Hiển thị các bài đăng có nhãn TRIẾT VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRIẾT VIỆT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Trò chơi rồng rắn lên mây: Cội nguồn và văn hóa giễu nhại dân gian

TTđTD - Tổ tiên người Việt có nền văn hóa huyền vĩ nhưng đã khéo léo cất dấu cái văn hóa này dưới những cách thức khác nhau: trống đồng, tranh dân gian, trò chơi dân gian, truyện cổ tích...

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

Con người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

CON NGƯỜI LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ

Đông Y cổ đại, Y học hiện đại, Khoa học nghiên cứu tiềm năng con người đều kết luận rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ. Vậy mà kết luận trên lại hiển hiện tự nhiên trong ngôn từ Việt ở ngôn xưng của dân tộc Kinh: Dương / Âm = Còn / Khuất = Càn / Khôn = Trời / Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn = Cả Tất. Đó là kết cấu theo vũ trụ, dương trước âm sau, dương sinh ra âm. Con người sinh ra ở Đất, do vậy kết cấu theo con người thì phải ngược lại, viết âm trước dương sau, “Sinh ra ở giữa Đất Trời”, bởi vậy người Việt gọi “thuyết Âm Dương”, Hán ngữ giữ nguyên kết cấu đó là Yin Yang. Kết cấu theo vũ trụ thì gọi là Trời Đất, mà kết cấu theo con người thì gọi là Đất Trời, và Đất Trời = Tất Cả. Tất Cả có nghĩa là vũ trụ, cái vũ trụ ấy cô đặc thành một con người, đó là “Tất Cả” = Ta. Ta là ngôn xưng của tiếng Kinh chỉ Mình = “Một Kinh”. Ta=Tui=Tôi=Tao= Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau ( tiếng Philippin)= Coong(tiếng Khơ Me)= Cò (tiếng Thái)= =Con=Qua, đều là ngôn xưng ngôi một. Một hướng phát triển khác của ngôn xưng Ta của người Kinh là: Ta=Nhà=Ngã=Ngô=Ngộ (tiếng Việt Đông)=Ngã=Gia=Giả. 

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

TẾT LÀ GÌ ?

“Muốn hiểu được tầm quan trọng của Tết cần nhớ lại với Việt Nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực; đó chính là chất liệu làm nên con người, tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình. Đó là then chốt của con người, con người cần phải “tùy thời”. “Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai”, vì tùy thời cũng chính là sống theo tình theo tính, tức là Đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: như những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành ngọn của chữ Thời.

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

MÙI LÀ CON MŨI, LÀ CON BÙI, CON BÒI.

Nguyễn Xuân Quang

Lời tác giả
Xin cảnh báo: vì đây là một bài khảo cứu nên các từ về bộ phận sinh dục viết ‘nguyên con’, có thể làm tổn hại tới sức khỏe của các nhà đạo đức, tu hành.
** *
Xuân lại về, chúng ta lại tìm hiểu tên con Mùi của năm Ất Mùi năm nay. Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã biết tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. Chúng ta là Việt Mặt trời rạng ngời, có một nền văn minh Hừng Việt chói chang, dựa trên nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, Việt Dịch Nòng Nọc, thờ Vũ Trụ, thờ Mặt Trời còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn, có nền văn minh sông biển giỏi về thủy vận nên rất rành về niên lịch, năm tháng, thiên văn. Cổ sử đã ghi Việt Thường đã có Việt Dịch nòng nọc ghi trên lưng rùa về thời Đạo Đường, vua nhà Chu sai chép lại gọi là lịch rùa. Vì thế người Việt cổ có niên lịch, năm tháng mang tên bằng tiếng Việt là một chuyện có thật. Thật vậy, tác giả Bùi Huy Hồng trong bài “Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương” đã viết “Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường…” (Hùng Vương Dựng Nước, 1972, t. III, tr. 299).

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Thơ Văn Tư Tưởng Thứ Ba : Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt

Theo tinh thần Tây Phương, tùy theo từng thời kỳ, có những kỳ gian Thi Ca bị loại bỏ ra khỏi Triết học, đến nỗi Platon, học trò của Socrate (một triết gia Hy Lạp, giữa thế kỷ thứ V và IV trước Tây Lịch), phải đem đốt đi những tập thơ của mình trước kia để theo chân thầy học Triết. Nhưng với trào lưu mới hiện nay, như Nietzsche, Holderlin, và với triết gia hàng đầu Heidegger của Tây Phương, thì “ Chỉ duy nhất có Thi Ca mới đứng trên cùng bình diện với Triết Lý và Suy Tư Triết Lý” : “Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique”, Introduction à la métaphysique, trang 34.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Y HỌC DÂN TỘC: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (Tố Vấn 5) ghi: "Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, Sinh sát chi bản thủy, Thần minh chi phủ dã, Trị bệnh tất cầu kỳ bản" (Âm Dương là quy luật của trời đất, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi biến hóa, Căn cội của sự sinh trưởng và hủy diệt, là kho tàng chứa đựng thần minh, trị bệnh phải tìm rõ căn bản của bệnh).

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

CÂU CHUYỆN TẤM CÁM VÀ TÍNH MINH TRIẾT VIỆT DỊCH


Đọc: Chuyện Tấm Cám trong con mắt Thiền
Có thể nói hầu hết những người ở thế hệ chúng tôi đều đã qua thời thơ ấu trong không gian của truyền thống văn hoá Việt do thế hệ trước truyền lại. Đó chính là những chiếc bánh chưng, bánh dầy, những bức tranh dân gian đầy màu sắc sinh động, các trò chơi trẻ em như “Ô ăn quan”, “Chi chi chành chành”…hoặc những câu chuyện đượm màu huyền thoại như: "Thạch Sanh", "Trương Chi – Mỵ Nương”…..v.v….Tất cả hầu như đều mang một ý nghĩa minh triết Việt.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Uyên nguyên của học thuyết Trang Tử

Cái học của Trang-tử, tuy do Lão-tử mà ra, nhưng biệt lập ra một phái riêng: phái Trang-học. Sử-Ký cho rằng “cái học của ông không đâu là bàn không đến, nhưng gốc ở lời dạy của Lão-tử…”

TRIẾT VIỆT TÂM AN TRONG BÀI ĐỒNG DAO THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO

Trong bài viết “ Những Dấu Chỉ Của Thi Ca Triết Việt” chúng tôi đã bàn về bài đồng dao Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo một cách khái quát, với ba tính chất của An Vi là : Phú ông không Không cưỡng hành, thằng Bờm Không lợi hành, mà cả hai Phú ông và thằng Bờm đều An Hành. Đặc biệt vai trò thằng Bờm ở đây được chú trọng hơn để đề cao Tâm Thức Hồn Nhiên như trẻ thơ, vì thường suy tư một con người sau khi trải qua những giai đoạn trưởng thành của lý trí - tất nhiên của quá trình phát triển - lại có khuynh hướng tìm đến các giá trị khác như Tình, như Tâm, tức là sự xả bỏ các nhãn quan thực dụng mà trước kia lý trí tôn thờ.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Biểu tượng âm dương theo quan điểm biện chứng

Giả sử rằng chiếc xe hiệu SH của Honda rất nhiều ưu điểm so với các sản phẩm khác như máy mạnh, thiết kế đẹp, bền, nhiều tính năng, thời trang. Khuyết điểm của nó là giá cao. Nó chứa hai mặt. 

Độc giả Võ Tiến Dũng gửi đến VnExpress ý kiến cá nhân về biểu tượng âm dương (vòng tròn, một bên trắng, một bên đen, trong phần đen có một điểm trắng và trong phần trắng có một điểm đen) dưới quan điểm duy vật biện chứng Mác-Lênin. Theo ông Dũng, ý nghĩa của biểu tượng âm dương dưới quan điểm duy vật biện chứng Mác-Lênin có hai ý nghĩa chính như sau:

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

NHỮNG YẾU TỐ VĂN MINH CỦA LẠC VIỆT

Trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết động trời một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho. Chủ đề nhất kể như được kiện chứng rồi. Ở đây tôi chỉ chú ý đến chủ đề hai có tính chất thuần túy văn hóa. 

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Triết Lý An Vi và Phép Thiền Chỉ Quán

Mở đầu phép Qui Tâm theo Triết Lý An Vi, là bước Tri Chỉ, có nghĩa là Biết Dừng. Biết dừng là ở đâu? Dừng nơi chốn nên dừng. Tu theo pháp Nhân Chủ An Vi, là dừng lại nơi chính Trung, chính phận, chính vị của Người. Chúng ta đã hiểu Trung là gì, Chính là gì, Người là gì, tức là ta đã biết những nguyên tắc căn bản của định luật vũ trụ mà ta là một thành phần nhỏ bé mà linh thiêng, mầu nhiệm. Trên con đường Qui Tâm, ta có thể áp dụng trợ duyên từ Thiền Chỉ Quán để đạt thanh thịnh và cũng là trau giồi đạo đức cá nhân. Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ là một kết hợp hài hòa giữa cái biết và làm, là dừng lại nơi lưỡng – nhất – tính của vạn vật.

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Chủ nghĩa Dân tộc – Dân chủ phát huy sức sống vĩ đại của cả Dân tộc

Đất nước ta đang đối mặt với hiểm họa khôn lường. Trung Quốc lộ mặt chủ nghĩa bành trướng, quyết liệt thôn tính lãnh thổ Việt Nam. Trong nước ngổn ngang những thách thức: kinh tế suy thoái nghiêm trọng; dân mất lòng tin; xã hội bất an, tội phạm tăng; Đảng và Nhà nước bị ràng buộc bởi những tính toán tư lợi, bế tắc về mặt chiến lược, loay hoay với các giải pháp tình thế. 

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Dịch kinh linh thể

TỰA 
Sử mệnh nói lên sứ mệnh của một dân tộc nhất định phải thi hành trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Sử mệnh vì thế đã được thích nghi với hoàn cảnh, với khu vực và thường được các bậc hiền triết của mỗi dân tộc thấy trực thị rồi diễn đạt qua những trang huyền sử. Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rông hơn nhiều vì bao cả dĩ vãng lẫn tương lai, nên có tính cách siêu thời gian. Vì thế những trang huyền sử là quý nhất trong các di sản thiêng liêng của dân tộc một nước. Nhưng chính vì chỗ thiêng liên, vì chỗ bao la phi thời gian đó nên mung lung như ẩn như hiện, dễ bị con cháu để phai mờ mất ý thức. 
Tài liệu đính kèm: Tải về

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Cây Tre Biểu Tượng Văn Hóa Việt

Cây Tre Mới Là Biểu Tượng Văn Hóa Việt

Tại sao lại không chọn cây tre làm biểu tượng văn hóa Việt? Tre khắc phục được tất cả những nhược điểm trên, phổ biến ở khắp vùng miền trên cả nước, lại là bạn đồng hành thủy chung, can đảm của dân tộc từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước và giữ nước. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam. Thêm nữa, dù tre không phải là một loại hoa nhưng vẫn có thể là biểu tượng văn hóa Việt Nam giống như lá phong là biểu tượng của Canada.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TÌM LẠI CỘI NGUỒN TỔ TIÊN

CỘI NGUỒN VĂN HÓA 

Ngày nay trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, trước nguy cơ bị xâm lăng văn hóa, thấy trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng và cả những chỉ thị nghị quyết nói nhiều đến cụm từ “bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc”. Nhưng không hiểu sao có cảm tưởng là, người ta càng nói nhiều thì sự việc càng rối tung, rối mù lên, đến nỗi chẳng ai hiểu văn hóa dân tộc là gì! Từ đó mà biết bao việc làm tùy tiện lộn xộn, cái đáng bỏ thì giữ, cái đáng giữ lại bỏ... Ruột bỏ ra da ôm lấy. Cười ra nước mắt!

TẤM BIA GHI DẤU CỘI NGUỒN

Có lẽ không người Việt Nam nào không thuộc câu ca : 

Công cha như núi thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Nhưng liệu mấy người hiểu được tận cùng ý nghĩa của nó? 

Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi cho đấy là lời răn luân lý : công cha như núi lớn, nghĩa mẹ như nước nguồn. Cách hiểu mà sách Quốc văn thời trẻ dạy : 

Công cha như núi thái sơn, 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Nước ngọn nguồn chảy ra bao cạn, 
Núi thái sơn mấy vạn tầng cao. 
Ðạo con báo đáp nghĩ sao? 

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

NHẬT TÂM - KINH DỊCH TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG

Lời nói đầu:
Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân về lịch sử văn hóa các triều đại Hùng Vương và mối liên hệ của nền văn hiến này với các quan niệm về vũ trụ và Kinh Dịch. Đây là cái nhìn hoàn toàn chủ quan của người viết với nỗ lực góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch cũng như Lịch sử hình thành của dân tộc Việt Nam. 

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

CỐT LÕI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TAM GIÁO PHẬT - NHO - LÃO

Phần dẫn nhập :
Người viết đã đắn đo, dùng dắng rất nhiều trước khi đặt bút viết về đề tài này :
- Lý do thứ nhất là bởi đề tài nêu ra rất khó, không dễ gì có thể gói ghém được trong một bài viết.
- Lý do thứ hai là không những vấn đề quá phức tạp mà sự hiểu biết của một người không thể cho thấy hết được những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Lý do thứ ba, và điểm này sẽ được làm sáng tỏ hơn ở phần sau, là những tài liệu không phải chỉ khan hiếm vì còn ẩn mật ở kho tài liệu vô cùng phong phú viết bằng chữ Hán mà hiện cả tên tác giả lẫn những tác phẩm đều đã bị thay đổi, đánh tráo đi, nếu muốn tìm ra căn nguyên của nó không phải là vấn đề đơn giản.