Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

AI THẤY PHÁP LÀ NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT

Nội dung mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết ngắn này là “Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp”. Thật ra chủ đề này không phải tác giả tự đặt mà vốn là lời Phật dạy, được tìm thấy nhiều nơi trong kinh A hàm hay Nikaya.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

TÌM HIỂU VỀ: VÔ MINH

Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức để loại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng trong giáo lý nhà Phật bởi lẽ nếu không hiểu được vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

“Sử Dụng Tâm” - Niệm Tâm

1. "Sử Dụng Tâm"
(Hỏi) Bạch Thầy, Thầy giảng giúp con hiểu thêm về “Sử Dụng Tâm”. Con cảm ơn thầy ạ. 
- Tâm vốn biết Pháp, bản chất của tâm (citta) là biết. Cho nên, những cụm từ"thận trọng, chú tâm, quan sát", "trở về, trọn vẹn, tỉnh thức", "trong lành, định tĩnh, sáng suốt", "rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng", "tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác"hay "Giới Định Tuệ", "Bát Chánh Đạo"... đều chỉ nguyên lý sử dụng tâm. Tâm tự nó biết ứng ra khi gặp duyên. Nếu tâm tự ứng ra thì đúng, còn nếu mình sử dụng theo ý mình thì dễ bị rơi vào chủ quan của bản ngã.

Bài thuốc quý khiến bệnh tiểu đường biến mất không hề tái phát

Uống đậu đen xanh lòng là một phương pháp đông y cổ truyền xuất xứ từ Trung Hoa. Bài thuốc này nằm trong tập sách “Lãnh trai y thoại” của Lục Đình Phổ đời nhà Thanh. 

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ

.... vấn đề quan trọng cần được hiểu-thấu. Tất cả những giáo lý Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh là: hoàn hảo trong bản chất tối thượng. Tiềm năng hoàn hảo này vẫn chưa được đánh thức và phát triển để đạt đến phẩm tính vĩ đại của quả vị Phật – hay là giác ngộ. Một chúng sinh chưa giác ngộ là vẫn trong vòng luân hồi, luôn tự huyễn hoặc mình, hay còn gọi bị trói buộc trong thế giới phàm tục. Còn những chúng sinh đã giác ngộ được biết như là các vị Phật. Từ Phật, nghĩa là con người đã tỉnh-thức hoàn toàn và phát triển trọn vẹn, một trạng thái giác-ngộ viên mãn. Khi thời điểm này đến, mọi nỗ lực sinh ra thành quả và cá nhân đó có sự tỉnh-thức trọn vẹn, khi đó là điểm đến cuối cùng – quả vị Phật đạt được.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

LỜI DẶN DÒ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-nan-đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng: