Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

NIẾT BÀN VÀ CHÁNH BIẾN TRI

Dẫn nhập
Người tu hành theo Phật giáo có cứu cánh là Niết Bàn (sa. nirvāṇa) . Niết Bàn có nhiều nghĩa, nghĩa đen là thổi tắt, thường được dịch nghĩa là tịch diệt, vô sanh, giải thoát. Thật ra mục đích của tu hành là phát hiện ra Tâm bất nhị, không còn tương đối. Tâm đó vốn vô sanh vô diệt, là bản thể của pháp giới, của vũ trụ vạn vật. Niết Bàn cũng chính là một thuộc tính hay một trạng thái của Tâm bất nhị. Tâm là bất khả tư nghị, bởi vì cái mà ta có thể suy nghĩ được, nói được, không còn là bất nhị, mà đã phân cực thành hai : chủ thể (ta) và đối tượng (bên ngoài của ta). Ta (ngã) bao gồm thân thể bằng vật chất (ngũ uẩn) và bát thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác thân thể, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. Bên ngoài của ta bao gồm thế giới được cho là khách quan, trong đó có sơn hà, đại địa, cầm thú, cá tôm, nhà cửa, xe cộ, vật dụng, tiền tài, thực phẩm v.v…

Đức Phật Trong Cái Nhìn Của Các Nhà Khoa Học

1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật

Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức]

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

MỖI NGƯỜI TRONG CHÚNG TA LÀ MỘT VỊ Y SĨ

Đức Phật Dược Sư và Nghiệp chữa bệnh 
Dịch sang tiếng Việt: Mỹ Thanh

Một nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Đây là cách mà bà ta sử dụng để làm giảm nỗi đau :

Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California, để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sanh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

TÌM HIỂU Phong thuỷ, Địa Linh, Nhân Kiệt

Hiện nay, các nhà khoa học có nhiều quan điểm khác nhau về thuyết phong thuỷ. Thông tin để tư duy xin trích lược một số nội dung về đề tài này trong tác phẩm "Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho chiến lược giáo dục tương lai" của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (Nxb Giáo dục, 1995, tái bản 1996) để quý vị tham khảo.

Tri thức, Trí tuệ và Trí huệ

TTđTD - Phát triển Tâm thức hay tu tập Trí huệ, là nâng cao Trí tuệ, gia tăng Định Tâm, khai mở Tiềm thức. Nâng cao Trí tuệ để tu tập Trí huệ là con đường của tư duy logic. Dù thuộc tính của Trí tuệ là tính Sáng tạo, nhưng không thể tạo ra bước nhảy từ Trí tuệ để tới Chân lý, vì con đường đó quá dài, dài qua nhiều nhiều kiếp sống. Tri thức của thời đại còn có khoảng cách rất xa với với Chân lý. Nhưng gia tăng Định Tâm, cho Từ bi tuôn chảy, cho Hỷ xả tràn đầy, bước nhảy tới Chân lý sẽ bất ngờ xuất hiện.

ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY

Để phát triển tư duy sáng tạo, theo kinh nghiệm của các nhà tỷ phú đi lên từ tay trắng, bạn hãy tham khảo các gợi ý sau đây.

Viết ra những gì chợt đến trong đầu

Luôn luôn mang theo sổ, bút hoặc bất cứ phương tiện nào giúp bạn ghi lại những gì nhìn thấy, nghe thấy mà bạn cho là quan trọng hoặc những ý tưởng chợt đến. Hơn 99% những điều này có thể là vô dụng, nhưng 1% còn lại sẽ khiến bạn trở thành thiên tài. Và bạn sẽ không thể nhớ được chúng nếu không ghi lại.

Thế giới Ta Bà và các loài chúng sinh

3 Cõi trong thế giới Ta Bà
Cõi là nơi chúng sinh hiện sinh (sinh sống và cư trú - Bhavanti sattā cithāti: Bhūmi). Theo kinh điển Phật giáo thì các loài chúng sinh hữu tình hiện sinh luân hồi trong Thế Giới Ta Bà (Samsara) gồm 3 cõi hay còn gọi là Tam Giới: