Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Nguồn gốc của sự toàn tiến (mô hình toàn đồ)

Năm 1929, Alfred North Whitehead nhà toán học và triết gia được nhiều người biết đến, đã mô tả thiên nhiên như một tổng thể rộng lớn có thể giãn nở mà mọi thành phần của nó thâm nhập vào nhau. Theo ông thuyết nhị nguyên” kiểu tinh thần vật chất là sai lầm. Thực tại là cái tổng thể, mọi thứ đều chằng chịt vào nhau”.
Whitehead cho rằng mọi thứ đều liên hệ với nhau, kể cả các giác quan của chúng ta, chúng ta thu nhập thông tin về một hoàn cảnh nào đó nhưng lại làm sai lệch cảm nhận của chúng ta, rồi đến lượt mình hoàn cảnh làm sai lệch các giác quan của chúng ta. Cũng trong năm đó Karl Lashley công bố các kết quả của mình về bộ não con người, ông chỉ ra rằng trí nhớ không phải khu trú trong một nơi riêng biệt của bộ óc, bởi vì trí nhớ vẫn tồn tại sau khi bộ óc bị hư hoại bộ phận. Người ta cũng không tìm thấy trí nhớ  trong các tế bào riêng biệt, và hình như trí nhớ được phân bố trên toàn bộ não như một trường năng lượng.
Phép chụp ảnh giao thoa laser
Năm 1947, Dennis Gabor khám phá ra các phương trình gợi ra một hệ thống chụp ảnh ba chiều mà ông gọi là holographie. Bức ảnh toàn tiến do Emmette Leith và Juris Upatinicks xây dựng vào năm 1965 bằng Laser. Năm 1969, Tiến sĩ Karl Pribram nhà sinh lý học về bộ não nổi tiếng của đại học Stanford đề xuất ý kiến: Toàn tiến cho ta một mô hình rất mạnh về quá trình hoạt động của não. Rồi đến 1971, một nhà vật lý nổi tiếng cùng làm việc với Einstein, Tiến sĩ David Bohm đề xuất một tổ chức holographique vũ trụ, làm cho Pribram vô cùng sung sướng vì thấy thuyết của mình coi sự vận hành của bộ não như một toàn tiến được củng cố, và có thể tập hợp giải mã thông tin của một vũ trụ.
Ảnh chụp giao thoa là gì?
Để hiểu được các công trình nghiên cưú trên, chúng ta hãy xem xét sự vận hành của một ảnh chụp giao thoa. Chắc bạn đã trông thấy ảnh chụp giao thoa chiếu đi một hình ảnh ba chiều từ một điểm không được xác định của không gian, khi đi quanh hình ảnh đó người ta nhìn thấy các phía khác nhau của nó.
Ảnh chụp giao thoa được tạo theo hai “thì” mô tả thì thứ nhất, tia laser được chia nhỏ thành hai bởi một thiết bị gọi là máy phân chia tia (sáng laser). Một nữa được chỉnh và cho đi qua một thấu kính rồi chiếu vào một vật, ví dụ một quả táo, sau đó được phản chiếu qua một cái gương khác phản chiếu, rồi hiệu chỉnh qua một thấu kính khác đến cùng phim ảnh nói trên. Người ta bố trí một sự thành pha đặc biệt giữa hai nữa của tia laser và người ta chụp bức ảnh. Kết quả là bức ảnh về những giao thoa tạo ra bởi hai tia (sáng) khi chúng được tập hợp trên phim và trông giống như  một hình vẽ nghuệch ngoạc những đường nét khó nhận biết được.
Ở “thì” thứ hai người ta chỉ cất đi quả táo, máy tách tia sáng, cái gương thứ hai và thấu kính thứ hai. Lúc đó người ta hiệu chỉnh cho tia laser đi qua một thấu kính rồi chiếu vào phim và người ta thấy được một hình ảnh ba chiều của quả táo trong không gian! Kỳ lạ hơn nữa nếu bạn cắt tấm phim ra làm hai mà không có sự thay đổi nào khác, bạn vẫn luôn có được hình ảnh của quả táo trong không gian có mờ đi một chút. Khi cắt một mẫu khác của tấm phim, hình ảnh của quả táo vẫn còn đó  trong không gian và cứ tiếp tục như vậy đối với các mẫu nhỏ hơn của tấm phim, quả táo vẫn toàn vẹn nhưng mỗi lần lại mờ hơn.
MÔ HÌNH TOÀN ĐỒ VÀ BẢY NGUYÊN LÝ LIÊN QUAN TỚI BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠI
Khi đi vào thời kỳ của toàn đồ, chúng ta phải chuẩn bị cho nhiều sự đổi thay. Thời kỳ này dựa trên bảy nguyên lý căn bản về bản chất của thực tại được sinh ra từ công việc chụp ảnh giao thoa laser hợp thành mô hình toàn đồ.
Nguyên lý 1
Ý thức là thực tại căn bản
Để đạt đến điều này, chúng ta theo dõi phân tích của Tiến sĩ Pribram với ông, thực tại là chữ ký hay dấu vết của năng lượng được phát hiện bởi bộ não qua các giác quan. Bộ não dịch cái chữ ký (hay dấu vết) đó dưới hình thức và màu sắc của quả táo. Với ông, thực tại giống như năng lượng của tia laser mang theo thông tin. Cái được coi là thực tại đối với chúng ta giống như hình ảnh ba chiều phóng chiếu bởi quả táo trong ảnh chụp giao thoa. Thực tại đích thực có trong năng lượng mà các giác quan của chúng ta phát hiện chứ không phải là các vật chúng ta gọi là thật.
Pribram nói rõ rằng bộ não của chúng ta hoạt động như một ảnh chụp giao thoa phóng chiếu thực tại đích thực của các bó năng lượng ở trong một quả táo ảo. Nhờ năm giác quan của chúng ta bộ não chuyển đổi trường năng lượng của những gì thu hút sự chú ý của chúng ta thành đồ vật, đồ vật được cảm thụ như vậy thể hiện cái thực tại thứ hai, đơn giản chỉ là chữ ký (hay dấu vết) của thực tại sâu xa hơn (của các bó tia năng lượng) từ đó phát đi sự phóng chiếu của đồ vật.
Pribram còn nói thêm: Mọi giác quan của chúng ta đều thỏa thuận cùng nhau tạo ra một thế giới ảo bao quanh ta như các loa tăng âm theo kỹ thuật âm lập thể (haut parleurs stéréophoniques) hoặc các ống tai nghe với âm thanh. Bây giờ, mới chỉ có thị giác được nghiên cưú kiểu ảnh chụp giao thoa sử dụng tia laser. Trong tương lai chắc chắn sẽ xuất hiện các ảnh chụp giao thoa sử dụng các giác quan khác như thính giác, khưú giác, vị giác và xúc chạm.
Các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Pribram có liên hệ với mô hình trường năng lượng của chúng ta ở mức hào quang thực tại căn bản là năng lượng, đi sâu hơn người ta gặp ý định phát đi từ  ý thức, cái cơ sở của dòng năng lượng của chúng ta và cuối cùng là tinh chấthạt nhân tỏa sáng.
Sự liên quan của nguyên lý 1 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc của chúng ta.
1. Sự liên quan chủ yếu là ảnh hưởng có tầm quan trọng hàng đầu đến ý thức, được thể hiện dưới hình thái ý định và năng lượng của trường hào quang của chúng ta có được từ  ý định đó trên sức khỏe hay bệnh của chúng ta. Như vậy các yếu tố chính của tình trạng sức khỏe chúng ta là do các ý định dù là ý định có ý thức hay không và sự biểu lộ của chúng trong tư tưởng và hành động của ta. Mọi vấn đề vật chất chỉ là triệu chứng được vật chất hoá của căn bệnh thật đã cắm rễ trong ý thức.
2. Mọi khoa học hoặc hệ thống chăm sóc dựa trên thế giới vật chất chỉ căn cứ vào các nguyên nhân thứ hai, chứ không phải vào nguyên nhân đầu tiên.
Nguyên lý 2
Mọi thứ đều gắn với cái toàn thể
Sự liên kết này không có quan hệ gì đến sự gần xa, nhiều ít trong không gian và thời gian. Một sự kiện xảy ra ở một địa điểm có hiệu ứng tức thì đến mọi thứ còn lại, không có sự chênh lệch nào (nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng và vượt qua thuyết tương đối của Einstein).
Bởi vì không có sự chênh lệch, cái mà ta gọi là nguyên nhân và kết quả được xảy ra đồng thời và khái niệm này rất có ích cho thế giới vật chất của chúng lại không thể áp dụng và có giá trị trong cái thực tại ban đầu.
 Sự liên quan của nguyên lý 2 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc của chúng ta.
1.  Trong cái nhìn toàn đồ, không thể xem xét tách rời con người, sự việc, với cái không phải là sự việc hoặc bản thân chúng ta. Sự lan truyền các sự kiện, ngoài phạm vi ảnh hưởng của bản thân chúng, ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của sự sống thoạt đầu như không có liên quan tới chúng. Những trãi nghiệm hàng ngày của chúng ta, nền khoa học của chúng ta, tâm lý học, chính trị học của chúng ta đã chỉ ra thực sự không có gì tách rời nhau. Không có một hoàn cảnh nào, chính trị, tâm lý, nguyên tử hoặc khác mà có thể xem xét một cách riêng lẻ. Mọi việc được xảy ra ở một thời điểm đã cho đều có một hiệu ứng tức thì ở nơi khác. Sự phát triển của vũ khí hạt nhân và hành động của các nhà sinh thái học chứng minh rõ điều này.
2. Tất cả những gì chúng ta làm, chúng ta nói, chúng ta nghĩ, chúng ta tin tưởng có liên quan đến sức khỏe và bệnh tật đều có hậu quả tức thì đến với mỗi người.
3. Trong khi chúng ta chữa bệnh cho mình chúng ta cũng chữa khỏi bệnh cho người khác. Khi giúp đỡ người khác chữa khỏi bệnh, chúng ta cũng chữa khỏi bệnh cho chính mình.
Nguyên lý 3
Mỗi yếu tố chứa đựng tất cả
Lấy ảnh chụp giao thoa làm mô hình, chúng ta có được từ bản chất của thực tại một cái nhìn xa hơn nhiều cái nhìn truyền thống của nền văn hóa phương Tây. Việc cái hình ảnh ba chiều của quả táo chống lại được sự giảm đồ (l’amenuisement) của tấm phim ảnh chứng minh rằng mỗi yếu tố (của tấm phim holographique) chứa đựng tất cả (quả táo).
Sự liên quan đến nguyên lý thứ 3 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc của chúng ta.
1.  Mỗi phần của con người chúng ta chứa đựng toàn thể chúng ta. Các gène của chúng ta là biểu hiện đó trong thế giới vật chất, bởi vì mỗi tế bào gène chứa đựng toàn bộ chương trình di truyền của chúng ta. Chỉ một tế bào, một ngày nào đó đủ để tạo ra cái dòng vô tính của chúng ta.
2.  Ở mức năng lượng, sơ đồ của trường hào quang của mỗi tế bào chứa đựng toàn bộ cái sơ đồ sức khỏe của chúng ta. Chỉ cần rút ra từ đó một tế bào lành mạnh để khôi phục được sức khỏe.
3.  Chúng ta là cái toàn thể, mỗi vật hiện hưũ sống trong mỗi người chúng ta. Khi tự khám phá ta chính mình chúng ta đã khám phá ra vũ trụ.
4.  Sự chữa khỏi bệnh của chúng ta giúp cho sự chữa khỏi bệnh trên trái đất và trong vũ trụ.
Nguyên lý 4
Thời gian cũng là toàn đồ
Mọi phương diện hiện hữu ở khắp nơi và trong mọi lúc (luôn luôn và mãi mãi) mỗi lúc, đầy đủ và sống động thời gian cộng sinh một cách có ý thức với các thời gian khác, nó tự nhận ra mình, tự hiểu mình và có mặt ở mọi lúc.
Sự liên quan của nguyên lý 4 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc của chúng ta.
1.  Chúng ta biết rằng một hiện tượng của quá khứ hiện ra trên tấm vải dệt của thế giới hiện nay. Hậu quả của những hành động của chúng ta động chạm đến rất nhiều người, ở gần hoặc ở xa bởi vì là toàn đồ nên chúng không phải chịu sự hạn chế của không – thời gian. Chúng hoạt động ngoài các giới hạn đó bởi vì thời gian và không gian không tồn tại trong thực tại ban đầu.
2.  Trên bình diện cá nhân, bây giờ chúng ta có thể vươn đến mọi lúc, chúng ta ở khắp nơi, mọi lúc mãi mãi
3. Mỗi người chúng ta đều gắn với cái “tôi” lành mạnh trước khi bị bệnh và sau khi khỏi bệnh. Chúng ta tiếp xúc với trãi nghiệm về sức khỏe và chúng có thể sát nhập nó vào hiện tại trong mục đích chữa bệnh.
4.  Ngược lại, chúng ta có thể có những bài học về sự khôn ngoan do bệnh tật dạy cho ta.
5.  Trãi nghiệm cái toàn đồ có thể đem lại cho chúng ta sự khỏi bệnh tức thì.
Nguyên lý 5
Nét cá thể và năng lượng điều thiết yếu cho vũ trụ
Mọi phương diện đều hoàn toàn ở trạng thái cá nhân. Có một thí nghiệm chứng minh rằng ánh sáng là một hạt nhưng cũng là một sóng năng lượng. Nhưng một thí nghiệm khác đã chỉ ra các hạt không chỉ ứng xử như những đồ vật mà lại như “những sự kiện cá thể về tương tác” như thế chúng là năng lượng. Từ đó chúng ta kết luận: Mỗi phương diện của vũ trụ sẽ là hoặc một sóng hoặc một cá thể về năng lượng.
Sự liên quan của nguyên lý 5 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc của chúng ta.
1. Tất cả chúng ta đều được cấu thành từ năng lượng. Nếu chúng ta thay thế ý tưởng vật chất rắn bằng ánh sáng, thì sẽ dễ dàng hơn để quan niệm các cơ thể và bản thân chúng ta trở thành cấu tạo của ánh sáng. Cơ thể của chúng ta thay đổi không ngừng, nó trở thành khác trước theo từng giây.
2. Mỗi chúng ta là duy nhất, như tất cả những gì sẽ đến với chúng ta đều không thể xác định bằng một khả năng dựa trên quá khứ mà không có sự can thiệp của yếu tố sáng tạo.
Nguyên lý 6
Cái toàn thể lớn hơn sự cộng lại của từng yếu tố
Chúng ta hãy đảo ngược lại quá trình, và chúng ta lắp lại từng miếng của tấm phim ảnh, chúng ta sẽ có một hình ảnh ngày càng rõ và chính xác của quá táo. Từ nguyên lý 6, chúng ta rút ra một vài điểm nổi lên:
1.  Mỗi phương diện là một phương diện của hệ thống lớn hơn nó, hệ thống này lại nằm trong một hệ thống lớn hơn nữa và cứ tiếp tục như vậy.
2.  Mỗi phương diện và hệ thống biết được các phương diện và hệ thống khác.
3.  Bằng cách nối lại và sát nhập các yếu tố nhỏ vào cái toàn thể, người ta sẽ hiểu rõ ràng hơn cái toàn thể.
Sự liên quan của nguyên lý 6 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc của chúng ta.
1.  Trong cái nhìn toàn đồ việc nối liền các bộ phận khác nhau của bản thân cho ta một hình ảnh về tổng thể tốt hơn và rõ nét hơn.
2.  Một nhóm người họp thành một tập thể sẽ có quyền năng bẩm sinh, tình yêu thương và sự sáng tạo lớn hơn các cố gắng cộng lại của các thành viên.
3.  Ở trong lòng một nhóm, mỗi cá nhân có thể thu được quyền năng của nhóm, và mỗi nhóm cũng có thể làm như vậy và đạt được quyền năng và năng lượng của một nhóm quan trọng hơn và cứ như vậy trong mục đích chữa bệnh hay mục đích sáng tạo.
4.  Mỗi người chúng ta, cá thể hay thành một nhóm, đều có thể có sức mạnh vũ trụ để chữa bệnh trong hiện tại, quá khứ và tương lai.
Nguyên lý 7
Ý thức sáng tạo ra thực tại và trãi nghiệm bản thân của thực tại
Nguyên lý thứ 7 dựa trên mô hình toàn đồ bệnh não của Karl Pribram. Pribram nói rõ rằng bộ não xử lý các dữ liệu phù hợp với cái mà nó đã có thói quen. Trãi nghiệm của bạn phụ thuộc vào những mong đợi dựa trên lòng tin và sự thừa hưởng của bạn. Ý thức tạo ra thực tại và cũng tạo ra trãi nghiệm về thực tại của bản thân nó, vốn là một phần của ý thức.
Sự liên quan của nguyên lý 7 đến sức khỏe và hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta.
Chúng ta sẵn sàng nói theo ngôn từ của chữa bệnh: Không những chúng ta tạo ra trãi nghiệm và bệnh tật của chúng mà cũng tạo ra trãi nghiệm của chúng ta về cái thực tại đó, bao gồm cả sức khỏe hay bệnh tật của chúng ta
Đó là một tuyên bố ít bị tranh luận nhất, và cần phải có sự bình luận cẩn thận để tránh sự hiểu lầm và lạm dụng. Có trách nhiệm về một hoàn cảnh nhất định không có nghĩa là tự trách mình về kết quả của nó, chúng ta không trở thành đau ốm bởi vì chúng ta là người xấu, nhưng nếu chúng ta chấp nhận ý kiến rằng sự sáng tạo trãi nghiệm của chúng ta về thực tại là do ta chiụ trách nhiệm thì chúng ta sẽ mang hết sức lực để khám phá xem chúng ta đã tạo ra hoàn cảnh đó như thế nào, thay đổi và tái tạo một hoàn cảnh tốt hơn thế nào? Hai vấn đề nguy hiểm được đặt ra:
-       Cái sáng tạo đó đến từ mức nào của con người chúng ta?
-       Từ tinh chất thánh thiện, từ ý định hay tinh thần và các cảm giác của cá thể?
Theo cái nhìn của toàn đồ, tất cả chúng ta đều có liên hệ gắn kết với quyền năng sáng tạo vô biên của vũ trụ, và mỗi người chúng ta đều có hiệu ứng qua lại với nhau, mãi mãi và ở khắp mọi nơi.
Những người sống trong trạng thái căng thẳng, thần kinh thường xuyên đều có thể tạo ra một bệnh về tim ở mức năng lượng của nhân cách tương ứng với các tư tưởng và cảm giác. Sự lựa chọn cá nhân là rất hiện tại, cũng như sự sáng tạo cá nhân về năng lượng. Tuy nhiên, không nên quên sự quan trọng của nền văn hóa, nó tăng thêm số nạn nhân có bệnh đau tim do quá bị căng thẳng, nuôi dưỡng không tốt và thiếu sót về tình cảm.
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên một đứa bé mới sinh mắc bệnh Sida không có điều kiện để thực hiện ở mức cá nhân sự lựa chọn của con người. Sự xuất hiện của virus ở một đứa bé mới đẻ chỉ được xem xét dưới góc độ toàn đồ, của một cá thể đi ra từ một tổng thể tập thể của cái xã hội đã thấy nó được sinh ra. Trong trường hợp này, cái “chúng tôi” sáng tạo là tất cả chúng ta, những tác giả tập thể của một hoàn cảnh làm phát triển Sida, sau đó được thể hiện dưới dạng vật chất ở một số người. Trong mỗi người chúng ta có một chỗ cho Sida, dù chỉ là trong việc chúng ta gạt bỏ sự có mặt của nó trong xã hội của chúng ta hay trong các phản ứng: Sợ hãi, mong muốn tránh khỏi mắc bệnh, từ chối việc tưởng tượng mình có thể là một nạn nhân. Dấu vết của Sida trong chúng ta có thể được thể hiện trong quan hệ với những người mắc bệnh này. Nhưng trong mọi người chúng ta, biểu hiện chủ yếu của cái gọi là Sida cuối cùng lại là sự lựa chọn giữa tình yêu và sợ hãi. Thách thức đó đến với cái hoàn cảnh mà tất cả chúng ta đã tạo ra.
Tất cả những điều khẳng định đó cho thấy có khả năng đẩy nhanh sự khỏi bệnh nếu người ta biết sử dụng chúng. Sự khỏi bệnh hoàn toàn là cái giá của một sự khám phá sáng tạo về thực tại ở mọi mức.
Dư Quang Châu
TTđTD - Theo:camxahoc.vn

Không có nhận xét nào: