Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

TỰ TÁNH KIM CANG BẤT HOẠI

Kinh Kim Cang có bài kệ:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo 
Bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa:

Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Không thể thấy Như Lai.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

GIẢI ĐÁP VỀ THỦY TRIỀU

Quảng Pháp: Nam mô Phật. Bạch Sư phụ, thầy có thể giảng giải cho chúng con nghe về hiện tượng thủy triều lên xuống không? Vì trước giờ con có nghe khoa học nói hiện tượng đó là do sức hút của Mặt trăng với nước biển. Nam mô Phật. Nam mô Sư phụ.

VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

"Lý" tức là chơn lý thật tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp tánh hay pháp giới tánh, chơn như tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là "Lý vô ngại pháp giới". Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp thân Bồ Tát.

Chuyện gà trong kinh Phật

Có thể nói, hầu hết các thời thuyết giáo, Đức Phật đều vận dụng những hình ảnh để thí dụ giúp người nghe dễ hiểu, lãnh hội được điều Ngài muốn trao truyền. Trong kho tàng văn học Phật giáo, từ Kinh tạng Nikāya cho đến Chú giải Aṭṭhakathā đều có ghi lại những hình ảnh thí dụ đặc sắc ấy.
Nhân năm mới Đinh Dậu, năm con gà, chúng tôi xin kể về một vài chuyện liên quan đến gà trong kinh và chú giải, nhất là Chú giải chuyện tiền thân (Jātaka-aṭṭhakathā).

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

PHẨM THỨ NĂM: PHẬT BIẾT RÕ BẢN TÁNH CỦA BẢN THỂ VẬT CHẤT

Phap Khong Chan Nhu:
Chư Phật tử! Bản tánh của bản thể vật chất thì như thế nào?
Bản tánh của bản thể vật chất là những thuộc tánh cố hữu của bản thể vật chất. Những thuộc tánh này luôn tồn tại cùng với bản thể vật chất nên nói là thuộc tánh cố hữu của nó. Bản tánh của bản thể vật chất là nhân, là duyên sanh ra mọi sự vật hiện tượng trong Vũ Trụ mà chư vị thấy biết. Nói như vậy không có nghĩa rằng loại trừ cái thấy biết không chân thật của chư vị, của chúng sinh.
Bản tánh của bản thể vật chất được tôi phân chia thành ba bản bánh.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

KINH HOA NGHIÊM: LÝ TƯỞNG BỒ TÁT VÀ PHẬT

1
Nếu chúng ta bước vào Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) [1] sau khi qua Lăng già (Laṅkāvatāra) Kim cang (Vajracchedika), Niết-bàn (Parinirvāṇa), hay sau Pháp hoa (Saddharma-puṇḍarīka) và Vô lượng thọ (Sukhāvatīvyūha), thì đây là một cuộc thay đổi toàn diện trên sân khấu mà tấn kịch tôn giáo vĩ đại của Phật giáo Đại thừa được trình diễn, chúng ta không thấy có cái gì lạnh lùng, xám xịt; không có màu đất khổ, không có vẻ hèn kém của con người; bởi vì, trong Hoa nghiêm, ta chạm đến bất cứ cái gì thì cái đó bừng sáng lên vô cùng tận.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

NGÃ

- Thích Phước Trí: Thưa Pháp Không Chân Như! Chúng ta nên biết Đức Phật thị hiện ở đời là vì chúng sanh, vì an lạc hạnh phúc của chúng sanh. Mà chúng sanh có đủ căn cơ chủng trí khác nhau, có kẻ hạ căn, người thượng căn. Do đó, Phật tùy từng đối tượng mà thuyết pháp, nên giáo pháp của Phật có 5 thừa (Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát thừa). Theo đó, lời dạy của Phật khác nhau.