Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

NĂNG LƯỢNG CỦA CÂY

Cây cho con người oxy để thở, thực phẩm để ăn, cung cấp nguyên khí - năng lượng sinh học - để duy trì sự sống...; ngoài ra, cây còn đem đến cho con người niềm cảm hứng vô hạn. Dưới đây là một số ảnh về cây đẹp không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. 

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Luân Xa theo trường phái Kim Cang Thiền

1 – KHÁI NIỆM

Luân xa trong yoga, tiếng Phạn là chakra, là những đầu mối thu – phát năng lượng (khí), qua đó nguồn khí đại vũ trụ đổ dồn vào tiểu vụ trụ theo chiều xoáy hình phễu. Người ta đã biết tới luân xa qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể mọi người, nhưng luân xa hoạt động kém, hoặc chưa được khai thông, vì vậy nó gây cản trở con người hấp thụ nguồn tinh lực đó. Người bình thường không nhìn thấy luân xa, nhưng đối với ai đã dày công tu luyện thì có thể nhìn thấy các luân xa tương tự như bánh xe luôn quay tròn, hoặc trông giống bông hoa sen xòe cánh nhiều màu sắc. Kích thước, tốc độ quay khác nhau của mỗi luân xa mang những thông tin khác nhau và có cả các điều bí ẩn chưa khám phá. Màu sắc sáng hoặc tối của luân xa nói lên lực tâm linh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vật lý lượng tử chứng minh được cõi âm tồn tại

Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, một chuyên gia tuyên bố đang có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "cõi âm".

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư?

Những lời khuyên về chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư này được phát hành hồi tháng 6 trên Tạp chí của Trường Dinh dưỡng Hoa Kỳ (The American College of Nutrition). Đó là khuyến nghị về chế độ ăn giàu rau củ quả tươi, tránh ăn thịt đỏ và thịt qua chế biến (thịt hộp, thức ăn nhanh), ăn nhiều đậu nành, hạn chế bơ sữa, hạn chế và bỏ bia rượu cũng như tránh các món thịt chiên, nướng. 

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (3)

I.3- Ngôn ngữ ly niệm-thực tại

Đây là một loại hình ngôn ngữ độc nhất vô nhị, chỉ có trong kinh tạng Phật giáo, một loại ngôn ngữ xa rời và buông bỏ mọi ý niệm, một loại ngôn ngữ đang mải miết nói như một cảnh chiều thinh không, lặng lẽ và không tiếng động. Ngôn ngữ đó siêu việt mọi hình thức cấu trúc lê thê của ngôn từ; vì nó vốn đã thoát ly mọi ý niệm phân biệt. Do đó, đặc trưng của ngôn ngữ ly niệm, thực tại là không tư duy, không lý luận, không miêu tả, không phân tích, không so sánh, không thí dụ, không ẩn dụ, không biểu tượng..., mà trái lại, tự thân của nó luôn luôn được hiển thị trong dòng thực tại, bất tuyệt và vô biên.

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (2)

Phần Hai - Các Loại Hình Ngôn Ngữ Trong Kinh Tạng Phật Giáo

Như đã trình bày, sự phân loại thể tài trong kinh tạng Phật giáo chỉ là sự khái quát về mặt hình thức và luôn luôn mang tính ước lệ. Bởi lẽ, mỗi một thể tài khác nhau lại có những hình thức trình bày giống nhau và được sử dụng nhiều loại hình ngôn ngữ giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là sự phân loại ngôn ngữ như được trình bày trong các thể tài kinh tạng.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Phật học và Học Phật

Kiến thức chỉ mang lại sự hiểu biết, 
nhưng không mang lại sự Giải thoát và Giác ngộ.
Tu mà không học là tu Mù; Học mà không Tu là đãy sách

I. Mở Đề:

Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật.