Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu: Bản dịch “Kinh Tế học Phật giáo” này là bài thứ ba trong loạt bài “Giới thiệu về tư tưởng của kinh tế gia E F Schumacher”, như đã được trình bày qua tác phẩm thời danh “Small is Beautiful” xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1973, sau đó đã được liên tiếp tái bản tại nhiều nơi, đặc biệt là ở Mỹ. Ðó là chưa kể đến nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. 

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN PHẬT GIÁO

Tu hành trong Phật giáo là nhằm giác ngộ. Giác ngộ là thân chứng bản chất của vũ trụ vạn vật là không, không có gì cả, như hư không vô sở hữu (không có thật) chấm dứt sinh tử tức là chấm dứt cái vòng luân hồi đó bằng cách giác ngộ, tức là phá vỡ cái nguồn gốc của nó, tức là phá vỡ vô minh. Giống như khi ta tắt máy vi tính thì mọi hiện tượng trên màn hình đều chấm dứt, không có gì là thật cả. Cái Chân Như, Bản lai diện mục giống như hư không vô sở hữu, nhưng chỉ vì nhất niệm vô minh mà hình thành cả vũ trụ vạn vật. Nhất niệm vô minh tương đương với hành vi mở máy vi tính, bỗng nhiên xuất hiện một thế giới ảo. Còn giác ngộ thì giống như tắt máy, chấm dứt suy tưởng, vô niệm, không còn cái gì hiện hữu. Tuy nhiên hành giả cũng không được chấp Không. Không chấp Có, chẳng chấp Không, đó là cảnh giới bình thường : thấy núi là núi, thấy nước là nước, mọi sự vật vẫn bình thường, đó là thế lưu bố tưởng, nhưng không còn cố chấp nữa. Không cố chấp thì tâm sẽ an, thân sẽ không bệnh. Cái ảo cũng có rất nhiều công dụng, không việc gì phải bỏ. Chẳng hạn các hiện tượng trên máy vi tính là ảo nhưng công dụng thì rất lớn, nhưng đã biết ảo thì không nên cố chấp.

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,

GIỚI THIỆU SÁCH BÙA NGẢI VÀ PHÙ THUẬT VIỆT NAM

Cuốn Phù Thuật Việt Nam mới xuất bản của bác sĩ Lê Văn Lân mang một tựa đề thật thu hút. Đề tài này tự nhiên hấp dẫn bởi lẽ nhiều người đã từng nghe đồn đại từ lâu nên cũng tò mò cần biết xem nó là cái gì. Có phải là chuyện gợi ra những mê tín dị đoan hoang mang hay là một vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc?

BA HẠNG NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

Trong quyển sách nổi tiếng Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã chia người đời thành 3 hạng dựa trên nhận thức của họ về thế giới, và dựa trên sự ứng xử của họ đối với Đạo. Ông nói :

上士聞道,勤而行之;Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi

中士聞道,若存若亡;Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong

下士聞道,大笑之。不笑不足以為道 Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

LỰC HỌC THÍCH CA ĐỐI CHIẾU VỚI CƠ HỌC NEWTON VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

Lực học là môn nghiên cứu tác động của lực đối với vật chất, thuật ngữ thông dụng gọi là Cơ học (Mechanics) hoặc có khi gọi là Động lực học (Dynamics). Cơ học cổ điển của Newton, ta tạm gọi là cấp độ I của lực học, hay lực học Newton, chủ yếu nghiên cứu tác dụng của lực đối với cố thể vật chất. Cố thể vật chất là vật chất ở thể rắn có một khối lượng đủ lớn để con người có thể cảm nhận được, còn đối với vật chất cực vi như nguyên tử (atom) hay các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) thì Newton chưa có điều kiện nghiên cứu tới. Đối với các hạt vật chất cực vi này thì có môn Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) nghiên cứu chúng. Cơ học lượng tử có 3 vấn đề khác hẳn cơ học cổ điển :