Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

ANH CHÀNG SAY ĐẠI NÁO TỊNH XÁ PHẬT

Thuở Phật còn tại thế, một đêm, có anh chàng say xâm nhập vào tịnh xá Phật, làm náo loạn cả lên. Anh chàng say ngất ngưởng đến trước Phật và nói rằng:

- Bộ chỉ có ông là Phật thôi sao? Tôi cũng làm Phật được chớ!

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Ở Tây Nguyên vẫn còn có người biết “chữ của người Giao Chỉ”

Thông tin ở Kon Tum có người biết chữ của người Giao Chỉ đã kích thích trí tò mò của tôi trong dịp vào thăm người nhà ở thành phố cao nguyên này.
 Gặp cụ ông 105 tuổi có bàn chân Giao Chỉ
Được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban Chủ nhiệm và các bạn bè ở CLB thơ Ngọc Linh ở thành phố Kon Tum, chúng tôi đã tiếp xúc được với ông Nguyễn Văn Đảm là người biết “chữ của người Giao Chỉ”.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

KINH KALAMA

Thiền sư Sayadaw U Jotika
Người dịch: Sư Tâm Pháp

Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó. 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Kinh Niệm xứ (Satipatthàna sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Ý nghĩa chân tâm và bản tính như thế nào?

Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chân tâm và bản tính. Sao gọi là chân tâm? Sao gọi là bản tính? Vậy giữa chân tâm và bản tính giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tính Phật của mọi người nó bất sinh bất diệt, thế nào là bất sinh bất diệt?