Hiển thị các bài đăng có nhãn SỬ VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SỬ VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

THỬ TÌM LẠI BIÊN GIỚI CỔ CỦA VIỆT NAM: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN

"Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán. Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.".

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Nước Văn Lang và dân Lạc Việt

1. Nhớ lại năm xưa, khi còn ở bậc trung học, chúng tôi được một vị thày dạy sử thường khuyên rằng: "Dân tộc ta trải qua trên một ngàn năm bị Tàu đô hộ nên sử Việt đã bị sửa đổi rất nhiều, học sử không phải chỉ ghi nhớ chính sử mà còn phải lưu tâm đến dã sử và đặc biệt là huyền sử". Dã sử là lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian do tư nhân viết. Huyền sử là những truyền thuyết có tính cách tưởng như hoang đường nhưng thực ra là những ẩn dụ tổ tiên muốn trao truyền cho con cháu.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

ĐỊA DANH VIỆT TRÊN ĐẤT TRUNG HOA

Đất nước Trung Hoa gồm có 22 tỉnh, nhưng chỉ có 8 tỉnh được gọi tên theo cú pháp Trung Hoa là: Cam Túc, Hắc Long Giang, Phúc Kiến, An Huy, Thanh Hải, Cát Lâm, Chiết Giang, Quý Châu còn lại 13 tỉnh chiếm đa số lại được đặt tên theo cú pháp Việt: Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Giang Tây, Giang Tô, Hải Nam, Liêu Ninh, không riêng 13 tỉnh này mà còn có cả thành phố Thượng Hải và Khu Tự Trị của dân tộc Choang Quảng Tây nữa cũng đặt tên theo cách nói của người Việt. Tứ Xuyên không kể vì tên đặt với từ số lượng đứng trước thì dân tộc nào cũng làm thế.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Giải mã gen của người Việt cổ

Nhà văn Nga V. Rasputin đã viết “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi”. Vì thế những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? luôn đau đáu trong tâm thức mỗi người dân Việt.

Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nhà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Nhận thức lại về Bách Việt

Hà Văn Thùy

Không biết từ bao giờ, tôi được tiền nhân và sách vở dạy rằng, thoạt kỳ thủy đất của người Hán chỉ ở phía Bắc sông Dương Tử. Còn phía nam là giang sơn của nòi giống Bách Việt, là đất phát tích của trăm dòng Việt từ thời Xích Quỷ, Hồng Bàng tới Nam Việt. Sau đó người Hán xâm chiếm, Hán hóa các tộc Bách Việt, chỉ duy nhất Lạc Việt giữ được giang sơn Việt Nam, làm đất hương hỏa của trăm dòng Bách Việt… Niềm tin thời thơ trẻ được tôi mang theo gần suốt cuộc đời và trong thời gian đầu của hành trình tìm lại nguồn cội, tôi vẫn tin như vậy. Chỉ khi khảo cứu tới tận cùng lịch sử phương Đông, tôi mới nhận ra sự thật không phải thế. Bài này được viết ra để trình với bạn đọc mong sửa chữa sai lầm từ quá khứ.

* * *

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

TRẬT TỰ? TRẬT TỰ GÌ?

Chúng ta nói đến “trật tự mới”, nhưng thế nào là “trật tự” và đâu là trật tự cũ để bây giờ ta nói thế giới đã bước qua trật tự mới? Cái mới vẫn là thế giới vô phương hướng, nhưng mới hơn nữa, mới toanh, là sự xuất hiện của hai tay hảo hán đưa yếu tố cá nhân tính vào trọng điểm của quan hệ quốc tế, dù là “world order” hay là “Peace and war”: Tập và Trump. 

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Nước Việt Cổ Rộng Gấp 10 Lần Bây Giờ!

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.