôn là vùng Trịnh châu bắc Hà nam ngày nay .

Hưng Đức Lang có ý nghĩa :

Hưng ta đã biết ở phần trên (Hưng – Suy). Đức là biến âm của Đế , Lang cũng có nghĩa là vương, nên gọi là Hưng Đức hay Hưng Lang thì đúng hơn. Đây là sai lầm thường thấy của người Việt như: Núi Thái Sơn, Sông Hương Giang V.v…

Câu đối ở đền thờ Lý Nam Đế:

Hưng Vương vỹ lược lưu thiên cổ
Tế thế phong công ký Vạn Xuân.

Câu trên tuy tiếng Hán nhưng nghĩa rõ ràng, không cần dịch. Đáng lưu ý ở đây là câu đối này gọi Lý Nam Đế là Hưng Vương, một cái tên chưa hề được ghi chép trong sử sách.

Phép biến âm phù thủy đã biến ‘Hưng Đức’ thành ‘Hán đế’ tức đại hãn Mông cổ.

Sử Trung Hoa không biết vô tình hay hữu ý thường lờ họ Triệu của nhà Tần … thay vào đấy dùng chữ Dinh, như Tần Thủy Hoàng tên là Triệu Chính nhưng sử Trung Hoa thường ghi là Dinh Chính. Hay Doanh Chính , Thực ra ‘Triệu’ là biến âm của từ ‘Chậu’ trong ngôn ngữ Thái Lào ‘ chủ-chúa’ trong tiếng Việt vậy Triệu Chính chỉ có nghĩa là chúa tên Chính chứ không phải họ Triệu tên Chính.

Tương tự triều Lý Bôn Hưng Đế cũng thế, theo qui luật về danh xưng các vương triều Trung Hoa thì thời Lý Bôn – Lưu bang phải gọi là triều “Hiếu” mới đúng; tất cả các vua triều này đều có đế hiệu với chữ “Hiếu” đứng đầu như: Hiếu Cao Tổ, , Hiếu Cảnh Đế , Hiếu Vũ Đế V.v… nhưng sử Trung Hoa lại gọi là triều ‘Tây Hán’ hay ‘Tiền Hán’, không hiểu vì lẽ gì?

Do hiềm khích giữa Lưu Bang và Hạng Vũ khi phân phong đất đai trước của đế quốc Tần , Hạng Vũ đã đẩy Lưu Bang đến vùng xa xôi hiểm trở nhất là bắc Tứ xuyên –nam Thiểm tây đấy là nơi khỉ ho cò gáy đến nỗi không những quân mà cả tướng ngày nào cũng có người bỏ trốn trong đó có cả Hàn Tín may mà tể tướng Tiêu Hà đuổi kịp dỗ dành nên quay lại . Nói như thế để ta hình dung ra cảnh sinh họat tiêu điều không bóng người...trái ngược với điều Hoa sử nói Thiểm tây là đất trung tâm của nhà Chu tức là chốn phồn hoa đô hội...không lẽ tất cả dân nhà Chu đã chết sạch ?.

Khi lên ngôi dù lòng không muốn nhưng Lý Bôn buộc phải phong cho 1 số tướng lãnh, công thần tước vương và cắt đất cho họ làm chư hầu, trong đó:

Hàn Tín được phong ở nước Sở – Hồ Nam. Bành Việt được phong ở đất Long, sử Trung Hoa gọi là Lương Vương (ta nhớ lại: Lạc Long → Lục Lương) tức Quảng Đông ngày nay. Anh Bố được phong là Hoài Nam Vương đất Phong ở nam sông Hoài.

Về sau các vương này đều bị cáo giác làm phản và bị giết, đất đai bị thu hồi. Sau khi diệt Hoài Nam Vương Anh Bố Hưng Đế về thăm đất Bái, trong 1 bữa tiệc nơi đất cũ, nơi có núi Muang Đãng thưở xưa, ông vua Trung hoa người tiền Mường ( ? ) này ngâm 4 câu thơ còn ghi trong sử sách đặc biệt có câu: “Đại phong khởi hề vân phi dương” dịch là ‘gió lớn thổi hề mây bay lên’. Ý nghĩa lịch sử nằm ở chữ ‘phong’ và chữ ‘vân’. Phong chỉ Phong Châu hay đất Phong nơi sinh ra Lý Bôn, vân là tên cả vùng đất nay là Vân Nam, xưa là đất Văn Lang (hay Văn Vương ) thường được gọi tắt là đất Vân .

Việc mở rộng cương vực về miền bắc (phương hiện nay) Hoàng Hà đã được bắt đầu từ thời Trụ Vương nhà Ân Thương, rẻo đất giáp bờ bắc Hoàng Hà ngày nay thuộc Hà Nam là nơi xây Biệt Đô Triều Ca, miền đất xưa có Biệt Đô Triều ca này tên là Hà Nội trùng với tên thủ đô Việt Nam ngày nay. Sang đời Tần tướng Mông Điềm đã vượt sông chiếm vùng đất từ Hoàng Hà lên đến Trường Thành lập thành 44 huyện; đấy là đất của người Lu (Liêu) thuộc chủng Mongoloit, trong chiến tranh Hưng – Suy (Hán Sở) vì nội chiến vùng này không có người phòng thủ nên rơi vào tay Hung Nô, Hiếu Cao Tổ sau khi lên ngôi toan chiếm lại nhưng Hung Nô lúc ấy đã quá mạnh đành chịu thất bại – phải áp dụng chính sách hòa thân không chiến tranh.

Trong cuộc Hán sở tranh hùng quân của Lưu bang có nhiều người Hung nô phương bắc (nay) nên với Lưu bang không có sự phân biệt Hán Hoa , hoàng tộc Trung hoa và dòng thủ lãnh các tộc Hung nô đã có nhiều cuộc hôn nhân , rất có thể trong số các hoàng tử công chúa cũng đã có người mang 2 dòng máu , điều này thể hiện quan điểm chính trị thực dụng của Lưu Bang do thực tế vùng đất ông đứng chân mà ra.

Nhưng với vợ ông bà Lữ hậu thì khác : trong cái tầm mắt hạn hẹp nhỏ nhoi của đàn bà lại chứa cái rất to lớn đó là ý thức dân tộc : Hoa là Hoa Hán là Hán ...chính vì vậy khi Hiếu Cao mất, quyền hành thực sự nằm trong tay Lã Hậu, bà là người cứng cỏi và có tham vọng đoạt ngôi vua cho họ Lữ , chúng ta sẽ có 1 chương nói về triều đại họ Lữ mà từ trước đến nay đã bị dấu nhẹm.

Từ khi Lưu bang mất thì Hung nô đã thực sự trở thành quốc nạn đối với người Trung hoa , tấn công cướp phá liên miên mãi cho đến đời vua thứ 6 là Hiếu Vũ Đế, Trung Hoa phục hưng đánh bại dồn Hung Nô về tận sa mạc ở tây bắc Đây là đời thịnh trị huy hoàng của Trung Hoa.

Theo sử Việt: Lý Bôn – Lưu Bang là Lý Nam Đế, chữ Nam này đã chỉ rõ vùng kinh đô của triều Hiếu nằm ở phía nam (xưa) Trung Hoa , Triều Hiếu Trung Hoa có văn trị võ công hiển hách, cả vùng đất mênh mông của người Mongoloit ở ngoài Trường Thành phía bắc (hiện nay) Trung Hoa đã bị chinh phục, phông phải chỉ mở rộng lãnh thổ, tầm nhìn Trung Hoa cũng được mở mang rất nhiều qua các chuyến đi sứ về hướng tây của Trương Khiên, Tô Vũ V.v…

Tự điển Hoa ngữ đầu tiên ra đời ở thời này có trên 6.000 từ, đây có lẽ cũng là cuốn tự điển đầu tiên của nhân loại

Từ đời Hán Văn Đế tức năm 163 trước CN, Trung hoa bắt đầu dùng niên hiệu vua làm lịch, từ đó mới có thể xác định thời gian của lịch sử Trung Hoa, trước đây dùng lịch Can Chi, lịch này cứ 60 năm lại trở về từ đầu nên khó biết đích xác các sự kiện lịch sử vì 60 năm lại có 1 năm trùng tên ; nhưng như thế cũng chưa phải là ổn vì trong sử Trung hoa còn nhiều niên hiệu trùng nhau .

Sau khi Lữ Hậu mất, Trung Hoa chia thành lưỡng triều Bắc và Nam, phải đến đời Hiếu Vũ Đế đánh bại Nam Việt Vũ của nước Nam Việt thống nhất Trung Hoa. Lịch sử mới coi đó là cái mốc chính thức thành lập “Đế quốc Hiếu”, nên Lý Triệt có đế hiệu là Hiếu Vũ Đế tương tự như Hạ Vũ tổ nhà Hạ, Thành Thang Võ Vương người kiến lập triều Thương, Chu Vũ đế người khởi đầu triều đại Chu, riêng triều Hiếu đã trải 6 đời vua đến Lý Triệt một quân vương hiển hách thu giang sơn về 1 mối mới được gọi là “Hiếu Vũ” tức vua khai sáng triều đại .

Chi tiết lịch sử về đoàn đi sứ về phương Tây của Trương Khiên muốn tìm đến nước Thiên Trúc khi đi đến Côn Minh bị chặn lại, họ phải đi vòng đến nước Điền Việt ở Vân Nam, được vua Điền Việt hết sức giúp đỡ … cho ta thấy đầu đời Hiếu Vũ Đế nhà Hiếu không làm chủ phía nam (hướng hiện nay) Trung Hoa vì đây là vùng ảnh hưởng của nước Nam Việt.

Nhà Hiếu từ Hiếu Cao Tổ Lý Bôn đến vua cuối là Nhũ Tử Anh tổng cộng là 13 đời vua, trị vì Trung Hoa từ năm 206 trước CN đến năm 8 sau CN là dấu ấn quan trọng trong lịch sử Trung Hoa,

các sử gia Hán tộc đã dùng thủ thuật chữ nghĩa biến Hưng Đế thành Hãn Đế (tức vua Hung Nô); chỉ một động tác nhỏ mà thành công hoàn toàn trong việc thoán đoạt độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người . Hưng Đế biến thành Hãn Đế, dân tộc họ Hùng hàng chục ngàn năm lịch sử bổng biến thành dân Hãn của Khả Hãn kéo theo hàng loạt từ “biến chất”: (xin đọc bài cây cầu Hoa Hán ở phần trước)

Hãn Quốc: nước của Khả Hãn biến thành Hán Quốc. Hãn tộc biến ra Hán tộc.

Người họ Hùng còn gọi là người Hoa bổng chốc trở thành người Hán tức Hãn tộc. Sự kiện hy hữu này tới 2.000 năm sau mới nhìn ra; người Trung Hoa ngày nay vẫn vui vẻ nhận mình là người Hán tức con dân Đại Hãn , rất hãnh diện nên cứ mở miệng là Xưng ...nam tử hán đại trượng phu ...

Dân Họ Hùng là tộc người duy nhất trên trái đất này bị tráo mất tổ tiên - lịch sử và nền văn minh khi triều đại “Hiếu” của Trung Hoa bị biến thành nhà “Tây Hán” hay Tây Hãn Quốc tức nhà nước của dân Mongoloit.

Bản thân vương hiệu: Hưng Đức Lang tức Hưng Đế bị bẻ quặt thành Hán Đế từ đó đẻ ra nhà Tây Hán. Thực ra trong lịch sử Trung Hoa triều Canh Thủy Đế Lưu Huyền mới là ông tổ của nước Hán hay hãn Quốc .Sử Việt đã sai rất lớn khi chép Lý Bôn cũng là Lý Bí rồi dồn các sự kiện lịch sử ở 2 thời đại thành một khiến hậu thế rối bời mãi đến nay vẫn chưa nhìn ra lịch sử thật của dân tộc mình .

bài 29: Hùng triều thứ 17 - Hùng Triệu vương

Vua khai sáng – Cảnh Triệu Lang
Danh hiệu khác trong sử Việt:Cảnh Thiều, Triệu Đào hay Thao
Danh hiệu khác trong sử Hoa :Nam Việt Vũ , Triệu Đà hay Triệu Tha
Quốc hiệu : Nam Việt
Niên đại : năm 179 – 111 trước CN

Lã Hậu trước khi mất đã sắp sẵn cho 1 cuộc soán đoạt to lớn: chuyển ngôi đế từ họ Lý sanh họ Lữ, mặc dù trước khi mất Hiếu Cao Tổ đã tổ chức cuộc “giết ngựa trắng ăn thề”: Ai không phải họ Lý không được phong Vương. Nhưng khi thực sự nắm quyền, Lữ hậu đã phong hàng loạt tước vương cho con cháu nhà họ Lữ và bố trí vào những địa vị then chốt nơi triều chính và nắm giữ những vùng trọng yếu của đất nước như: Lữ Lộc, Lữ Sản nắm trọn đại quân ở kinh đô, , Khi Lữ Hậu mất họ Lữ định ra tay làm chính biến lật đổ ngôi vua của họ Lý nhưng các trung thần nhà Lý đã nhanh tay hơn 1 bước, kết quả Lữ Lộc, Lữ sản đều thiệt mạng. Quyền hành ở kinh đô vẫn thuộc về họ Lý, con lớn của Lý Bôn là Lý Hằng được tôn làm vua. Nhưng ở đất Đào, nước Nam Việt ra đời đối đầu với chính quyền trung ương của họ Lý. Đất nước trở thành Lưỡng triều: họ Hiếu làm một chủ phương , Lữ gia làm tể tướng nước mới lập trên đất Lĩnh nam tức đất Đào hay Thao thời nhà Hạ danh xưng là Nam việt , lịch sử Việt Nam và Trung Hoa gọi vua Nam Việt là Triệu Đào hay triệu Thao viết sai thành Triệu Đà - Triệu Tha...; Lữ gia hoặc nghĩa là ‘nhà họ Lữ’ hoặc là tên riêng của một người cháu Lữ hậu đã được bà phong vương , cổ sử Việt Nam gọi là tể tướng Lữ gia, rất có thể họ Lữ đã tôn người họ Lý con của Lý Bôn và Lữ hậu lên làm vua Nam Việt còn mình chỉ nắm chức tể tướng?

Về Lữ gia và nước Nam Việt, còn có nhiều điều không giống nhau trong sử Việt Nam và sử Trung Hoa. Theo chính sử Trung Hoa thì Triệu Đà là quan úy huyện Long Xuyên được sự giúp đỡ của Nhâm Ngao đã chiếm đất Quảng Đông của nhà “Tần” lập nước Nam Việt, sau đó dùng tiền tài bổng lộc mua chuộc những người cầm đầu các vùng đất chung quanh như Mân Việt và tây Âu Lạc để hình thành 1 đế chế không thua kém gì phương bắc (nay) . Sử Việt Nam dựa trên Hán sử nên cũng chép tương tự chỉ khác là Triệu Đà xâm lăng chiếm nước và giết An Dương Vương ở núi Mộ Dạ thuộc Nghệ An. Huyền sử Việt thì nói An Dương Vương không chết mà cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim Qui đi ra biển. Về lãnh thổ ban đầu khi thành lập nước Nam Việt cũng không thống nhất, chính sử xác định là Quảng Đông ngày nay, kinh đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu ) nhưng nhiều sử liệu khác của Trung Hoa lại ghi: “Đà chiếm Lâm Ấp và tượng Quận làm cõi riêng của mình”. Theo chính sử … thì Lâm Ấp và Tượng Quận thuộc miền Trung Việt Nam hiện nay, Lâm Ấp sau chính là nước Chiêm Thành? Vậy nước Nam Việt ở đâu và Triệu Đà hay Úy Đà là ai? Ở đây ta đặt ra 1 sử thuyết dựa trên sự tổng hợp các dữ liệu của lịch sử Việt Nam và Trung Hoa. Triệu Đà không phải là tên mà là danh hiệu của Chúa đất Đào; Lâm Ấp là chữ viết sai của Nam Ấp chỉ vùng Quảng Tây; Tượng Quận nghĩa là đất phía tây trong nước Tây – Âu – Lạc của Cơ Xương khi xưa là Vân Nam ngày nay; Lâm Ấp cũng là đất Âu.

Dựa trên những tình tiết lịch sử đã biết ...rất có thể Úy Đà chỉ là chức danh của Nhâm ngao , Nhâm Ngao thay Đồ Thư đã tử trận tiếp tục cuộc hành binh xuống phương Nam ( ngày nay ), Đà –Đào là tên thời cổ của quận Nam hải nơi Nhâm ngao làm quan úy , Úy Đà trước đó trong cương vị tướng nước Tần chứ không phải Triệu Đà đã diệt triều An dương vương chiếm đất Giao chỉ ,diễn biến này cũng chính là đoạn sử nhà Tần vô đạo thí chúa diệt và chiếm đất đai của nhà Đông Chu trong Hoa sử .

Có thể đoán định toàn cõi Nam Trung Hoa đều là lãnh thổ của nước Nam Việt kể cả đất Lạc tức Việt Nam ngày nay, chính vì điều này nên đầu đời Hiếu Vũ Đế đoàn đi sứ phương tây của Trương Khiên mới bị chặn lại ở Côn Minh, Vân nam không đến được Thiên Trúc. Ta có thể đoán nước Nam Việt tồn tại từ năm 179 trước Công Nguyên đến năm Lộ Bác Đức bắt được Kiến Đức – Triệu Dương Vương thu giang san Trung Hoa về 1 mối cho nhà Hiếu (Tây Hán).

Sử Việt Nam rất lúng túng khi có sách cho Triệu Đào, hay Triệu Vũ Vương là 1 trang sử chính thống của Việt Nam, các sách đời nay thì coi đó như 1 thời Việt Nam bị Triệu Đà đô hộ (Triệu Đà cũng là người Trung Hoa)

Về đất Chân Định quê hương Triệu Đà thì sử Trung Hoa xác định là đất của nhà “Hiếu” nhưng truyền thuyết Việt có tư liệu coi đó là 1 bộ trong 15 bộ của vua Hùng, như vậy là đất Trung Hoa hay đất Việt Nam? Ta đã giải mã: đất Chân Định hay Chân Đanh, Chân Đăng chỉ có nghĩa là đất Tây nam theo phương của Dịch Lý, là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay chính là đất trung tâm của đế quốc Tần (hay chưn →chân) thời cổ xưa.

Chương nói về Triệu Đà và nước Nam Việt trong sử ký Tư Mã Thiên là giả mạo nhằm làm nhiễu loạn lịch sử phục vụ cho sự bẻ quặt lịch sử Trung Hoa chính thống. Đối chiếu các sự kiện ta tìm ra được các tác giả của việc giả mạo to lớn này đã lấy lịch sử các triều đại nhà Tần làm gốc rồi chế biến sửa đổi thành lịch sử nhà Triệu của Nam Việt.

Trước hết ta thấy cả 2 đều họ Triệu, và đều có 5 đời vua. ta có bảng đối chiếu như sau:

Tần (họ Triệu)
Họ Triệu của Nam Việt
Chiêu Tương Vương
Triệu Vũ Vương-.ĐÀ
Hiếu Văn Vương
Triệu Văn Vương-HỒ
Trang Tương Vương
Triệu Minh Vương-ANH TỀ
Thủy Hoàng Đế – Triệu Chính
Triệu Ai Đế – Triệu Hưng
Nhị Thế Hoàng Đế
Triệu Kiến Đức

Còn nếu lấy Tần Thủy Hoàng là Triệu Vũ Vương ta có sự trùng lắp cả 3 đời vua:

Tần (họ Triệu)
Họ Triệu của Nam Việt
Triệu Chính Tần Thủy Hoàng
Triệu Vũ – Triệu Đà
Triêu Hồ Hợi – Nhị Thế
Triệu Hồ
Triệu Tử Anh
Triệu Anh Tề

Ta chú ý chi tiết Triệu Chính nhà Tần là con ngoại hôn của Triệu Cơ và Lã Bất Vi, Bên họ Triệu thì Triệu Ai Đế là con của đôi gian phu dâm phụ Cù Thị và An Quốc Thiếu Quí. Sự nhiễu loạn lịch sử thực sự ghê gớm, ngàn năm sau vẫn chưa tìm ra được sự chân xác đích thực, con cháu bơ vơ không bờ không bến, một phần thì gọi giặc làm cha, phần còn lại thì cứ tổ tiên mình mà căm hờn . Do bụi thời gian quá dày, nếu tỉnh táo một chút ta nhìn ra ngay sự lừa bịp này dựa vào giọng điệu và thông tin mang trong nó.

Thứ 1: Đoạn sử hư cấu này chủ yếu miệt thị dân Giao Chỉ như: Triệu Đà xưng mình là Man Di Đại Trưởng Lão … Triệu Đà gọi dân Tây Âu Lạc là còn ở truồng.

Thứ 2: Chứa đựng sự hư cấu phi lý:

Như người Trung Hoa chỉ bán cho Nam Việt những trâu bò giống đực, không bán giống cái. Không bán cho Nam Việt những đồ kim khí … điền khí để làm ruộng. Tất cả chỉ muốn nói lên 1 điều: đất phương Nam (hiện nay) là đất mọi rợ … trong khi khảo cổ học ngày nay xác định thời Triệu Đà ở Giao Chỉ đã bước vào thời đồ sắt, còn xương trâu bò từ lâu đã tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, và chúng được xác định là giống vật bản địa tiêu biểu. Ngữ cảnh và giọng văn không phải của Tư Mã Thiên mà l mang dấu ấn của những bộ óc bã đậu biến chế ra .

Tại sao Hán sử không có dòng nào nói đến cuộc tấn công đất của thiên tử nhà Chu ? có thực là vua Chu đã tự nguyện nộp đất cho Tần không ...?

Qua dòng thơ sử sau sẽ rõ :

Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng .
Làm gì có truyện Thiên tử tự nguyện nộp đất cho chư hầu ...

Trong Hoa sử triều và quốc là một như Triều Đường cũng là nước đại Đường, triều Tống cũng là nước đại Tống .v.v., như vậy triều Chu cũng là nước Chu hay Chiêu , chiêu là phương tây ngược với mục là phương đông nên nước Chiêu cũng chính là quốc tây trong câu thơ trên . Cự chấn tráng Chân Đăng nghĩa là : chống cự mạnh mẽ làm rung động cả nước Chân đăng hùng mạnh , Nhà Chu thiên tử đã chiến đấu chống lại ai ngoài nước Tần vô đạo thóan nghịch ?, như vậy rõ ràng Chân đăng là tên khác của nước Tần mà trước đến nay sử sách chưa bao giờ nói đến .

Sở dĩ như thế vì những trang sử nói về cuộc tấn công của họ Triệu nước Tần đánh nhà Chu đã bị bẻ quẹo thành cuộc đánh chiếm nước Âu –Lạc cuả Triệu Đà vua Nam Việt ...tất cả nhằm giấu đi quận Tam xuyên mà Tư mã Thiên đã chép rành rành trong Sử ký...; chỉ với việc xác định được một quận này thôi cũng đã đủ chứng lý để viết lại toàn bộ lịch sử Việt nam và Trung hoa .

Ở bài trước chúng ta đã đề cập đến Úy Đà quận úy quận Tam xuyên hay Long xuyên...và Triệu Đào hay Triệu Thao vua Nam Việt ; 2 ông Đà chẳng dính gì với nhau vì thuộc 2 giai đọan lịch sử khác nhau nhưng khi đã vớ được cái phao.... ‘cùng tên là Đà’ lập tức các sử gia vốn chăn ngựa đã khai thác triệt để chế biến cho luôn cả dòng họ Triệu của Tần thành họ Triệu cuả Nam Việt .

Vị quận úy sau cùng của Quận Tam xuyên là Lý Do con của thừa tướng Lý Tư đã tử trận dưới chân Ung thành trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn hay Lưu Bang .

Khi nghe nói ông Lưu Bang tổ của triều Tây hãn là người Mường ...có thể độc giả ... cười ....nhưng xin bạn tìm đọc cuốn ‘Bách Việt tiên hiền chí’ sẽ thấy tất cả cận thần của Lưu bang như Tiêu Hà, Tào Tham , Hàn Tín đều là người Việt ...như vậy tại sao Lưu bang tên Việt là Lý Bôn lại không thể ..?

Nhưng trong sử ký của Tư Mã Thiên, chương Úy Đà Thế Gia, ta cũng thâu lượm được 1 thông tin bổ ích, đó chính là tên sứ giả của triều Hiếu 2 lần đến thuyết phục Triệu Đà ông ta tên là Lục Giả hay Lạc Giả ; Lục chính là tên đất của Triệu Đào cũng chính là đất Lạc của Lạc Việt hay Lạc Ấp xưa , Lạc gỉa nghĩa là người đi xứ đất Lạc chứ không phải tên riêng .

Xét tổng thể tới nay ta vẫn còn rất mù mờ về nước Nam việt , cả triều đại lẫn niên đại và các sự kiện lịch sử nổi bật liên quan tới nhà nước này ngay cả phần tối quan trọng là loại hình chủng tộc cũng chưa có đủ cơ sở để xác quyết chỉ có thể nói chung chung là thuộc dòng Bách Việt ... riêng đức Trần hưng Đạo thì đã có lời khẳng quyết Triệu Vũ tức Triệu Đào là 1 tiên vương của nước Việt nam ngày nay .

Hoa sử và lịch sử các nước Đông nam á ngày nay cho ta cảm giác 2 vùng miền này không có sự ràng buộc về lịch sử cổ đại . Có thực thế không ?

Ở phần trên của thiên sử thuyết này đã nói : còn 3 nước của con cháu họ Hùng không bị Hán tộc chiếm đóng là nước Lỗ, Yên và Tề .

Dựa vào sự kiện người Thái ồ ạt di cư đến miền đất phía tây Việt nam vào thời điểm 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên ta đã đủ dữ kiện để đưa ra ức thuyết :

Người Thái chính là dân vùng trung tâm nước Nam Việt ở qủang Đông ,sau khi kinh đô Phiên ngung thất thủ họ đã kịp tổ chức di tản về kinh đô mới ở phía tây lập trong vùng lòng chảo Điện Biên phủ thuộc Việt nam ngày nay , như thế nước Nam việt của Triệu Đà không hề diệt vong mà chỉ mất thủ đô và phần đất phía đông mà thôi .

Thông qua trung tâm và cũng là nơi trung chuyển Điện biên này người Thái đã dần dần trong khoảng 200 năm chiếm lĩnh cả vùng đất phía tây Việt nam và nam tỉnh Vân nam trung hoa ở đó nước Nam Việt tồn tại dưới một tên mới là Đốn tốn với cư dân chủ yếu là người nước Lỗ xưa kết hợp với người Thái gốc Nam việt mới di cư đến .

Nước Đốn tốn vẫn liên tục tồn tại , thời trung đại đổi quốc hiệu là Nam chiếu , quốc gia này chính là tiền thân của nước Thái Lan và Lào ngày nay , Thái lan cũng gọi là Táy lương hay táy Long , chữ Lương giúp xác định người Thái là dòng Long trong truyền thuyết lịch sử của Việt nam , là con cháu của Long nữ ở vùng Đông đình hồ nay là vịnh bắc Việt , trong cổ sử Trung hoa thì họ chính là người họ MY.

Chữ Tốn ở đây là quẻ Tốn của bát quái chỉ gió bão hoa ngữ là Phong ,như vậy có thể đoán định nước Đốn tốn nằm trên đất Phong châu của cổ sử Việt cũng là đất phong của nhà Chu ,thời chiến quốc là nước Lỗ , sách đời Tấn và Lưu tống bên Tàu cho biết : nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc tức Ấn độ , phía đông giáp Giao châu và đương nhiên có mặt giáp đế quốc Đông hãn , ngoài ra Đốn tốn còn có bờ biển hàng ngàn lý ...nếu đúng như thế thì lãnh thổ nước Đốn tốn chỉ trừ đất Phù nam có lẽ bao trùm cả vùng Đông nam Á lục địa còn lại ?

Thời Hán – Sở tranh hùng thì Hạng Tịch được phong là Hạng VŨ , sang thời nam- bắc triều thì Triệu Đ̣à được gọi là Nam Việt VŨ vì vậy triều Hiếu phải đợi đến đời Lý Triệt sau khi diệt Nam Việt thống nhất thiên hạ mới được phong vương hiệu là Hiếu VŨ vì lịch sử họ HÙNG là lịch sử xuyên suốt và thống nhất một thời không thể có 2 vua .( VŨ )

bài 30: Hùng triều thứ 18 - Hùng Duệ vương

Vua khai sáng : – Huệ (Duệ) Lang
Danh hiệu khác trong sử Việt :
Danh hiệu khác trong sử Hoa : Vương Mãng , Châu hoàng đế.
Niên đại :năm 8 – 23 sau công nguyên.

Lịch sử Trung Hoa không có vì vua nào họ Vương Tên Mãng, Vương Mãng thực đúng là Vương Mãn có nghĩa là vì vua cuối cùng, chính sử Trung Hoa đã viết thế nhưng không hiểu vì sao và thời nào đã bẻ quặt thành Vương Mãng khiến mất hết ý nghĩa lịch sử, dân Trung Hoa không hiểu nổi trang sử bi thương số 1 trong lịch sử của dân tộc mình.

Vương Mãn là ngoại thích của triều Hiếu một hiền tài chính nhân quân tử học cao hiểu rộng có chí lớn nhưng đánh giá sai thời thế, chỉ 1 vì vua thôi thì không đủ sức xoay chuyển tình hình cả xã hội. Ý tưởng tốt nhưng thực thi bởi 1 guồng máy tồi tệ thì kết quả sẽ ngược lại, chính dân chúng đối tượng mà Vương Mãn muốn cho có cuộc sống tốt đẹp hơn lại trở thành nạn nhân của lũ tham quan ô lại, lợi dụng chính sách “phục cổ cái chế’ của Vương Mãn để hà hiếp bóc lột dân chúng đến tận xương tận tủy. Vương Mãn thất bại vì quá nóng vội, phục cổ cái chế khi chưa xây dựng được bộ máy để thực thi công việc, dù là đại nhân, đại trí, đại dũng ông cũng thất bại thảm hại vì không biết chữ “thời”. Mệnh lệnh cải cách của Vương Mãn có tác động vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, ông thay đổi từ những vấn đề mang tính nhân văn như qui chế các nô tì, “vương hóa” ruộng đất nghĩa là tất cả các ruộng đất trong thiên hạ đều là vương điền, hiểu theo nghĩa hiện đại là công hữu hóa, sở dĩ Vương Mãn phải quyết định việc này vì hầu hết ruộng đất trong cả nước thực tế nằm trong tay bọn vương công, quan lại; phục cổ cái chế cũng đảo lộn cả những vấn đề thuộc lãnh vực kinh tế, thương mãi, tài chính, tiền tệ … Tóm lại là đảo lộn tất cả.

Khi xã hội đang rã rời, quốc lực tàn tạ gần đến số không, thì ngoại xâm đến như 1 sự tất yếu: nào Hung Nô, nào Hồi Hột ở Tây Vực, nào Khang Tạng, dân chúng đã khổ lại càng khổ hơn, quan lại mặc sức hà hiếp bóc lột lấy cớ huy động quốc lực để chống ngoại xâm. Lúc này dân chúng đúng thực là “trên răng dưới khố”. Tình hình bi đát như trên lại bị châm ngòi bởi thiên tai, đói kém do mất mùa, có nơi chết đói cả làng, cả tổng … như thế sự bùng nổ cách mạng là tất yếu. Chính sử Trung Hoa cố ý nhập nhèm ở chương này.
Có 2 cuộc khởi nghĩa với 2 chí hướng hoàn toàn khác biệt của 2 thành phần dân tộc khác biệt:

1. Cuộc khởi nghĩa của Phàn Sùng : Phàn Sùng người Hoa, thủ lãnh tôn giáo, chính xác là Đạo giáo, một tôn giáo có gốc là đạo Mẫu phát triển trên cơ sở học thuyết: Hoàng Đế – Lão Tử nên còn gọi tắt là đạo Hoàng Lão, đó là tôn giáo duy nhất của Trung Hoa , Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là khôi phục lại họ Lý của Trung Hoa. Phàn Sùng chỉ là thủ lãnh cách mạng không gây dựng đế nghiệp cho mình mà tìm kiếm cho được con cháu của Lý Bôn để tôn vương, sau cùng tìm được 1 đứa bé chăn bò 15 tuổi là con cháu chính dòng Lý Bôn tên là “Lưu Bồn Tử” ai đó cố tình nhập nhèm ... chính xác là “Lý Bôn Tử” nghĩa là con cháu của Lý Bôn, là danh hiệu chứ không phải là tên riêng. Vì quân của Phàn Sùng đều nhuộm lông mi đỏ nên được gọi là quân Xích Mi.

2. Cuộc nổi loạn núi Lục Lâm : Lơi dụng quốc lực Trung Hoa suy tàn, người Mongoloit hay các dân tộc bắc Trung Hoa (hiện nay) nổi dậy lập quốc của họ. Nòng cốt lãnh đạo cuộc nổi loạn này là quí tộc người “Lu” hay Liêu, tức giống Man làm chủ lưu vực Hoàng Hà trước đây.

Lãnh địa của Hưng Đế Lý Bôn trước đây là miền đất Hãm hay Hiểm tức vùng núi non hiểm trở Tây Bắc Trung Hoa, trong đó có đất Hán tức là đất của dân gọi thủ lãnh là Hãn, dân chúng sinh sống trên đất khởi nghiệp nhà Hiếu có 3 thành phần rõ rệt: Hoa tộc – Tạng tộc – và người Man phương Bắc (hiện nay) do công trạng của họ trong công cuộc xây đựng đế nghiệp họ Lý, nên nhà Hiếu coi tất cả là con dân của vương triều, thậm chí hoàng tộc họ Lý còn kết thân với thủ lãnh sắc dân Hãn qua các cuộc hôn nhân “chính trị”. Sử Trung Hoa nhập nhèm họ Lý ( lửa ) Trung Hoa và họ Lu –Liêu ( mờ tối ) của dân man thành một và viết thành họ Lưu, Lý Bôn biến ra Lưu bang, Hưng Đế trở thành Hán Đế hay Đại Hãn; chính sử Trung Hoa cố ý nhập nhèm … các thủ lãnh dân Hung Nô đều mang họ Lưu là họ của hoàng tộc Trung Hoa ….; Sử chép: Vương Mãn cấm người họ Lưu làm quan, ta hiểu ý nghĩa sâu xa là Vương Mãn phân biệt chủng tộc … Rạch ròi giữa người cai trị và kẻ bị trị, không có chuyện thủ lãnh dân bị trị lại là quí tộc Trung Hoa …

Đế hiệu của Vương Mãn là ‘Chu Hoàng Đế’ nói lên rất rõ ý đồ của ông .

Đặt tên triều đại là ‘Tân’ ý muốn tiếp nối quốc thống Hùng Tạo vương – Tân lang .và xưng mình là Châu hoàng đế đủ soi rõ tâm can của Vương mãng.

Triều Chu là triều đại dài nhất có cả ngàn năm tạo dựng quốc thống Trung Hoa, bản sắc Trung Hoa và văn minh Trung Hoa. Vương Mãn với đế hiệu Chu Hoàng Đế rõ rệt là muốn nối tiếp quốc thống nhà Chu , quốc thống của “Văn Lang” hay Văn Vương.

Bọn cường hào họ Lu tập hợp lực lượng chiếm giữ núi Lục Lâm ở Hồ Bắc, ban đầu chỉ là bọn cướp núi, dân Trung Hoa gọi là bọn “Lục Lâm thảo khấu” khinh thường là ‘giặc cỏ’. Trong cơn khốn quẫn cùng cực của Trung Hoa bọn giặc cỏ làm nên sự nghiệp: lập nên Hãn quốc đầu tiên, sử Trung Hoa nhập nhèm không gọi là nước Hán, nhưng quân đội thì gọi là Hãn quân....; Ở một bài trước ta đã nói : đế hiệu cũng là quốc hiệu “Tây Hãn” chính xác phải được dùng để chỉ thời này, thời Đại Hãn Lưu Huyền lập Tây Hãn Quốc . Lưu chỉ họ Lu hay người Liêu, Huyền là huyền phương, phương màu đen; mã tin Dịch Lý chỉ phương nam, phương nước ngược lại với phương hỏa hay xích đạo. Huyền = Đen = Mun ; Lưu Huyền → Lưu Mun → Lưu Manh chỉ với từ dân gian diễu cợt ‘Lưu Manh’ cũng đủ khẳng định không phải là vua Trung Hoa, Tây Hán hay Tây Hãn không phải là 1 triều đại của Trung Hoa đó là tên quốc gia đã xâm chiếm và thống trị Trung Hoa mở đầu cho đế quốc Hãn (viết sai thành Hán). Từ Hãn đã trở thành nổi ám ảnh kinh hoàng của dân Việt-Hoa, trong kho tàng từ ngữ của họ vẽ nên hình ảnh ghê rợn với những từ kép : hung hãn – hung dữ- hung tàn- hung bạo –hung ác ....

Phải chăng khi lịch sử sang trang cũng là lúc đất trời đảo lộn , Nam biến ra bắc , bắc lộn ngược thành nam...để Chim lặn dưới nước ngược lại cá bay trên trời...

Con số 18 định mệnh của người Việt đã nói lên rất rõ danh hiệu Hùng Vương thứ 18 là Vương Mãn – nghĩa là vua cuối cùng; chữ mãn này nghĩa là đã tràn đầy rồi không thể chứa thêm được nữa , ta thường dùng chỉ sự hết hạn như: mãn hạn, mãn phần …;Ngày đau thương của dân Việt-Hoa là vào 1 ngày năm thứ 23 sau CN khi cùng đường Chu Hoàng Đế ngồi trên long ngai đọc kinh sám hối chờ Lưu Tú, một tướng lãnh của Hãn Quốc tới chặt đầu. Ngày mà đầu của Chu Hoàng Đế lìa khỏi cổ cũng là ngày mà dân Việt-Hoa bắt đầu ngàn năm nô lệ – vong quốc. Sự vong quốc trong thực tế (bỏ qua thời nước Thục, Ngô ngắn ngủi) của dân Trung Hoa đã chấm dứt với thời phục hưng của triều Bắc Chu – Vũ Văn Giác, tức vua Văn Giác. Nhưng sự vong quốc trong tâm thức thì kéo dài tới tận hôm nay vì chính sử Trung Hoa vẫn nhận các triều Lưu Huyền, Đông Hán, Ngụy, Tấn Nguyên, Thanh là các triều đại Trung Hoa và người Trung Hoa vẫn hãnh diện với “Hán tộc” của mình, vui vẻ làm con dân Đại Hãn …!!!? vẫn gọi những kẻ đã diệt quốc Trung Hoa là tiền nhân …!!!?. Nước Trung Hoa ngày nay thực chất là một hợp chủng quốc đây là chuyện đương nhiên do lịch sử để lại nhưng oái oăm ở chỗ người Hoa không có trong số các tộc người làm thành hợp chủng quốc đó ; Hán ,Mãn ,Mông , Hồi , Tạng có chữ Hoa nào đâu…? phần dân chính gốc Trung Hoa biến thành các sắc tộc thiểu số ở Hoa nam và số khác lập thành các quốc gia Đông Nam Á ngày nay nhưng vì đã hoàn toàn mất sự liên thông với quá khứ nên không nhận mình là ‘Trung hoa’ thậm chí không biết mình là Trung hoa và tệ hơn nữa là :từ “Trung Hoa” đã trở thành một nỗi ám ảnh đè nặng trong tâm trí họ.

18 Hùng triều là Lịch sử có thật , có gì đau buồn hơn nếu phải làm kẻ thất tộc , thực may mắn cho dân họ HÙNG tiền nhân đã để lại cho chúng ta một qúa khứ rõ ràng và đầy đủ từ khai thiên lập địa đến khi vong quốc , dù trải qua biết bao đắng cay gian khổ cộng lại có đến gần ngàn năm làm thân nô lệ nhưng… sử còn là ta còn …, nhắc chuyện đã qua là để lo việc sắp đến , đấy chính là trách nhiệm phải mang của sử

bài 31 - vong quốc

C . Lịch sử họ HÙNG cổ và trung đại

a . VONG QUỐC SỬ.

1. Thời nô lệ Hãn Quốc (25 – 220)

Cuộc nổi loạn núi Lục Lâm mà lịch sử chỉ đích xác là “Lục Lâm thảo khấu” đắc thời nên trở thành cuộc phục hưng của các dân Man hay Mông.

Hãn quốc được tạo lập, Đại Hãn đầu tiên là Lưu Huyền, thủ đô là Tây An ngày nay. Phàn Sùng và quân Xích Mi tôn Lý Bôn Tử lên ngôi vua, Hán sử không nói đến đế hiệu của vì vua con cháu Lý Bôn này, quân Xích Mi có kỷ luật nghiêm nhặt rất được dân chúng ủng hộ đã mau chóng phát triển và sau cùng tấn công Tây An giết chết Đại Hãn Lưu Manh.

Lưu Tú một tướng lãnh của Tây Khả Hãn đang cai trị vùng bắc Hoàng Hà nay là Sơn Tây, Hà Bắc tuyên bố lập Đông hãn quốc và lên ngôi hoàng đế . Triều Đông Hãn là kế thừa chính thống của triều Tây Hãn đã diệt vong. Quang Vũ là hoàng đế khai quốc của Đông Hãn, thực ra danh vị này do Hán sử đặt cho ông ta. Quang là chữ viết sai của Quan là từ nom- nhìn Việt ngữ dịch sang hán ngữ ; danh hiệu Quan vũ chỉ nghĩa là Chúa phương Nam của người Man – Mông – Mãn – Minh . Lưu Tú là biến âm của “Lu Tối”; Đông Hãn kế tiếp Tây Hãn , Quan vũ tự nhận là cháu 5 đời của Hiếu Cảnh đế..., nhưng không có gì che mắt được thiên hạ nên dân gian có câu ...mập mờ đánh lận con đen... bia miệng ngàn năm vẫn còn trơ trơ và sự bịp bợm không còn gì che đậy được nữa .

Ở một phần trước của thiên khảo luận này đã nói đến 2 “tiền quốc” của người Lu hay Liêu.

- Đông bắc Hoàng Hà (hiện nay) là nơi sinh tụ của dân quan Liêu ngày nay là 2 tỉnh Sơn Tây-Hà Bắc.

- Đông nam Hoàng Hà thuộc dân Từ Lu hay Tào Lao, nay là tỉnh Sơn Đông – Giang Tô, xưa gọi là bọn Hoài Di Từ Nhung.

Phàn Sùng và chúa “Lý Bôn Tử” đã sai lầm chết người khi đóng đô ở Tây An tức thành đô của Lưu Manh nước Tây Hãn, lập tức họ bị dân Man triệt đường lương thực, quẫn bách phò Chúa chạy sang Cam Túc đất “truyền thống” của Hung Nô , Kết quả là thầy trò ôm cái bụng đói meo chạy về hướng đông lọt đúng vào cái bẫy Lưu Tối đã giăng sẵn, không còn cách nào khác ngoài việc xin hàng, Lưu Tú giở trò nhân nghĩa dẫn họ về Lạc Dương cấp đất để thầy trò sinh sống, chỉ vài tháng sau Phàn Sùng bị “làm thịt” vì tội mưu phản.

Phải thừa nhận Lưu Tối, Quan Vũ là đại trí, đại dũng nhưng cũng đại lưu manh … chính ông ta là người đã xô dân họ HÙNG vào màn đêm tăm tối của kiếp nô lệ.

Chính sử Trung hoa cố gắng đánh lừa thiên hạ nhập nhèm gọi triều Hiếu của Lý Bôn là nhà Tây Hán để Tây hán chuyển sang Đông Hán là sự tiếp nối bình thường hợp lẽ...cũng là Hán cả chỉ phân ra Tiền và Hậu mà thôi....thực tế : đây là sự sang trang của lịch sử ;Trung hoa từ một quốc gia độc lập biến thành nô lệ các đại hãn man phương.

2. Kẻ sĩ Nhiếp Chính

Vương Mãn nhà Tân (Chu) tuẫn quốc nhưng toàn cõi lĩnh nam vẫn không chịu khuất phục, các Châu, Quận trở thành các vùng tự trị, ở Giao Chỉ Sỹ Nhiếp lãnh đạo nhân dân tự trị . Sỹ Nhiếp không phải là tên là họ, Sỹ Nhiếp nghĩa là ‘kẻ có học tạm nắm quyền’. Sử Việt trước kia rất trọng Sỹ Nhiếp, thời kỳ này coi như 1 chương của lịch sử, gọi là kỷ Sỹ Vương, các sử gia rất lúng túng khi thì coi như 1 thời kỳ độc lập của nước Việt, khi thì coi như là 1 thời trong chuỗi ngày nô lệ .

Về mặt văn hóa cũng có nhiều điều không bình thường, trước đây sử học thường cho là: người Việt nhiễm văn hoá “Trung Hoa” từ thời này, Sỹ Nhiệp đã đem Tứ Thư, Ngũ Kinh, phong hóa Khổng Giáo truyền vào nước Việt , nhiều tư liệu cũng cho là chữ Nôm, thứ chữ riêng của người Việt đã có gốc từ thời này. Nương theo cái đà ấy các sử gia “đế quốc” phịa thêm: Sỹ Nhiếp đã dạy chữ Hán cho dân Việt, giúp đỡ để đôi nam nữ thành vợ thành chồng theo lễ nghi Trung Hoa, thậm chí dạy cho dân Việt cách cày bừa, trồng trọt.

Với ý nghĩa chữ Sỹ Nhiếp là ‘kẻ có học tạm cầm quyền’… cho ta rõ là chủ quyền của quốc gia đã mất ở thủ đô, ở các địa phương kẻ sỹ nhiếp quyền để lãnh đạo nhân dân tự trị và tự lực, đấy cũng là lý do cho điều sử Việt Nam viết: ‘các quan lại, đại thần, danh sĩ nhà “Hiếu” rút về Giao Chỉ đều được Sỹ Nhiếp đón tiếp, đối đãi tử tế. Giao Chỉ giờ thành đất cực nam ( nay )Trung Hoa, nơi tinh hoa Trung Hoa đổ về vì các miền đất khác đều bị khả Hãn man tộc lần lượt chiếm đóng.

Sau cùng việc đến cũng phải đến, năm 39 Quan Vũ vua Đông Hãn sai Mã Diện (Viện) nghĩa là Mặt ngựa thống nhất quân thủy bộ tổng tấn công Giao Chỉ. Cuộc tổng tấn công này sử Việt lầm lẫn biến thành cuộc chiến chống lại cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng. …

Khi Mã Diện chiếm Giao Chỉ năm 43 thì ở đây dân Việt: - Vẫn còn dùng trống đồng để tế lễ tổ tiên .

Vẫn còn dùng luật Việt mà Mã Diện đã tâu về triều đình là khác luật Hán 10 điều.

Hai điều trên chứng tỏ trước khi Mã Diện kéo quân đến thì sinh hoạt của dân chúng vẫn thuần “Việt” nghĩa là không nô lệ người Hán . Năm 43 (Quí Mão) Giao Chỉ thất thủ, Hãn Quốc Đông hoàn tất việc chinh phục Trung Hoa. Thành tích của Mã diện ở Giao Chỉ thì rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất là truyền tích:

Mã Vương ra lệnh thu tất cả trống đồng ở Giao Chỉ đúc thành 1 con ngựa dâng lên Quan Vũ vua Đông Hãn, và ra lệnh chôn một trụ đồng trên đó khắc hàng chữ: ‘đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt’, đến nay câu trên vẫn được dịch: trụ đồng gãy thì Giao Chỉ mất nước. Thực sự thì Mã Vương đâu có tốt đến thế, trụ đồng mà gãy thì phải đến cả trăm năm. Ta giải mã đoạn sử trên như sau : trống đồng là đặc trưng văn hóa nước Văn Lang tức triều Chu của Trung Hoa, do công dụng tế tự tổ tiên trống đồng trở thành linh khí nối thông quá khứ với hiện tai tạo nên dòng linh lực vô tận tuôn đổ từ quá khứ ngàn đời nuôi sống tâm linh con cháu Trung Hoa , Việc nấu chảy trống đồng là ý của câu ‘đồng trụ chiết ‘ và nghĩa cả câu là : khi Mã diện chiếm Giao-chỉ thì trụ đồng của nền văn minh tâm linh Trung Hoa gãy . Câu này còn chỉ rõ 1 điều ít ai để ý : trống đồng bị nấu chảy đúc thành con ngựa là ý nói : nền văn minh Văn Lang đã bị Quan vũ và Mã diện phù phép biến ra văn minh dân Man tức dân lấy ngựa làm gốc, ăn ngủ trên lưng ngựa, sống chết trên mình ngựa, tóm lại là nền văn minh lang thang du thủ du thực với ngựa, tạm gọi là văn hóa- văn minh ...Ngựa.

Diệt quốc Trung Hoa, tráo đổi văn minh Trung Hoa chính là Quan Vũ, kẻ thực hiện chính là Mã Diện (Viện). Quan Vũ – Lu tối đã hành động thật xứng mặt là Cao Tằng Tổ của Càn Long đế quốc Mãn Thanh sau này, kẻ đã diệt chủng Trung Hoa về văn hóa trong đợt đại hồng thủy “Tứ khố toàn thư”. Ta lưu ý; Đông Hãn sau khi chiếm Giao Chỉ đã hụt hơi không thể tiến xa hơn được, nên thiên hạ của Trung Hoa cũng còn 3 nước thoát ách chiếm đóng đó là phần đất thuộc các nước: Lỗ, Yên, Tề thời chiến quốc về sau lập thành các nước sử Hán gọi là Phù nam , Đốn Tốn và Lâm ấp-Hoàn vương .

3. Cuộc khởi nghĩa của 2 nữ vương (Ngày 5 tháng 2 năm Giáp Tý - 184)

Đạo Giáo thời phục hưng do Trương Thiên Sư còn gọi là Trương Đạo Lăng lập nên, Lăng là biến âm của Lang vậy Trương Đạo Lang đồng nghĩa với Trương giáo chủ là danh xưng không phải tên riêng .

. Đông Hãn đến đời Linh Đế thì trở nên cực kỳ hủ bại, vua chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, quan chỉ lo bóc lột dân, triều đình công khai rao bán quan chức, hoạn quan lộng hành nơi cung cấm, khống chế cả triều chính – bản chất của một triều đình đế quốc man rợ đã lộ rõ.

Dân Trung Hoa đã bắt đầu nổi dậy, đáng kể là cuộc khởi nghĩa của Hứa Sinh ở Cối Kê đất tổ của Việt Vương Câu Tiễn xưa, Hứa Sinh lên ngôi xưng là Dương Minh Hoàng Đế, năm 174 quân khởi nghĩa bị đánh bại.

Ở quận Cự Lộc có 3 anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo (chữ Giác – Lương – Bảo chỉ có nghĩa là Thứ 1, Thứ 2, Thứ 3). Trương Giác tinh thông y thuật, tự coi là truyền nhân của Trương Đạo Lang đã lập nên Thái Bình Giáo vừa giúp dân vừa cứu đời , sau 10 năm hoạt động Thái Bình Giáo đã truyền ra khắp nước, Hán Linh Đế và bọn tham quan ô lại vẫn vùi đầu ăn chơi. Đệ tử Thái Bình Giáo được tổ chức chặt chẽ thành 36 phương, ước hẹn vào ngày 5-3- giáp tý (184 ) sẽ đồng loạt khởi nghĩa phục quốc. Nhưng có kẻ phản bội kế hoạch bị lộ, Trương Giác quyết định khởi nghĩa sớm 1 tháng tức 6-2-Giáp tý -184. Trương Giác xưng là Thiên Công Tướng Quân, Trương Lương là Nhân Công Tướng Quân và Trương Bảo là Địa Công Tướng Quân, vì quân khởi nghĩa dùng khăn vàng quấn lên đầu làm ám hiệu nên được gọi là Quân khăn vàng. Hãn quân do Hà Tiến và Tào Tháo chỉ huy đã đàn áp đẫm máu quân khởi nghĩa, sau 9 tháng chiến đấu ngoan cường không may thủ lãnh Trương Giác bị bệnh đột ngột từ trần, các em Trương Lương, cũng lần lượt hy sinh. Quân chủ lực khăn vàng bị đánh bại nhưng những cánh quân lẻ tẻ tiếp tục kháng chiến đến cả chục năm sau, Hãn quân vẫn chưa diệt hẳn được.

Thực là 1 trang sử bi hùng, được sử Việt Nam lưu giữ dưới truyền tích khởi nghĩa của 2 bà Trưng : Trương Giác là bà Trưng Trắc, Trương Lương là Trưng Nhị.

Do quan điểm văn hóa nên 2 dòng sử Việt – Hoa có sự khác biệt :

Trung quốc với truyền thống trọng nam khinh nữ qúa đậm nét nên các sử gia đã không dám thể hiện một sự thực lịch sử : cầm đầu cuộc nổi dậy phục quốc là 2 hoặc cũng có thể là 3 vị nữ vương ; còn ở Việt nam hình ảnh các nữ vương cưỡi voi xông pha trận mạc đã trở thành hào khí dân tộc từ ngàn xưa đến tận ngày nay.

Sử Việt đã lầm lẫn cuộc đàn áp quân khăn vàng của Hà Tiến và Tào Tháo năm 184 với cuộc tấn công diệt quốc Giao Chỉ của Mã Vương năm 39. Ngày nay ở Việt Nam hằng năm vẫn làm lễ kỷ niệm hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch nhưng lại cho là ngày 2 bà Trưng tuẫn quốc ở Hắc Giang – thực ra đó chính là ngày khởi nghĩa của quân khăn vàng ; so sánh các sự kiện của 2 cuộc khởi nghĩa ta thấy hai yếu tố chính là tên thủ lãnh và ngày tháng đều trùng hợp chứng tỏ đó chỉ là 1 sự kiện được thể hiện bởi 2 dòng sử khác nhau mà thôi .

Cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng được dân gian lưu truyền : 2 bà khởi binh để rửa hận cho nước, trả thù cho chồng có vẻ... không bình thường ; vì tên chồng của Trưng Trắc bị giặc Hán giết là THI SÁCH cũng có thể đọc là THƠ-SÁCH từ thuần Việt nhưng nghe rất xa lạ với người Việt; rất có thể đây là lối dùng chữ để ám chỉ : Thi hay thơ chỉ Kinh Thi là văn chương Trung Hoa, Sách là Kinh Thư chính là sử sách Trung Hoa , 2 quốc bảo này truyền từ đời Chu đã bị quân xâm lược Đông Hán hủy hoại , Thi Sách bị giết hại ám chỉ kinh Thi –Kinh Thư bị chà đạp đồng nghĩa với sự vong quốc, con dân họ HÙNG quằn quại trong kiếp nô lệ giặc Hãn phương Man.

2 nhà khoa bảng Việt nam là :

- Nguyễn Thực đi xứ trung Hoa cuối thế kỷ 16 và Ngô thì Nhậm năm 1793 đ̣ã tận mắt thấy và ngậm ngùi với những vần thơ nói đến đền thờ 2 bà Trưng ở Hồ nam .

Gần đây bác sĩ Trần đại sỹ đã làm việc 1 thời gian dài và đã khảo sát rất công phu tường tận về đạo thờ vua Trưng ở khắp các tỉnh miền nam trung quốc .

Những tư liệu mới này gợi lên nhiều điều băn khoăn suy nghĩ về cuộc khởi nghĩa của quân ‘Khăn vàng’.

Theo chính sử Trung quốc thì dưới thời Đông Hán ngoài cuộc khởi nghĩa ‘hoàng cân ‘ hay ‘khăn vàng ‘ thì không có cuộc khởi nghĩa nào khác có quy mô toàn quốc cả , chỉ lẻ tẻ ở địa phương như Cối kê có cuộc khởi nghĩa của Hứa Sinh , Giao chỉ có khởi nghĩa của Trưng thị ...

Vậy tại sao lại có đền thờ ‘ vua Bà’ khắp Hoa nam ? đúng theo Hán sử những đền thờ ấy phải thờ anh em Trương Giác thủ lãnh của cuộc khởi nghĩa Hoàng cân mới hợp lẽ ..?...điều bất thường này dẫn ta đến những gỉa thuyết :

phải chăng 2 nhân vật Trương Giác thủ lãnh Hoàng cân và Trưng Trắc mà sử Tàu nói đã nổi dậy ở Giao chỉ là một ; chi tiết quân khởi nghĩa theo 2 bà Trưng đã chiếm được 65 thành trì càng củng cố lập luận này .

quy luật phát triển sự vật theo dịch lý gồm 2 chuỗi chẵn và lẻ :

- chuỗi số chẵn : 1 – 2 – 4 – 8....64 ( thái cực – lưỡng nghi – tứ tượng và 64 quẻ trùng )

- nếu thêm vào chuỗi trên 1 phần tử ở trung tâm gọi là nhân ta có chuỗi phát triển theo số lẻ 1 – 3 – 5 – 9....65 (thái cực – tam tài – ngũ hành và 65....thành trì ( ? ) )

Con số 65 trong dịch học có nghĩa là tất cả hay toàn thể , ở đây nó diễn tả sự thành công to lớn của nghĩa quân của 2 bà Trưng đã chiếm lại được và làm chủ trọn vẹn lãnh thổ quốc gia ( hiểu là lãnh thổ của Bách Việt ) , chiếu theo sự phân bố những đền thờ vua Bà như đã biết thì ta không thể nào nói khác hơn ...là : đất nước của người họ HÙNG thời đầu công nguyên ít ra cũng là toàn cõi Hoa nam ngày nay.

Còn 1 điểm nữa rất quan trọng phải nói cho rõ : sử Trung Hoa cho cuộc khởi nghĩa Hoàng cân là sự kiện ‘toàn quốc nổi dậy chống vua quan bạo ngược triều Đông Hán’ ....còn cổ sử Việt thì ghi dứt khoát là ‘ hai bà Trưng khởi nghĩa để rửa hận cho nước trả thù cho chồng’ ... , ở đây rõ ràng cùng một sự kiện lịch sử nhưng được nhìn từ 2 góc độ đối nghịch

4. Thời Lưỡng triều kháng Ngụy – (giặc giả năm 220 – 280)

Sau cuộc khởi nghĩa khăn vàng, triều đình Đông Hãn đã lung lay tận gốc; dân tộc trung tâm của Đông Hãn là Quan – Liêu, hay Nam – Lu không còn làm chủ được đế quốc mênh mông nữa. Lịch sử thời này chắc chắn đã bị các sử gia Hán tộc cắt xén, sửa chữa rất nhiều khiến không thể hình dung được lịch sử diễn biến ra sao; chỉ biết sau cơn hỗn loạn đến năm 220 nước Ngụy ra đời trên vùng đất dân Lu hay Liêu gồm cả Quan Lu và Từ Lu và vua đầu tiên là Tào Phi con của Tào Tháo, Tào Tháo là đại công thần triều Đông Hãn tước Tào Vương.

a. Năm 221 ở vùng Xuyên Thục, Lý Bí Hoa sử gọi là Lưu Bị lập nước Thục, năm 222 Tôn Quyền lập nước Ngô ở Giang Nam, Nước Thục và Ngô của người Trung Hoa nước Ngụy của dân Man thành phần chính là người Lu (Liêu). Như thế Trung Hoa đã phục quốc nhưng lại chia làm đôi.

Lý Bí hay Lưu Bị là hoàng thất triều Hiếu hay Hưng Đế, khởi đầu nương nhờ người anh em họ là Lý Thiên Bảo sử Trung Hoa gọi là Lưu Biểu ở Kinh Châu, Kinh Châu bị Tào Tháo chiếm, Lý Thiên Bảo và Lý Bí chạy về Quí Châu, ở đấy Lý Thiên Bảo xưng là Đào Lang Vương ở nơi gọi là Dạ lang , sử Việt Nam viết thành Dã Năng, Dạ Lang là đất của người Lửa –Liêu , người lửa còn nhiều tên khác: La –Lão- Liêu- Lý … Hữu Hổ – ngày nay gọi chung là người Ka Đai, sử Việt lầm lẫn viết nước Dạ lang của người La-Liêu thành Động Dã Năng ở bên Lào. Sau Lý Bí tiến chiếm vùng Tứ Xuyên xưa là đất Phát của Hùng Trịnh Vương – Hưng Đức Lang nên còn được sử gọi là Hậu Lý Nam Đế (Lý Bôn là Lý Nam Đế) , Sử Trung Hoa gọi Lưu Bị là Chiêu Liệt Đế có nghĩa là chúa vùng tây nam (phương Dịch Lý) Chiêu = phía tây; Liệt là biến âm từ chữ Lạc, Lục tiếng Việt phát âm là Nác – Nước; chiêu và liệt là tượng tin Dịch Lý chỉ phương tây nam đồng nghĩa với chữ Tứ Xuyên, Chân Định Xuyên Thục. Câu truyện kết nghĩa Đào Viên lừng lẫy trong lịch sử Trung Hoa của Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đã trở thành điển tích trong văn hóa còn truyền đến tận ngày nay. Sử Việt đã ghi các sự kiện của 2 triều vua Lý Bôn và Lý Bí chồng lên nhau nên không có cơ sở nào để xác quyết là Lý Bôn hay Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân 1 quốc hiệu cực đẹp thể hiện sự trường tồn và hạnh phúc của dân tộc.

b. Năm 222 Tôn Quyền xưng đế ở Giang Nam, sử Việt Nam gọi là Ngô Quyền; Tôn không phải là họ mà là tôn quí cao trọng ý chỉ thủ lãnh , Tôn Quyền tôn trọng hiền tài nên được văn thần, võ tướng phò tá rất đông.

Đối với Lưu Bị hay Lý Bí, Tôn quyền tỏ rõ sự hòa thân, cho mượn Kinh Châu để Lý Bí đứng chân, gả em gái để Lý Bí trở thành người một nhà với mình . Sử Trung Hoa chỉ nói những việc làm nhân nghĩa thông thường không hé lộ để người ta nhìn ra một liên minh dân tộc giữa Thục và Ngô.

c. Năm 220 Tào Phi cướp ngôi Hãn của con cháu Quan Vũ, ngôi chúa chuyển từ người Quan Lu sang Từ Lu hay Tào Lao, Tào Phi lấy quốc hiệu là Ngụy – từ đó trong ngôn ngữ Việt xuất hiện từ ‘gặc giã’ , Ngụy có nghĩa là ‘giả’ biến âm thành ‘giã’ , sử Việt Nam gọi đích danh triều này là Nam Hãn ( Ngô Quyền đánh quân Nam hán... ), như thế Đế quốc Hãn có 3 triều đại:

Tây Hãn quốc của Canh Thủy Đế Lưu Huyền .
Đông Hãn quốc của Quan Vũ Lưu Tú và
Nam Hãn quốc của họ Tào hay Từ.

Lý Bí được một 1 văn thần kiệt xuất phò tá đó là Khổng Minh Gia Cát Lượng, đối sách liên minh dân tộc với Ngô để cùng chống cường địch Nam Hãn hay Ngụy là tư tưởng xuyên suốt của ông thể hiện tầm vóc và tầm nhìn của bậc vỹ nhân, 1 đời cặm cụi và tận tụy vì dân vì nước đến lúc chết còn làm cho vua Ngụy kinh hồn bạt vía , Ở Trung Hoa còn truyền tụng câu vè:

“Gia Cát Lượng đã về trời
còn làm Trọng Đạt rụng rời tay chân”

Trọng Đạt là tên của Tào Phi tướng nước Đông Hán sau này là vua nước Ngụy , Vì ngụy là giả trá nên dân Việt Nam gọi thời lưỡng triều kháng Ngụy này là thời “giặc giả”, sau giặc cỏ đến giặc giả ý nghĩa lịch sử rất rõ ràng vậy mà cả thiên hạ vẫn để bọn viết sử gian xảo lừa gạt ngàn năm qua .

Liên minh dân tộc Thục – Ngô có chiến công vang dội khiến cường địch là Lu Quốc của Khả Hãn phương Mun táng đởm kinh hồn, đó là trận thủy chiến trên sông Dương tử, người Việt gọi là Bạch Đằng Giang, . Sử Việt Nam gọi đây là thắng lợi hiển hách của Ngô Quyền chống Nam Hán. Sử Trung Hoa thì gọi là trận Xích Bích và xác định Xích Bích là một khúc sông trên Trường Giang. Thực ra Xích Bích là biến âm của ‘Thất Bát’ ý chỉ trận đánh ấy Hãn quân của Tào Tháo 10 phần chết 7, 8 hay 70%, 80%. Sau này xích bích, thất bát còn tạo ra nhiều thành ngữ như ‘Thất điên bát đảo’ hay ‘xất bất xang bang’. Tất cả đều chỉ sự đại bại đòn đau quá đến độ quáng gà mất cả phương hướng , Xích bích còn là biến âm của ‘sạch bách’ có nghĩa là ‘chẳng còn gì’ chỉ sự thảm hại của Tào Tháo sau thất bại này.

Sử Việt Nam trong trận Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán gọi Tào Tháo là Hoàng Tháo; có một thông tin sai là Hoàng Tháo không bỏ mình trong trận Bạch Đằng Giang, ông ta vẫn còn sống và gây dựng đế nghiệp cho con cháu họ Tào ( Tề → Tào ).

Đáng buồn là Trung Hoa đã phục hưng nhưng lại chia đôi, khi thục và Ngô liên kết thì kẻ thù phương Bắc đại bại sau chỉ vì những tỵ hiềm ân oán cá nhân làm hỏng đại sự, Thục và Ngô đánh nhau đến suy kiệt và kết quả là cả dân tộc Trung Hoa lại một lần nữa phải oằn oại dưới vó ngựa phương Bắc ( nay )

Người họ HÙNG đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi xử lý vấn đề của thời đại :

Thành ngữ ‘ thù trong –giặc ngoài ’ là khái qúat vấn đề của thời lưỡng triều kháng Ngụy này , thù trong chỉ tương quan Thục –Ngô là 2 nước của người họ Hùng , giặc ngoài chỉ tương quan giữa Thục - Ngô và nước Ngụy , Ngụy nghĩa là giả nhưng ngụy cũng là đồng âm của ngoại hay ngoài nên Ngụy cũng nghĩa là ‘giặc ngoài ’, đức Trần hưng Đạo gọi sứ của Mông cổ là ‘Ngụy sứ’ theo nghĩa ‘sứ thần của giặc Mông cổ ...’cũng nằm trong ý này .

Tiếc rằng thay vì đặt giặc ngoài là vấn đề chính yếu phải ‘ưu tiên’ giải quyết thì vua quan Thục đã làm ngược lại nên ‘giặc ngoài’ ung dung ‘toạ sơn quan hổ đấu ’ cho đến khi cả Thục và Ngô kiệt sức đứng còn không vững họ mới ra tay khiến người họ HÙNG phải hứng chịu tai kiếp nô lệ lầm than lần 2 dài gần ngàn năm .

5. Thời nô lệ nước Tấn (Đế quốc đầu trâu mặt ngựa)

Năm 265 Tư Mã Viêm lên ngôi khả Hãn thay thế họ Tào, Trâu và ngựa trong dịch lý là 2 con vật biểu tượng của phương nam nên đất cực nam trung hoa thời nhà Hiếu gọi là đất Mã , đám cường tặc man rợ ở đây gọi là đám ‘đầu trâu mặt ngựa’ , ‘Tư Mã’ là từ chỉ người Hung Nô ở phía Tây đất Mã thuộc Sơn Tây Trung quốc ngày nay.

Chữ Tư Mã đã gây nhiều lầm lẫn vì Trung Hoa cũng có họ Tư Mã như Tư Mã Thiên V.v… họ Tư Mã Trung Hoa ban đầu là chức quan lo về binh bị trong ngũ quan ( Tư Đồ, Tư Không, Tư Mã )…sau biến thành tên một họ tộc , chính vì từ đồng âm này mà các sử gia coi nhà Tấn là vương triều Trung Hoa , Thực ra họ là Hung Nô tức cũng là 1 Hãn như các Hãn trước đó , ta thấy có sự liên t ục của Tây Hãn, Đông Hãn, Nam Hãn rồi Tây Mã Hãn, người Trung Hoa phải chịu nỗi nhục vong quốc từ năm 23 đến năm 220 ,qua thời độc lập ngắn ngũi lưỡng triều Thục – Ngô lại mất nước năm 280 cho đến hết đời Tây Tấn năm 317 .

Bắt đầu từ đời Đông Tấn năm 317 do tình thế bắt buộc các Hãn phải áp dụng chế độ nửa thuộc địa , người Trung Hoa phải chịu cảnh bán nô lệ mãi đến năm 557 thì vừng dương mới ló dạng ở triều đại Bắc Chu của Vũ Văn Giác sau đó là thời độc lập thống nhất huy hoàng với 2 triều Tùy – Đường. Từ năm 557 kéo dài đần đến năm 907 .

Từ năm 907 trở về sau Trung Hoa lại chịu cảnh xâm lược, chiến loạn triền miên. Chiến tranh dành giật lãnh thổ giữa Trung Hoa và các dân tộc Man phương con cháu các Hãn là trường kỳ , suốt chiều dài lịch sử có thể nói lịch sử Trung Hoa đồng nhất với lịch sử chiến tranh giữa Trung Hoa và các dân tộc phương Bắc (hiện nay), bắt đầu từ thời Tần trước Công Nguyên tới tận thế kỷ 20, thực là cuộc chiến khũng khiếp kéo dài 2.000 năm.

Khi Trung Hoa thắng thì cảnh thái bình thịnh vượng bày ra, còn khi bị đánh bại thì phải chịu nỗi cơ cực tủi nhục của thân nô lệ, 2 kẻ thù truyền kiếp này quấn chặt vào nhau đến nỗi sử Trung Hoa ngày nay nhập chung 2 thành 1, Hoa và Hãn hợp nhất thành 1 khối dị kỳ : nước Trung Hoa nhưng lại là người Hãn.

Tư Mã Viêm lập nước Tấn từ năm 265 nhưng phải đến năm 280 sau khi diệt Ngô thì đế quốc ‘Đầu trâu mặt ngựa’ mới thực sự làm chủ toàn bộ Trung Hoa. Tuy làm chủ Trung Hoa nhưng các triều đại của vua Man tức các Hãn cũng hãy còn vương vấn cái nếp của các bộ lạc du cư, chưa phải là sinh hoạt của 1 dân tộc định cư ỗn định lâu đời. Sự tổ chức và cai trị quốc gia của họ chưa thoát ra được kiểu tổ chức lãnh chúa và các tộc trưởng nên chỉ sau vài năm yên ổn là đã có mầm mống nội loạn , đất Trung Hoa bị chia thành hàng tá các nước nhỏ, chỉ cần 1 tia lửa mồi là thùng thuốc súng bùng nổ, cuối thời Tây Tấn là “Bát vương chi loạn” chém giết nhau khũng khiếp , Mỗi vương liên kết với 1 sắc tộc người Man để tiến hành việc tranh quyền đoạt lợi, chỉ tội nghiệp người Trung Hoa cuộc sống và nhân phẩm không khác gì loài vật, ai làm thịt cũng được.

Năm 304 sau công nguyên 8 tộc trưởng Hung Nô hợp lại bầu Lưu Uyên làm thủ lãnh, chiếm Lý Thành ở Sơn Tây xưng Đại Hãn, lập 1 Hãn quốc khác độc lập với Tây Mã Hãn (nhà tây Tấn), vài năm sau cơ cấu song Hãn quốc mới lập này tổng tấn công Tây Mã Hãn và chẳng bao lâu Đại Hãn Lưu Thông (người kế nghiệp Lưu Uyên) đã chiếm hết miền Bắc Trung Hoa. Năm 317 Tư Mã Duệ lập ra nước Đông Tấn đóng đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh) .

Năm 307 Tư Mã Duệ một hoàng thân kém vai vế trong hoàng tộc Tây Tấn được phái xuống cai trị vùng Nam sông Dương Tử, lúc đó được coi là vùng gai góc vì dân thuần là người Hoa, Tư Mã Duệ khôn khéo theo đường lối dùng người Hoa trị người Hoa, guồng máy cai trị triều Tấn cộng tác với thành phần có máu mặt người Hoa, hình thành kiểu chính quyền liên hiệp: Hãn – Hoa, vì thế Tư Mã Duệ đã thành công trong việc giữ yên phương Nam.

Thực chất của nhà Đông Tấn không còn giống nguyên mẫu đế quốc Tấn, nó trở thành dạng chính quyền liên kết Hãn – Hoa, dân Hoa được hưởng 1 phần của quyền làm người, được tham gia công vụ 1 cách giới hạn, Dĩ nhiên thẩm quyền tối cao vẫn thuộc về Hãn và dân tộc của ông ta.

Thời này văn hóa Trung Hoa cũng khởi sắc đôi chút, dân Hoa dễ thở nên chủ yếu chăm lo làm ăn nuôi thân, không nghĩ đến việc “phục quốc”. Đã có lúc với sự đứng đầu của Chu Hy tưởng đâu sĩ phu phương Nam thành công với sách lược “diễn biến hòa bình”...., nhưng sau cùng cũng thất bại Chu Hy buồn đau mà chết.

Năm 420 Lưu Dụ buộc Tấn Cung Đế thoái vị và ông ta lập ra triều Lưu Tống ( triều Tống của người Liêu ) tiếp tục cai trị phương Nam ̣ . Ở phương Nam Trung Hoa loại hình nửa đế quốc đã thành công trong việc cai trị từ năm 417 đến tận năm 589 mới chấm dứt, qua các triều Đông Tấn, Lưu Tống, Tề, Lương, Trần, tổng cộng là 172 năm , Càng về sau sự Hoa hóa càng mạnh, đến đời Trần hầu như chính quyền là chính quyền của Trung Hoa, triều Trần đặc biệt với Trần Bá Tiên đã làm nhiều việc ích nước lợi dân chăm lo cho người dân như là ông vua Trung Hoa chính gốc, mất hẳn chất đế quốc cai trị .

xét ý nghĩa Tên các vua mà lịch sử đặt cho triều Trần ta thấy rất có thể họ là người Trung Hoa chứ không phải Đại Hãn như : Trần Bá Tiên chỉ có nghĩa là vị bá thứ nhất của phương Đông, Trần là chữ Đông ghép với chữ A, tương tự như ông Cơ Xương là Tây Bá khi xưa. Kế đến, Trần Thiên nghĩa là trời đông; rồi Trần Bá Tông là bá phương đông chính dòng V.v…

Từ năm 308 trở đi Trung Hoa bị 2 Hãn quốc cai trị : Hoa Nam là chính quyền nửa đế quốc, Phía Bắc sông Dương Tử chịu sự cai trị của Hãn quốc do Lưu Uyên lập nên. Sau đó năm 386 dòng Thác Bạt lập nước Bắc Ngụy rồi Đông Ngụy – Bắc Tề.

Năm 557 Vũ Văn Giác phục quốc cho Trung Hoa, quốc hiệu là Chu, sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu để phân biệt với các triều Chu khác.

Trong các đế chế cai trị vùng Hoa Bắc đáng chú ý là dòng Thác Bạt quốc hiệu là Ngụy sử Trung Hoa gọi là Bắc Ngụy. Thác Bạt Khuê khi tuyên lập nước Ngụy cho dòng tộc Thác Bạt đã công khai thừa nhận: người Hán và Thác Bạt là anh em cùng gốc, nói theo danh từ khoa học ngày nay họ cùng thuộc loại hình nhân chủng Mongoloit. Như thế đã rõ : người Hán không phải là người Hoa .

Dòng Thác Bạt cai trị Bắc Trung Hoa tới đời thứ 6 là Hiếu Văn Đế thì cải họ Thác Bạt thành họ Nguyên, theo Hoa ngữ ‘nguyên’ là mã tin Dịch Lý cùng gốc với chữ nguồn – gốc – bản- số 1- khởi đầu- Nước- Giang …v.v . Tất cả chỉ có ý nghĩa là phương nam ngược với phương nóng bức ở hướng xích đạo, Việt ngữ biến âm Nguyên thành họ Nguyễn. Cùng với việc cải họ Hiếu Văn Đế nước Bắc Ngụy cũng cải cách toàn diện theo phong tục, lễ giáo của người Trung Hoa. Thác Bạt là quí tộc người Tiên Ty trước khi vào Trung Hoa họ còn là những bộ lạc du mục, cuộc sống còn ít nhiều nét man dã, sau khi chiếm Bắc Trung Hoa họ cảm nhận được cái hay của nền văn minh cao hơn của họ nhiều, vì thế quyết định của Hiếu Văn Đế là quyết định sáng suốt biếu cho dân Tiên Ty đôi hia 7 dặm, bước nhanh tới văn minh . Thác Bạt ngôn ngữ Hoa có nghĩa là Thổ Hậu hay Địa Hoàng còn tên tộc Tiên Ty do các sử gia Trung Hoa đặt. Tiên là khởi đầu, thứ nhất, số 1; Ty là thấp ngược với tôn là cao, là quý – Tiên Ty là mã tin Dịch Lý chỉ vùng phía Nam hay phương nước.

Ngụy là tên nước của dân Man thời sử Trung Hoa gọi là Tam Quốc, tổ của nước Ngụy là Tào Tháo; tới tận ngày nay trong ký ức của người Việt vẫn in đậm thời này và họ thường gọi người phương Bắc (phương hiện nay) là người Tào biến âm thành Tàu, hoặc là Xẫm đúng ra Sẫm tức màu tối. Theo quy luật Dịch Lý chỉ dân sống ở phương Nam hay Huyền phương là đối lập của dân nhiệt hay hỏa còn gọi là Viêm Bang là dân hướng nóng bức .

Ngụy Hiếu Văn Đế tên là Thác Bạt Hoằng đổi tên Trung Hoa là Nguyên Hoằng, sau khi “Hoa hóa” nước bắc Ngụy hưng thịnh được 1 thời gian thì vua quan bắt đầu sa đọa, vì đã “Hoa hóa” nên Bắc Ngụy có cái hay là không phân biệt Hãn – Hoa, ai cũng là con dân của Đại Hãn .

Do thượng bất chánh hạ tất loạn, quyền hành ở Bắc Ngụy dần dần rơi vào tay 2 đại tướng, đại tướng Vũ Văn Thái là người Hoa chính gốc, trấn nhậm miền tây tức Tứ Xuyên, Thiểm Tây ngày nay. Thời cuộc đã trao vào tay ông cơ hội, ông liền chớp thời cơ cùng con sau 1 thời gian chuẩn bị thế lực đã đủ bèn lật đổ ách thống trị của tộc Thác Bạt khôi phục truyền thống Trung Hoa và nước Chu ra đời, sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu để phân biệt với các triều Chu khác.

Sử Việt Nam gọi quốc gia – Trung Hoa phục hưng đó là triều “Đinh Hoàng”; Đinh là mã tin Dịch Lý chỉ phương tây, phương không đổi hay còn là cứng, cương, đứng, tịnh, tĩnh … biểu tượng là con voi hay Tịnh – đấy cũng là đất Chân Định, Chân Đanh của nhà Tần – Hiếu xưa , còn được gọi là Xuyên Thục, Chân Định (nay là Tứ Xuyên). Vua khai phá và lập quốc ở vùng này thời nhà CHU là dòng họ Đinh của Tần Thủy Hoàng- Đinh Tiên Hoàng , Nay nước Trung Hoa tái lập ở đó nên sử Việt Nam gọi là triều ‘Đinh Hoàn’ hay ‘Đinh Hoàng’ quốc hiệu mới là ‘Đại Cồ Việt’.

Các triều kế tiếp là Tiền Lê của Lê Hoàn, Lý 1 của Lý Uyên không thấy sử nói đến việc đổi quốc hiệu, mãi tới triều Lý 2 của anh em Lý Cung- Lý Ẩn (Lưu Cung- Lưu Ẩn) mới xuất hiện quốc hiệu mới là Đại Việt thay cho Đại Cồ Việt.

bài 32 - Phục hưng

1 . Triều :Đinh Hoàn hay Đinh Hoàng .
Hoa sử gọi là : Bắc Chu vua Vũ văn Giác
Niên đại : 557 – 581

Vũ Văn Thái nắm toàn quyền đất Tây Ngụy là sự khởi đầu để con là Vũ Văn Giác tuyên bố sự phục hưng của dân Trung Hoa, với quốc hiệu Chu. Sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu đã biểu thị rõ rệt sự tiếp nối quốc thống nhà Chu cổ đại .

Phân tích ý nghĩa danh hiệu 2 ông có thể khẳng định:

Vũ Văn Thái là vua tổ, Thái trong dịch học là gốc tổ ( thái cực ) . Vũ Văn Giác chỉ vua khai quốc hay vua Văn thứ nhất, Giác là biến âm của Giáp, Can thứ nhất trong Thập Can . Sử Việt Nam đặt tên triều phục hưng này là Đinh Hoàn chính xác là Đinh Hoàng nghĩa là vua họ Đinh, quốc danh thời phục hưng huy hoàng này được Đinh Hoàng đặt tên là Đại Cồ Việt, ‘Cồ’ là âm Nôm cũng có nghĩa là to lớn . Chỉ nghe tên Vũ văn Thái- Vũ văn Giác ta đã cảm thấy ngay thanh điệu Việt chẳng cần phải phân tích từ ngữ chi cả.

Theo Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì thời vua Đinh nước ta có 10 đạo quân , nếu căn cứ vào ‘phép’ tổ chức quân đội nhà Đinh thì 1 đạo có 10 quân , 1 quân có 10 lữ , 1 lữ có 10 tốt , 1 tốt có 10 ngũ và 1 ngũ có 10 người ...cứ vậy nhân lên thì nhà Đinh có đạo quân khổng lồ là 1 triệu người ,thử hỏi nếu nhà Đinh là nước mà lãnh thổ chỉ là đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh và bắc bộ thì lấy đâu ra người mà xung quân lắm thế ? lấy lương thực đâu mà nuôi?

Theo sử Trung Hoa thì nước Bắc Chu truyền được 5 đời vua, đánh diệt Bắc Tề hậu thân của Đông Ngụy, thống nhất miền Hoa Bắc. Năm đời đế của Đại Cồ Việt hay 5 Đinh Hoàng:

Hiếu Mẫn Đế: Vũ Văn Giác – Vua Văn Giác
Minh Đế: Vũ Dụ – Vua Dụ
Vũ Đế: Vũ Dung – Vua Dung
Tuyên Đế: Vũ Huân – Vua Huân
Tĩnh Đế: Vũ Xiễn – Vua Xiễn

Vua cuối cùng là Chu Tĩnh Đế, đối chiếu với sử Việt là Vệ Vương lên ngôi lúc 6 tuổi, quyền hành nằm trong tay Dương Kiên, cha của Thái hậu Dương Vân Nga ( ? ). Ở đoạn này các sử gia Việt Nam đã sai lầm lớn : lấy sự kiện vua khai quốc nhà Tống là Triệu Khuông Dẫn thay thế nhà Hậu Chu chép thành chuyện Lê Hoàn thay ngôi Đinh Hoàn (sử Trung Hoa gọi là nhà Bắc Chu …) 2 sự kiện diễn ra y hệt nhau khiến ta khẳng định đã chép lẫn.

Tên triều đại CHU và vua VĂN cho thấy rõ sự liên hệ với nhà CHU và Văn vương hay VĂN LANG .

2. Triều Lê Hoàng hay Lê đại Hành.

Sử thuyết họ HÙNG : Việt Tủy hay Tủy Việt
Hoa sử là : Nhà Tùy vua Dương Kiên
Niên đại : 581 – 618

Tùy vương - Dương Kiên phế ngôi của cháu ngoại và giáng xuống tước Vương, sử Việt Nam gọi Vệ Vương – Đinh Phế đế ( ? ). Dương Kiên lên ngôi lập ra triều đại Tùy chữ Tùy này là đồng âm của chữ Sở –Sủy , đất Hồ bắc xưa là nước Sở , người ở đấy gọi là TỦY-VIỆT hay VIỆT TỦY tên gọi ‘nhà TÙY’ chỉ là sự bóp méo của sử Trung quốc ; chính xác phải gọi là triều VIỆT TỦY một triều đại của người họ HÙNG .

Vì có sự đoạt ngôi không theo khuôn phép truyền thống nên nguyên niên nhà Tùy không có chữ ‘Vũ’ nghĩa là vua, nói khác đi là lịch sử không công nhận là 1 triều đại chính thống như các triều đại Trung Hoa khác.

sử Việt Nam gọi triều đại này là triều Lê Hoàn tức Lê Hoàng nghĩa là vua họ Lê ( không rõ tại sao ?). Lãnh thổ của vua Lê (Lê Hoàng) lúc lên ngôi đã là cả miền Hoa Bắc, vì đấy là đất cũ của người Man họ Thác bạt nên Lê Hoàng-Dương Kiên rất khôn khéo trong chính sách đối nội, vẫn tôn trọng quý tộc Tiên Ty cho họ hưởng các đặc quyền đặc lợi của tầng lớp trên để họ không có cớ nổi loạn. Lê Hoàng hay Vua Lê còn có tên là Lê Đại Hành Hoa sử gọi Dương Kiên - Tùy Văn Đế ông đã diệt Trần quốc của Trần hậu chủ thống nhất toàn cõi Trung Hoa năm 589, sử Trung Hoa chép: vì dân miền Hoa Nam vẫn coi Dương Kiên là người Nam, ý nói là người Trung Hoa chính gốc nên mau chóng khuất phục mở ra cảnh nước non thống nhất thái bình và thịnh trị . Lê Hoàn – Dương Kiên có tác phong của 1 người lính rất kiên quyết cứng rắn và rất kham khổ trong cuộc sống. Ông nhanh chóng tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ manh mún, diệt trừ tham quan ô lại chia ruộng đất cho nông dân, nói chung các mặt kinh tế, giao thông, văn hóa đều có bươc phát triển.

Ông cũng rất cẩn trọng cho việc kế tục ngôi vua, giáo dục người kế vị hết sức nghiêm khắc, nhưng trời không chiều lòng người, Dương Kiên đã tin lầm kẻ gian manh và mắc lỗi lớn khi truyền ngôi cho Dương Quảng, sử Việt Nam gọi là Lê Long Đĩnh sử Trung Hoa gọi là Tùy Dạng Đế, một kẻ say mê với những gì to lớn, ông cho xây Đông Đô cực kỳ tráng lệ, huy động sức lực cả nước để thỏa sự đam mê của mình bất chấp sự tàn tạ của dân chúng, công bình mà xét thì một trong những công trình được làm dưới đời ông đến nay dân chúng vẫn còn được hưởng lợi, đó là các vận hà mà Tùy Dạng Đế cho đào để nối liền các con sông lớn như Hoàng Hà, Hoài Thủy, Trường Giang, V.v… sự việc này sử Việt nam viết là : Lê Hoàn cho đào kênh ‘sắt’ và kênh ‘xước’ ở bắc trung Việt....;

Sự chịu đựng của con người có giới hạn, đến một mức nào đó người dân không còn cách nào khác là vùng lên để tự cứu lấy mình. Dạng Đế chạy về thành Kiến Nghiệp ở đó ông ta bị chính binh lính mình giết chết.

Sử Việt Nam mô tả rất rõ sự tàn ác của Lê Ngọa Triều … như róc mía trên đầu nhà sư, đốt chết tù nhân, thả người trôi sông … nói tóm lại tàn ác không thua Kiệt, Trụ thời xưa.

3. Triều Lý 1 - Lý công Uẩn .
Sử thuyết họ HÙNG : Việt Thường
Hoa sử gọi là : Nhà Đường vua Lý Uyên
Niên đại : [618-684][705-907]

Lý Uyên là quý tộc triều Tùy tước Đường Quốc Công, năm 617 Tùy Dạng Đế phái ông trấn thủ Thái Nguyên chống chọi với rợ Đột Quyết, là rợ ở Tây Bắc Trung Hoa. . Sử Việt Nam gọi Lý Uyên là Lý Công Uẩn ông có 4 con trai trong đó Lý Thế Dân là hùng lược hơn cả .

sử Việt Nam đã sai lầm trộn lẫn 2 đời Lý :

Lý Công Uẩn 1 tức Lý Uyên nhà Đường của sử Trung Hoa. Và

Lý Công Uẩn 2 là triều do anh em Lưu Cung- Lưu Ẩn ( Lý ?) lập ra ở Giao Châu xưa xưng là nước Đại Việt .

Tùy Dạng Đế khi đã đi đến mức cùng cực của xa hoa đồi bại thì Lý Thế Dân nhìn rõ cục diện thúc đẩy cha khởi binh xây dựng đế nghiệp. Đầu tiên Lý Uyên mang quà cáp biếu xén Khả Hãn Đột Quyết để yên được mặt Bắc (HN) sau đó cha con nhà Lý đem “Đường quân” tấn công Trường An, quân nhà Tùy là lũ quân tướng hũ bại làm sao có thể chống chọi được, Lý Uyên vào Trường An tuyên bố 12 Điều Ước Pháp khiến an lòng dân, ông khôn khéo chưa lên ngôi vội mà đưa cháu nội Tùy Dạng Đế – Lê Long Đĩnh tên là Dương Hựu lên làm vua bù nhìn. Năm 618 Tùy Dạng Đế bị giết ở Giang Đô, Lý Uyên mới chính thức phế Dương Hựu để lên ngôi hoàng đế lấy quốc hiệu là Đường Lý Uyên trở thành Đường Cao Tổ. Đất Đường sử Việt Nam gọi là Việt Thường nằm ven sông đằng hay Thương Giang thời cổ xưa, sông Đường hay Thương Giang, Thường Giang là Dương Tử Giang ngày nay. Sử Trung Hoa gọi triều đại theo tên đất gốc của Lý Uyên nên có tên nhà Đường; sử Việt Nam gọi theo họ của vua nên gọi triều đại này là nhà Lý, đặc biệt trong thiên khảo luận này thì đây là triều Lý 1 vì lịch sử Việt còn triều Lý 2 của anh em Lưu Cung-Lưu Ẩn .

Cuộc khởi nghĩa của cha con Lý Uyên được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ nên nhà Tùy sớm tiêu vong nhường chỗ cho Đường triều . Năm 627 Lý Thế Dân kế nghiệp cha lấy đế hiệu là Đường Thái Tông. Sử Việt Nam gọi Lý Thế Dân là Thái tử Phật Mã, đế hiệu cũng là Lý Thái Tông. Cả 2 dòng sử đều ghi chép về biến cố khi Thái Tông lên ngôi, tuy có tình tiết hơi khác nhưng chắc chắn là 2 dòng sử liệu của cùng 1 sự việc.

Để được kế nghiệp ngôi báu thì Lý Thế Dân và Thái tử Phật Mã đều trải qua cuộc tàn sát anh em của mình, sử Trung Hoa chép vị trung thần giúp Thế Dân chiến thắng là Uất Trì Kính Đức còn sử Việt Nam gọi là Lê Phụng Hiểu. Ông Lê Phụng Hiểu sau được Thái Tông ban thưởng bằng cách trèo lên núi ném con dao, con dao đi đến đâu thì chỗ ấy là đất riêng ban cho ông, sự việc này được truyền thuyết Việt Nam gọi là “Thác Đao Điền”.

Đường triều Trung hoa và nhà Lý Việt nam còn nhiều điểm giống nhau :

Sử Trung Hoa có chuyện Đường tam Tạng tây du thỉnh kinh Phật , sau này hư cấu thành chuyện Tây Du Ký nổi danh. Còn sử Việt Nam chép: … vua sai Nguyễn Đạo Thành sang Trung Hoa (?) xin kinh Tam Tạng đưa về nước.

Đặc biệt việc tôn sùng Nho học, việc học hành thi cử của triều Lý – Đường được 2 dòng sử viết giống hệt nhau.

Về võ công thì Đường Thái Tông sai Lý Tịnh một danh tướng toàn đức toàn tài tấn công lên hướng Bắc đánh tan quân Khiết Đan chiếm cả vùng Trung Á rộng lớn ở Tây Bắc Trung Hoa, uy danh Trung Hoa là việc ngoại giao với Trung Á thuận lợi từ đấy. Còn sử Việt Nam cũng ghi: … danh tướng Lý Thường Kiệt xuất quân Bắc phạt chiếm Châu Ung, Châu Khâm, và Châu Liêm của Tống quốc rồi rút về ( Thực ra cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là xãy ra ở triều Lý 2 ). Còn nhiều sự kiện khác do sử Việt Nam lồng 2 triều Lý làm một nên lẫn lộn nhiều.

Triều Đường có Võ Hậu nắm triều chính xưng là Tắc Thiên Hoàng Đế, cải quốc hiệu là Chu làm gián đoạn Đường triều từ năm 685 tới 704. Còn sử Việt Nam chép có một thái phi tài đức vẹn toàn nhưng chỉ nhiếp chính sau bức rèm đó là Ỷ Lan Thái Phi.

Năm 705 đại tướng Trương Giản Chi ép Võ Tắc Thiên thoái vị, tái lập lại Đường quốc. Triều Đường hay triều Lý 1 là một trong những triều đại dài nhất, nổi tiếng nhất đã tạo nên khuôn đúc Trung Hoa, đến tận thời cận kim người Hoa đã di cư ra nước ngoài sinh sống vẫn nhận mình là “Thoòng dành” tức Đường nhân đủ biết dấu ấn của triều Đường sâu đậm tới đâu trong lịch sử Trung Hoa.

Trên đất ngày nay là Việt nam nhà Đường cho lập đến 2 đô hộ phủ :

An nam đô hộ phủ để trông coi các châu KIMI ở miền lĩnh nam xưa.

Phong châu đô hộ phủ có sách chép là đô đốc phủ trông coi các châu KIMI thuộc miền tây bắc Việt nam tức đất Phong hay Phong châu xưa .

Châu KIMI là gì ?. đó là vùng đất của các sắc dân thiểu số :

KI là chép sai chữ CƠ , Việt ngữ là CẢ là dòng họ của Hùng Vũ thời lập quốc, sử Trung hoa chép Hiên viên là tổ họ CƠ ; ngày nay gọi chung là người Kađai.

MI là họ của người thuộc Long tộc xưa , tức hậu duệ của Động đình quân , con cháu Long nữ, Đồ Sơn thị ngày nay gọi là người Tai.

Các châu KIMI được hưởng quyền tự trị rộng rãi .

Nhà Đường ý thức rất rõ về dòng giống mình đã tôn Lão tử-Lý Nhĩ là tổ của dòng tộc và vì Cơ và Mi là 2 dòng chính truyền của gốc tổ Trung hoa nên nhà Đường đã đặt 2 đô hộ phủ ở đất Việt làm công việc bảo hộ cho 2 sắc dân Kađai và Tai này. Đô hộ phủ chỉ nghĩa là cơ quan lo việc bảo trợ ... không phải nghĩa chữ đô hộ là đè đầu cưỡi cổ như chúng ta quen dùng ngày nay.

Nếu nhà Đường là 1 triều đại của đế quốc Hãn cai trị An nam thì ông Khương công phụ cao lắm là... được làm nông dân cày ruộng mà ăn ; làm gì có chuyện làm tới tể tướng và được vua Tàu rất qúi trọng ...như sử sách đã ghi .

Xin hỏi các sử gia : ở Thiểm tây-Sơn tây có châu KIMI không ?

Nếu không thì xin trả lại sự trung thực cho lịch sử

Thiên khảo luận này không phải là sử ký , đây là công trình nghiên cứu để tìm cái mới - điều đúng bác bỏ những sai quấy sằng bậy đã ghi chép trong lịch sử Viật –Hoa , ở đây chỉ nhấn mạnh những sự kiện đặc biệt nhằm chứng minh cho nguồn gốc và những nét cơ bản của qúa trình dựng nước và giữ nước của người họ HÙNG .

Người Việt ngày nay là truyền nhân chính thống và duy nhất của nền văn hóa – văn minh đời Đường vì toàn cõi Trung Hoa trừ Việt Nam đều chìm sâu dưới móng ngựa quân xâm lược phương Bắc từ cuối đời Tống đến tận đầu thế kỷ 20 nên dù muốn hay không ở đấy chắc chắn đã có sự lai tạp giữa Hoa và Hãn –Man .

Hiện các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã bắt đầu xác định : âm Hán Việt chính là âm ngữ đời Đường , khi nghe tên nhà Đường hay nước Đường người Việt thấy rất xa lạ nhưng biết đâu rằng đó chỉ là ký âm bằng Hán văn của từ VIỆT-THƯỜNG , tên gọi một thời của nước họ HÙNG .

Văn nhân thi sĩ võ tướng đời Đường nhiều vô kể, thực là một triều đại huy hoàng của dân họ Hùng.

bài 33- phân rã hậu Đường - Đại Việt khai quốc

4 . Phân rã hậu Đường .

Theo qui luật tự nhiên, không thể có triều đại nào thịnh mãi được. Cuối đời Đường do lãnh thổ đế quốc phình ra quá to lớn, các dân tộc Bắc và Tây Bắc Trung Hoa luôn phản kháng ách thống trị của triều Đường, chinh chiến tốn hao quá nhiều khiến cạn kiệt sức người sức của, khi dân không chịu nỗi nữa thì phải vùng lên. Cuối đời Đường có loạn Hoàng Sào do nông dân nổi lên chống triều Đường, loạn lạc khắp nơi, triều đình phải tăng thêm quyền hành cho các phiên trấn – đó là mầm mống của sự phân liệt ở thời sử Trung Hoa gọi là 5 đời 10 nước.

Trung Hoa có sự phân bố các sắc dân như sau:

a. Từ Hoàng Hà đổ lên phía Bắc (HN) là vùng đậm đặc dân Man, cạnh bờ Hoàng Hà về phía Đông là địa bàn của người Lu, sử Trung Hoa viết thành Liêu.

- Cực Đông Bắc là đất của người Kim, Mãn.

- Cực Tây Bắc là vùng của Hung Nô, như Mông Cổ, Đột Quyết V.v…

b. Nằm giữa Dương Tử và Hoàng Hà là vùng hỗn chủng, sự hỗn cư hỗn chủng ở đây có lịch sử rất lau dài, khởi đầu từ nhà Ân Thương đến gần 3.000 năm tranh chấp, giành giật 1 miền đất của 2 chủng: Hãn và Hoa hay giữa Mongoloit và Mongoloit phương Nam … Kết quả là sự hỗn hợp xãy ra, không thể phân biệt rạch ròi được nữa, đặc tính của vùng trái độn này là vua thuộc sắc tộc nào thì dân coi như thuộc sắc tộc đó … những dân thuần chủng hơn thường phải di cư mỗi khi có biến động, thay đổi triều đại.

c. Vùng bờ Nam sông Dương Tử gần như thuần Hoa: Đặc biệt vùng Tứ Xuyên có thêm dòng máu Khang Tạng khiến bức tranh sắc tộc càng thêm phức tạp.

Cuối đời Đường một tướng của cuộc nông dân nỗi dậy Hoàng Sào là Chu Ôn quay sang hàng nhà Đường đổi lấy chức Tiết Độ Sứ, một chức quyền rất lớn hầu như là vương một cõi. Các vua cuối đời Đường tưởng có được cứu tinh nên đặt tên chữ cho Chu Ôn là Chu Toàn Trung. Chu Ôn trung tới nỗi đành phế Đường Ai Tông để tự mình làm vua, sử Trung Hoa gọi là triều Hậu Lương. Không có một triều nào là Hậu Lương cả, Lương là từ của dân Thái – Mường gọi thủ lãnh của họ: Lang → Lương → Long. Lang đồng nghĩa với Vương. Khi mới lên ngôi, tình hình đã không sáng sủa gì, giờ lại thêm chiến tranh với nước Tề (Từ) ở Sơn Đông (nước Tề đông ) khiến triều đình trung ương nhà Hậu Lương không còn kiểm soát được các địa phương nữa. Trong vùng đậm đặc sắc tộc Hoa, từ Tứ Xuyên qua vùng Nam Dương Tử ra đời hàng loạt quốc gia đó là:

1. Tiền Thục ở Tứ Xuyên
2. Hậu Thục ở Tứ Xuyên
3. Ngô ở Giang Tây.
4. Ngô Việt ở Triết Giang.
5. Sở ở Hồ Nam.
6. Mân ở Phúc Kiến.
7. Đại Việt sau sử Trung quốc đổi thành Nam hải ở Quảng Đông – Quảng Tây.
8. Kinh Nam hay Nam Bình ở Hồ Bắc.
9. Nam Đường ở An Huy – Giang Tô.
10. Nước Đại Lý ở Vân Nam. Các sách sử Trung Hoa không chép vào Thập Quốc.

Trên đất Việt thời cuối đời Đường là 1 vùng tự trị, không lập quốc nhưng cũng không phụ thuộc vào nước nào, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ kế đến Khúc Hạo đã có qui củ của quốc gia nhưng không tuyên bố lập quốc, đặc biệt vẫn trung thành với Chu Ôn hay triều Lang. Nhưng vua nhà Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Lý ẩn ( Lưu Ẩn )kiêm chức “Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ” năm 909 tức là kiêm nhiệm quản lý Tĩnh Hải quân lúc đó đang trong tay họ Khúc người Việt cai quản. . Năm 930 ( có sách ghi là 923) Lý Ẩn tiến đánh Khúc thừa Mỹ sáp nhập đất An nam vào vào nước Đại Hưng .

5. Họ Hùng – Tam Quốc

Khi Chu Ôn lập triều Lang sử Trung Hoa gọi là Hậu Lương, thì tình hình miền Hoa trung đã đầy dẫy mầm mống phân lập do sự chia rẽ, phân biệt chủng tộc, người ‘Từ Lu’ do Lý Khắc Dụng cầm đầu lập nên nước Hậu Đường, Lý Khắc Dụng là họ tên vua nhà Đường ban cho 1 tướng người Man, với họ Lý ông ta cho là mình thừa kế chính thức ngôi nhà Đường Trung Hoa nên lấy lại quốc hiệu Đường, tộc Khiết Đan thống nhất vùng Bắc Hoàng Hà giúp nước Hậu Tấn của Thạch Kính Đường đáng bại Hậu Đường; Khiết Đan là tên Trung Hoa gọi các dân tộc Bắc Hoàng Hà thời ấy, Khiết Đan cũng chỉ có nghĩa là phía Nam, Khiết là thuần nhất, Đan biến âm của Đơn đồng nghĩa với số 1, mã tin Dịch Lý chỉ phương nước, phương màu đen.

Hậu Tấn phân rã đẻ ra nước Hậu Hán hay Hậu Hãn của Lưu Trí Viễn ở Hoa Trung. Thạch Kính Đường nhận là vua con đối với vua cha là người Khiết Đan ở Bắc Hoàng Hà; Khiết Đan sau đổi lại tên là Liêu, Lu .

Vua Khiết Đan Gia Luật Đức Quang vào Trung Nguyên tuyên bố lập nước Đại Liêu nhưng chỉ sau một thời gian chịu không nổi sự “nổi loạn” bất phục của dân chúng đành phải rút chạy về phương Bắc. Chớp thời cơ, Lưu Trí Viễn chiếm và lập quốc ở Hoa Trung tự xưng là Đại Hãn.

Sau cùng vùng Hoa Trung lại rơi vào tay một viên tướng người Trung Hoa đó là Quách Vu hay vua Quách (Vua → Vu). Quách Vu tuyên lập nhà Chu của Trung Hoa, sử gọi là Hậu Chu để phân biệt với các triều Chu khác. Chu Thái Tổ mất, con nuôi là Sài Vinh Chu Thế Tông lên ngôi đem quân Bắc phạt, chỉ vài trận là đã tràn qua bờ Bắc Hoàng Hà của “Đại Lu”. Đang lúc chiến trận thì vua thăng hà, con mới 7 tuổi lên ngôi là Chu Cung Đế, quyền hành nằm trong tay Triệu Khuông Dận và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có 1 vị vua do tướng sĩ bầu lên, đó chính là Thái Tổ nhà Tống.

Triệu Khuông Dận lên ngôi đặt quốc hiệu là Tống, và ông ta đảo ngược chiến lược của Sài Vinh Chu Thế Tông, để yên mặt Bắc, tổng tấn công xuống phương Nam để thống nhất cõi Trung Hoa , về cơ bản ông đã thu phục được hầu hết các nước miền Nam, chỉ còn lại Đại Lý và phần đất của Việt nam ngày nay

Vào cuối Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, họ Hùng chia thành 3 nước độc lập:

- Đại Việt
- Đại Lý
- Đại Tống.

Đại Tống chia làm 2 miền theo sông Dương Tử, miền Nam Dương Tử là miền thuần dòng Hoa, Bắc Dương Tử là vùng hỗn chủng.

Dưới thời vua Cao tông từ năm 1141 Tống quốc chỉ còn là 1 chư hầu của nước Kim , vua Tống chịu sự thụ phong và phải gọi vua Kim là ‘ chú ’ như thế về thực chất từ mốc thời gian này Tống triều đã không còn là 1 triều đại của Trung hoa .

Từ Thiên niên kỷ thứ 2 sau Công nguyên lịch sử họ Hùng đã tương đối chính xác, chúng ta không phải tìm hiểu thêm nữa.

6. Nước Đại Việt Đại Hưng .

Hoa sử : Lý ( Lưu ) Cung – Lý ( Lưu )Yểm
Quốc hiệu : Nước Đại Việt + Đại Hưng
Niên đại : 917- 971

Lương Vũ Đế Chu Ôn một mặt công nhận Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ Tĩnh Hải, mặt khác lại bổ nhiệm Lý Cung (Lưu Cung) làm Tiết Độ sứ Quảng Châu, sau gia phong là Nam Bình Vương kiêm luôn vùng Tĩnh Hải ý không công nhận họ Khúc nữa.

Năm 911 Lý Ẩn chết em là Lý Cung thay quyền Tiết độ sứ, Lý Cung còn có tên khác là Lý Nghiễm , Lý Nham .

Năm 917 Lý Cung thành lập nước Đại Việt thủ đô ở thành Quảng châu ngày nay .

Năm 918 đổi quốc hiệu là Đại Hưng ( theo VNSL của Trần trọng Kim thì mãi tới năm 947 mới đổi quốc hiệu )vì cho mình là người kế nghiệp của tổ phụ Lý Bôn Hùng Trịnh vương-Hưng đức lang , điều này được chứng thực bởi tên kinh đô nước Đại Việt rồi đổi là Đại Hưng mang tên Hưng vương phủ ; Hoa sử đã cố tình sửa chữ Hưng thành Hán y như trường hợp Hưng đế biến thành Hán đế tức Đại hãn ở thời Lý Bôn- Lưu Bang ,Triều đại Hiếu-Tây hán vậy .

Theo nhà nghiên cứu sử Bách Việt 18 :

Sách Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17) ngoài chuyện chú chó con có chữ Thiên tử trên còn nói đến truyền thuyết về cây gạo đầu làng Cổ Pháp bị sét đánh nứt đôi, bên trong có chữ đề: Góc chùa cây cả trực trời Lại có chữ bày Hưng Quốc chi niên.
Rồi Lý Khánh Văn nhân đó đoán:

Điềm này nghiệm đến sự trời Nào ai tuổi Tuất ấy người làm vua Lên đền một mối tay thu Chữ Hưng Quốc ấy ắt là thiên nguyên.
Rồi khi Lý Công Uẩn lên ngôi:

Thùy y củng thủ cửu trùng Cải nguyên Hưng Quốc đề phong trong ngoài Hoa Lư hiểm địa hẹp hòi Xa giá bèn dời về ở Thăng Long.
Như vậy sách Thiên Nam ngữ lục cho ta một thông tin rõ ràng: Hưng Quốc từng là tên nước ta thời kỳ đầu triều Lý, gắn liền với Lý Công Uẩn và việc dời đô ra Thăng Long. Nước ta đầu triều Lý có tên là Hưng Quốc. Đây là quốc hiệu chưa từng được nói đến trong chính sử. Còn Lý Nam Đế như trên được gọi là Hưng Vương. Lý Công Uẩn là dòng dõi của Lý Nam Đế là hoàn toàn không có gì nghi ngờ cả. .

Năm 930 ( VNSL-923 ? ) Lý Thái Tổ tiến đánh Khúc Thừa Mỹ sáp nhập An nam vào nước Đại Hưng .từ đây Nước Đại Hưng có 3 vùng địa lý tự nhiên vẫn gọi là Việt Đông Việt tây và Việt Nam nghĩa là : đất Việt phía đông , phía tây và phía nam nay là đất Qủang Đông Qủang tây và phía Bắc nước Việt , Chữ ‘Việt nam’ mới tìm thấy trên văn bia và sách vở thế kỷ 14-15 có lẽ mang ý nghĩa này ( là vùng phía nam nước Đại Việt + Đại Hưng) chứ không phải là quốc hiệu Việt nam thời nhà Nguyễn sau này .

Lý Ẩn là Tiết độ phó sứ thời Việt Thường Hoa sử gọi là nhà Đường nên Lý ẩn và Lý Cung chắc chắn là người Bách Việt quốc hiệu Đại Việt cũng giúp khẳng định như thế .

Nước Đại Hưng được 4 đời vua : Lý Cung ( tên khác là Lý Nghiễm –Lý Nham ), Lý Phần , Lý Thịnh và Lý Sưởng tồn tại từ năm 917 đến 971 thì bị nước Tống chiếm mất kinh đô và phần lãnh thổ Việt Tây và Việt Đông . Hoa sử coi như nước Đại Hưng đã chấm dứt tại Đây nhưng Việt sử có cái nhìn khác hơn .

7. Nước Đại Việt mới ra đời trên đất Việt nam ngày nay.

Năm 968 Khi thấy nhà nước Đại Hưng đã gần suy vong thì trên vùng đất Việt nam của nước Đại Hưng nhà sư Vạn Hạnh và ông Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên làm vua không thống thuộc triều đình Hưng vương phủ nữa , Lý công Uẩn lấy lại tên nước cũ là Đại Việt tiếp nối truyền thống họ HÙNG từ qúa khứ ngàn năm .

Minh văn trên qủa chuông cổ còn giữ được ở Hà nội ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán ( Nam Hưng )Lưu Thịnh ( Lý Thịnh ), đóng đô ở Quảng Châu , thông tin này chứng tỏ 2 điều ở thời điểm năm 948 :

- Không có triều Ngô của Ngô quyền vì niên đại vẫn dùng niên hiệu của vua nước Đại Hưng .
- Tên huyện Giao chỉ chứng tỏ thành Đại La không phải là Kinh đô vào thời ấy .

Với những viên gạch ‘Đại Việt quốc quân thành chuyên’ lẫn với gạch ‘Giang tây quân’ ở di tích kinh đô Thăng long đã chỉ ra không có nước Đại cồ Việt của Đinh bộ Lĩnh trên đất bắc Việt và thành Đại La đã được xây dựng trước năm 1010 rất lâu; lâu có thể trong khoảng thời gian từ 923 đến 947 là thời quốc hiệu Đại Việt ( niên đại theo VNSL ) đô ở Quảng châu .

Đền thờ 2 vua Đinh Hoàn và Lê Hoàn ( hoàng ? ) ở Hoa Lư Ninh Bình giúp xác định đấy chính là quốc đô đầu nơi Lý công Uẩn 3 xưng vương dựng nên triều đại mới ; lập đền thờ tiên triều là sự khẳng định việc nối tiếp quốc thống .

Sử Việt chép Thái Tổ thấy La Thành có nhiều ưu điểm theo phong thuỷ là đất đế vương nên đã quyết định chuyển đô từ Hoa Lư về La Thành, nhân chuyện thấy rồng bay lên đã đặt tên quốc đô mới của nước Đại Việt là Thăng Long thành ,. và Thái Tổ đã xây dựng Thăng Long thành 1 kinh đô bề thế hoành tráng. Thái Tổ chỉ ở ngôi 19 năm như thế việc dời đô chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 968 đến 987.

Nhà vua đổi tên Hoa lư thành Trường yên phủ châu Cổ pháp thanh Thiên đức phủ , tên Trường yên phủ là bằng chứng xác định Hoa Lư chính là An Ấp ; kinh đô thứ 2 thời Hùng Hoa vương nhà Hạ .

Trong thời nhà Lý cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao làm phản chiếm đất Quảng Nguyên lập nước Nam thiên sau đổi thành Đại Lịch quốc. Thái Tông thân chinh đánh dẹp bắt được nhưng tha cho còn phong là Quảng Nguyên Mục ,Gia phong tước Thái Bảo, sử Việt Nam gọi là giặc Nùng. . Đất Nùng nghĩa là đất phía nam không phải chỉ có Cao Bằng mà là cả 1 phần vùng Quảng Tây – Quảng Đông, tức vùng cư trú của người Thái ở Hoa nam . Thực thế nếu chỉ vùng Cao Bằng thì Nùng Trí Cao làm sao đủ nhân lực, vật lực để đánh lấy 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng tây của Trung Hoa được.

Sử Trung hoa còn ghi Nùng trí cao đánh Ba thục ở Tứ Xuyên (…?) ngày nay làm triều đình Tống rung rinh phải điều đội quân tinh nhuệ nhất của Bình tây đại nguyên soái Địch Thanh về.....chống cự rồi ...lỡ đà nuốt luôn mảnh đất của họ Nùng...

Nước Đại Nam của Nùng Trí Cao chính là 1 phần của đất lưỡng Quảng Trung Hoa ngày nay , Như thế nước Đại Việt của Lý Công Uẩn 2 đến thời Nùng Trí Cao nổi dậy thì chia làm 2, nước Đại Việt của nhà Lý 2 và Đại Lịch rồi sau là Đại Nam của Nùng Trí Cao; sau Đại Nam bị Tống diệt như thế Đại Việt đã bị triều Tống chiếm mất phần đất Quảng chỉ còn lại Giao Chỉ mà thôi. Theo sử Việt Nam thì phần đất Đại Việt mất về tay Tống triều là 8 châu: Hoành, Quí, Cung, Tầm, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, chính Nhân việc đàm phán trao đổi đất giữa nhà Lý Đại Việt và Tống triều, dân gian có 2 câu thơ:

“Nhân Tham Giao Chỉ Tượng
Khước Thất Quảng Nguyên Kim”

Ý nói nhà Tống mê cống phẩm là ngà voi Giao Chỉ, đã trả lại vùng đất có mỏ kim loại thuộc Quảng Nguyên cho Đại Việt, chữ Kim trên chưa chắc đã là vàng vì người Trung Hoa chia kim loại làm 2: quí kim như vàng bạc V.v…, còn lại là ác kim. Thông tin quan trọng trong 2 câu thơ trên là cặp đối : Giao Chỉ và Quảng Nguyên – Quảng Nguyên không thể nào là mảnh đất nhỏ như sử Việt Nam mô tả, mà chính là 1 phần đất Lưỡng Quảng hiện nay như thế mới tương xứng hoàn chỉnh vế đối .

Nùng Trí Cao sau khi thất quốc chạy đến nước Đại Lý bị người Đại Lý giết và trả đầu cho quân Tống .

Lich sử họ HÙNG đã có tới 2 ông vua mang tên Lý công Uẩn :

- Lý công Uẩn thứ 1 là Lý Uyên vua kiến lập nhà Đường hay Việt Thường , từ công chỉ tước hiệu Đường quốc công của Lý Uyên .

- Lý công Uẩn thứ 2 Sử Việt tạo ra từ tên 2 anh em Lưu Cung và Lưu Ẩn vua nước Đại Việt đô ở Quảng châu thời Hoa nam Thập quốc .

Có lẽ đã có sự lầm lẫn giữa nước Đại Việt đô ở Quảng châu và nước Đại Việt đô ở Hoa lư sau dời về thành Thăng long . Xét ra việc có thêm vị Lý công Uẩn thứ 3 là hầu như không thể có . Vậy vua Lý thái tổ tên gọi là gì ?

- Nhà vua là con nuôi của nhà sư Lý khánh Văn nên mang họ Lý là hợp lẽ .

- Quê của ngài là làng Cổ Pháp ; ở đây Cổ là biến âm của từ ‘Cả’ nghĩa là người to nhất hay đứng đầu , là thủ lãnh hay vua .. ; làng Cổ Pháp là do dân gian gọi nơi đã sinh ra vua ; làng của ông vua tên Pháp.

Xét như vậy rất có thể tên tục của vua Lý Thái tổ là Lý Pháp hay Lý Khánh Pháp không phải là Lý công Uẩn như đã ghi trong sách sử .

Mới đây có thông tin vua Lý công Uẩn là người gốc Phúc kiến ...; điều này có thể đúng với 2 ông Lưu Cung và Lưu Ẩn của nước Đại Việt đô ở Quảng châu....còn Lý Thái tổ vua Đại Việt - Hoa Lư thì truyền thuyết Việt nói rõ : sinh ra lớn lên , học hành và dựng nghiệp trên mảnh đất là Việt nam ngày nay....mà dẫu cho Lý thái tổ là người gốc Phúc kiến thật thì cũng chẳng phải là chuyện đáng bàn , chính sử Việt chẳng từng công khai 4 ông vua có gốc gác không phải là người Lạc Việt hay sao ? giờ có thêm vị thứ 5 cũng chẳng có gì là lạ ....; Việt nào cũng được chỉ cần là con cháu vua HÙNG thì đều coi như chính thống , nhánh Việt này hay Việt khác chỉ là sản phẩm nhất thời của 1 giai đoạn lịch sử nào đó mà thôi , quan trọng hơn hết là quyền mà người dân được hưởng trong triều đại đó : là công dân có thể tham gia việc nước hay phải ...lên rừng tìm ngà voi xuống biển mò ngọc trai ...cống nạp cho bọn thống trị , chính điều này mới xác định bản chất của triều đại Lịch sử Việt nam từ năm 923 đến 1225 là thời kỳ còn rất nhiều điều chưa sáng tỏ , với lịch sử Trung quốc thì chỉ có 1 triều Lý ( nước Đường tức Việt thường )của Lý Uyên còn sử Việt nam ngoài triều Lý 1 có thêm triều Lý 2 ở Quảng châu và Lý 3 của Lý công Uẩn trên đất Việt nam ngày nay , diễn biến và các sự kiện lịch sử của 3 triều Lý đã bị chép lồng vào nhau khiến rắm rối vô cùng , Chắc phải còn rất lâu và tốn nhiều công sức lắm mới có thể có 1 lịch sử Lý triều đầy đủ và rõ ràng trong sử Việt . Từ mốc năm 1225 đến ngày nay lịch sử Việt đã sáng tỏ nên nằm ngoài ‘Sử thuyết’ mọi việc được bàn giao cho ‘chính sử’. Sau thời thịnh trị Đại Đường là chuỗi ngày đen tối bi thảm của dòng giống Hùng , Đaị lý và Đại Tống bị Mông cổ diệt quốc nên Đại Việt là mảnh đất duy nhất của dòng giống không bị đồng hoá bởi 2 dòng văn hóa Hán-Ấn , trên phần đất ấy mạch sống của dòng Hùng vẫn liên tục từ thuở Hùng Vũ vương dựng nước đến hôm nay, tinh lực 5000-6000 năm của họ Hùng tích tụ ở nơi này nên ở đấy đất không còn là đất....mà hóa thành cõi linh thiêng ... .

bài 34 - Thủy kinh lịch sử chú
Phụ chương

Lịch sử.
*****
a .Thuỷ kinh lịch sử chú và lời kết.

Nước là vật chất tối cần cho sự sống, khi chưa đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay thì việc sinh sống ven sống là tất yếu.

Sông cung cấp nước làm nên cuộc sống, sông là đường lưu chuyển tự nhiên như mạch máu đến khắp cơ thể. Tiến trình lịch sử của dân tộc họ Hùng gắn liền với những dòng sông là điều hợp lẽ.

Với chúng ta sông núi đã trở thành linh thiêng chứ không thuần vật chất nữa , dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên trời đất .

Người Hoa lấy 5 ngọn núi làm biểu tượng cho quốc thổ.

Chúng ta kết thúc thiên khảo luận về tổ quốc và dân tộc họ HÙNG này bằng một khám phá được đặt tên : Thuỷ kinh lịch sử chú . vừa sâu sắc vừa vui vui thể hiện sự lạc quan yêu đời...

1 . Núi Đọ nơi thờ Tiên nhân :

Họ HÙNG lập quốc thời Hùng triều thứ 5 –Hùng Vũ.

Số 5 là trung tâm của Hà thư và Lạc đồ , nơi điều hoà và điều khiển cả 6 cõi .;đó chính là ý nghĩa chữ Vua hay Vũ vương.

Từ mốc thời gian này trở về trước con người mới chỉ mang chữ Nhân chưa có chữ Dân . Tiền nhân trong cả chiều dài thời gian từ Bản cả-Tựu nhân, đế họ Sào- Vũ võng đến 4 tổ phụ của 4 phương trời hội tụ nơi THÁI SƠN , tên chữ của núi ĐỌ để hàng năm vua thay mặt cho cả dòng giống làm lễ ...’ân tiến chi Thượng đế dĩ phối tổ khảo...’ như lời đại tượng quẻ Lôi –Địa Dự .

2 . Sông Cả ; dòng sông ghi bóng Hùng Vũ, là khởi điểm của lịch sử quốc gia họ Hùng

Chính là dấu Ấn của Hùng Vũ đóng vào trời đất làm mốc chuẩn cho cả không gian và thời gian : nơi chốn và thời khắc linh thiêng muôn đời của dòng họ Hùng.

3 . Sông Chu hay sông cha ; sông của đế Nghi.

Dòng sông ở về hướng mặt trời đi là hình bóng của đế Nghi sử Hoa gọi là Đường Nghiêu đế.

4 . Sông Mã hay sông mẹ ; sông của vua phương Nam.

Dòng sông của phương Nam mở nước , nơi tượng trưng cho Kinh dương vương cũng là Thuấn đế . Câu thơ Nam phục nhất Đường Ngu thật trọn ý.

ba dòng sông là biểu tượng của thời dựng nước và mở mang bờ cõi chốn ấy là cõi thiêng muôn đời của con cháu nhà Hùng .

Cha (Chu), Mẹ (Mã) sinh ra, nuôi nấng đàn con ; núi Đọ- Thái Sơn là biểu tượng của ý thức tâm linh là địa điểm mà vua Hùng thay mặt toàn dân tộc Tế Giao hàng năm, ngọn núi già cỗi thấp bé gần bờ biển, từ đó có thể nhìn thấy mặt trời nhô dần lên nơi chân trời , lẫn trong ánh ban mai thấy thấp thoáng bóng Hùng dương tổ phụ phương đông.

5 .. Sông Đà hay Đan thủy con sông mang dấu tích của Hùng Việt .

Là nơi sinh ra dòng Lộc Tục – con cháu của Hiên Viên và con gái của Vũ Tiên, nơi mà ông Đại Vũ đã đổ mồ hôi và vắt nát óc cho việc trị thủy, tạo nên quê hương cho con cháu ngàn đời, đấy cũng là đất trung tâm của triều Hùng Việt Vương – Tuấn Lang .

6 . Sông Hồng hay Hồng Hà ; dòng sông biểu tượng thời Hoa Hạ.

Đất tổ vương triều Hạ, sử Việt gọi là : nước Thao, nước Đào, lưu tồn vật chất trong lòng đất con cháu mới khám phá gọi là nền văn hóa Phùng Nguyên. Đặc tính kỹ thuật chế tác các công cụ tìm thấy chỉ rõ địa bàn phân bố hết sức rộng của dân tôc phía Bắc lan tới tận sông Tứ ngày nay.

7 . Dương Tử hay sông Thương con sông của Việt Thường Thị .

Sông Thương hay Đường, Đằng là nơi sinh tụ của con cháu họ Hùng thời Long Tiên Lang – Thành Thang, Hồ Nam trở thành Ngũ Lĩnh hay Trung Nguyên, nơi đó cũng là ấn tích của thời vượt sông mở cõi hào hùng triều Ân Thương , thời văn hóa Qui Tàng Dịch hay chữ khắc trên mai rùa, đây là thời “chất biến” trong sinh hoạt tinh thần hay hoạt động trí tuệ nâng dân tôc lên tầm cao mới trong nấc thang văn minh.

8 . Hoàng Hà – Sông Vỹ là Đế thủy của Tần thủy hoàng

Vỹ là cái đuôi chỉ cực Nam (phương Dịch Lý) Trung Hoa, thời Ân Thương trong thế tương đối, lưỡng lập với đất Đào biến âm của đầu, Hoàng Hà là nơi có Biệt Đô Triều Ca của Trụ Vương,

Tần Thủy Hoàng cải tên nó là Đức Thủy, đúng thực là Đế Thủy tức sông Vua, sông chúa dịch qua Hán ngữ là Hoàng Hà chứ nào phải sông vàng, sông bạc hay sông có màu nước màu vàng như sử Trung Hoa thường giải thích. Ý khác: Vỹ Thủy là con sông lớn, vỹ là to lớn, địa lý Trung Hoa viết sai thành Vị Thủy, tức sông Vị; Vỹ Thủy – con sông to, Việt Nam ghi thành sông “Tô Lịch”, chữ sông là thừa vì Tô; to; Lịch: lạch, con lạch to … dịch sang thành Vỹ Thủy, … rồi Vị Thủy.

Trang sử mở nước của Trụ Vương chắc chắn đẫm máu đào vì miền đất ven bờ Hoàng Hà là trung tâm của dân Lu hay Liêu, cuộc chiến bất tận Hoa – Man bắt đầu từ đấy kéo dài hơn 3.000 năm mới kết thúc trong thế giới hiện đại

9 . Chu Giang – Sông Tứ : nơi khai cơ sáng nghiệp cuả Văn vương .

Nước Văn Lang, đất tổ triều Đại Chu chiếm trọn trung lưu và thượng lưu con sông này; Tây Âu Lạc cũng là đây, 2 dòng con Lửa và Lạc (nước) của Hiền Vương – Hiên Viên lại hợp nhất trên mảnh đất này. Khi Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử Trung Hoa thì miền này là đất đế vương cốt lõi của thiên hạ nhà Chu Ngũ Kinh – linh hồn của văn minh Trung Hoa đã được Khổng Tử tổng kết và viết ở đây. Trống đồng là khí thiêng của họ Hùng cũng ra đời ở miền đất này.


Với bề dày lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước “câu ngàn năm văn hiến” vẫn chưa xứng tầm nếu kể từ thời Thần Nông Viêm Đế phải nói là “vạn năm văn hiến” mới đúng.

10 . Hán Thủy : tên đúng phải là Hưng thủy tượng trưng cho cơ nghiệp của Lý Bôn – Lưu Bang .

*****

Triều nhà Hiếu và triều Đường thời trung đại được coi là tiêu biểu cho 2 từ Trung Hoa.

Kế sau triều Hiếu là chuỗi thời gian sóng gió và tủi hờn cho con cháu họ Hùng .

Thời Vương Mãng, hoàng đế cuối cùng khi vận nước đã đến cơn bĩ cực thì chỉ 1 bọn lục lâm thảo khấu cũng đủ xô đổ tòa lâu đài Trung Hoa nguy nga đồ sộ mấy ngàn năm.

18 Hùng triều chấm dứt đồng thời với sự khốn khó cho muôn dân .

Trừ 60 năm khôi phục độc lập thời Lưỡng triều, dân Trung Hoa phải làm thân trâu ngựa cho các Đại Hãn gần 500 năm. Bắt đầu từ Lưu Manh Canh Thủy Đế tuyên lập Hãn Quốc ở vùng thượng lưu Hán Thủy năm 23 cho mãi đến năm 557 là năm Đinh Hoàng – Vũ văn Giác khôi phục quốc hiệu Chu.

Chắt lọc trong ngôn ngữ Việt ta có hẳn 1 bộ sử tủi nhục và đau đớn dưới vó ngựa các Khả Hãn.

- Thời giặc cỏ – Lục Lâm Thảo Khấu:

+ Tây Hãn của hãn Lưu manh (Lưu Huyền).
+ Đông Hãn của hãn Lu tối (Lưu Tú).

- Thời giặc giả
+ Ngụy quốc của Tào Lao (Tào Tháo).

-Thời ‘Đầu Trâu Mặt ngựa’
+Tấn quốc của bọn Tây Mã

Tộc Kim – Mãn đã gây cho người Trung Hoa nỗi tủi nhục cùng cực, ấn tượng trong ngôn ngữ Việt bởi các từ ghép với chữ Căm (biến âm của Kim) như: Căm thù, Căm giận, Căm hận, Căm tức, Căm hờn , oán Căm V.v… Cũng như với tộc Tác Ta 1 chi của Hung Nô được tặng các từ Tức bực, Tức giận, Tức tối nhưng không dân nào “được” khắc sâu trong lòng dân Việt – Hoa như người Hung vua Hãn với hàng loạt từ : Hung Hãn , Hung ác, Hung dữ, Hung tàn, Hung tợn, Hung hiểm V.v…

Lịch sử tàng chứa trong ngôn ngữ dân gian chắc chắn là chính xác tuyệt đối, 1 chứng lý không thể bài bác được trong tiềm thức người Việt chưa bao giờ ‘dị ứng’ với từ “Trung Hoa” bằng chứng là không có 1 từ nào thể hiện ác cảm được tạo ra từ ‘Hoa’, không những không dị ứng mà còn ngược lại nữa như: các vua quan thời quân chủ Việt Nam luôn lấy điển tích của các bậc minh quân, chúa hiền Trung Hoa làm gương soi mình, dân chúng Việt thì say mê với các tuồng cổ Trung Hoa, chữ Nho được gọi là chữ thánh hiền V.v…

Đọc những câu thơ lịch sử của Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh ta biết sự “vặn cổ” lịch sử chắc chắn diễn ra sau thế kỷ 14 – không còn nghi ngờ gì nữa đó là thành tích của liên tục 3 đời vua Mãn Thanh là Khang Hy – Ung Chính – Càn long, trong đó bàn tay Càn Long là nhơ nhớp nhất ...... nhưng rồi vải thưa làm sao che được mắt thánh.

bài 35 - Nhận diện .

Thay lời kết . Nhận diện dòng giống HÙNG .

Việt nam là nước duy nhất kế thừa chính thống cả dòng máu và văn hóa - văn minh họ Hùng . Lạc Việt hay Việt ‘ Nước’ ở bắc và bắc trung Việt ngày nay là đất Phong của Văn vương , cũng là Lạc ấp kinh đô của Đông Chu . ‘Nước’ là tên riêng sau người Việt biến thành danh từ chung đồng nghĩa với ‘quốc’ của Hoa ngữ.

Ngoài ra Con cháu nhà Hùng hiện chìm khuất trong hai cái bóng gọi là văn hoá Trung hoa và Ấn độ .

Trong thiên khảo luận này chúng ta đã phác họa nét cơ bản của một lịch sử bao quát và xuyên suốt về dân tộc có bề dày lịch sử lâu dài nhất trên địa cầu.

Thay lời kết cho thiên Hùng sử bằng sự nhận diện những cộng đoàn con cháu nhà Hùng ngày nay hay gọi là Bách Việt.

A . Khối lẩn khuất dưới bóng văn hoá Hán hoa :

1 . Quý Việt hay Cửu Việt ở tứ xuyên Trung quốc ngày nay , cổ thư Trung hoa thường thể hiện dưới tên Qùy Việt , cả qúy và cửu đều là số 9 chỉ phương tây trong dịch học.

2 . Tủy Việt ở vùng lưỡng Hồ (Hồ bắc và Hồ nam); đây là danh xưng tam sao thất bản của Sở Việt , Hồ bắc và Hồ nam là đất Kinh Sở thời nhà Chu . Hồ bắc còn đất Tùy trung tâm Trung hoa thời nhà Tùy .

3 . Dương Việt ở vùng Giang tây Trung quốc .Người Dương Việt là thành phần nòng cốt tạo nên những nước Ngô trong lich sử

4 . Mân Việt ở Phúc kiến –Chiết giang tên cổ xưa từ thời nhà Hạ là Việt , đây là mảnh đất dành riêng thờ Hạ vũ tổ chung của dòng Việt.

5 . Đông Việt ở Quảng đông là nước Tống Xưa , đất mà Chu vũ vương ban cho ông Vi tử làm đất riêng để thờ cúng các vua nhà Thương và Ân Thương. (Đa số sách sử gọi đất này là Nam Việt lấy tên nước của Triệu Đà để chi định ).

6 . Nam Việt ở Quảng tây là đất Nam giao trong Kinh Thư sách lịch sử cổ xưa nhất của Trung hoa ,còn được gọi là đất Lâm biến âm của Lam , nam . Lâm ấp là thủ đô của vùng này thường bị hiểu sai là một địa danh ( tương tự Lạc ấp, Thương ấp .v.v.)

7 . Di Việt ở Qúy châu Trung quốc là Kỳ sơn địa bàn cư trú của người Di lão hay Hữu Hộ thị sau khi bị Hạ Khải đánh đuổi vì bất phục ,đấy cũng là đất Thục của lịch sử thời Xuân thu – chiến quốc .

8 . Điền Việt ở Vân nam là đất Mật tu xưa nơi đất trấn nhậm của Ninh vương thời Văn lang-Âu lạc , khi Ninh vương trở thành Chu vũ vương thì Hạo kinh đặt ở đất ấy ; còn dược gọi là đất Kiểu hay Cảo .

B . Khối theo văn hóa Ấn độ.

1 . Trên lãnh thổ nước Lỗ xưa .

Thái là tộc người nòng cốt xây dựng nên nước Nam Việt của Triệu Đà sau khi mất kinh đô và vùng đất phía đông là Quảng đông thì người Thái di tản sang phía tây , lấy đất Điện biên phủ Việt nam ngày nay làm trung tâm , trong khoảng 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên thông qua hành lang điện biên họ đã tây tiến và làm chủ lãnh thổ rộng lớn của nước Lỗ xưa và ở đấy người Thái đã cùng cư dân bản địa là người Lỗ cũ đã dựng nên vương quốc Đốn Tốn .

Theo sử Tấn và Lưu Tống thì nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc , phía đông giáp Giao châu lại còn có bờ biển dài ngàn lý .

Nước Đốn Tốn rất có thể là tiền thân của Thái lan và nước Lào hiện nay .

Thái lan là ký âm la tinh của Táy lương hay táy Long . chữ Long cho ta 1 chỉ dẫn quan trọng là ngườiThái lan hiện nay xưa gốc tổ là tộc My sinh trú ở ven động đình hồ hay biển Đông , là 1 trong 2 tộc người con cháu của Lạc Long quân đã lập nên triều Hùng Hoa –Hải lang .

2 . Trên đất Yên xưa .

Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp .

Khi Giao châu chưa rơi vào vòng nô lệ của Đông hãn quốc thì so với đất Giữa vùng đất nằm về hướng xích đạo goị là đất Ôn hay nóng bức , nước ở đó gọi là nước Yên , Yên chỉ là biến âm cuả Ôn .

Khi giao châu mất,lịch sử sang trang thì trời đất cũng đảo lộn bắc biến thành nam và ngược lại vì thế đất Yên cũ lộn ngược thành ra đất phía Nam , Lâm ấp hay Việt Thường nghĩa là ấp quốc ở hướng Nam .

Lãnh thổ Lâm ấp ngày nay là Miền trung Việt và nam Lào . Người gốc Lâm ấp trở thành người Việt mang họ Phạm và họ Phan , Phạm và Phan là ký âm bằng chữ Nho từ Chăm là danh xưng thời cận đại của Lâm ấp xưa .

3 . Trên đất Tề xưa .

Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là

. Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố), nghĩa là nước của vua phương nam , Phù nam là tên do người Tàu đặt xuất hiện sau khi Mã viện chiếm Giao chỉ , người Phù nam là hậu duệ người nước Tề thời nhà Chu .

Chỉ 1 thời gian sau khi phục quốc Phù nam đã thống nhất với 1 quốc gia hùng mạnh khác của người Môn có lẽ là tiền thân của Miến điện ngày nay hình thành cường quốc của dòng Cửu lê , sự việc này được sách sử Tàu hư cấu thành việc đánh nhau và sau đó kết thành vợ chồng của nữ chúa Phù nam Liễu Diệp và người từ phương xa đến là Hỗn Điền , chi tiết Hỗn Điền chiến thắng nhờ cây cung thần cho ta thông tin tộc người của Hỗn điền không nằm ngoài Đông nam á , sử dụng cung nỏ thành thục thời cổ đại là nét đặc trưng của con chắu dòng Hùng , cổ sứ Tàu đã cho biết như thế .

Phù nam là nước của người Môn tiền thân của 2 nước tên Việt ngữ là Miên và Miến ngày nay ., Môn là biến âm của Mun nghĩa là màu Đen , đa Đen là đặc điểm nhân thể của người Cửu lê , Mun biến âm thành Môn, Miên , Miến .v.v.

Thời hùng mạnh nhất Phù nam là bá chủ gần trọn đông nam á lục địa ngày nay sau đổi quốc hiệu là Xiêm la , âm la tinh là Chen la.

Xiêm la nghĩa là nước Xiêm phía tây , La là tên quẻ Ly trong bát quái , từ thời nhà Chu thì Trung hoa dùng hậu thiên bát quái để định đất , Ly là quẻ trấn phía tây.

Xiêm la và Chiêm thành ở phía đông hợp thành chỉnh thể lịch sử đông nam á trung đại .

Xiêm la âm latinh là Chen la rất có thể cũng là nước mà hoa ngữ ký âm là Chân lạp ; như vậy Xiêm la là tiền thân của cả Campuchia và vùng nam Thái lan ngày nay .

Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình .

Cũng vì những ghi chép này của sử Tàu dân gian Việt đã lưu truyền câu tục ngữ : “rước voi về dày mả tổ”.

Con voi hay con tịnh là con thú tượng trưng cho phương tây theo dịch học ,tịnh là đứng yên không thay đổi là đối lập của phương đông hay động tượng trưng bởi con rồng.

Rước voi tức là rước người ở phía tây tới ở đây rõ ràng chỉ người xứ Thiên trúc ở phía tây địa bàn của dòng Hùng .

Dày mả tổ nghĩa là nền văn hoá truyền từ đời ông đời cha đã bị chà đạp vùi lấp để thay bằng văn hóa văn minh Ấn độ.

Thực đau sót vô cùng cho ngườihọ Hùng câu tục ngữ này dường như sát muối vào tim chúng ta.

Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy . .

4 . Dòng Hùng biển đông .

Trong cổ tích nhà Hùng có chuyện Mai an Tiêm và vùng đất ở biển Đông .. Truyền thuyết Việt thực không sót điều gì (xin đọc lại sự tích qủa dưa hấu).

Tiêm cũng là Chiêm hay xiêm chỉ dòng tộc , Mai hay Mi là chỉ phương đông sớm mai , an là biến âm của ôn chỉ tính ôn nhiệt của vùng nhiệt đới xích đạo.

Chiêm mai an là người Chiêm ở vùng Đông –bắc xưa tức đông nam ngày nay.; truyền tích cũng chỉ rõ Mai an Tiêm sống ở đảo vùng biển đông.

Chắc chắn đây là truyền tích nhắn gửi cho người đời sau biết cư dân đông nam Á hải đảo cũng là con cháu dòng Hùng.

Phân tích sắc màu quả dưa hấu theo ngũ sắc của dịch học : dưa hấu Xanh vỏ Đỏ lòng ;dù bên ngòai có vỏ xanh chỉ nơi sinh sống là hải đảo ngoài biển đông nhưng ruột đỏ nghĩa là dòng máu chảy trong người vẫn là máu Hồng của dòng tộc Lửa con vua Hùng.

Một khi Biết rõ mình là ai , con cháu dòng Hùng sẽ vươn lên thoát khỏi cái bóng đang che phủ mình . Một ngày mới của nhân loại đang bắt đầu.

c - Xin dẫn một đoạn sách xưa làm bằng :

Theo "Cổ Việt Hùng thị Thập bát Diệp Thánh Tông Ngọc Phả cổ truyền" do Hàn Lâm viện Trực học sĩ soạn năm Nhâm Thìn 1472, niên hiệu Hồng Ðức thứ 3 thì vua Lê Thánh Tôn giao cho Bảng Nhãn Nguyễn Như Ðỗ nghiên cứu về cương giới nước Việt xưa. Bản "Hùng Vương bát cảnh" do Nguyễn Như Ðỗ sưu tập thì lãnh thổ nước Văn Lang gồm:

1. MIỀN GÒ NGỰA (Mã Kỳ) rộng khoảng 2.000 dặm, xưa tên là châu Ðiền nay thuộc tỉnh Vân Nam TQ.

2. MIỀN CỎ TRÂU (Ngưu Lan) rộng khoảng 1.500 dặm tức Việt Tây nay là tỉnh Quảng Tây TQ.

3. MIỀN AO CÁ (Ngư Trì) rộng 1700 dặm xưa có tên là Việt Ðông nay là tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc.

4. MIỀN RỪNG QUẠ (Ô Lâm) xưa là châu Kiềm nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, Quí châu giáp hồ Ðộng Ðình TQ.

5. MIỀN ÐỘNG HOA tức tức nước Phù Nam cổ rộng khoảng 1.000 dặm thời LêThánh Tôn là nước Chân Lạp. Vương quốc Phù Nam cổ ở Hạ Lưu sông Mekong, Vương quốc này tồn tại mãi đến thế kỷ thứ VI. Cương giới Phù Nam trải rộng hầu như khắp lục địa Ðông Nam Á cổ bao gồm cả miền Nam Trung Việt, Nam Việt Nam sang phía Tây gồm cả thung lũng sông Mê Nam Thái Lan. Phía Bắc tời vùng trung lưu sông Mê Kông tức lãnh thổ Lào ngày nay trải dài xuống phương Nam tới tận bán đảo Mã Lai, tức nước Malaysia bây giờ.

6. MIỀN NÚI QUẢ (Quả Sơn) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Hồ Tôn ( Lâm Aáp cổ còn gọi là Chămpa ) sau là Chiêm Thành.

7. MIỀN BẦY VOI (Tượng Tào) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Ai Lao.

8. MIỀN LŨ HƯƠU (Lộc Hữu) rộng khoảng 1.000 dặm ở phía Nam Ai Lao tức Cao Miên (Cambodia) bây giờ.

Còn về trước nữa thì biên giới nước ta lên tới Hồ Bắc và Nam Hà Nam lấy phân dã 2 sao Ngưu Nữ làm giới cận.

bài 36 - phân kỳ lịch sử HÙNG VIỆT

Tóm lược và chú dẫn

Tóm tắt lịch sử nước họ HÙNG

Sử thuyết họ HÙNG là thiên khảo luận về sự ra đời và phát triển của 1 thực thể chính trị goị là : nước hay quốc gia họ HÙNG

Lịch sử quốc gia này hoàn toàn khác với lịch sử hình thành những tộc người , lịch sử của quốc gia thường đi sau lịch sử tộc người rất xa thậm chí có đến hàng vạn năm .

Lịch sử họ HÙNG chính là lịch sử của dân tộc VIỆT NAM hiện tại và những trang sử này cũng là một phần của lịch sử Hợp chủng quốc HÁN HOA tức TRUNG HOA ngày nay và các quốc gia Đông nam Á khác .

*Cách nay Thời Bản Cả còn gọi là Bành Tổ và Bàn Cổ 500.000 năm Thời Toại Nhân hay Tựu Nhân
*100.000 đến Thời Vua Võng hay Dũ Võng 20.000 Thời họ Sào hay Hữu Sào
*20.000 * HÙNG – VƯƠNG 1 - Tổ phụ Hùng Dương Động Đình Quân – Bào Hy, Thái Cao Thị

* đời HÙNG – VƯƠNG 2 Tổ phụ Hùng Hiển Thần Nông Viêm Đế – Cao Tân Thị

* đời HÙNG – VƯƠNG 3 Tổ phụ Hùng Nghị – Bảo Lang Thái Khang – Thiếu Hạo – Kim Thiên Thị

*7.000 * đời HÙNG – VƯƠNG 4 Tổ phụ Hùng Diệp hay Hùng Việp –Quan lang Bà Vũ tiên – Xuyên Húc

*6.000 *đời HÙNG – VƯƠNG 5 Thời lập quốc họ Hùng hay Hữu Hùng Quốc Hùng Vũ Vương tức vua Hùng Đế Minh – Hiền Đức Lang, Hiên Viên – Hiên Viên Thị

*Trước 5.000 * đời HÙNG – VƯƠNG 6 Hùng Hy - Viêm Lang, đất Đường do Kinh dương Vương Cai quản . Đế Nghi – Nghiêu đế . Quốc hiệu Hồng bang 1 , kinh đô : An Ấp Ở đất Đào .

*5000 * đời HÙNG – VƯƠNG 7 Hùng Thuấn hay Hùng Lạc – Lâm lang . Thuấn đế . quốc hiệu Nam bang hay quốc gia ‘Nước’

*4.200 * đời HÙNG – VƯƠNG 8 Hùng Việt – Tuấn Lang Tản Viên - Sơn Tinh – Hạ Vũ

*4.000 * đời HÙNG – VƯƠNG 9 Hùng Hoa – Hải Lang Lạc Long Quân – nhà Hạ Quốc hiệu: Thao – Hồng Bang 2

*3.700 * đời HÙNG – VƯƠNG 10 Hùng Huy – Long Tiên Lang Kinh Dương Vương 2 – nhà Thương, đất Đường Quốc hiệu: Việt Thường Thị.

*3.400 * đời HÙNG – VƯƠNG 11 Hùng Uy hay Hùng Vỹ Hoàng Hà Lang – nhà Ân Thương Quốc hiệu: Việt Thường Thị.

*3.100 * đời HÙNG – VƯƠNG 12 Hùng Chiêu – Quốc Tiên Lang An Dương Vương – Chu Văn Vương
Cổ Thục, Lang Liêu. Quốc hiệu: Văn Lang – Âu Lạc

*3.000 * đời HÙNG – VƯƠNG 13 Hùng Ninh – Thừa Văn Lang Thục Phán – Chu Vũ Vương- Cơ Phát –Lang Liêu nhà Tây Chu, hay Tông Chu

*2.770 * đời HÙNG – VƯƠNG 14 Hùng Tạo – Đức Quân Lang hay Đức Tân Lang nhà Đông Chu – Chu Bình Vương – Thành Chu

*2.256 * đời HÙNG – VƯƠNG 15 Hùng Định – Chân Lang Đinh Tiên Hoàng, Tần Thủy Hoàng – Sài Lang Quốc hiệu: Chân Đăng, nhà Tần Thời Hưng Suy tranh hùng (Hán – Sở)

*2.206 * đời HÙNG – VƯƠNG 16 Hùng Trịnh – Đức Hưng Lang Lý Bôn – Lưu Bang – nhà Hiếu – Lý Nam Đế. Quốc hiệu: Vạn Xuân (Hán sử biến Hưng Đế thành Hán Đế)

*2.179 * đời HÙNG – VƯƠNG 17 Hùng Triệu – Cảnh Thiều Lang Cách ngày nay Triệu Việt Vương-Triệu Đào. Quốc hiệu: Nam Việt Tể tướng Lữ Gia

*Năm 8 – 23 * đời HÙNG – VƯƠNG 18 Hùng Duệ – Duệ Lang Sau công nguyên Vương Mãng – Châu Hoàng Đế – nhà Tân cũng là thời giặc cỏ – Tây Hãn, nhàn

*Năm 23 – 44 * kỷ Sỹ Nhiếp – Sĩ Vương

*Năm 44 * Mã Viện diệt quốc họ Hùng – Nô lệ Đông Hán

*Năm 184 * Khởi nghĩa 2 Bà Trưng Quân Khăn vàng (6-2-giáp tý -184)

*Năm 220 – 280 * Thời Lưỡng Triều: Thục-Ngô chống Ngụy Lý Bí – Lưu Bị; Tôn Quyền – Ngô Quyền chống giặc “giả” – Ngụy

*Năm 280 * Tây mã hãn quốc diệt Ngô thời nô lệ Tây Mã Hãn – nhà Tấn

*Năm 557 – 581 * phục quốc – triều Bắc Chu – vua Văn Giác Đinh Hoàn – nước Đại Cồ Việt

*Năm 581 – 618 * triều Lê Hoàn – nhà Tùy – Tiền Lê

*Năm 618 – 684 *triều Lý 1 – Lý Công Uẩn 1 – Lý Uyên Và Năm 705 – 907 *nhà Đường

*Năm 684 – 704 * Vũ hậu – hay Vua Bà – nhà Chu

*Năm 907 – 915 * Nhà lang – Chu Ôn – Hậu Lương

*Năm 917 * Khai sinh nước Đại Việt – nhà Lý 2 – Lý Công Uẩn 2 Lý Cung – Lý Ẩn (Hán sử chép thành Lưu)

* Năm 947 * Đại Việt đổi quốc hiệu thành Đại Hưng

*Năm 968 * –Đại Việt phục sinh ở Việt nam ,Lý thái Tổ lên ngôi ở Hoa Lư

*Năm 971 * Đại Tống chiếm Đại Hưng ( Tàu gọi là Đại Hán) Đất Quảng đông-Quảng tây

*Năm 1048-1053 * Đại Việt chia thành 2 nước: Đại Việt và Đại Nam (họ Nùng) Hoa sử gọi là Nam Hải rồi sau biến ra Nam hán

* họ Hùng 4 nước: _ Đại Việt – Đại Nam của Nùng Trí Cao _ Đại Lý –Đại Tống

*Năm 1279 * Mông Cổ diệt Đại lý và Đại Tống

*Năm 1257 – 1287 * Đại Việt đại phá quân Mông Cổ 3 lần.

*Năm 1225 – 1400 * Nhà Trần thay nhà Lý

*Năm 1400 -1407 *Nhà Hồ: Hồ Quí Ly nước Đại Ngu

*Năm 1407 – 1427 *Đại Việt nô lệ Man Quốc (nhà Minh)

*Năm 1418 – 1427 * 10 năm khởi nghĩa Lê Lợi

*Năm1427 – 1527 * Nhà Lê

*Năm 1527 – 1592 * Lưỡng triều Lê – Mạc

*Năm 1627 *Trịnh – Nguyễn phân tranh

*Năm 1771 * Tây Sơn khởi nghĩa

*Năm 1789 * Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Đại phá quân Mãn Thanh của Khả Hãn Càn Long

*Năm 1847 * Người da trắng bắt đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam.

*Năm 1945 * Nước Việt Nam tuyên bố độc lập

Trên vùng đất sau là lãnh thổ Đại Tống và Đại Lý liên tiếp bị các Hãn quốc thay nhau đánh phá và chiếm đóng:

*- Hãn quốc Tây Hạ – giữa thế kỷ 11
*- Hãn quốc Lu Liêu 907 – 1125
*- Hãn quốc Căm – Kim 1115 – 1234
*- Hãn quốc Mông – Nguyên 1206 – 1386
*- Hãn quốc Man – Thanh 1616 – 1911
*Năm 1911 *-Nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời .

Trừ thời gian độc lập của nước Ngô do Chu Nguyên Chương gây dựng từ 1368 đến 1403, còn lại là chuỗi ngày Vong quốc đen tối, đại bộ phận lãnh thổ Trung Hoa bị chiếm đóng, dân Trung Hoa làm nô lệ.

Trung Hoa vong quốc thực sự đã chấm dứt vào năm 1911, nhưng Trung Hoa vong quốc trong tâm thức vẫn đang tiếp diễn không biết đến bao giờ ?


Ngày 07 tháng 07 năm 2007.

Người viết Nguyễn-quang-Nhật

SÁCH THAM KHẢO

*1. Chu Dịch, Sào Nam Phan Bội Châu, NXB Khai Trí 1969
*2. Lạc Thư Minh Triết, Kim Định, NXB Nguồn Sáng Saigon 1971
*3. Tâm Tư, Kim Định, NXB Khai Trí Saigon 1970
*4. Nguồn gốc Văn hóa Việt Nam, Kim Định, NXB Nguồn Sáng Saigon 1971
*5. Từ điển Chu Dịch, Trương Thiện Văn – 1 nhóm dịch giả, NXB Khoa học Xã hội TP. HCM 1997
*6. Văn hóa các dân tộc Thiểu số Việt Nam, Nhóm tác giả, NXB Giáo Dục TP.HCM 1998
*7. Lịch sử Văn Minh Thế Giới, Vũ Văn Minh chủ biên, NXB Giáo Dục TP.HCM 2005
*8. Người Việt Nam với Đạo giáo, Nguyễn Duy Hinh NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 2003
*9. Đối thoại với các nền Văn hóa – Trung Hoa; các tập Thái Lan; Myanmar; Lào; Thái; Philippines; Indonesia, Biên dịch Trịnh Huy Hòa, Huế 1996
*10. Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa Huế 1996
*11. Nghiên cứu Chu Dịch, TT. Quốc học ĐHSP Hà nội, NXB Văn hóa Thông Tin, TP.HCM 2002
*12. Non nước Việt Nam, Tổng cục Du Lịch, NXB Hà Nội 2003
*13. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, Lê Văn Hảo, NXB Thanh Niên, Hòa Bình 2000
*14. Thành Cát Tư Hãn – Vó ngựa trường chinh, Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài, NXB Văn Học 1999
*15. Kinh Dịch với Vũ trụ Quan Đông phương, Nguyễn Hữu Lương, Saigon 1971
*16. Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục, Đồng Tháp 2003
*17. Việt Sử giai thoại, 8 tập, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục TP.HCM 2000
*18. Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn, NXB ĐHQG TP.HCM 2003
*19. Việt Nam Quốc hiệu – Cương vực qua các thời đại, Nguyễn Đình Đầu, NXB Trẻ, TP.HCM 2000
*20. Những nền văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam, Phạm Văn Đấu, Phạm Võ Thanh Nga, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội 2006
*21. Chu Dịch chính kinh, Hoàng Thư biên soạn, NXB VHTT TP.HCM 2001
*22. Văn hóa Đông Sơn – Văn minh Việt cổ, Chử Văn Dần, NXB KHXH Hà Nội 2002
*23. Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, NXB VHTT Hà Nội 2002
*24. LỊCH SỬ Trung Quốc 5000 năm, Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương; Y dịch: Trần Ngọc Thuận, NXB Trẻ TP.HCM 2001
*25. Việt Nam những sự kiện lịch sử, Viện Sử học Việt Nam, NXB Giáo Dục Hà Nội 2002
*26. Việt Nam Văn minh Sử, Lê Văn Siêu, NXB Lao Động Hà Nội 2003
*27. Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, NXB Giáo Dục Hà Nội 2002
*28. Kinh Dịch Phục Hy Huyền diệu và Ứng nghiệm, Nguyễn Hồng Sinh, NXB TP.HCM 2003
*29. Các triều đại Trung Hoa, Lê Giảng biên soạn, NXB Thanh Niên Bến Tre 2002
*30. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB VHTT TP.HCM 2002
*31. Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc, Henri Maspero, Lê Diễn dịch, NXB KHXH TP.HCM 1999
*32. Tìm hiểu quá trình tiến hóa vũ trụ và sinh giới, Vũ Gia Hiền, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2003
*33. Sử ký Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, NXB Văn Học hà Nội 2003
*34. Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa TP.HCM 1997
*35. Bách Thần Hà Nội, Nguyễn Minh Ngọc biên soạn, NXB Mũi Cà Mau TP.HCM 2001.
*36. Kinh Thư – bản dịch của Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam.
bài 37 - chú dẫn từ ngữ .

1. Địa danh:

1*1. Đầm Hoa My: Châu thổ sông Hồng Việt Nam thời còn ngập nước.
1*2. Động Đình Hồ: Động là phương Đông; Đình là to lớn , trong cổ sử Trung hoa là Lôi trạch hoặc Chấn trạch nghĩa là cái hồ ở hướng Đông , nay là vịnh Bắc Bộ.
1*3. Hồ Tôn: Vùng ven biển – miền Trung Việt Nam hiện nay. Xưa còn gọi là Tĩnh Hải – nghĩa là đất phía Tây của biển chạy dài tới hồ Tônglesap tức biển hồ thuộc Camboge .
1*4. sông Khang: còn gọi là sông Cang, Cương hay Công; là sông Cửu Long hay Mekong hiện nay, sông Khang nghĩa là con sông bên Tây theo dịch lý.
1*5. sông Hắc: Còn gọi là Hắc Thủy hay Đan Thủy nghĩa đen là: con sông màu đen – thực nghĩa là sông ở phương Nam theo Dịch Lýlà sông Đà Việt nam ngày nay .
1*6. sông Cơ: nghĩa là sông Vua, hay nơi khởi phát nay là sông Cả ở Nghệ An Việt Nam.
1*7. sông Chu: sông Cha, cha → Chu , là sông Chu Thanh hóa Việt nam .
1*8. sông Mã: sông Mẹ, Mẹ → mạ → Mã., là sông Mã Thanh hoá Việt nam .
1*9. núi Đọ: tên chữ là Thái Sơn –Thanh hoá Việt nam ,tên núi liên quan tới tín ngưỡng dân gian người Việt, đạo thờ Trời và Tổ Tiên, Thái Sơn là nơi Hùng Vũ thay mặt quốc dân tế tự tổ tiên và thượng đế tượng trưng bởi mặt trời.
Sông Cả, sông Chu, sông Mã và núi Đọ xác định nơi nguồn cội của dân tộc, nay là vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh và núi rừng thượng nguồn tây Việt Nam.
1*10. đất Giao chỉ: là vùng đất tổ Trung Hoa nay là bắc và bắc trungViệt , và vùng tiếp giáp phía tây thuộc nước Lào.
1*11. đất Nam Giao: Tên gọi chính xác là Nam giao chỉ , khởi nguồn chỉ là đất tây Qủang tây gọi là đất Lâm hay Nam , sau mở rộng thành đất Lĩnh nam .
1*12. Giao Châu: là Giao Chỉ cộng với đất Lâm nay là Quảng Tây và đất Lương hay Long là Quảng Đông; Giao Châu cũng là Giao chỉ bộ là lãnh thổ của Đào Quốc hay nước Thao hay Hồng bang 2 , là quốc thổ Trung hoa thời Vương triều Hạ, tư liệu cổ Việt Nam gọi là đất của 3 chúa: Nghi Nhân; Minh Khiết; và Long Cảnh.
1*13. An Ấp: Tên đúng là Đô ấp An , là quốc đô thứ 2 của vương triều Hạ . An hay Yên là biến âm của chữ Ôn nghĩa là nóng .An ấp chính là cố đô Hoa lư của triều Hùng Hoa nay thuộc Ninh bình Việt nam .
1*14. Lạc Ấp: Đô Ấp Lạc là quốc đô nước Văn lang hay Âu lạc, Phong kinh của nhà Chu cũng là đô thành của nhà Đông Chu , là Hà nội và vùng phụ cận ngày nay .
1*15. Lâm Ấp: còn gọi là đất Âu, nay là phần lớn tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa.
1*16. Lâm Giang: tên cổ đại thời Nam giao của con sông chính chảy qua Lâm Ấp (đất Âu) nay gọi là Châu Giang –con sông tiêu biểu cho nhà Chu , hay tránh né cổ sử... thì gọi là sông Tứ hay tây giang .
1*17. đất Lương hay Long : tên vùng đất ven vịnh Bắc bộ ngày nay , xưa là quê hương của Long Nữ hay Long Mẫu con gái Động Đình Quân – còn gọi là Đồ Sơn Thị tức dòng mẹ của vua Khải nhà Hạ, vua Khải được dân Việt Nam thờ kính dưới tên Linh Lang là biến âm cuả Long lang .
1*18. Việt Thường : còn gọi là Đường , chỉ có nghĩa là đất phương Nam , đất Đường 1 là miền bắc Việt nam , Đất Đường 2 là đất gốc của nhà Thương và nhà Đường nay là Hồ Nam – Giang Tây bên bờ Trường Giang hay Đằng Giang.
1*19. Đường Giang : còn gọi là Đằng Giang là Trường Giang ngày nay, đây là con sông chính chảy qua lãnh thổ nhà Thương hay Đường (Việt Thường) – những từ này đều có nghĩa là phương Nam theo Dịch Lý.
1*20. Đất Thục : nghĩa là Đất phía tây nay là tỉnh Quí Châu, Trung Hoa.
1*21. Xuyên Thục: nghĩa là phía Tây Nam (theo Dịch Lý), ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên, tên khác là Chân Định, Chân Đăng ; đất vua Chu phong cho họ Đinh tổ dòng nhà Tần về sau .
1*22. đất Bá: vùng đất nằm trong tỉnh Quảng Tây ngày nay – là đất vua Trụ nhà Ân Thương ban cho ông Tây Bá - Cơ Xương tổ nhà Chu , đất Bá ghép với Qúy châu thành đất Bá thục sử Trung hoa gọi là Ba thục .
1*23. đất Kiểu hay Cảo: nơi có Hạo Kinh của nhà Tây Chu, nay là Đông Vân Nam Trung Hoa , trước đây là đất Mật Tu, các từ kiểu, cảo là biến âm của Cửu, còn Hạo, Tu hay tư … đều có nghĩa là phía Tây. Hạo Kinh rất có thể là Côn Minh ngày nay.
1*24. đất Mân:– đất của Việt Vương Câu Tiễn, nay là Phúc Kiến, Chiết Giang, đất dành riêng thờ Hùng Việt Vương – Tuấn Lang nên có tên là đất Việt.
1*25 .Mân ấp hay Minh ấp : đô Ấp Minh là đế đô của Đế Minh tên Việt gọi Hùng Vũ hay hoàng đế Hiên Viên của sử Trung hoa nay là Đất Thanh Nghệ Việt nam .
1*26. đất Ngô : là đất ở phương Nước hay phương Nam theo Dịch Lý, nay là đất Giang Tây. Đây là lãnh thổ của : Việt Thường thị, nước Ngô-Chiến quốc, Ngô-Tam quốc, Ngô của Chu Nguyên Chương. Cũng là nước Nam Đường thời Thập Quốc.
1*27. đất Tùy: Tùy là từ biến âm của Sủy, Thủy; đây cũng là đất của nước Sở nay là Hồ Bắc, Trung Hoa. Hồ Bắc và Hồ Nam là đất kinh Sở xưa, cũng là đất của Tùy Vương – Dương Kiên, sử Việt gọi là Lê Hoàn,dân ở đây gọi là TỦY VIỆT.
1*28. đất Quan: chỉ đất phương Nam thời Ân Thương ; nay là tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây Trung Hoa, là nơi sinh tụ của người Liêu ; Liêu là biến âm tiếng từ Lu Việt ngữ đồng nghĩa với Mờ tối tức huyền thiên trong cửu thiên .
1*29. đất Từ: chỉ phương Đông theo Dịch Lý, là từ dịch chữ Thương (yêu) Việt ngữ sang hoa văn nay là tỉnh Sơn Đông – viết sai thành nước Tề, dân là người Liêu – Lu còn gọi là Từ Lu, dân gian biến thành Tào Lao.
1*30. đất Mã: đất tây Sơn Tây ngày nay, phía Tây đất Mã là quê hương của Hung Nô, là gốc của nhà Tư Mã nước Tấn, là đất tổ của Mã Diện (Mã Viện) kẻ đã diệt quốc Giao Chỉ, Mã Diện nghĩa là Mặt Ngựa.
1*31. sông Vị: chính xác là sông Vỹ, Vỹ là cái đuôi, chỉ vùng cực Nam (theo Dịch Lý) – đó chính là tên xưa của Hoàng Hà, nghĩa khác: Vỹ là to lớn, sông Vị Thủy hay Vỵ Thủy chính là “Tô Lịch” con lạch to trong sử địa Việt Nam.

2 . Những từ cần chú ý:

2. 0*Đặc biệt .
- Bách Việt thường được hiểu là Trăm giống Việt ...tương tự 'bách tính' là trăm họ .
- từ 'tính ' là danh từ chung nên 'bách tính ' là trăm họ thì không có vấn đề còn từ 'Việt' là danh từ riêng thì không thể ghép với chữ 'bách' hiểu nghĩa là 100 được ; đã là danh từ riêng thì không thể có tới 100...hoặc ngay cả khi hiểu theo nghĩa là nhiều lắm ...cũng không ổn về mặt cấu trúc ngôn ngữ .
như vậy ta hiểu như thế nào về từ 'bách Việt' trong lịch sử ?
Từ 'Bách' ở đây là từ "thậm xưng' tương tự như chữ 'đại' (vì không biết trình bày ra sao nên tạm gọi như thế)
Tổ quốc hay dân tộc với mỗi người đã trở thành những gì linh thiêng -cao qúy nên khi nói về tổ quốc của mình thì người Việt và Hoa thường ghép thêm vào tên riêng một từ 'thậm xưng' như : Đại Việt ,Đại Đường, Đại Tống, Đại Thanh .v.v., từ đại ở đây chỉ sự to lớn về tầm vóc ,hình thể .
-còn khi nói đến 'dân tộc' thì người ta dùng chữ 'bách' thay chữ 'đại'và hiểu là 'đông đúc' nghĩa là sự to lớn về lượng số .
Như vậy bách Việt không thể hiểu là trăm giống Việt được ;
- chỉ có MỘT giống Việt mà thôi nhưng có thể có nhiều nước của cùng 1 giống Việt .
tóm lại : từ 'bách Việt' trong lịch sử có nghĩa là 'dòng Việt đông đúc' hay to lớn về lượng số., tuyệt nhiên không thể có nhiều ...giống ‘Việt’ trong lịch sử như ta vẫn lầm lẫn.
-Ngoài ra vì Tư liệu cổ sử Trung Hoa và Việt Nam có lối viết rút gọn, thường chỉ còn 1 chữ nên rất dễ lầm lẫn, gây mất phương hướng.
2* 1. Từ “Giao”:
*- đất Giao hay Giữa : vùng Bắc Trung và BắcViệt ngày nay.
*- đất Nam Giao : Tây bắc Quảng tây .
*- Quận Giao Chỉ : là đất Giao và Nam Giao.
*- Giao Châu hay Giao chỉ bộ : Bắc trung và Bắc Việt cộng Quảng Đông, và Quảng Tây.
2* 2. Từ “Việt .
*- Hùng Việt : tên triều đại do Sơn tinh quốc chúa khai sáng .
*- Nam Việt: quốc gia do Triệu Đào– Nam Việt Vũ lập nên.
*- Đại Việt: quốc gia thời Trung Đại gồm: Việt Nam + Quảng Đông + Quảng tây (nhà Lý Việt Nam)
*- Đại Cồ Việt: tên của Trung Hoa thời Đinh Hoàn – Vũ Văn Giác tức nước Bắc Chu.
*- đất Việt Thường 1: thời cổ là phần lớn Bắc Việt Nam hiện nay.
*- đất Việt Thường 2 : Hồ nam- giang tây Trung quốc nay .
*- đất Việt Thường 3: thời Trung Đại và Cận Đại chỉ miền Trung Việt Nam hiện nay (chữ Thường chỉ có nghĩa là miền Nam).
*- Việt Thường Thị: cách gọi khác của nhà Thương , tiếp nối Hồng Bàng Thị thời Đào Quốc – hay nhà Hạ.
* - nước Việt Thường : tên người Việt gọi nước Đại ĐƯỜNG hay ĐƯỜNG quốc .
*- Nước Việt: quốc gia của Việt Vương Câu Tiễn, đấy là vùng đất dành riêng thờ phụng Đại Vũ tổ nhà Hạ, đế hiệu trong Việt sử là Hùng Việt Vương – Tuấn Lang; “Nước Việt” xuất phát từ đế hiệu này.
*- dòng Bách Việt: Tên chung gọi người Việt ở Việt nam và tất cả dânTrung Hoa (hiện nay) không phải là người Hán hay Hãn dân, còn gọi là người Nam hay người “gọi vua là Lang”, phân biệt với người gọi vua là “Hãn”. Lang→Nam .
2* 3. Từ “Thục”:
*- Tây Thục: quốc gia thời tam Quốc, lãnh thổ là miền Tây Trung Hoa, trung tâm là Tứ Xuyên, tức quốc gia của Lưu Bị- Lý Bí.
*- đất Ba Thục : đúng là Bá thục nghĩa là đất của ông Tây bá và đất Thục , ngày nay là Quý châu và Bắc Quảng tây .
*- đất Xuyên Thục: nghĩa là vùng Tây -Nam (theo Dịch Lý), nay là Tứ Xuyên còn gọi là Chân Định hay Chân Đăng, đất gốc của đế quốc Tần; Tây Thục thời Tam Quốc.
*- nước Thục: ở đất Qúy châu là đất của Vương Qúy , cha Văn vương , đất Thục là đất gốc tổ của nhà Chu . Khi nhà Tây Chu chuyển về Lạc Ấp , phong người đứng đầu đất ấy là Thục Hầu , nước Thục bị Tần chiếm năm 316 trước CN..
2* 4. Từ “Tề”:
*- Tề: viết sai của chữ ‘Từ’ dịch chữ 'Thương' Việt ngữ , chỉ vùng Sơn Đông là quốc gia đánh nhau với nước Ngụy thời Chiến Quốc.
*- Tề: xuất phát từ chữ ‘Tư’ chỉ hướng Tây, nay là Nam Thái Lan và Cambodia – đất của tộc Khương hay Môn Khmer – đất phong cho Khương Thái Công – là nước đánh nhau với nước Yên thời Chiến Quốc.
2* 5. Từ “Triệu”:
*- nước Triệu 1 : nước tách ra từ nước Tấn, ở cực Tây tỉnh Thiểm Tây / đông Cam Túc ngày nay, thời Chiến Quốc là nước đưa dân sang giúp mở mang văn minh cho Tần.
*- nước Triệu 2 : là nước ở Vân nam tách ra khi Tây Chu chuyển về Lạc Ấp, đấy cũng là nước đã chiếm “Tế điền” của nhà Đông Chu (sử Trung Hoa không nói đến).
2* 6. Từ “Lâm”:
*- Lâm Ấp 1: Lâm Ấp thời cổ chỉ vùng đông- bắc Quảng tây, còn gọi là Âu – Lâm Ấp nghĩa là quốc đô phương Nam (theo phương Dịch Lý xưa) Nam→ Lam→ Lâm.
*- Lâm Ấp 2: thời nô lệ Đông hãn quốc, bắc nam đã bị đảo ngược nên Lâm ấp là miền Trung của Việt Nam, lãnh thổ của nước Chiêm Thành hay An – Chiêm – là phương Nam theo phương hướng hiện nay.
*- Lâm Giang: là tên xưa của Châu Giang hay sông Tứ, con sông chính chảy qua Lâm Ấp – Quảng Tây.
3 . Định vị các nước thời Chiến Quốc:
3*1. Tây Chu: Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây – Bắc Việt Nam , đô là Hạo kinh ở đất Cảo-Vân nam nay.
3*2. Đông Chu: Quảng Tây và Bắc Việt Nam đô :Lạc ấp-Cổ loa thành Việt nam nay .
- Quí Châu tách ra thành nước Thục do Thục hầu cai qủan ..
- Vân Nam thành nước Triệu 2 ..(cổ sử không ghi ).
3*3. Lỗ: Lào và Bắc Thái nay.
3*4. Yên: Trung Việt Nam, tiền thân của Champa.
3*5. Tề: Nam Thái Lan và Cambodia, dân chủ yếu là người Môn-Khmer.
3*6. Tống: đất Quảng Đông Trung Hoa ngày nay.
3*7. Kinh Sở: Hồ Bắc và Hồ Nam, Trung Hoa.
3*8. Việt : Phúc Kiến – Chiết Giang Trung Hoa ngày nay.
3*9. Ngô: Giang tây, An Huy ngày nay.
3*10. Tần: Tứ Xuyên và nam Thiểm tây , tên Việt: Chân Đăng.
3*11. Triệu: Tây của vùng thiểm Tây, đông Cam Túc Trung Hoa.
3*12. Hàn: Tây Bắc Hà nam.
3*13. Ngụy: Đông Hà nam + Tây Sơn Đông.
Ghi nhận :Nước Tấn = Triệu + Hàn + Ngụy – đất chính là Thiểm Tây và Hà Nam cộng với đông Cam Túc; đây là vùng hỗn cư từ đời Thương của 3 đại tộc: H’Mông (Trung Hoa); Lu (Liêu – Khiết Đan) và Hung (Mông Cổ). Từ thời Đông Hãn Quốc của đại hãn Lưu Tú vùng này trở thành Trung Nguyên, vì lý do này mà các “rợ” thời Trung Cổ trở về trước luôn lấy quốc hiệu là Hán – Tề – Ngụy – Tấn vì coi vùng này là của họ.

bài 38 - nói thêm về Hán sử .

Ðôi điều về Hán sử
Ðọc lịch sử Trung Hoa ta nhận thấy một số điểm cần phải lưu ý:

1 /. Khuynh hướng Hán sử là lịch sử một vùng đất, nghĩa là trên phần đất gọi là lãnh thổ Trung Hoa ngày nay từ thái cổ cho đến bay giờ, bất kỳ dân tộc nào làm chủ trên ðất đó đều được gọi là một “nhà” của quốc gia Trung Hoa, khuynh hướng này đem đến hệ quả là đánh đồng: thời tự chủ cũng là một nhà, thời dân Trung Hoa bị ngoại bang cai cũng được coi như một nhà.

Thí dụ: thời độc lập huy hoàng của dân Trung Hoa như Ðường, Tống sử cũng gọi là nhà Ðường, nhà Tống. Thời bị quân Hung Nô và người Mãn cỡi đầu cỡi cổ thì sử cũng gọi là nhà Nguyên, nhà Thanh; viết sử kiểu này thì ở Việt Nam sẽ có nhà Ðinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Tây (Pháp), … như vậy sao còn có thể gọi là sử dân tộc nữa mà là thứ quái thai “đầu Ngô mình Sở”.

2 / . Chắc chắn Hán sử thời Tần, Hán trở về trước là sách dịch từ một ngôn ngữ khác sang Hán tự nên những từ được người dịch cho là danh từ riêng thì dùng phép ký âm Nên thành ra những từ không có nghĩa trong Hán tự, hoặc là theo một nghĩa áp đặt phải giải thích lòng vòng. Thí dụ: ông Bàn Cổ … chẳng có nghĩa gì cả hay với nghĩa chẳng liên quan gì đến lịch sử… (Bàn Cổ = bàn cũ); Toại Nhân: được giải thích là khoan cây lửa.

Thủy tổ bào Hy, vua thái cổ, có vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn Trung Hoa thì lại có tên rất kỳ khôi, không thể hiểu nổi: Bào = nhà bếp; Hy = súc vật.

Nhà bếp + súc vật thì nói lên được điều gì trong lịch sử? .... còn nhiều lắm: nào Xuy Vưu, nào Xuyên Húc, … chẳng có nghĩa là gì trong ngôn ngữ Hán .

3 /. Sử Trung Hoa tính theo âm lịch nên cứ 60 năm lại trở lại từ đầu, có thể nói cổ sử Trung Hoa có thời gian tùy ý; cũng là năm Giáp Tý, Tân Mão …nhưng có thể lệch nhau vài ngàn năm không chừng. Phải đợi đến nhà Tây Hán trở đi khi vua bắt đầu có hiệu, thì việc kết hợp lịch Can Chi với niên hiệu của triều đại mới có thể ấn định thời gian chính xác … nhưng chưa phải đã ổn vì niên hiệu vua Trung hoa các thời cũng trùng lắp rất nhiều.

4 /. Trên phương diện địa lý Trung Hoa cổ cũng dễ lẫn lộn.

Nghiên cứu kỹ ta thấy người Trung Hoa kết cấu các vùng lãnh thổ của mình luôn luôn theo cách định một trung tâm và 4 phương 8 hướng chung quanh mà Dịch Lý gọi là ‘cửu cung’, nhưng lãnh thổ một quốc gia đâu có phải là lãnh thổ chết , nó luôn dịch chuyển biên giới, khi mới thành lập chắc chắn chỉ là một vùng đất nhỏ bé, theo thời gian do có sự tăng trưởng về dân số và tiến bộ về khoa học – kỹ thuật nên lãnh thổ quốc gia có thể dần mở rộng cho tới khi giáp giới với các quốc gia khác … rồi chiến tranh xảy ra, lãnh thổ cũng bành trướng hay thu hẹp tùy theo ...vận hưng suy của quốc gia đó .

Vì lý do này ...cũng là vùng “giao” hay Trung Nguyên nhưng mỗi thời mỗi khác, Trung Nguyên hay Ngũ Lĩnh của nhà Thương không phải là Trung Nguyên của nhà Hạ, hay nhà Chu, càng không phải là của nhà Thanh, nhà Nguyên. Khi trung tâm thay đổi thì 4 phương, 8 hướng cũng thay đổi theo. Thí dụ: đất Thục có nghĩa là đất phía tây … nhưng Thục đời Thương và Thục thời Tam Quốc chẳng dính dáng gì với nhau cả, cũng là Kinh Man nhưng thời Cổ và thời Trung Cổ là đất hoàn toàn khác nhau. Hệ quả là đọc sử Trung Hoa phải lưu ý: cũng là Cửu Châu: Duyệt, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Lương, u, … nhưng Cửu Châu thời nhà Hạ … chẳng díng dáng đến Cửu Châu thời Tam Quốc, và khi nhìn vào Cửu Châu được xác định trên bản đồ hiện nay thì ta phải hỏi đó là Cửu Châu nào? Chắc chắn không phải Cửu Châu đời Thái Cổ rồi, vì điều kiện vật chất, kỹ thuật lúc đó không cho phép tồn tại một đất nước to lớn như thế.

Tương tự, ta thấy các nước Tấn, Triệu, Yên, Tề V.v… thời nào cũng có, nhưng TấnTriệu, Yên, Tề, Sở thời Chiến Quốc không phải là những Tấn, Triệu, Yên, Sở về sau bằng chứng là khi rợ Ngũ Hồ xâm chiếm Trung Nguyên tức chủ quyền dân tộc không còn, dân Trung Hoa làm thân nô lệ … nhưng các rợ lại cũng lập nên các nước: Tấn, Triệu, Yên, Tề … Vì thế khi đọc sử Trung Hoa nếu không để ý ta sẽ rơi vào tình thế không phân biệt được trắng đen, đánh đồng kẻ xâm lược và người mất nước, thậm chí còn có thể đảo ngược Hồ với Man, Man ra Hồ như ta thấy ở thời Ngũ hồ .

5 /. Trong lịch sử Trung Hoa đã có ít ra là một lần đảo cực Bắc Nam. Sự đảo cực này không phải là do biến cố vũ trụ đưa đến sự đảo cực từ của trái đất như khoa học đã biết mà là đảo cực do chủ ý của con người, mục đích của sự đảo cực này ta sẽ xem xét ở phần sau, ở đây chúng ta chỉ cần biết đã có xảy ra như thế nên mới có cảnh tréo ngoe … Kim chỉ nam, đã rõ ràng là chỉ hướng nam như tên gọi sao lại luôn ...có đầu chỉ về hướng Bắc?

Ở Việt Nam có Ải Nam Quan, là mốc phân định biên giới với Trung Hoa ở phương bắc, và mọi người dân Việt ta thuộc nằm lòng câu: “… đất nước ta từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”; nam quan của ta nghĩa là cửa ngõ hướng nam đất nước ta , nhưng sao lại quay sang phương...bắc, thực là không hiểu nổi. ,Ngày nay người ta nói ....ngược Nam quan do Tàu xây nên mới gọi là Nam quan và ...của Tàu thì trả cho Tàu ...thực đau sót vô cùng cho con cháu họ HÙNG ....Nam quan nay còn đâu ...chắc sách giáo khoa Việt sử phải thêm chữ ‘Gần’ trước chữ Nam quan thành ra ...’đất nước ta từ ...GẦN ải Nam quan tới mũi Cà Mau...’để con cháu còn chút ký ức về 1 địa danh lịch sử của cha ông để lại .

Hậu thiên bát Quái cổ xưa vẽ Quẻ Ly là lửa ở dưới, Quẻ Khảm là nước ở trên … khiến các vị ‘túc nho’ cả ta lẫn Tàu không hiểu phải thốt lên: ‘Dịch nghịch lý số’; nước lại ở trên lửa mà cứ phải hiểu … thì vỡ đầu ra mất.

Nếu tìm hiểu thấu đáo ta thấy có một sự thống nhất kỳ lạ giữa cổ xưa và hiện đại về qui tắc đồ bản. Tiền nhân xưa đã đặt vị trí các quẻ trong Hậu Thiên Bát Quái theo chiều xích đạo và địa cực bắc (hướng bắc hiện nay, chứ không phải là hướng bắc cổ xưa của Dịch Lý). Ðể dễ hiểu ta hình dung theo vị trí địa lý của Việt Nam và Trung Hoa, cả hai nước đều ở Bắc (hiện nay) Bán Cầu. Việt Nam ở gần đường xích đạo hơn nên cũng nóng hơn Trung Hoa vì vậy chiều Hoả – Thủy của Dịch Lý là Việt Nam hướng hoả và ngược lại Trung Hoa hướng thủy. Theo qui tắc vẽ bản đồ các vùng trên trái đất hiện nay thì hoả phải nằm dưới, thủy phải ở trên như ta đã thấy, Dịch đâu có “nghịch lý số” chỉ tại ta dùng hệ qui chiếu không đúng nên thấy thế thôi.

Dịch Lý cũng có một qui luật nữa thể hiện ở Hà Thư, “nhãn quan” của Dịch Lý xác định một điểm bằng tâm và các vòng đồng tâm kế tiếp, vòng nào gần tâm hơn là trong vòng xa hơn là ngoài; trên và dưới cũng chỉ là vị trí đặc biệt của trong và ngoài mà thôi; đối với mặt phẳng nằm ngang của đất đường xích đạo được định là tâm do vậy miền Nam Việt Nam là đàng trong, và miền Bắc là đàng ngoài. Miền nam là phương lửa, Quẻ Ly là vùng viêm, ôn, nhiệt, nóng, bức … ngược lại miền bắc là phương nước, phương Thường (Bình) không nóng hay ít nóng hơn. Khi đặt chiều thủy hoả trên mặt ngang ta dễ nhận ra hơn.

Một điều phải lưu ý nữa khi tìm hiểu lịch sử và Dịch Lý là ta phải đặt mình vào đúng thời điểm phát sinh vấn đề thì ta mới hiểu hết, hiểu đúng những gì xảy ra vào lúc ấy Ngôn từ cũng có đời sống, có sự phát sinh phát triển của nó, nếu chúng ta cứ dùng ngôn từ ngày nay mà xét việc xưa có khi cách ta đến chục ngàn năm thì e không đúng bản chất sự việc , Ngày nay ngôn ngữ Việt Nam và chữ Hán đều lên đến trên trăm ngàn từ, nhưng thời nhà Hiếu (Tây Hán) tức trước thời điểm trước Công Nguyên một chút thì tự vị lúc đó là khoảng 6000 từ, đấy là cách nhau 2.000 năm, nếu lùi xa 5.000 hay 10.000 năm, thì lúc đó tiền nhân của chúng ta có bao nhiều từ? Chắc là ít lắm vì thế không ngạc nhiên khi chỉ với một mã tin của Dịch Lý sau này biến thành cả chục từ chỉ các lãnh vực khác nhau trong thiên nhiên và đời sống.

Ði ngược dòng thời gian tới buổi bình minh của văn minh con người, tức những vấn đề cốt lõi của Dịch Lý ta có thể xác định những mã tin cơ bản hay mã nền như sau:

Dương là những gì con người nhìn thấy.
Âm là những gì con người không nhìn thấy.
Dịch Lý gọi là Lưỡng Nghị
Tách phân thế giới thêm một bước nữa:
Thái Dương là những gì cụ thể có thể nắm bắt được.
Thái Âm là những gì vô hình, trừu tượng không thể sờ nắm được trong lãnh vực văn hóa gọi là phi vật thể .
Thiếu Dương là những gì có thể thay đổi.
Thiếu Âm là những gì không thay đổi.
Ðó là Tứ Tượng tức 2 Lưỡng Nghi, hay Lưỡng Nghi của Lưỡng Nghi
Ta đặt 4 Tượng thành đồ hình để dễ nhận ra hơn:

Từ mã nền khi vận dụng vào lãnh vực nào đó, ta có những mã tin thông thường của Dịch Lý.

Thí dụ: Từ mã nền “không đổi” khi vận dụng vào thể chất của một vật ta có mã tin cứng (≠ mềm) ; vào sự dịch chuyển của một vật so với chung quanh ta có mã tin Tịnh hay định (≠ động) hay tương quan giữa con người và tự nhiên được thiết định trên cái nền những qui luật bất biến gọi là Lý (≠ cảm, tình). Còn trong các đồ hình của Dịch Lý mã “không đổi” được đặt ở phương tây, ban chiều.

Những mã tin thông thường hay dùng nhất, hay được nói đến nhiều nhất trong Dịch Lý là:

Phương tây là phương căng – cứng (mã tin Dịch)
Phương đông là phương mềm – nhũn (mã tin Dịch)
Căng và nhũn là 2 từ thuần Việt lại là biến âm của 2 can trong Thập Thiên Can (có lẽ phải nói ngược lại mới đúng)
Căng = Khang = Quí = 9 = phương tây
Nhũn = Nhung = Nhâm = 8 = phương đông

Về 4 phương, ta nhận thấy Việt Nam là nước duy nhất dùng Hậu Thiên Bát Quái để chỉ phương hướng. Ngày nay vẫn gọi phương tây là phương đoài, có câu thơ của Nguyễn Công Trứ, một danh nhân Việt Nam:
“Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông đông định, lên đoài đoài tan.”

Ta thấy đông tức động nên khi người trai xuống mới định lại – chữ đông ở đây cũng chỉ quẻ Chấn trong Bát Quái – Chấn là là động ngược lại Quẻ Ðoài chỉ phương tây là Tụ, tích tụ nên phải tan ra.

Như thế phương hướng của người Việt xưa là:

Quẻ Ly là biến âm của từ ‘Lửa’, lửa là nóng nên phải ở hướng xích đạo, vùng nhiệt, viêm, ôn, nóng bức, còn phương đông phải gọi là phương động – là tính chất của Quẻ Chấn.

4 phương hiện nay: Nam – Bắc –Ðông – Tây thì Bắc – Nam cũng là từ thuần Việt.

- Bắc = bức = nóng – viêm nhiệt.
= bấc = nhẹ nhý bấc (nặng như chì)
= bốc ; dịch nói lửa bốc lên, nước rút xuống
- Nam = nom là nhìn, Hán tự là quan. Nếu tay mặt hay tay mục của ta đặt vào phía mặt trời mọc, tay trái hay tay chiêu đặt ở hướng ban chiều tức hướng mặt trời lặn thì hướng ta nhìn hay nom là hướng bắc hiện nay –như thế so với phương hướng hiện nay đã có sự lật ngược Nam bắc –bắc nam ...không biết từ bao giờ.
Với người Thái – Tày: nam = nậm nghĩa là con sông –cũng phù hợp với sự ấn định của Dịch Lý và như ta đã biết ở phần trước :số 6 trong Thập Can là Canh hay kênh hay kinh cũng là chỉ con sông – con lạch (kênh – lạch) –chỉ hướng nam ngược với Hồ, Hà, Hải chỉ hướng nóng bức tức phương Bắc.
Người Cao Miên gọi núi là B’nâm , núi là quẻ Cấn trấn phương Nam trong Tiên thiên bát quái .
Sở dĩ Phải dẫn giải dài dòng như thế là để bạn đọc quen dần với sự vận dụng Dịch Lý hay đúng hơn phần âm hay thanh của các mã tin trong Dịch Lý hầu làm rõ cái đúng cái sai trong việc tìm kiếm sự chân xác của lịch sử, một trường hợp khác là ‘phương Sóc’ trong cổ sử; Sóc là biến âm của xích, xích là màu đỏ, như thế sóc phương tức phương Bắc bắt buộc phải ở hướng xích đạo, hướng nóng tượng trưng bằng màu đỏ trong ngũ sắc, là hướng của Quẻ Ly trong Hậu Thiên Bát Quái, hướng Hành Hoả trong Ngũ hành, hướng số 2 – 7 trong Hà Thư đặt nằm ngang, số 7 chữ Nho đọc là ‘Sách’ cũng là âm của xích màu đỏ.
Một khi đã xác định được như thế đồng thời cũng khẳng định những chỉ dẫn vị trí các nước từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về trước đều không thể đúng như sách sử Trung Hoa đã vẽ ra, thậm chí vị trí thực là sự lôn ngược tất cả .. .

bài 38b - Sử thuyết họ HÙNG nhìn lại .

Tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt độc lập với vùng dân tộc và văn minh Hoàng hà của Hán tộc , Người Đông nam Á mang đặc điểm nhân chủng nhánh Môngoloid phương nam hoàn toàn khác với nhánh Môngoloid của người Hán .

Hàng ngàn năm trước công nguyên vật phẩm văn hóa tiêu biểu cho văn minh tộc người Đông nam Á là trống đồng mà xuất sứ đã xác định được là vùng đất giáp giới giữa Việt nam và Trung quốc ngày nay . Chính những nhà nghiên cứu Trung quốc đã thừa nhận trống đồng là vật phẩm văn hóa phi Hán , chủ nhân của nó là những dân tộc ít người ở Hoa nam tức tộc người người Đông nam Á .

Sử thuyết và văn minh họ Hùng đã khám phá sự liên hệ giữa trống đồng và Dịch học , trong kinh dịch có những thông tin về trống đồng và trên trống đồng cũng thể hiện dịch lý đây là bằng chứng vật thể chắc chắn không thể phủ nhận , khám phá này giúp khẳng định dân tộc chế tạo ra trống đồng cũng chính là chủ nhân của kinh Dịch và dựa vào những thông tin lịch sử mang trong kinh Dịch kinh Thư và kinh Thi thì không thể nói khác : Ngũ kinh trung hoa là sách của người Đông nam Á viết về lịch sử văn hóa văn minh của mình vì 1000 năm trước công nguyên thì ảnh hưởng của Hán tộc và văn minh Hán chưa hề bén mảng tới vùng đất này ;xét như thế nghi án cội nguồn văn minh Trung hoa về cơ bản đã được giải quyết .

Từ sự nhận định mang tính nền tảng này đối chiếu truyền thuyết lịch sử Việt và Hoa xác định được điều quan trọng thứ 2 là : thủy tổ của Trung hoa là Hoàng đế Hiên viên vua Hữu Hùng quốc chính là Hùng Vũ vương Hiền đức lang của truyền thuyết Việt , Hùng Vũ tức vua HÙNG , Hiền Đức tức Hiền đế , Hiền lang cũng là Hiền vương , Hiên Viên chỉ là ký âm sai của Hiền vương , Hữu Hùng thực ra là họ Hùng , Hữu là ký âm của từ họ trong Việt ngữ mà thôi . , vua HÙNG hay Hùng vũ là vua nước họ HÙNG hay Hữu Hùng quốc là điều hoàn toàn hợp lý , từ kết luận này ta biết được tên tộc người đông nam Á thời Hoàng đế Hiên viên hay Hùng vũ vương là người họ HÙNG và quốc gia của họ là Hữu Hùng quốc tức nước của người họ HÙNG.

Năm 1911 khi ông Tôn dật Tiên đặt tên nước Trung hoa dân quốc chỉ quốc gia của các dân tộc sống trên lãnh thổ đế quốc Mãn Thanh cũ là ông ta đã tạo ra từ hoàn toàn mới không có chút liên hệ nào về mặt lịch sử với từ Trung hoa chỉ vùng trung tâm thiên hạ trong sách sử cũ , xưa Trung hoa cộng với chư hầu thành ra thiên hạ nên trước cuộc cách mạng Tân hợi 1911 trong lịch sử không hề có tộc người nào tên là Trung hoa .

Quốc thống nước họ Hùng kể từ triều đại Hùng Vũ vương hay Hoàng đế Hiên viên truyền được 14 triều đại đến những năm đầu công nguyên thì mất nước vào tay Hãn tộc ; nếu cộng thêm 4 đời tổ phụ tượng trưng cho các chi tộc sống ở 4 phương đã kết hợp thành giống dòng duy nhất từ thời lập quốc thì tổng cộng có 18 đời vua Hùng tức 18 triều đại vua nước họ Hùng .

Sau công nguyên dòng giống Hùng phục sinh trong lịch sử dưới tên gọi Bách Việt nghĩa là Việt tộc đông đúc ( dùng thay chữ đại nghĩa là to lớn ) , Triều đại đánh dấu việc chấm dứt thời lập quốc để chính thức trở thành 1 vương quốc là triều Hùng Việt vương –Tuấn lang , cổ sử Trung hoa ( tên quen gọi ) gọi là vua Đại vũ tổ nhà Hạ và cũng là tổ của các vương triều mãi về sau...chính vì vậy từ Việt trở thành tên dân tộc thay thế cho Hùng tộc trước đây đã bị khai tử bởi vó ngựa Hãn quân ..

Đã xác định lịch sử và văn minh trong cổ thư mà xưa nay quen gọi là Trung hoa chính là lịch sử và văn minh của người bách Việt nhưng dòng Bách Việt có không gian sinh tồn là cả vùng châu Á gió mùa vô cùng rộng lớn ( cặp lưỡng nghi Chấn – Tốn của 8 quái ) vậy điểm khởi phát của nền văn minh ấy là ở đâu ? Sử thuyết họ Hùng và phần Văn minh họ Hùng đã căn cứ vào chính những thông tin đặc biệt là các thông tin về Địa lý khí hậu phản ánh môi trường sống trong Ngũ kinh ( bài Trống đồng và quê hương dịch học và bài 9 châu và văn minh nhà Hạ )để chỉ ra phần đất Việt nam ngày nay là nơi lập quốc và khởi phát của nền văn minh Bách Việt ( tên gọi của Hùng tộc sau công nguyên ) từ điểm xuất phát này dần theo thời gian lãnh thổ và văn minh người họ Hùng phủ lấp cả vùng rộng lớn đến thời nhà Chu là cả đông nam Á lục địa , phía bắc lãnh thổ tới tận lưu vực Hoàng hà thực vậy trong vùng văn minh Trung hoa ở Đông nam Á và lãnh thổ Trung quốc không có nơi nào vừa có biển ở phía đông vừa có voi sinh sống như đã chép trong kinh Thư ...trừ đất Việt nam .

Ánh sáng của văn minh Trung hoa phát toả ở thời nhà Chu , Sử thuyết họ Hùng đã xác định được Văn lang đồng nghĩa với Văn vương , nước Văn lang có nghĩa là nước của Văn vương , lãnh thổ của Văn lang đã được truyền thuyết Việt chỉ đích xác: bắc giáp động đình hồ , nam giáp Hồ tôn , tây giáp nước Thục và đông giáp Nam hải tức vùng Trung và bắc Việt nam , tỉnh Vân nam –Quảng tây - Quý châu thuộc Trung quốc ngày nay , nước Văn lang chính là Trung hoa của thiên hạ thời nhà Chu đã được minh định trong các bài Hùng Chiêu vương Lang Liêu lang và Hùng Ninh vương thừa Văn lang .; Chiêu vương và Chu vương là một , Lang Liêu làm ra bánh dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn - âm dương chỉ là cách diễn tả khác việc Văn vương viết Chu dịch mà thôi , Ninh vương là danh hiệu của Chu vũ vương lúc chưa lên ngôi thiên tử truyền thuyết Việt chỉ thêm vào chữ Hùng để xác định dòng giống , Thừa Văn lang chỉ rõ việc thừa kế ngai vàng từ Văn vương ...đó là những chứng liệu không thể bác bỏ .

Nút thắt để lật cánh biến cổ sử của dòng giống Hùng thành sử của Hán tộc đã được Sử thuyết họ Hùng tìm ra và chỉ rõ ...đó là sự tiếp nối giả tạo thời Tiền và Hậu Hán hay Tây và Đông Hán .( bài cây cầu Hoa –Hán ) sự biến mất Triều Hiếu của Lý Bôn-Lưu bang Hiếu Cao trong sử Trung hoa là 1 chỉ dẫn chính xác về sự tráo đổi lịch sử độc nhất vô nhị này , cái đầu sử họ Hùng tiền nhân của Bách việt được tháp gắn lên cái mình Hán sử tạo thành lịch sử ‘nhân – sư’ quái dị ....lừa gạt cả nhân loại bao năm nay che lấp đi sự chiếm đoạt trắng trợn nền văn minh Trung hoa cổ xưa vô cùng rực rỡ của dòng họ HÙNG .
Sử thuyết họ Hùng nghiên cứu lịch sử Bách Việt từ thời thái cổ đến thời Nhà Lý Việt nam , thời điểm này người Bách Việt vẫn còn tồn tại ở Hoa nam nên sử Trung quốc vẫn còn quyền nhận những giai đoạn viết về lịch sử Bách Việt là lịch sử của mình nhưng sau thời cai trị của Mông cổ và Mãn thanh người Bách việt đã hoàn toàn biến mất chỉ còn lại người Hoa đã Hán hoá ở Hoa nam và những tộc người thiểu số cũng đã quên mất gốc tổ ...nên họ không còn quyền đưa những triều đại của người Bách Việt vào lịch sử Trung quốc nữa , cứ cố tình nhập nhèm như Trung sử hiện lưu hành thì chẳng khác nào đánh cắp gia sản người khác về làm của mình như thế tránh sao khỏi sự chê cười của cả bàn dân thiên hạ ?.

Các sử gia thời hậu Lê khi viết sử đã mắc sai lầm lớn , với định kiến chỉ triều đại nào có kinh đô trên lãnh thổ Việt lúc viết sử mới được coi là 1 triều đại chính thống của lịch sử dân tộc Sư sai lầm này gây ra hậu qủa rất lớn lao; . xin nêu sự kiện :Lịch sử Bách Việt có 2 triều đại Lý , triều Lý thứ 1 do Lý Uyên kiến lập năm 618 chấm dứt năm 907 kinh đô ở Thiểm tây , văn hoá chủ đạo là văn hóa Việt Thường ở vùng sông Dương tử , triều Lý thứ 2 do anh em Lý Ẩn-Lý Cung lập nên giai đoạn đầu kinh đô ở Quảng châu từ năm 917 đến 971 sau khi mất phần đất Việt đông và Việt tây vào tay nước Tống đưa đến giai đoạn sau định đô trên đất Việt nam ngày nay bắt đầu năm 968 .....chỉ có giai đoạn lịch sử sau của triều Lý thứ 2 này mới được các sử gia công nhận và đưa vào Việt sử như là Triều lý duy nhất ở thời trung đại , diễn biến lịch sử cả 2 triều Lý bị nén lại trộn lẫn với nhau đã làm mất đi sự chân xác của cả giai đoạn lịch sử mấy trăm năm , sự dịch chuyển niên đại triều Lý đã kéo theo sự dịch chuyển dây chuyền niên đại các triều trước đó khiến lịch sử Việt trở nên hỗn loạn lẫn lộn cả một thời gian dài ....chính sự việc này đã làm mờ đi sự tương đồng trong 2 dòng sử Việt và Hoa khiến ‘hậu nhân’ không thể nào nhận ra được dù sự tương đồng ấy khá rõ nét mà ta có thể kể ra : Thần nông là vua chung thời thái cổ , Hiên Viên –Hiền vương hay Hiền đế , đế Nghiêu-đế Nghi , Hùng Chiêu vương-Chu vương , Hùng Ninh vương-Ninh vương , Đinh tiên hoàng-Tần thủy hoàng , Lý Bôn- Lưu Bang , Trưng Trắc- Trương Giác , Lý Bí-Lưu Bị , Lý thiên Bảo- Lưu Biểu , Ngô Quyền –Tôn quyền ,Hoằng Tháo-Tào Tháo , Lý Uyên-Lý công Uẩn , Lý Ẩn Lý Cung- Lý Công Uẩn .....sự trùng hợp chỉ xảy ra 1 lần thì có thể là ngẫu nhiên ...đến 2 lần đã là khó , 3 lần thì không thể có ...ở đây có qúa nhiều điều trùng hợp ...nên chỉ có thể kết luận là chúng đã được ghi lại bởi 2 dòng sử khác nhau viết về cùng 1 diễn biến lịch sử của 1 dân tộc hay quốc gia .

Đọc Sử thuyết họ Hùng bạn có thể tự hỏi ..., sông CƠ trong cổ thư Trung hoa có thể là sông CẢ trên thực địa Việt nam ngày nay ? thưa trên bình diện ngôn ngữ là có thể hơn nữa ở đấy khảo cổ học đã tìm thấy nền văn hóa cổ Quỳnh văn hơn 5000 năm tuổi , sông Khang có thể là Mê Công ngày nay không ? trong sách Đại nam thực lục nó tên là Khung giang , Khung và Khang về âm tiết là một , Đan thuỷ của cổ thư sao lại có thể là sông Đà ngày nay , sông đen khi viết bằng chữ Nho đã ký âm Đen thành Đan ,nên sông Đen viết thành Đan thủy , sông đen còn gọi là Hắc thủy chính là tên sông Đà xưa , đặc biệt cổ thư nói tới địa danh Đồ sơn quê vợ của ông Đại Vũ ...thì nay vẫn nguyên là Đồ sơn ở Hải phòng -Việt nam là nơi có nền văn minh Hạ long khoảng 2000 năm trước công nguyên hoàn toàn khớp đúng với cổ thư Trung hoa , đọc tới đây trong lòng không khỏi phân vân suy nghĩ ...về sự ‘qúa chính xác’ của thông tin có từ 5-6 ngàn năm trước .

Nếu cổ thư trung hoa là của người Tàu thì với tính khí của họ chắc chắn dân tộc Việt không bao giờ được mang những từ cực cấp của sự tốt đẹp như Hùng Hồng ; Hồng chỉ sự to lớn vô cùng ở bề ngoài hay vật chất , Hùng cũng là sự to lớn vô cùng nhưng là sự to lớn ở bề trong hay tinh thần , Giao chỉ hay chỗ giữa trong ngôn ngữ dịch học là nơi giao cắt của 2 đường thượng hạ và tả hữu hay nam bắc- đông tây nghĩa chính xác là vùng Trung tâm ; man di mà chiếm trung tâm trong khi con trời văng ra 4 góc là chuyện không thể có ...; Việt là vượt lên cũng không thể được ...vì trong bối cảnh trung hoa ...chỉ có thể vượt lên trên Hán tộc , rõ ràng ‘Việt’ là tư tưởng và hành động đại nghịch bất đạo đối với ...‘thiên tộc’ , tại xưa nay người ta không để ý chứ chỉ với chuyện chữ nghĩa này thôi cũng đủ xác định gốc gác của cổ thư - cổ sử Trung hoa .

Cho tới nay điều băn khoăn trăn trở lớn nhất của những nhà Việt học ...vẫn là chữ viết của người Việt ...một dân tộc không có chữ viết thì không thể nào gọi là văn minh được huống hồ nước Việt vẫn xưng có hơn 4000 năm văn hiến càng không thể chấp nhận sự việc này ...nhưng mọi hướng truy tìm vẫn ...bế tắc , đây là sự bế tắc buồn cười của triết gia không biết cách nào với tay lấy quả trứng trước mặt ....Người Việt xưa dùng chữ Nho thì chữ Nho không của người Việt thì của ai ? nay với sử họ HÙNG thì mọi chuyện đã rõ ràng ; tứ thư - ngũ kinh đã xác định là sách của người họ HÙNG không lẽ chữ viết trên những cổ thư đó lại là ‘chữ ngoại”?, chữ Nho đúng ra là chữ ‘nhỏ’( nhưng Nho giáo không có nghĩa là đạo nhỏ ) sách vở gọi là chữ ‘tiểu triện’ , Khoa đẩu là sự đọc sai của khoa hay khoác hay khuyếch đầu nghĩa là làm cho phần đầu to ra nên còn được gọi là chữ ‘đại triện’là loại chữ dùng ở thời nhà Chu cũng là thứ chữ đã chép ngũ kinh linh hồn của văn minh Trung hoa, trên đời này chỉ có chữ Nho chữ của người Bách Việt mà thôi không hề có Hán tự như trước nay vẫn lầm tưởng .

Bài viết cô đọng Sử thuyết họ Hùng này hy vọng giúp bạn đọc dễ nắm bắt những gì tác giả muốn gửi tới mọi người .

bài 39 - Sử thuyết họ HÙNG những điều mới biết .

Để dẫn chứng cho những dòng sử sắp viết Xin trích 1 phần bài viết về phiên thiết chữ Hán của tác gỉa Nhạn nam Phi .. Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.
........
Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.

-“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前.

-“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他前.

Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.

Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt ( phát âm hán việt ? ) để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.

Thí dụ : chữ “Hạ夏”. –Hồ nhã thiết .

-Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”
-Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha , âm : “Hạ”.

Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến thời nhà Hán thì chữ 夏xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ夏”. Như vậy, rõ ràng là dùng tiếng “Hoa” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”.

*Đặc biệt: “Hồ nhã-胡雅” đọc theo Mân Việt “雅Nhã” là “Nghé”, “nghe” hay “nghè” thì “phản thiết pháp” cuả Hạ夏 trở thành âm Hè夏 theo tiếng Triều Châu và Việt Nam.
.................
Hết phần trích .

Chữ NHO mà người Hán phải phiên thiết mới đọc được thực là lạ ...ngộ nghĩnh hơn là phải phát âm theo giọng đọc của Bách Việt mới chính xác .

Điều này tưởng nhỏ nhưng thực sự không nhỏ chút nào ...vì chính nó giúp xác định Trung hoa xưa là người Bách Việt ở Hoa nam , văn minh Trung hoa là văn minh Việt người Hán Hoàng hà chỉ ‘ăn theo’mà thôi ,nhưng về sau họ chiếm đoạt luôn biến người Việt thành kẻ ăn nhờ ở đậu như thiên hạ đang tưởng .

Người Hán không chỉ phiên thiết để đọc chữ Nho mà họ đã ứng dụng tạo từ để dịch những từ nước ngoài mà bản thân Hán văn không có chữ đây là điều mới .

Vận dụng phép phiên thiết bỗng hiểu ra nhiều điều bất ngờ và thú vị :

Nước India ngày nay được cổ thư Trung hoa gọi là nước ‘Đại Thực’ chính xác phải đọc là đại THỤC biến âm của từ Thụt tiếng Việt , bên đông là Dâng nghĩa là mặt trời lên Hoa ngữ là dương , bên tây mặt trời thụt xuống biến âm hoa ngữ là thiệp.

Từ Thục phiên thiết Hán văn là :

-Thiên Trúc thiết là Thúc đọc thành Thục .
-Thận độc thiết là Thộc cũng đọc thành Thục .

Tên nước Thiên trúc - Thận độc ...cả về nghĩa và thanh đều không liên quan gì đến india ....
Thì ra người Trung hoa gọi nước India là nước lớn phía tây ....chỉ đơn giản thế thôi

Sau 1 chút dành cho ngôn ngữ học mời bạn đọc cùng xem Bản đồ Đại Việt nam trước thời Pháp thuộc .

Bản đồ trên chỉ ra :

Toàn bộ Miền Trung và hạ Lào nằm trên cao nguyên AN NAM , tất cả nằm trong lãnh thổ Đại Việt nam , tên quản hạt hành chánh các vùng là Trấn Ninh , Trấn Tĩnh ,Trấn Định ; trong các từ này :Trấn là đơn vị hành chánh , Ninh- Tĩnh - Định lấy nghĩa từ Dịch học là không thay đổi quẻ Ly chỉ phương tây ngược với Đông là động ., Trấn Ninh trấn Tĩnh trấn Định đều có nghĩa là trấn hay vùng lãnh thổ phía tây .

Cực nam của cao nguyên An nam là tỉnh Champassak của Lào ngày nay , bằng vào tên gọi có thể đoán định trước đây nơi này là vùng đất của người Cham , thuộc lãnh thổ nước Champa .

Tóm lại khi chia lại lãnh thổ 3 nước Đông dương Thực dân pháp đã cắt 1 phần lãnh thổ rất lớn phía tây Việt nam chuyển sang lãnh thổ Lào , với người Pháp đây là chuyện ‘lấy của làng làm ơn cho ông Xã...’ vô thưởng vô phạt đâu cũng là thuộc địa của Pháp ...nhưng việc này lại là tội ác vô cùng lớn đối với người Việt vì khi xoá bỏ chế độ thực dân trên bán đảo Đông dương các nước trên thế giới đã lấy bản đồ phân chia địa giới dùng cho mục đích quản lý hành chánh nội bộ Của nhà cầm quyền mà thực dân Pháp tự ý tự quyền phân chia không hề dựa trên nền tảng lịch sử để áp đặt cương giới lãnh thổ thực sự được quốc tế công nhận cho 3 nước Việt - Miên -Lào độc lập .

Đây là 1 bất công lớn lao người Việt phải gánh chịu khi bước vào thế giới văn minh hiện đại , lãnh thổ mất trắng tính ra ít nhất cũng trên 100.000 km2 , cũng may vì sự vận động khách quan của lịch sử tất yếu sẽ dẫn đến 1 cộng đồng Đông nam Á , khi ấy lãnh thổ của các nước thành viên không còn là ‘của riêng ai’ , ai cũng là người Đông nam Á đất nào cũng là đất Đông nam Á cả nên người Việt kiên trì theo lời chỉ bảo của Dịch học ... “ bỏ cái nhỏ để được cái lớn ” , hành sử như thế không tạo can qua mà anh hồn tiền nhân những người đã lấy thịt xương chất thành cao nguyên An nam để lại cho con cháu cũng không phải tủi hổ .

Giờ thì chẳng cần cổ thư Trung hoa , chỉ cần nhìn vào bản đồ cũng biết được quốc gia của người Việt trước đây là nước Lạc hay quốc gia Lạc .

Nhiều nhà khoa học đã kiến giải : Lạc biến âm ngày nay là nước , lạc →nác →nước . , nước là yếu tố vật chất nền tảng tạo thành mọi sinh vật , nhưng với dịch học thì không dừng lại ở đấy mà nước chính là dịch tượng chỉ phương NAM , từ quốc hiệu “Lạc-Nước” 1 danh từ riêng về sau trong Việt ngữ Nước biến thành danh từ chung đồng nghĩa với từ bang , quốc trong Hoa ngữ .

Nước Lạc đồng nghĩa với NAM BANG đã được nói đến trong những câu đối ở đền HÙNG là nhà nước của người Lạc Việt 1 chi của Bách Việt ; dòng tộc làm chủ miền đất phía nam sông Dương tử và Đông nam á từ thời thái cổ .

Bản đồ Đại nam trên chỉ ra : địa danh Lạc biên và Cam môn cạnh nhau đã xác định ranh giới nam Lạc và bắc Cam là Hoành sơn hay đèo Ngang , Cam môn nghĩa là cửa vào nước Cam xác định lãnh thổ nước Cam phía bắc bắt đầu từ chỗ này kéo dài về phía nam tới Cam ranh , Cam ranh chỉ nghĩa là ranh giới nước Cam ta có thể khẳng định nghĩa ấy vì cạnh Cam ranh là Phan rang , chữ rang là chữ viết sai đúng ra phải viết là Phan ranh cũng như chữ Cam ranh trước đây có tư liệu viết là Cam rang .

Dựa trên thông tin chứa trong bản đồ tiền Pháp thuộc trên ta xác định : nước Việt nam ngày nay hình thành trên cái nền của 3 nước Lạc –Cam - Phan cũ và mất đi phần lãnh thổ rộng lớn ở phía tây bắc Việt .

Một số điều mới biết :

1 / nước Lạc .

Nước Lạc ngoài phần lãnh thổ phía tây mới mất thời hậu thực dân trước đó cả 1 vùng rộng lớn ở phía bắc đã bị giặc Tàu cưỡng chiếm khi vua quan nhà Mạc ‘mãi quốc cầu vinh’, lãnh thổ phía bắc Đại Việt trước đây lên tới tận miền nam Quảng Tây và tây Quảng Đông ....xa hơn nữa thời Đại Việt - Đại Hưng ( người Tàu cố tình gây nhiễu đã biến đại Hưng ra Đại Hán )cả Quảng đông và Quảng tây đều là đất Việt với tên gọi Việt đông và Việt tây.

Cổ sử nước Việt có 1 điều hoàn toàn mới và rất lớn :

Tùy thư -Liệt truyện -Lâm Ấp

Tổ tiên của Lâm Ấp, nhân có loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ cuối thời Hán, con của Công tào trong huyện là Khu Liên giết Huyện lệnh, tự hiệu làm Vương. Không có con, cháu ngoại của mình là Phạm Hùng nối tiếp lập, chết, con là Dật lập. Người Nhật Nam là Phạm Văn nhân loạn làm phó của Dật, rồi dạy xây cung điện, làm khí giới. Dật rất tín nhiệm, sai Văn cầm binh, rất được lòng dân chúng. Văn nhân đó tra hỏi con em của Dật, người thì chạy người thì trốn. Đến lúc Dật chết, nước không có người nối nghiệp, Văn tự lập làm Vương

Đọc đoạn sử trên ta không thể hiểu khác là khởi nghĩa Hai bà Trưng xảy ra vào cuối thời Đông Hán , đồng thời hay ngay trước thời điểm Khu liên giết huyện lệnh Tượng lâm và xưng vương .

Khu Liên trong sử sách là tên gọi của quốc vương đầu tiên của Lâm Ấp, ngoài ra còn có các tên gọi khác như: Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Người ta cho rằng ông lập ra vương quốc Lâm Ấp (sau này là Chăm Pa) năm 192 ...như thế Mã viện không thể hành quân dẹp “loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ” chiếm đất việt trong thời gian năm 39-42 như Việt sử và Hán sử đã chép .

Thông giám tập lãm của triều đình nhà Thanh dọn lại các sách của Tư Mã Thiên, Ban Cố , Tư Mã Quang và Chu hy, làm năm 1768, cũng chép một đoạn trong đời Tần Thủy Hoàng rằng: “Năm Đinh Hợi (214 tr. T.C.)… nhà Tần lấy đất Nam Việt đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận…”. Dưới chữ Nam Việt chua “tức Bách Việt, cũng gọi là Dương Việt”;

Nhiều ‘thư’ khác của trung hoa cũng cho Nam việt là Bách Việt ....phải chăng 9 quận Hiếu vũ đế chia đất Nam Việt như sử hiện nay chính là 9 phần đất của cả khối Bách Việt , nếu cho đấy là 9 quận của Nam việt thì sẽ lộ ra sự vô lý ở chỗ ...đảo Hải nam bao lớn , thời đó có được bao nhiêu dân mà chứa cả 2 quận Chu nhai và Đạm nhĩ của Trung hoa ? , cách đây chục năm , Hải nam vẫn chỉ là 1 huyện đảo của tỉnh Quảng đông mà thôi .

Người Tàu với mưu đồ thoán đoạt lịch sử và văn minh Bách Việt đã tạo ra 1 mớ bòng bong các thông tin lịch sử thật giả lẫn lộn quấn chặt chồng chéo lên nhau cơ hồ không thể gỡ ra được .

Dựa trên những thông tin mang trong chính tên các quận ta có thể xác lập Bản đồ 9 quận Trung hoa trên đất Hoa nam thời Hiếu vũ đế (Tây Hán ).

- Giao chỉ là đất Lạc Việt xưa nay .

- Lâm Ấp cũng là Uất lâm nay còn dấu là thành phố Uất lâm tỉnh Quảng tây . .

- Cửu Chân thực ra là Cửu châu chỉ đất phía tây đồng nghĩa với Qúy châu .

- Nhật nam là Nhất nam , nhất số 1 là dịch tượng chỉ nước cũng là chỉ phương nam không phải Nhật nam nghĩa là phía nam xích đạo .

- Thương ngô là đất chính của nhà Thương cũng là nước Ngô thời Chiến quốc

- Hợp phố chỉ là biến đổi của Hợp phì thủ phủ của tỉnh An huy

- Hải nam hay Nam hải xưa nay vẫn là đất Quảng đông .

- Chu nhai là Phúc Kiến ngày nay , vì sách xưa chép Chu nhai là đảo lớn sau này Đường triều đặt bộ tư lệnh hạm đội biển nam của Trung quốc . (sử Trung hoa cho Chu nhai là Đảo Hải nam ?).

- Đạm nhĩ là tên Quận sau cùng nên đặt vào đất chưa có tên .

Chính cổ thư Trung hoa đã xác nhận sự ấn định trên khi chép : Phù nam cách Lâm ấp 3000 lý , cách Nhật nam 7000 lý tức khảng gần 1500 km và 3500 km .

Người Hán đã cố ý ép 9 quận của cả vùng đất Bách Việt rộng lớn dồn vào thành 9 quận đất Nam Việt của Triệu Đà ; Cửu châu biến thành Cửu chân , Uất lâm hay Lâm uất thành Lâm ấp , Nhất nam thành Nhật nam , Hợp phì thành Hợp phố .v.v .Cố ý gây nhiễu loạn lịch sử để không người nào còn có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng chính là khởi nghĩa Hoàng cân đã diễn ra trên toàn cõi Hoa nam , điều này cũng nghĩa là không có thời bắc thuộc lần thứ nhất như sách sử đang lưu hành , chính cuộc hành binh do Mã Viện chỉ huy mới đặt nước Việt vào vòng nô lệ .

Việc thay đổi 9 châu làm nhiễu loạn lịch sử không phải là lần đầu , trước đó những người muốn ‘bẻ cong bẻ quẹo’ lịch sử đã thủ tiêu đi quận Tam xuyên của nhà Tần , thủ pháp rất đơn giản ...thay tất cả tên Tam xuyên trong sách sử địa Trung hoa sau đời Tần bằng tên Tượng quận mặc cho Ung thành thủ phủ quận Tam xuyên vẫn còn đứng đấy (nay là thành phố Nam ninh.), Tượng quận thực ở vùng Vân nam bị ‘hô biến’ thành huyện Tượng lâm nghĩa là 1 huyện ở tây Quế lâm ...

Tất cả mọi sự chồng chéo đổi thay ....là do hàng chữ không thể tẩy xoá : Tần lấy đất 2 nhà Chu lập quận Tam xuyên...trong Sử ký Tư mã Thiên mà thôi .

2 / nước Cam .

Nước Cam viết theo Phạn ngữ là Campanagara là nhà nước của người Hời cổ sử Việt gọi là Hồ tôn , Hồ và Tôn là những Dịch tượng chỉ hướng Xích đạo ; Hồ là quẻ Đoài , Tôn là can Tân của Thập can , qua Cam môn 1 quãng suôi về nam là tới thành phố Đồng Hới ...rõ ràng đây là tên tiếng Việt nhưng bản thân người Việt cũng không hiểu địa danh ấy mang ý nghĩa gì ....thưa ...nếu phát âm theo đúng giọng Bình trị thiên là Động Hời thì ra nghĩa chính xác ngay, động là đơn vị hành chánh việt nam thời xưa , Hời ở đây là người Hời sách vở Trung hoa phiên âm thành Hu hay Ho .

Vua Hồ tôn hay Hồ Tân gọi là Lang Tân hay Tân lang (lang là vương) , nếu viết bằng Hán văn thì Tân lang đồng âm với tân lang nghĩa là cây cau...;vì vậy nước Cam còn được biết đến dưới tên dân gian là Chàm cau ....sách vở Tàu ghi là Tân lang tộc .

Ghi nhận : Người Việt xưa đã gọi và ghi chép 1 cách chính xác tên nước CAM trên bản đồ không dùng tên theo Hoa ngữ là Chiêm thành hay Chiêm bà.

Phiên thiết Hán văn cho ta :

Chiêm bà thiết là CHÀ ,

Chà Biến âm thành Trà còn lưu dấu trong các địa danh như Trà bồng đặc biệt là kinh đô Trà kiệu của Chiêm thành , nhiều người vẫn lầm lẫn khi cho cụm từ : ‘Chà già ấn độ’ là chỉ người nước India thực ra cụm từ này chính xác là ‘Java-Indo’ tức chỉ đảo Java nước Indonesia ngày nay , rất có thể CHÀ là tên người Việt gọi chung những người thuộc loại hình nhân chủng Nam đảo hay indonesien .

Từ Chà ngoài ‘Trà’ còn có các biến âm khác như :

Đà trong địa danh Đà nẵng , (chữ Đà này hán văn phiên thiết là Đồ bà ).

Rất có thể Chà còn biến âm thành Sa trong địa danh Sa Huỳnh và tên 2 quần đảo Trường Sa- Hoàng sa ,

Huỳnh là từ thay thế cho Hoàng do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng , Sa hoàng là chúa hay vương của người Chà nghĩa rất rõ .

Tân Đường thư viết : người Lâm ấp ưa đạo ‘phù đồ’...suy mãi mới ra :

-Phù đồ thiết là Phồ Hán Việt đọc là Phật .

Phật gíao đã du nhập vào Trung hoa từ đầu công nguyên , chắc trong Hoa ngữ từ Phật phải có lâu lắm rồi vậy mà sao mãi tới đời Đường còn gọi là đạo Phù đồ ... Thực Trung hoa luôn kỳ bí , khi tìm ra sự độc đáo này người viết vẫn đang tự hỏi ...tại sao ?

Liên quan tới lâm ấp -Chiêm thành còn nhiều điều chưa hiểu nổi như chép trong:

Chư phiên chí -Bắc Tống - Nước Chiêm Thành

Triệu Nhữ Thích chép :

Chiêm Thành , phía đông đi biển đến Quảng Châu, phía tây tiếp Vân Nam , phía nam đến Chân Lạp, phía bắc đến Giao Chỉ, thông Ung Châu . Từ Tuyền Châu đến nước này theo chiều gió đi thuyền hơn hai mươi trình. Đất này đông tây 700 dặm, nam bắc 3,000 dặm. Kinh đô nước này gọi là Tân Châu, tức là tên huyện trấn..

Cứ theo sách này thì Chiêm thành có lẽ gồm cả đất Xiêm la ...? hay 2 tên là 1... Xiêm nào cũng là Xiêm ...?

Về quốc hiệu Lâm ấp trong sách vở trung hoa xin đưa ra 2 giả thuyết :

- Thứ 1- Lâm ấp là chữ viết sai của LAM ÁP.

Lĩnh nam trích quái phần chuyện Nam Chiếu cho biết : vùng đất từ cửa Thần phù tới Hoành sơn tức đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh có tên là Lâm An , Lâm là chữ ký âm sai của Lam viết tắt của Thanh lam tên gọi đất Thanh hóa trước đây , An là gọi tắt của Nghệ an , Lam áp nghĩa là phần đất sát với đất Lam tên gọi tắt của vùng Thanh nghệ tĩnh , đối chiếu với bản đồ trên ta nhận ra Lam áp chính là lãnh thổ nước Cam của người Hời .

- Thứ 2 - Lâm ấp thực ra là Ấp lâm .

Ấp lâm thiết là ÂM đọc thành Ân –Yên chính là nước Yên thời chiến quốc .

Biến cố lịch sử ở Lâm uất hay Uất lâm đem trộn lẫn với những sự kiện xảy ra ở Lâm ấp tức nước Yên thành mớ bòng bong ....nên cột đồng Mã Viện có ‘thư’ viết là ở nam Quảng Tây ‘thư’ khác lại cho là ở biên giới Giao chỉ và Cham pa ...2 nơi cách nhau bằng cả chiều dài Lạc Việt ...

Xin chép lại 1 phần trong bài viết về Hùng triều thứ 15 –Hùng Định Chân lang .

Sử ký của Tư Mã Thiên, truyện Tần Thủy Hoàng có đoạn nói rằng: “Thủy Hoàng… chiếm lấy đất Lục Lương, đặt làm Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải”. Dưới chữ Tượng Quận có chua sáu chữ nhỏ là: “Vi Chiêu viết, kim Nhật Nam”, nghĩa là Vi Chiêu cắt nghĩa Tượng Quận đời Tần tức là Nhật Nam đời Vi Chiêu.
(Sử ký; Tần Thủy Hoàng bản kỷ, q.6, tờ 3a).

Như thế Tượng quận tức đất Nhật nam là miền trung Việt ngày nay cũng chính là lãnh thổ nước Cam .

Nhưng :
Thông giám tập lãm của triều đình nhà Thanh dọn lại các sách của Tư Mã Thiên, Ban Cố , Tư Mã Quang và Chu hy, làm năm 1768, cũng chép một đoạn trong đời Tần Thủy Hoàng rằng: “Năm Đinh Hợi (214 tr. T.C.)… nhà Tần lấy đất Nam Việt đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận…”. Dưới chữ Nam Việt chua “tức Bách Việt, cũng gọi là Dương Việt”; dưới chữ Tượng Quận chua “đất ấy rộng xa, nay phủ Liêm, phủ Lôi, tỉnh Quảng Đông, phủ Khánh Viễn, phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây và cả nước An Nam” (Ngự phê thông giám tập lãm, q.11, tờ 6b)

Học giả Cát Kiếm Hùng có ý kiến tương tự về vị trí Tượng quận là ở phía tây Quảng Tây

Vậy là Tượng quận không dính gì đến Nhật nam mà ở xa về phía bắc tuốt Quảng đông Quảng tây .

Kỳ quái nhất là :

Cựu Đường Thư, một đàng tin Tượng Quận là Nhật Nam đời Hán, mà di tích hãy còn gần Nhật Nam tức lãnh thổ nước Cam , còn một đàng lại cho cho An Nam đô hộ phủ đời Đường thuộc về Tượng Quận như thế lại là đất Lạc Việt ...?

Thực càng đọc ...càng rối cứ như là các triều đại Trung quốc là các nước khác nhau không liên thông tiếp nối chi cả mỗi nước có sách sử riêng mà đôi khi thông tin mang trong các ‘thư’ chửi bố nhau và hoàn toàn phi lý như việc nhà Tần đánh Nam Việt năm -214 lúc đấy lấy Nam Việt ở đâu ra mà đánh ....vì mãi tới năm -207 Triệt đà mới xưng vương và đặt tên nước là Nam Việt ... ;

Còn nếu Nam Việt là đất có trước khi Triệu Đà lập quốc thì đấy là bằng chứng rõ ràng cho sự việc đã từng tồn tại triều HÙNG VIỆT vương trên đất GIAO CHỈ , chính vì thế mà phía NAM ( cổ xưa theo Dịch lý ngược với phương ngày nay ) của đất ấy tức cõi NAM GIAO trong Kinh Thư cũng gọi là đất NAM VIỆT . Cả 1 Tượng quận của Tần to lớn đến thế mà mãi tới tận hôm nay các sử gia Trung quốc vẫn đang đi tìm ....chưa rõ ‘nó’ nằm ở đâu thì thật là bất thường , địa lý Trung quốc mà còn thế huống hồ gì các nước ngoại biên thí dụ như Chiêm thành – Nhật nam dẫn ở trên .

Sử Việt có sách cho Lâm ấp là vùng Bình Trị Thiên như thế nước Lâm ấp cắt đôi đế quốc Tàu chia tách hẳn 2 quận Cửu chân và Nhật nam .... liệu người Tàu có để cho sự việc xảy ra hay không ? hơn nữa làm sao mà miền cực nam quận Nhật nam lại ở đấy ? phải là cực bắc chứ ?

Có sách lại cho Lâm ấp –Tượng lâm là vùng Bình định Phú yên của Việt nam hiện nay , điều này không có sách vở nào ghi cả ...

3 /- nước Phan

Phía nam nước Cam là nước Phan ...quốc danh chưa từng ghi nhận trong lịch sử nhưng lại được xác nhận rõ ràng trên bản đồ Việt nam bằng địa danh Phan rang tức Phan ranh tức ranh giới nước Phan ..

Dùng phép Phiên thiết của người Hán thì nhận ra :

Phù nam thiết đọc thành Pham .

Pham biến thành Phan và Phạm ...

Phan là tên nước , Phạm là họ của vua nước Phan .

Có người kiến giải : Pham là phiên âm một từ gốc Khmer và Nam Đảo là PHUN, PHỎM, chỉ người đứng đầu- thủ lĩnh- vua , điều này tương tự như từ Hãn biến thành Hán ; Hãn quốc biến thành nước Hán người Hán vậy , từ Phạm nghĩa là vua rất hữu lý khi rất nhiều vua Lâm ấp-Chiêm thành và Phù nam mang danh hiệu có chữ đầu là Phạm ...; như vậy : Phạm phật nghĩa là vua tên Phật , phạm Hùng là vua tên Hùng ...v.v..

Về Sự liên hệ giữa Phù nam và Chân lạp thì nhiều sách hiện nay cho đó là 2 nước nhưng nếu phân tích dựa trên truyền thuyết bà chúa Phù nam là Liễu diệp sau khi chiến bại phải lấy Hỗn Điền và nhường ngôi cho chồng làm vua từ đó tên nước Phù nam đổi thành Chân lạp .

Theo Sử Phù nam thế kỷ thứ IV có vì vua gọi là Thiên trúc Chiên đàn .

Nếu dùng phép phiên thiết Hán văn thì :

Chiên đàn thiết là chàn có thể đọc là chân

Liễu diệp thiết là liệp - lạp .

qua phiên thiết Hán văn thì cặp đôi : Chiên đàn – Liễu diệp trở thành tên nước Chân lạp . Xét như vậy thì Chân Lạp chỉ là tên khác của Phù nam trong thời kỳ ‘bị’ 1 ông vua người India cai trị mà thôi chứ không phải là 2 nước khác nhau .

Ngoài 3 nước đã bàn trên , xếp vào phía nam Giao chỉ cổ thư Trung hoa còn 1 nước nữa xưa nay chưa nghe nói đến .

Theo Ngô thư thì vào tháng chạp năm Xích Ô thứ sáu (243), Vua Phù Nam là Phạm Chiên sai sứ dâng nhạc công và phương vật. Sau đó, khi đánh chiếm Giao Châu và Cửu Chân, Vua Ngô đã sai người đến các nước phương Nam, Vua các nước Phù Nam , Lâm Ấp và Minh Đường đều sai sứ dâng cống.

Minh đường là nước nào ?

Minh đường thiết là...Mường .

Tên gọi nước Mường chỉ rõ là 1 nước của giống Việt ...vậy mà xưa nay người Việt không hề biết .

Phải chăng đó là nước của Đoài lang vương mà Lĩnh nam trích quái phần chuyện Nam Chiếu viết sai thành Đào lang vương ? , phương Đoài là phương tây nước Đoài lang nghĩa là quốc gia của vua phía Tây ( lấy đất Đất giao hay đất ‘giữa’làm chuẩn ),

Hoặc Cổ sử Trung hoa có nói đến 1 nước ở phía tây tên là Đốn Tốn lãnh thổ trải dài từ biên giới Thiên trúc tới Giao chỉ ?

Còn Theo sử thuyết họ Hùng thì phía tây Giao chỉ đất của thiên tử là nước Lỗ phong Chu công ?

Rất có thể chỉ là những tên khác nhau của 1 nước đã được ghi chép bởi những dòng sử khác biệt .

Để có thể làm sáng tỏ những gì đã xảy ra trong quá khứ tức Lịch sử ở vùng đất đông nam Á cầm chắc còn phải tốn rất nhiều công sức và thời gian .

Việc có thể làm ngay để tỏ lòng tôn kính tiền nhân là trong các văn bản sử địa người Việt từ nay chỉ dùng tên Việt ngữ đúng như cha ông ta đã làm không dùng những tên phiên thiết Hán văn nữa .

Không có nhận xét nào: