Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC: Những tín hiệu đầu tiên phản hồi

TTđTDNhưng gần đây với những đòi hỏi cấp bách về làm rõ thế giới vật chất và tâm linh thì các nhà khoa học phương Tây lại sánh vai với các nhà mình triết phương Đông để giải quyết những vấn đề chung. Theo thầy Phương thì không thể nói cái nào hơn cái nào cả mà duy lý là phần cứng như xương cốt, và minh triết là phần mềm như thịt da của một cơ thể nhận thức nhân loại. Đóng góp vĩ đại nhất của công trình thầy Phương là chứng minh một cách thuyết phục nguồn gốc chung của duy lý phương Tây và minh triết phương Đông đó là nguồn gốc số.

Toàn bộ tác phẩm  SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC của GS. Nguyễn Hoàng Phương: 
http://www.4shared.c...nfUp/TAP_1.html
http://www.4shared.c...wBWX/TAP_2.html
http://www.4shared.c...YyYi/TAP_3.html
http://www.4shared.c...2o9P/TAP_4.html
http://www.4shared.c...Rd62/TAP_5.html
http://www.4shared.c...cZGS/TAP_6.html
http://www.4shared.c...Bb4s/TAP_7.html
http://www.4shared.c...DwyJ/TAP_8.html
http://www.4shared.c...rRyW/TAP_9.html

Vài lời nhận xét ban đầu của một nhà nghiên cứu về tác phẩm này:

" Cách đây khoảng hai năm tôi đang lang thang đi tìm chân thuyết thì chẳng biết cơ duyên nào đã dẫn tôi đến gặp một nhà nghiên cứu lý học Đông phương. Cuộc nói chuyện quá cởi mở và thẳng thắn đến nỗi làm tôi phải kiềm chế sự khó chịu của mình. Nhưng trước khi tiễn tôi ra về thì ông ta có nói: “Tôi khích anh đấy và tôi nghĩ thế nào anh cũng đọc”.

Bây giờ tôi viết những dòng này trong trạng thái lan man và cảm thấy như mình mắc nợ. Nhưng tôi nợ ai? Tôi có nợ gì nhà nghiên cứu ấy không? Tôi không nợ vì khi nghe ông ta nói tôi đã tính từ chối không muốn hứa gì. Tôi có nợ thầy Phương không? Không, vì lúc sinh thời thầy tôi còn chả được gặp nói chi là được diễm phúc làm học trò hay đồng nghiệp của thầy. Tôi nợ ai? Có lẽ là tôi nợ chính lòng tôi.

Tiểu sử của thầy Phương đã nhiều người viết và ai quan tâm có thể đọc ở trang web của trường Đại học khoa học tự nhiên. Ở đó người ta viết về thầy là một con Người với đủ phẩm chất nhân văn cao cả, nhưng cả các đồng nghiệp đáng kính và cả các học trò tài năng của thầy không ai giám đánh giá về trước tác của thầy.

Thầy Phương sinh năm 1927 và mất năm 2004. Vợ thầy mất sớm và thầy chẳng có con. Có thể nói cả cuộc đời thầy hy sinh vì khoa học và nếm trải không biết bao nhiêu vinh quang và cay đắng. Sắp tới ngày Vu lan không biết có ai thắp cho thầy một nén nhang không? Bài viết này cũng xem như là một nén tâm nhang xin bái tạ trước hương hồn thầy.

Thầy là người đã từng tham gia kháng chiến và vì chứng tỏ được năng lực tư duy xuất chúng nên thầy đã được cử đi học. Thầy là trưởng khoa Vật lý đầu tiên của trường Đại học tổng hợp Hà nội, nay là trường Đại học khoa học tự nhiên. Năm 1961 thầy tự viết luận án “Vật chất trong không gian 6 chiều” gửi sang Liên xô và sau đó đã bảo vệ thành công tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp và được cấp bằng Tiến sỹ.

Khi tôi ôm về một chồng tài liệu khoảng hơn nghìn trang với cái đầu đề ít nhiều làm tôi sửng sốt vì trước đó tôi được giới thiệu đây là một công trình khoa học đồ sộ có thể gợi ý cho nhiều luận án . Tên công trình này là “Sứ mệnh Đức Di Lạc”. Công trình này được thầy Phương chắp bút trong những năm ngắn ngủi cuối thiên niên kỷ trước và đầu thiên niên kỷ này và viết trong trạng thái như thầy nói: thiền thâm hậu và như trời đất đọc cho thầy và thầy đã nhận được tín hiệu sắp “về” của thầy.

Công trình này có tính kế thừa những công trình xuất bản trước đây của thầy khi vận dụng lý thuyết toán “Tập mở” để nghiên cứu triết học phương đông và y học phương đông, văn hóa phương đông và khoa học phương tây để đề xuất chiến lược “Tích hợp đa văn hóa đông tây cho một nền giáo dục tương lai”. Những công trình này hồi đó có nhiều tiếng vang cả trong và ngoài nước, nhưng chẳng ai gọi tên công trình dài của thầy Phương mà người ta hay nói thầy Phương nghiên cứu tập mờ, thầy Phương nghiên cứu đông y, thầy Phương nghiên cứu ngoại cảm… Tôi cũng có một thời gian bập bẹ “Tập mờ” nên có thể vì thế mà trước tác sau này của thầy Phương đến được tay tôi. Mặc dù không rỗi rải gì, nhưng tôi là người tạp đọc, nên tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần trước tác của thầy Phương. Tình cờ gần đây vào mạng gặp trang của nhà nghiên cứu lý học Đông phương viết có ý trách tôi chẳng có phản hồi gì khi đã nhận đọc. Tôi sẽ viết sau đây những điều suy nghĩ của tôi không phải để thanh minh mà vì tôi cảm thấy có sự thôi thúc nội tâm.

Trước hết tôi có thể nói ngay là những điều tôi đang mong muốn tìm kiếm thì hầu như không thấy. Công cụ nghiên cứu của công trình này hoàn toàn không liên quan gì đến lý thuyết tập mờ mà như cơ duyên đã đưa tôi đến trước tác của thầy Phương. Thầy Phương đã dùng những cơ sở gì cho nghiên cứu công trình này:

1) Khoa học phương tây:- Toán cao cấp và chủ yếu là toán chuyên biệt như lý thuyết nhóm, đại số Li, đại số quaternion (đại số không gian 4 chiều), đại số octonion (đại số không gian 8 chiều); - Vật lý lý thuyết gồm thuyết tương đối và lý thuyết hạt cơ bản, lý thuyết cấu trúc vũ trụ…

2) Khoa học phương đông: - kinh dịch, các học thuyết về tử vi, thái ất, độn giáp, phong thủy… - Đông y, lý thuyêt về kinh, lạc và huyệt vị, thời châm học …

3) Khoa học đông – tây : sinh vật học, lý thuyết mã di truyền, trường sinh học…

4) Tôn giáo: thầy Phương chủ yếu dựa vào đạo Phật nhưng thầy có tham khảo cả các tôn giáo khác và có dựa vào triết học cổ đại của nhiều dân tộc, đặc biệt có nhắc đến nhiều lần hình vuông kỳ diệu của người Hebreux (Do thái cổ) …

Để hiểu trước tác của thầy phải có những kiến thức cơ bản nêu trên thì thử hỏi một kẻ ABC như tôi trong vòng 2 năm còn phải lăn lóc với cơm áo có đủ dũng khí để đưa ra nhận xét gì không? Hơn nữa, cái tôi muốn tìm là lời giải cho tương lai gần và ngay trước mắt thì thầy hầu như không thèm để ý.

Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau. Nhưng nói như thế không phải không xứng đáng để nghiên cứu và không phải không có ứng dụng cho hôm nay. Toát lên trong công trình của thầy Phương là xu thế thống nhất hòa nhập. Loài người sẽ trở về trong cái Một và đi theo con đường tìm đến chân thiện mỹ. Hàng nghìn năm trước loài người chia rẽ sâu sắc vì trong cái toàn vẹn Thiên – Địa – Nhân thì loài người chỉ cúi mặt xuống đất và xâu xé trái đất với nhau, chém giết lẫn nhau. Đã đến lúc con người phải cùng nhau ngửa mặt lên trời hướng đến cái cao cả xứng đáng với con người: hòa hợp với trời, hòa hợp với tâm linh của chính mình, hòa hợp với nội sinh ra mình (sự sống được gieo từ vũ trụ). Theo thầy Phương thì trong bốn giai đoạn phát triển của nhân loại chiếu theo tứ tượng: thái âm, dương minh, thái dương và thiếu âm, thì loài người đang bước qua (và hy vọng thế) giai đoạn mông muội thái âm để hồn nhiên trong sáng như một nhi đồng bước vào thời kỳ dương minh. Ngay từ buổi sơ khai loài người đã không biết rằng mình cùng ra đi từ một nguồn gốc mà rồi tư duy lại chia làm hai ngả: duy lý phương tây và minh triết phương đông. Suốt bao nhiêu năm cứ tranh luận, cái nào hơn cái nào. Lịch sử cận đại với những thành tựu của khoa học công nghệ đã nâng cao vai trò của khoa học duy lý phương Tây. Nhưng gần đây với những đòi hỏi cấp bách về làm rõ thế giới vật chất và tâm linh thì các nhà khoa học phương Tây lại sánh vai với các nhà mình triết phương Đông để giải quyết những vấn đề chung. Theo thầy Phương thì không thể nói cái nào hơn cái nào cả mà duy lý là phần cứng như xương cốt, và minh triết là phần mếm như thịt da của một cơ thể nhận thức nhân loại. Theo tôi (tôi xin mạo muội viết ra) đóng góp vĩ đại nhất của công trình thầy Phương là chứng minh một cách thuyết phục nguồn gốc chung của duy lý phương Tây và minh triết phương Đông đó là nguồn gốc số. Đằng sau sự huyền diệu và kỳ bí của minh triết phương Đông là một cấu trúc số chính xác không khác gì duy lý phươngTây mà thậm chí còn vượt trội. Thái cực là gì trong cấu trúc số: là cái Một là toàn bộ vũ trụ. Luỡng nghi là gì? Là cái Âm và cái Dương thống nhất và đấu tranh trong mọi sự vật. Âm dương có thể mô tả trong số hai chiều, có thể ký hiệu vạch đứt vạch liền, có thể xem như số nhị phân 0 1 hay gần đây người Việt còn gọi là ngôn ngữ nòng nọc. Tứ tượng là gì trong cấu trúc số? Đó là số bốn chiều hay không gian bốn chiều quaternion. Bát quái là gì? Bát quái là tám chiều cực đại cần thiết của con số mà người ta gọi là octonion. Đó là không gian cực đại cần thiết mà con số đã từ bỏ hai tính chất cốt yếu của nó: tính giao hoán và tính kết hợp.

Khi đã chứng minh cơ sở số của minh triết, thầy Phương đề xuất một bước táo bạo là xây dựng các phép toán trên cơ sở đó. Thầy đã thành công:

1) Đề xuất phép nhân quẻ, đây là một đề xuất hết sức táo bạo vì khi thầy nhân 8 quẻ 3 hào thì thầy nhận được kết quả phép nhân như là nhân hai octonion và thầy chiếu vào 64 quẻ của kinh dịch thì tìm thấy được sự tương đồng và một số dị biệt có lẽ do kinh dịch bị tam sao thất bản;

2) Khi thầy chiếu vào học thuyết di truyền thì phát hiện ra vị trí tương ứng của các axit amin trong chuỗi di truyền và phát hiện ra một số axit amin mới làm cơ sở cho dự báo xuất hiện một chủng người mới;

3) Khi thầy chiếu vào y học cổ truyền phương đông thì làm rõ được các đường kinh, lạc và vị trí của các huyệt trên cơ thể người;

4) Khi thầy chiếu vào trường sinh học thì nhìn thấy được đường hara và chân nhân và vị trí các luân xa và các thể tồn tại của chúng ta;

5) Khi thầy chiếu vào học thuyết phong thủy thì thầy tìm thấy vị trỉ tương ứng của các cung cát, hung và tính cát hung của kích thước Lỗ Ban và thầy phát hiện ra quy luật: cát nhân cát là cát, nhưng hung nhân hung không phải là hung mà lại là cát, tại sao;

6) Khi thầy chiếu vào vật lý học hiện đại thì thấy rằng nhóm 2 cấu tử là cơ sở để nghiên cứu thuyết tương đối, nhóm 3 cấu tử để nghiên cứu lý thuyết hạt cỏ bản, còn nhóm 6 cấu tử thì dùng để nghiên cứu vật lý gì cao hơn chăng. Ngoài ra, khác với toán học phương tây thầy còn đề xuất con số 5 chiều tương đương với thuyết ngũ hành Đông phương và thầy đưa ra khái niệm quẻ nhiều hào, kết quả của các phép nhân quẻ 2 hào, 3 hào, 4 hào, 5 hào …Thầy dự báo các quẻ nhiều hào sẽ còn có nhiều ứng dụng to lớn mà hiện nay chúng ta chưa có khả năng hình dung. Xuyên suốt công trình của mình thầy Phương dựa vào các hình vuông kỳ diệu: hình vuông sao Thổ, hình vuông sao Mộc, hình vuông Mặt trời. Các hình vuông đó có tính chất đặc biệt là các số xếp theo hàng, cột, theo đường chéo đều có tổng bằng nhau. Thấy cho đó là sự biểu hiện của chân, thiện, mỹ. Thầy chứng minh rằng nền khoa học của loài người hiện nay bao gồm cả khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chỉ mới dựa trên hình vuông sao Thổ, hình vuông kỳ diệu có kích thước nhỏ nhất. Còn những khoa học dựa trên hình vuông sao Mộc và hình vuông Mặt trời thì sẽ thế nào. Hình vuông sao Thổ tương đương với Lạc thư trong triết học cổ phương đông và một biến tướng của nó được gọi là Hà đồ. Tại sao cách đây mấy nghìn năm mà cha ông ta lại phát minh ra một điều kỳ diệu như vậy? Đây là hình vuông kỳ diệu sao Thổ. Ai đã nghiên cứu kinh dịch thì biết ngay là các số tương ứng với bát quái hậu thiên hay Lạc thư.

4-----------9-----------2

3-----------5-----------7

8-----------1-----------6

Thay cho kết luận: Bài viết này là bài viết đầu tiên của tôi trong lĩnh vực này, như đã nói, là để đáp ứng nhu cầu nội tâm và tôi sẽ gửi cho nhà nghiên cứu lý học đông phương như để nói rằng là tôi có đọc trước tác của thầy Phương. Đây là một công trình đồ sộ, như lời thầy Phương nói, có tầm chiến lược vô cùng to lớn và Trời Đất đã ưu ái gửi cho dân tộc chịu nhiều đau khổ và là nơi giao hòa Đông Tây – Việt Nam, thông qua sự chắp bút của thầy. Thầy viết ra trong thời gian quá ngắn như thông điệp gửi cho thế hệ mai sau với mong muốn lớp sau có thời gian sẽ làm sáng tỏ hơn những điều thầy muốn gửi gắm và bổ sung, làm phong phú thêm nội dung những đề xuất còn để mở. Khi viết bài này tôi đã tránh không dùng những từ chuyên môn vì tôi muốn hướng đến bất cứ ai đọc được tiếng Việt. Không biết tôi có thành công không. Tôi mong những ai đọc thì đừng nghĩ gì cao siêu mà hãy suy nghĩ như lời tôi nhắn gửi. Tôi cũng mong ước có một ngày các cơ quan của nhà nước quan tâm cùng với các cơ quan và các hội phi chính phủ thành lập những nhóm nghiên cứu làm sáng tỏ, đưa ra các ứng dụng và làm phong phú thêm trước tác của thầy Phương. Tôi xin được tình nguyện tham gia, nhưng một mình tôi thì chỉ trong “cõi trăm năm” thôi, làm được gì! "

TTđTD - Theo: dienbatnblog.blogspot.com

Không có nhận xét nào: